Dan Lee
08-11-2007, 07:35 PM
Lời Tâm Tình Hải Ngoại
Tuần rôì sau khi đọc bài “Lời Trần Tình” của Ls Nguyễn Ngọc Bích trên Vietcatholic.net (VCN) ngày 25 tháng 7 năm 2007, tôi cũng cảm thấy “thích thú” và “bổ ích” như tác gỉa vì được biết thêm những chia sẻ và trình bày của một người giáo dân ở quê nhà liên quan đến hiện tình Giáo hội Công giáo Việt nam và chế độ Cộng sản, đặc biệt là đường lối hành động của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) đối với chế độ trong thời gian qua. Ls Bích cũng thẳng thắn đưa ra một số suy nghĩ, nhận xét, phê phán của mình để “bênh vực” HĐGMVN trước những lời “chỉ dẫn” và “dạy” mà ông đã nhận được từ “các anh chị” quen biết (?) ở hải ngoại (người viết suy đóan là ở hải ngoại dựa theo bài viết của Ls Bích). Lời Trần Tình tương đối dài, với 9 đoạn được đánh số thứ tự, đề cập đến những câu hỏi / vấn đề then chốt, có tính cách rất thời sự, nhất là đối với cộng đồng người Việt haỉ ngoại nói chung và người Công giáo nói riêng. Phải có lời khen là Ls Bích trước đó đã khởi xướng (“took the initiative”) nhờ một người chuyển thư đi để “xin chỉ cho” biết, và sau đó viết “Lời Trần Tình” để phúc đáp. Ông chấp nhận viết lên ngay cả khi ông biết mình “sẽ bị chửi”, “chém bằng cách chửi” hay bị coi là “lý luận ấu trĩ”!
Trong Lời tâm tình của người Kitô hữu hải ngoại này, chắc chắn Ls Bích không phải sợ bị “chửi” hay “chém” gì cả, nhưng tất cả chỉ là cùng chia sẻ những nhận xét, suy tư hầu có thêm sự thông cảm, hiểu biết nhau trong tình người và tình con cái Chúa, với những sự đồng tình và cả khi có những bất đồng ý kiến.
Ngay trong đoạn số 2 của Lời Trần Tình, tôi rất tán thành với Ls Bích rằng: do hoàn cảnh hiện tại của người Việt trong nước và hải ngoại khác nhau, “nhận định của chúng ta về một việc gì đó xảy ra trong nhà có khác nhau về thời gian, ý nghiã và cường độ”. Đây là điểm then chốt mà mỗi chúng ta cần phải tự nhắc nhở nhau hầu dễ tạo sự chấp nhận và thông cảm nhau. Tuy nhiên, tôi không đồng ý với sự so sánh của Ls Bích nhận xét về sự khác biệt giữa người Việt hải ngoại và trong nước: theo ông, khi chúng ta nghĩ về đất nước, ông và người trong nước nghĩ đến “mình, chế độ chính trị, và quê hương”, trong khi đó người Việt hải ngoại nghĩ đến “mình và chế độ Cộng sản (chế độ và quê hương được nhập thành một)”. Vì tôi nghĩ rằng người Việt hải ngoại cũng có sự suy nghĩ và phân biệt rất rõ ràng giữa chế độ và quê hương, và vì quan tâm đến tiền đồ của quê hương dân tộc, nên người Việt hải ngoại chúng tôi mong muốn và tranh đấu để chế độ độc tài toàn trị hiện nay phải thay đổi hầu dân tộc và quê hương chúng ta được mau có tự do, dân chủ và nhân quyền thật sự.
Tiếp đến, tôi không khỏi tức cười và cũng rất sửng sốt khi Ls Bích viết ông đã trả lời bạn bè lý do ông ở lại Việt nam là vì ông “yêu quê hương như yêu vợ, còn Đảng Cộng sản là bố mẹ vợ”, và ông “không quan tâm lắm đến bố mẹ vợ”. Tội nghiệp cho bố mẹ vợ bị so sánh giống như Đảng Cộng sản; xưa nay chỉ nghe nói đến các bà mẹ chồng dữ dằn vơí con dâu, nhưng như vậy là còn đỡ hơn bố mẹ vợ! Lại nữa, bố mẹ vợ là người đã sinh ra và dầy công nuôi nấng vợ mình, vậy thì theo so sánh của Ls Bích, Đảng Cộng sản cũng đã sinh thành ra quê hương chúng ta sao? Tôi không hiểu rõ ý của ông và không thấy sự so sánh đó chuẩn lắm; hy vọng đó chỉ là câu ông trả lời bạn bè bộc phát cho vui.
