hoaphonglan1911
08-05-2007, 06:13 PM
http://www.dantri.com.vn/diendandantri/2007/8/190892.vip
Vừa mổ đẻ vừa nghe... điện thoại
Giây phút hiếm hoi để trả lời điện thoại của bác sỹ Nguyễn Đức Hinh - PGĐ Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong phòng làm việc.
(Dân trí) - “A lô! Xin hỏi đấy có phải bác sỹ T, Phó giám đốc bệnh viện Phụ sản H... không?". “Đúng rồi”. “Tôi là PV báo Dân trí, muốn xin gặp chị tìm hiểu về việc có liên quan đến một ca sinh tại bệnh viện”. “Nhưng bây giờ tôi đang mổ cho bệnh nhân, lúc khác nhé!”.
Những cuộc điện thoại “đúng lúc”
Sở dĩ có cuộc điện thoại trên là do báo Dân trí nhận được một lá đơn kêu cứu của một gia đình có sản phụ bị đẻ ngạt, nó khiến đứa trẻ ra đời mắc căn bệnh teo não và không còn khả năng sống sót. Theo gia đình họ, nguyên nhân dẫn tới việc đẻ ngạt là do các y, bác sỹ trong kíp trực của bệnh viện không làm tròn trách nhiệm.
Sau khi nhận được đơn, chúng tôi đã gọi điện đến một trong những lãnh đạo của bệnh viện để làm rõ sự việc này. Thật may và cũng không may, cuộc gọi của tôi thực hiện đúng lúc vị bác sỹ ấy đang trong phòng mổ.
Bà ấy nói với tôi: "Hôm nay tôi rất bận, phải mổ nốt để kịp mai đi công tác. Có gì chị liên hệ với phó giám đốc khác!". "Trời! Mổ đẻ mà lại còn mổ nốt để kịp mai đi công tác. Ấy vậy mà vẫn có tay để nghe điện thoại của phóng viên. Không hiểu sản phụ có sao không?", tôi thảng thốt. Nhưng cũng chính có sự việc xảy ra đó đã khiến tôi có thêm một cơ sở để tin vào lá đơn kêu cứu của gia đình sản phụ và quyết đi tìm sự thật.
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn.
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên tôi được nghe giọng bác sỹ qua điện thoại trong khi mổ. Cách đây khoảng 3 tháng, cũng lại một cuộc điện thoại gọi đến một bệnh viện phụ sản lớn của thành phố khác. 10h sáng, tôi bấm máy gọi điện đến gặp bác sỹ B - phó giám đốc bệnh viện để xin trao đổi về vấn đề mổ đẻ.
Hồi chuông chưa kịp đến tiếng thứ ba thì bác sỹ cầm máy. Ông cũng nói với tôi là hiện đang phải mổ cho bệnh nhân, chưa thể tiếp PV bây giờ được và hẹn khi khác. Lúc đó, tôi chợt lo cho sản phụ đang được bác sỹ mổ: "Mình đang tìm hiểu về mổ đẻ mà bác sỹ lại vừa mổ vừa nghe điện thoại. Không hiểu cuộc điện thoại này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi không?".
Nhưng cũng không phải chỉ sinh đẻ mới có chuyện vừa mổ vừa nghe điện thoại mà ngay cả những ca phẫu thuật trong lĩnh vực khác cũng xảy ra trường hợp như vậy. Một người bạn của tôi, đồng thời là trưởng khoa trong lĩnh vực Răng hàm mặt trong lúc đang mổ thẩm mỹ cho bệnh nhân vẫn nghe điện thoại bình thường. Ông ấy còn dài dòng hơn hai vị lãnh đạo trên: "Anh đang mổ cho bệnh nhân, có việc gì không?". Nghe bạn nói vậy, tôi từ chối luôn: "Thôi, anh đang mổ cho bệnh nhân, lúc khác em sẽ gọi lại".
Vị bác sỹ hiếm hoi tắt máy vào phòng mổ
Có lẽ rất may mắn, tôi mới gặp được một vị bác sỹ có đủ tư cách để nói đến việc này - PGS.TS Nguyễn Đức Hinh - Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ông được coi là người duy nhất trong bệnh viện này tắt máy khi vào phòng mổ.