Tuy nhiên, sự nhận xét của ông có phần chính xác khi so sánh những người Việt hải ngoại như “đang ngồi trong một du thuyền lớn đi trên bể, còn chế độ Cộng sản giống như một hòn đaỏ xa”; trong khi đó người trong nước như đang “ở trên một con thuyền nhỏ, đang đi trên sông gập ghềnh, và con thuyền chính là chế độ”. Trong một đoạn viết sau đó, Ls Bích viết giải thích thêm rằng “vì chúng tôi ở trên thuyền, sự khôn ngoan bảo chúng tôi đừng nghe anh chị mà đi đục cái thuyền”. Tôi thiết nghĩ đa số người Việt hải ngoại cùng thông cảm và hiểu biết những gian nan, khốn khó mà ông muốn nói tới vì chúng tôi đã từng sống, trải qua những năm tháng trên cùng một con thuyền nhỏ đó.
Tôi nhớ lại thời gian khi còn đi học sau 1975, mình cũng đã từng phát biểu, viết những bài luận văn ca tụng Bác, Đảng và Cách mạng rất là “vĩ đaị” trong những lớp học chính trị, văn học, sử. Chúng ta cũng chẳng lạ gì với những lời tuyên bố, phát biểu hoặc các bài viết tự kiểm điểm, của mình hay của người khác, tâng bốc chế độ mà người dân mình phải viết và phát biểu trong những buổi hội họp, học tập nhồi sọ, nhất là trong thời gian hơn thập niên đầu sau khi Sài gòn được “giải phóng”!
Mỉa mai thay, hiện nay ở hải ngoại một số người Công giáo Việt mình lại quy mũi duì về phía HĐGMVN qua những bài viết hoặc tuyên bố của họ với những lời chỉ trích thậm tệ, kể cả việc phê phán các giám mục là “khiếp sợ”, “nhát đảm”, “trí trá” và nhiều điều khác nữa! Theo tôi, lời nói của những người đó không có tính thuyết phục lắm, nếu không nói là sỗ sàng hay một loại anh hùng rơm (mặc dù tôi có đọc và nghe biết chỉ vì họ quá “bức xúc” nên chê trách như thế trong tình cha con!). Tôi thì chắc chắn cũng bị họ coi là “hèn nhát” như vậy chứ chẳng hơn gì. Nhớ hồi năm 1998 trở lại Việt Nam sau 20 năm trốn vượt biên, khi mới bước xuống phi trường, tôi đã không khỏi hồi hộp và lo sợ trong lúc xếp hàng, khúm núm trình giấy thông hành cho một anh nhân viên trẻ mặt còn măng sữa; suốt hơn 2 tuần ở Việt Nam, cứ lo bị công an hay bộ đội tới hạch hỏi và bắt đi “làm việc” bất cứ lúc nào. Không lạ gì việc tôi cứ phải ngó quanh ngó quẩn xem có người lạ chung quanh mỗi khi hỏi anh em bạn bè vài câu về tự do hay chế độ. Khi về Mỹ trở lại, có vài đêm hôm tôi còn bị vợ đánh thức cho tỉnh ngủ vì la hét ú ớ trong ác mộng đang bị Việt cộng rượt bắn!
Mặt khác, tôi lại rất hoan nghinh và ủng hộ những bài viết từ trong nước cũng như hải ngoại chia sẻ hoặc học hỏi về giáo huấn của Giáo hội về công lý và hòa bình, cũng như vai trò ngôn sứ của các Kitô hữu nói chung và đặc biệt là của hàng giáo phẩm. Hoàn cảnh chính trị, tôn giáo và xã hội ở quê nhà trong thời gian mới này đòi hỏi và cho phép mọi người Kitô hữu chúng ta, hải ngoại cũng như tại quê nhà (mặc dù ở những mức độ khác nhau) học biết, thực hành và sống Phúc âm giữa lòng dân tộc và, theo Hiến chế Công đồng Vatican II Gaudium et Spes, “sống Phúc âm giữa lòng thế giới” nữa (trích từ “Giáo hội Công giáo ở Việt Nam 1975-2000”, trang 54, của LM Buì Đức Sinh, 2001).
Tiện đây xin chia sẻ vài suy nghĩ, nhận định liên quan đến những bức xúc và quan tâm của người Việt hải ngoại nói chung và người Công giáo nói riêng, về vấn đề tạm được gọi là sự “im lặng” của HĐGMVN trong việc tranh đấu hay lên tiếng cho tự do, công bình xã hội cho Việt Nam và đặc biệt là trường hợp Cha Nguyễn Văn Lý. Trong Lời tâm tình hôm nay, tôi không muốn nói đến sự đúng, sai hoặc các lý do khả dĩ của sự “im lặng” hoặc ít là sự “có vẻ” im lặng, mà có người cho là thật “khó hiểu”. Tôi chỉ muốn đưa ra 4 yếu tố mà tôi nghĩ đã dẫn đến vấn đề này ở hải ngoại.
Trước hết, người Công giáo Việt Nam xưa nay nói chung rất kính trọng và vâng phục giáo quyền, nhất là các đức giám mục (“các đấng làm thầy”), nên cũng rất mong muốn có được giáo huấn và hướng dẫn rõ ràng trong những sự việc hoặc người liên hệ đến tôn giáo mình. Yếu tố thứ hai là thời đại thông tin học toàn cầu hiện nay. Đối với người mình ở hải ngoại, qua những tin tức truyền thông từ báo chí, truyền hình và nhất là mạng lưới toàn cầu, họ đã dễ dàng được/bị tràn ngập với những thông tin về tình hình giáo hội và quê hương Việt Nam, kể cả những chi tiết và nhiều diễn biến liên quan đến việc kêu gọi tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền (điều mà cộng đồng Việt Nam hải ngoại luôn quan tâm hàng đầu). Từ ảnh hưởng của yếu tố thứ nhất, người tín hữu hải ngoại cũng mong mỏi được nghe biết những ý kiến, suy tư và giáo huấn của các giám mục về những đề tài này để giúp hướng dẫn dư luận và giúp cho chính họ. Tuy nhiên, thực tế là, cho đến khoảng thơì gian mới đây, đã có rất ít những thông tin cuả các ngài được phổ biến liên quan đến những đề tài này hoặc chuyện tranh đấu của Cha Lý. Vì thế đã đưa đến tình trạng “information vacuum”, “khoảng trống thông tin”, cũng chính là yếu tố thứ ba mà tôi muốn đưa ra.
Ở hải ngoại đã có phổ biến và “post” trên mạng rất nhiều các bài viết và lời tuyên bố khác nhau, phần lớn là từ các giáo dân (chỉ vài linh mục đếm được trên đầu ngón tay), nào phân tích, nào phê bình, xây dựng nhiều, nhưng cũng có những chỉ trích tiêu cực qúa khích. Khi thiếu vắng những tiếng nói chính thức của giáo quyền hướng dẫn kịp thời và đúng chỗ, những thông tin hải ngoại trên kia chẳng gì đi nữa đã điền vào “khoảng trống thông tin” cho cộng đồng và giáo dân hải ngoại. Tôi thực không cần nghĩ trách nhiệm ai phải chịu về hiện tượng này, vì thực ra nó cũng chỉ là dấu hiệu rõ ràng của sự chuyển tiếp và thay đổi xã hội do ảnh hưởng của mạng lưới thông tin học toàn cầu, cũng như sự khác biệt môi trường chính trị xã hội trong và ngoài nước.