Ông tâm sự: "Từ 3,4 năm nay, riêng cá nhân tôi bao giờ cũng tắt máy khi vào phòng mổ. Sở dĩ tôi tự nguyện làm việc này cũng do một lần tôi đã bị điện thoại làm ảnh hưởng tới công việc trong lúc mổ. Vào đúng lúc tôi cần sự tập trung rất cao độ nhất thì bỗng nhiên có điện thoại. Dù không nghe nhưng việc đó đã làm tôi bị phân tán và ảnh hưởng tới kết quả của ca mổ. Sau lần đó, tôi tự thấy không cho phép mình tiếp tục làm như vậy”.
Cũng theo ông Hinh cho biết thì ngay tại bệnh viện này, các y, bác sỹ vào phòng mổ vẫn mở điện thoại, có người thì nối dây lên tai nghe, có người thì áp tai hoặc nghe hộ... Ở nước Pháp, việc cấm sử dụng điện thoại trong phòng mổ đã được quy định hẳn trong luật. Trong đó, lý do không được sử dụng máy điện thoại trong phòng mổ vì nó có thể làm ảnh hưởng tới các thiết bị trong phòng như nhiễu sóng.
Cũng có người biện hộ cho rằng mặc dù có mang điện thoại vào phòng song họ không nghe trong những thời điểm quan trọng. Thậm chí có người còn cho rằng, việc mổ đẻ đã quá quen với họ rồi và nó rất đơn giản, nhanh, thông thường chỉ mất khoảng 15 phút cho một ca.
Về vấn đề này, ông Hinh phản đối thẳng thừng: "Mổ đơn giản hay phức tạp thì đều cần sự tập trung. Và thật ra không ai có thể biết được lúc nào người ta gọi điện đến. Lúc đó, dù có nghe hay không thì, khi có tiếng rung hay chuông kêu từ điện thoại, nhất là điện thoại của mình thì thế nào họ cũng sẽ bị chi phối, mất tập trung. Cái khó hiện nay là chẳng có văn bản nào cấm việc này nên không thể coi việc làm của họ là sai!"
Chị Nguyễn Thị Hải, ở làng Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội, một sản phụ đã từng sinh mổ 2 lần cho biết: Lần nào trong lúc mổ, chị cũng nghe thấy ai đó trả lời điện thoại di động. Có lẽ phải để các bác sỹ là sản phụ hay bệnh nhân thì mới biết người đang nằm trên bàn mổ lo lắng tới mức nào!
Bản thân người viết bài này cũng đã hai lần sinh tại bệnh viện và phải chứng kiến những cú nhắn tin nhoay nhoáy và nghe điện thoại của các nữ hộ sinh, bác sỹ trong phòng hộ sinh. Điều đáng nói là tất cả đều coi việc này hết sức bình thường!
Tiện đây, cũng phải nói đến chuyện khám bệnh. Mổ còn nghe điện thoại huống hồ là khám bệnh. Nhiều bác sỹ lạm dụng điện thoại tới mức quên mất mình đang có bệnh nhân ngồi chờ khám, thậm chí có vị còn "buôn" điện thoại tới hàng chục phút trong khi bệnh nhân thì cứ dài cổ mà chờ.
Trong cuộc sống, không thiếu gì cách để đáp lại những cuộc điện thoại gọi đến của mọi người nói chung và những người làm trong ngành y nói riêng. Họ có thể bật máy và để trong phòng làm việc rồi tự do vào phòng mổ, sau đó sẽ hồi âm lại những cuộc gọi nhỡ hay những cú nhắn tin nếu thấy cần thiết. Nếu đang ở phòng khám thì hãy để chế độ rung, hạn chế nghe trong giờ khám nếu thấy không liên quan đến chuyên môn.
Đây không chỉ là ý thức, sự tôn trọng tối thiểu của bác sỹ đối với người bệnh mà nó còn liên quan đến sức khỏe của những người đang đặt sinh mạng mình vào tay bác sỹ.