Yếu tố sau cùng: từ sự việc dễ dàng và thường xuyên đi lại thăm viếng hải ngoại của hàng giáo phẩm Việt Nam, thường với những tiệc mừng đón tiếp, hội ngộ trọng thể hoặc gây quỹ (rất chính đáng), được đại đa số cộng đồng giáo dân đáp ứng với cả sự kính trọng và yêu mến, người ta đồng thời cũng dễ có cảm tưởng (thực ra một phần là “ảo tưởng”) rằng các gíam mục bây giờ đã được tự do và quyền hành nhiều rồi, không còn bị Cộng sản áp bức như trước nữa. Do vậy, khi có những tin tức diễn biến thời sự liên quan đến tự do, dân chủ và nhân quyền Việt nam, cũng dễ hiểu và cũng cần thông cảm, khi người Việt hải ngoại và đặc biệt người Công giáo, có rất nhiều kỳ vọng để được nghe biết kịp thời tiếng nói chính thức của chủ chăn, như đã trình bày ở trên.
Tôi rất đồng ý với Ls Bích là phải có được sự hiểu biết và chân thành chấp nhận rõ ràng hoàn cảnh và môi trường khác biệt giữa quốc nội và hải ngoại. Được như thế, hy vọng chúng ta sẽ dễ giúp tạo được sự thông cảm, tôn trọng và chấp nhận nhau mỗi khi chúng ta đưa ra những ý kiến, đề nghị và ngay cả những đòi hỏi hoặc kỳ vọng khác nhau. Ít là chúng ta sẽ tránh không viết hoặc nói ra những lời chỉ trích hoàn toàn có tích cách miệt thị, thiếu bác aí và tinh thần xây dựng, và nhất định sẽ không đánh phá, căm thù cá nhân hoặc kết án vơ đuã cả nắm.
Mong rằng chúng ta sẽ không đánh LỘN nhau, mà phải nhắm đánh CHÍNH XÁC vào mục tiêu! Ước gì mỗi chúng ta đều góp phần trong những tiến trình tranh đấu, nỗ lực lên tiếng cho tự do và nhân quyền thật sự cho mình và cho quê hương, trong môi trường và hoàn cảnh cá biệt và với những khả năng, ơn gọi của mình, và nhất là luôn với sự “tôn trọng nhau và độ lượng hơn”.
Xin được luôn nhớ nhau trong lời cầu nguyện mỗi ngày.
San Jose, 1 tháng 8 năm 2007 dịp Lễ Thánh Anphongxô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh
Giuse Chu Quang Định
Tuần rôì sau khi đọc bài “Lời Trần Tình” của Ls Nguyễn Ngọc Bích trên Vietcatholic.net (VCN) ngày 25 tháng 7 năm 2007, tôi cũng cảm thấy “thích thú” và “bổ ích” như tác gỉa vì được biết thêm những chia sẻ và trình bày của một người giáo dân ở quê nhà liên quan đến hiện tình Giáo hội Công giáo Việt nam và chế độ Cộng sản, đặc biệt là đường lối hành động của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) đối với chế độ trong thời gian qua. Ls Bích cũng thẳng thắn đưa ra một số suy nghĩ, nhận xét, phê phán của mình để “bênh vực” HĐGMVN trước những lời “chỉ dẫn” và “dạy” mà ông đã nhận được từ “các anh chị” quen biết (?) ở hải ngoại (người viết suy đóan là ở hải ngoại dựa theo bài viết của Ls Bích). Lời Trần Tình tương đối dài, với 9 đoạn được đánh số thứ tự, đề cập đến những câu hỏi / vấn đề then chốt, có tính cách rất thời sự, nhất là đối với cộng đồng người Việt haỉ ngoại nói chung và người Công giáo nói riêng. Phải có lời khen là Ls Bích trước đó đã khởi xướng (“took the initiative”) nhờ một người chuyển thư đi để “xin chỉ cho” biết, và sau đó viết “Lời Trần Tình” để phúc đáp. Ông chấp nhận viết lên ngay cả khi ông biết mình “sẽ bị chửi”, “chém bằng cách chửi” hay bị coi là “lý luận ấu trĩ”!
Trong Lời tâm tình của người Kitô hữu hải ngoại này, chắc chắn Ls Bích không phải sợ bị “chửi” hay “chém” gì cả, nhưng tất cả chỉ là cùng chia sẻ những nhận xét, suy tư hầu có thêm sự thông cảm, hiểu biết nhau trong tình người và tình con cái Chúa, với những sự đồng tình và cả khi có những bất đồng ý kiến.
Ngay trong đoạn số 2 của Lời Trần Tình, tôi rất tán thành với Ls Bích rằng: do hoàn cảnh hiện tại của người Việt trong nước và hải ngoại khác nhau, “nhận định của chúng ta về một việc gì đó xảy ra trong nhà có khác nhau về thời gian, ý nghiã và cường độ”. Đây là điểm then chốt mà mỗi chúng ta cần phải tự nhắc nhở nhau hầu dễ tạo sự chấp nhận và thông cảm nhau. Tuy nhiên, tôi không đồng ý với sự so sánh của Ls Bích nhận xét về sự khác biệt giữa người Việt hải ngoại và trong nước: theo ông, khi chúng ta nghĩ về đất nước, ông và người trong nước nghĩ đến “mình, chế độ chính trị, và quê hương”, trong khi đó người Việt hải ngoại nghĩ đến “mình và chế độ Cộng sản (chế độ và quê hương được nhập thành một)”. Vì tôi nghĩ rằng người Việt hải ngoại cũng có sự suy nghĩ và phân biệt rất rõ ràng giữa chế độ và quê hương, và vì quan tâm đến tiền đồ của quê hương dân tộc, nên người Việt hải ngoại chúng tôi mong muốn và tranh đấu để chế độ độc tài toàn trị hiện nay phải thay đổi hầu dân tộc và quê hương chúng ta được mau có tự do, dân chủ và nhân quyền thật sự.
Tiếp đến, tôi không khỏi tức cười và cũng rất sửng sốt khi Ls Bích viết ông đã trả lời bạn bè lý do ông ở lại Việt nam là vì ông “yêu quê hương như yêu vợ, còn Đảng Cộng sản là bố mẹ vợ”, và ông “không quan tâm lắm đến bố mẹ vợ”. Tội nghiệp cho bố mẹ vợ bị so sánh giống như Đảng Cộng sản; xưa nay chỉ nghe nói đến các bà mẹ chồng dữ dằn vơí con dâu, nhưng như vậy là còn đỡ hơn bố mẹ vợ! Lại nữa, bố mẹ vợ là người đã sinh ra và dầy công nuôi nấng vợ mình, vậy thì theo so sánh của Ls Bích, Đảng Cộng sản cũng đã sinh thành ra quê hương chúng ta sao? Tôi không hiểu rõ ý của ông và không thấy sự so sánh đó chuẩn lắm; hy vọng đó chỉ là câu ông trả lời bạn bè bộc phát cho vui.
Tuy nhiên, sự nhận xét của ông có phần chính xác khi so sánh những người Việt hải ngoại như “đang ngồi trong một du thuyền lớn đi trên bể, còn chế độ Cộng sản giống như một hòn đaỏ xa”; trong khi đó người trong nước như đang “ở trên một con thuyền nhỏ, đang đi trên sông gập ghềnh, và con thuyền chính là chế độ”. Trong một đoạn viết sau đó, Ls Bích viết giải thích thêm rằng “vì chúng tôi ở trên thuyền, sự khôn ngoan bảo chúng tôi đừng nghe anh chị mà đi đục cái thuyền”. Tôi thiết nghĩ đa số người Việt hải ngoại cùng thông cảm và hiểu biết những gian nan, khốn khó mà ông muốn nói tới vì chúng tôi đã từng sống, trải qua những năm tháng trên cùng một con thuyền nhỏ đó.
Tôi nhớ lại thời gian khi còn đi học sau 1975, mình cũng đã từng phát biểu, viết những bài luận văn ca tụng Bác, Đảng và Cách mạng rất là “vĩ đaị” trong những lớp học chính trị, văn học, sử. Chúng ta cũng chẳng lạ gì với những lời tuyên bố, phát biểu hoặc các bài viết tự kiểm điểm, của mình hay của người khác, tâng bốc chế độ mà người dân mình phải viết và phát biểu trong những buổi hội họp, học tập nhồi sọ, nhất là trong thời gian hơn thập niên đầu sau khi Sài gòn được “giải phóng”!