Lan Hương
Vừa mổ đẻ vừa nghe... điện thoại
Giây phút hiếm hoi để trả lời điện thoại của bác sỹ Nguyễn Đức Hinh - PGĐ Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong phòng làm việc.
(Dân trí) - “A lô! Xin hỏi đấy có phải bác sỹ T, Phó giám đốc bệnh viện Phụ sản H... không?". “Đúng rồi”. “Tôi là PV báo Dân trí, muốn xin gặp chị tìm hiểu về việc có liên quan đến một ca sinh tại bệnh viện”. “Nhưng bây giờ tôi đang mổ cho bệnh nhân, lúc khác nhé!”.
Những cuộc điện thoại “đúng lúc”
Sở dĩ có cuộc điện thoại trên là do báo Dân trí nhận được một lá đơn kêu cứu của một gia đình có sản phụ bị đẻ ngạt, nó khiến đứa trẻ ra đời mắc căn bệnh teo não và không còn khả năng sống sót. Theo gia đình họ, nguyên nhân dẫn tới việc đẻ ngạt là do các y, bác sỹ trong kíp trực của bệnh viện không làm tròn trách nhiệm.
Sau khi nhận được đơn, chúng tôi đã gọi điện đến một trong những lãnh đạo của bệnh viện để làm rõ sự việc này. Thật may và cũng không may, cuộc gọi của tôi thực hiện đúng lúc vị bác sỹ ấy đang trong phòng mổ.
Bà ấy nói với tôi: "Hôm nay tôi rất bận, phải mổ nốt để kịp mai đi công tác. Có gì chị liên hệ với phó giám đốc khác!". "Trời! Mổ đẻ mà lại còn mổ nốt để kịp mai đi công tác. Ấy vậy mà vẫn có tay để nghe điện thoại của phóng viên. Không hiểu sản phụ có sao không?", tôi thảng thốt. Nhưng cũng chính có sự việc xảy ra đó đã khiến tôi có thêm một cơ sở để tin vào lá đơn kêu cứu của gia đình sản phụ và quyết đi tìm sự thật.
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn.
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên tôi được nghe giọng bác sỹ qua điện thoại trong khi mổ. Cách đây khoảng 3 tháng, cũng lại một cuộc điện thoại gọi đến một bệnh viện phụ sản lớn của thành phố khác. 10h sáng, tôi bấm máy gọi điện đến gặp bác sỹ B - phó giám đốc bệnh viện để xin trao đổi về vấn đề mổ đẻ.
Hồi chuông chưa kịp đến tiếng thứ ba thì bác sỹ cầm máy. Ông cũng nói với tôi là hiện đang phải mổ cho bệnh nhân, chưa thể tiếp PV bây giờ được và hẹn khi khác. Lúc đó, tôi chợt lo cho sản phụ đang được bác sỹ mổ: "Mình đang tìm hiểu về mổ đẻ mà bác sỹ lại vừa mổ vừa nghe điện thoại. Không hiểu cuộc điện thoại này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi không?".
Nhưng cũng không phải chỉ sinh đẻ mới có chuyện vừa mổ vừa nghe điện thoại mà ngay cả những ca phẫu thuật trong lĩnh vực khác cũng xảy ra trường hợp như vậy. Một người bạn của tôi, đồng thời là trưởng khoa trong lĩnh vực Răng hàm mặt trong lúc đang mổ thẩm mỹ cho bệnh nhân vẫn nghe điện thoại bình thường. Ông ấy còn dài dòng hơn hai vị lãnh đạo trên: "Anh đang mổ cho bệnh nhân, có việc gì không?". Nghe bạn nói vậy, tôi từ chối luôn: "Thôi, anh đang mổ cho bệnh nhân, lúc khác em sẽ gọi lại".
Vị bác sỹ hiếm hoi tắt máy vào phòng mổ
Có lẽ rất may mắn, tôi mới gặp được một vị bác sỹ có đủ tư cách để nói đến việc này - PGS.TS Nguyễn Đức Hinh - Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ông được coi là người duy nhất trong bệnh viện này tắt máy khi vào phòng mổ.
Ông tâm sự: "Từ 3,4 năm nay, riêng cá nhân tôi bao giờ cũng tắt máy khi vào phòng mổ. Sở dĩ tôi tự nguyện làm việc này cũng do một lần tôi đã bị điện thoại làm ảnh hưởng tới công việc trong lúc mổ. Vào đúng lúc tôi cần sự tập trung rất cao độ nhất thì bỗng nhiên có điện thoại. Dù không nghe nhưng việc đó đã làm tôi bị phân tán và ảnh hưởng tới kết quả của ca mổ. Sau lần đó, tôi tự thấy không cho phép mình tiếp tục làm như vậy”.
Cũng theo ông Hinh cho biết thì ngay tại bệnh viện này, các y, bác sỹ vào phòng mổ vẫn mở điện thoại, có người thì nối dây lên tai nghe, có người thì áp tai hoặc nghe hộ... Ở nước Pháp, việc cấm sử dụng điện thoại trong phòng mổ đã được quy định hẳn trong luật. Trong đó, lý do không được sử dụng máy điện thoại trong phòng mổ vì nó có thể làm ảnh hưởng tới các thiết bị trong phòng như nhiễu sóng.
Cũng có người biện hộ cho rằng mặc dù có mang điện thoại vào phòng song họ không nghe trong những thời điểm quan trọng. Thậm chí có người còn cho rằng, việc mổ đẻ đã quá quen với họ rồi và nó rất đơn giản, nhanh, thông thường chỉ mất khoảng 15 phút cho một ca.
Về vấn đề này, ông Hinh phản đối thẳng thừng: "Mổ đơn giản hay phức tạp thì đều cần sự tập trung. Và thật ra không ai có thể biết được lúc nào người ta gọi điện đến. Lúc đó, dù có nghe hay không thì, khi có tiếng rung hay chuông kêu từ điện thoại, nhất là điện thoại của mình thì thế nào họ cũng sẽ bị chi phối, mất tập trung. Cái khó hiện nay là chẳng có văn bản nào cấm việc này nên không thể coi việc làm của họ là sai!"
Chị Nguyễn Thị Hải, ở làng Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội, một sản phụ đã từng sinh mổ 2 lần cho biết: Lần nào trong lúc mổ, chị cũng nghe thấy ai đó trả lời điện thoại di động. Có lẽ phải để các bác sỹ là sản phụ hay bệnh nhân thì mới biết người đang nằm trên bàn mổ lo lắng tới mức nào!
Bản thân người viết bài này cũng đã hai lần sinh tại bệnh viện và phải chứng kiến những cú nhắn tin nhoay nhoáy và nghe điện thoại của các nữ hộ sinh, bác sỹ trong phòng hộ sinh. Điều đáng nói là tất cả đều coi việc này hết sức bình thường!
Tiện đây, cũng phải nói đến chuyện khám bệnh. Mổ còn nghe điện thoại huống hồ là khám bệnh. Nhiều bác sỹ lạm dụng điện thoại tới mức quên mất mình đang có bệnh nhân ngồi chờ khám, thậm chí có vị còn "buôn" điện thoại tới hàng chục phút trong khi bệnh nhân thì cứ dài cổ mà chờ.
Trong cuộc sống, không thiếu gì cách để đáp lại những cuộc điện thoại gọi đến của mọi người nói chung và những người làm trong ngành y nói riêng. Họ có thể bật máy và để trong phòng làm việc rồi tự do vào phòng mổ, sau đó sẽ hồi âm lại những cuộc gọi nhỡ hay những cú nhắn tin nếu thấy cần thiết. Nếu đang ở phòng khám thì hãy để chế độ rung, hạn chế nghe trong giờ khám nếu thấy không liên quan đến chuyên môn.
Đây không chỉ là ý thức, sự tôn trọng tối thiểu của bác sỹ đối với người bệnh mà nó còn liên quan đến sức khỏe của những người đang đặt sinh mạng mình vào tay bác sỹ.
Lan Hương