Mỉa mai thay, hiện nay ở hải ngoại một số người Công giáo Việt mình lại quy mũi duì về phía HĐGMVN qua những bài viết hoặc tuyên bố của họ với những lời chỉ trích thậm tệ, kể cả việc phê phán các giám mục là “khiếp sợ”, “nhát đảm”, “trí trá” và nhiều điều khác nữa! Theo tôi, lời nói của những người đó không có tính thuyết phục lắm, nếu không nói là sỗ sàng hay một loại anh hùng rơm (mặc dù tôi có đọc và nghe biết chỉ vì họ quá “bức xúc” nên chê trách như thế trong tình cha con!). Tôi thì chắc chắn cũng bị họ coi là “hèn nhát” như vậy chứ chẳng hơn gì. Nhớ hồi năm 1998 trở lại Việt Nam sau 20 năm trốn vượt biên, khi mới bước xuống phi trường, tôi đã không khỏi hồi hộp và lo sợ trong lúc xếp hàng, khúm núm trình giấy thông hành cho một anh nhân viên trẻ mặt còn măng sữa; suốt hơn 2 tuần ở Việt Nam, cứ lo bị công an hay bộ đội tới hạch hỏi và bắt đi “làm việc” bất cứ lúc nào. Không lạ gì việc tôi cứ phải ngó quanh ngó quẩn xem có người lạ chung quanh mỗi khi hỏi anh em bạn bè vài câu về tự do hay chế độ. Khi về Mỹ trở lại, có vài đêm hôm tôi còn bị vợ đánh thức cho tỉnh ngủ vì la hét ú ớ trong ác mộng đang bị Việt cộng rượt bắn!
Mặt khác, tôi lại rất hoan nghinh và ủng hộ những bài viết từ trong nước cũng như hải ngoại chia sẻ hoặc học hỏi về giáo huấn của Giáo hội về công lý và hòa bình, cũng như vai trò ngôn sứ của các Kitô hữu nói chung và đặc biệt là của hàng giáo phẩm. Hoàn cảnh chính trị, tôn giáo và xã hội ở quê nhà trong thời gian mới này đòi hỏi và cho phép mọi người Kitô hữu chúng ta, hải ngoại cũng như tại quê nhà (mặc dù ở những mức độ khác nhau) học biết, thực hành và sống Phúc âm giữa lòng dân tộc và, theo Hiến chế Công đồng Vatican II Gaudium et Spes, “sống Phúc âm giữa lòng thế giới” nữa (trích từ “Giáo hội Công giáo ở Việt Nam 1975-2000”, trang 54, của LM Buì Đức Sinh, 2001).
Tiện đây xin chia sẻ vài suy nghĩ, nhận định liên quan đến những bức xúc và quan tâm của người Việt hải ngoại nói chung và người Công giáo nói riêng, về vấn đề tạm được gọi là sự “im lặng” của HĐGMVN trong việc tranh đấu hay lên tiếng cho tự do, công bình xã hội cho Việt Nam và đặc biệt là trường hợp Cha Nguyễn Văn Lý. Trong Lời tâm tình hôm nay, tôi không muốn nói đến sự đúng, sai hoặc các lý do khả dĩ của sự “im lặng” hoặc ít là sự “có vẻ” im lặng, mà có người cho là thật “khó hiểu”. Tôi chỉ muốn đưa ra 4 yếu tố mà tôi nghĩ đã dẫn đến vấn đề này ở hải ngoại.
Trước hết, người Công giáo Việt Nam xưa nay nói chung rất kính trọng và vâng phục giáo quyền, nhất là các đức giám mục (“các đấng làm thầy”), nên cũng rất mong muốn có được giáo huấn và hướng dẫn rõ ràng trong những sự việc hoặc người liên hệ đến tôn giáo mình. Yếu tố thứ hai là thời đại thông tin học toàn cầu hiện nay. Đối với người mình ở hải ngoại, qua những tin tức truyền thông từ báo chí, truyền hình và nhất là mạng lưới toàn cầu, họ đã dễ dàng được/bị tràn ngập với những thông tin về tình hình giáo hội và quê hương Việt Nam, kể cả những chi tiết và nhiều diễn biến liên quan đến việc kêu gọi tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền (điều mà cộng đồng Việt Nam hải ngoại luôn quan tâm hàng đầu). Từ ảnh hưởng của yếu tố thứ nhất, người tín hữu hải ngoại cũng mong mỏi được nghe biết những ý kiến, suy tư và giáo huấn của các giám mục về những đề tài này để giúp hướng dẫn dư luận và giúp cho chính họ. Tuy nhiên, thực tế là, cho đến khoảng thơì gian mới đây, đã có rất ít những thông tin cuả các ngài được phổ biến liên quan đến những đề tài này hoặc chuyện tranh đấu của Cha Lý. Vì thế đã đưa đến tình trạng “information vacuum”, “khoảng trống thông tin”, cũng chính là yếu tố thứ ba mà tôi muốn đưa ra.
Ở hải ngoại đã có phổ biến và “post” trên mạng rất nhiều các bài viết và lời tuyên bố khác nhau, phần lớn là từ các giáo dân (chỉ vài linh mục đếm được trên đầu ngón tay), nào phân tích, nào phê bình, xây dựng nhiều, nhưng cũng có những chỉ trích tiêu cực qúa khích. Khi thiếu vắng những tiếng nói chính thức của giáo quyền hướng dẫn kịp thời và đúng chỗ, những thông tin hải ngoại trên kia chẳng gì đi nữa đã điền vào “khoảng trống thông tin” cho cộng đồng và giáo dân hải ngoại. Tôi thực không cần nghĩ trách nhiệm ai phải chịu về hiện tượng này, vì thực ra nó cũng chỉ là dấu hiệu rõ ràng của sự chuyển tiếp và thay đổi xã hội do ảnh hưởng của mạng lưới thông tin học toàn cầu, cũng như sự khác biệt môi trường chính trị xã hội trong và ngoài nước.
Yếu tố sau cùng: từ sự việc dễ dàng và thường xuyên đi lại thăm viếng hải ngoại của hàng giáo phẩm Việt Nam, thường với những tiệc mừng đón tiếp, hội ngộ trọng thể hoặc gây quỹ (rất chính đáng), được đại đa số cộng đồng giáo dân đáp ứng với cả sự kính trọng và yêu mến, người ta đồng thời cũng dễ có cảm tưởng (thực ra một phần là “ảo tưởng”) rằng các gíam mục bây giờ đã được tự do và quyền hành nhiều rồi, không còn bị Cộng sản áp bức như trước nữa. Do vậy, khi có những tin tức diễn biến thời sự liên quan đến tự do, dân chủ và nhân quyền Việt nam, cũng dễ hiểu và cũng cần thông cảm, khi người Việt hải ngoại và đặc biệt người Công giáo, có rất nhiều kỳ vọng để được nghe biết kịp thời tiếng nói chính thức của chủ chăn, như đã trình bày ở trên.
Tôi rất đồng ý với Ls Bích là phải có được sự hiểu biết và chân thành chấp nhận rõ ràng hoàn cảnh và môi trường khác biệt giữa quốc nội và hải ngoại. Được như thế, hy vọng chúng ta sẽ dễ giúp tạo được sự thông cảm, tôn trọng và chấp nhận nhau mỗi khi chúng ta đưa ra những ý kiến, đề nghị và ngay cả những đòi hỏi hoặc kỳ vọng khác nhau. Ít là chúng ta sẽ tránh không viết hoặc nói ra những lời chỉ trích hoàn toàn có tích cách miệt thị, thiếu bác aí và tinh thần xây dựng, và nhất định sẽ không đánh phá, căm thù cá nhân hoặc kết án vơ đuã cả nắm.
Mong rằng chúng ta sẽ không đánh LỘN nhau, mà phải nhắm đánh CHÍNH XÁC vào mục tiêu! Ước gì mỗi chúng ta đều góp phần trong những tiến trình tranh đấu, nỗ lực lên tiếng cho tự do và nhân quyền thật sự cho mình và cho quê hương, trong môi trường và hoàn cảnh cá biệt và với những khả năng, ơn gọi của mình, và nhất là luôn với sự “tôn trọng nhau và độ lượng hơn”.
Xin được luôn nhớ nhau trong lời cầu nguyện mỗi ngày.
San Jose, 1 tháng 8 năm 2007 dịp Lễ Thánh Anphongxô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh
Giuse Chu Quang Định