phu ong
08-22-2007, 05:25 AM
Làm móng, một trong 3 nghề thấp cấp ở Mỹ
17:27' 16/08/2007 (GMT+7)
Ba công việc bị coi là thấp cấp nhất ở Mỹ là làm móng, giặt là và xếp hàng hóa trong siêu thị, nghiên cứu mới đây của Time, một tạp chí hàng đầu của Mỹ cho thấy.
http://img215.imageshack.us/img215/2043/images1389087lammj7.jpg
Vài tuần trước đây, không ít nghị sĩ Mỹ hoan nghênh quyết định tăng lương tối thiểu lên 5,85USD/giờ, thêm 70cent. Tuy nhiên, lương chỉ là một phần của những khó khăn mà các công nhân 3 ngành nghề trên gặp phải.
Lương thấp, môi trường làm việc độc hại đối với sức khỏe, không được đóng bảo hiểm đầy đủ, luật lao động thường xuyên bị vi phạm là những gì mà công nhân làm móng, giặt là và xếp hàng hóa tại siêu thị, phải đối mặt, tạp chí Time trích lời các chuyên gia trong ngành và tổng hợp từ báo cáo của Trung tâm vì Công bằng Brenan thuộc trường luật, Đại học New York cho biết.
"Việc tăng lương là đặc biệt quan trọng đối với những người bị đẩy ra ngoài rìa xã hội cho dù vì bất cứ lý do gì", nhà phân tích chính sách Liana Fox thuộc Viện chính sách kinh tế, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở Washington cho biết.
Làm móng, giặt là và xếp hàng hóa trong siêu thị là 3 nghề được trả lương thấp nhất ở nước Mỹ. Ngoài ra, mọi việc đều dường như rất khó khăn với các công nhân trong những ngành nghề trên.
Tuy nhiên đại diện ngành tuyên bố, các điều kiện làm việc của nhân công làm móng, giặt là và xếp đồ trong siêu thị không hề tệ hơn những ngành dịch vụ có nhiều cạnh tranh khác. Ngoài ra, không giống như các công việc trong ngành sản xuất, các công nhân không dễ bị mất việc dù họ không được công đoàn bảo vệ.
Những nguy hiểm mà thợ làm móng phải đối mặt
Trên toàn nước Mỹ, số thợ cắt sửa móng tay móng chân hiện giờ là 155.000 người và trong vòng hai thập niên qua, số lượng nhân công trong ngành này đã tăng gấp ba.
Theo ước tính của ngành, 42% thợ làm móng là phụ nữ nhập cư châu Á và có nhiều người hầu như không biết dựa dẫm vào đâu khi mắc những bệnh hiểm nghèo. Các thành phần của mỹ phẩm không nằm trong quyền hạn quản lý của Cơ quan quản lý môi trường (EPA) lẫn Cục Dược, Thực phẩm và nhiều sản phẩm được bán ở Mỹ ngày nay có chứa chất độc. Formaldehyde và toluene, hai chất mà EPA coi là sinh ra ung thư, là thành phần có trong những mỹ phẩm thông dụng cũng giống như phthalates - hóa chất có liên quan tới dị tật bẩm sinh.
Với người tiêu dùng bình thường, việc mở một chai thuốc đánh móng tay mỗi ngày thường không được coi là nguy hiểm. Tuy nhiên, với những người chuyên nghiệp phải tiếp xúc với chất này thường xuyên, đây có thể là một vấn đề lớn.
Theo một báo cáo năm 2006 của Diễn đàn quốc gia của phụ nữ Mỹ châu Á Thái Bình Dương, 89% trong số 10.000 hóa chất được dùng trong các sản phẩm chăm sóc móng đều không được các cơ quan độc lập thử nghiệm an toàn. Kể từ năm 2001, Nhóm công tác môi trường - một cơ quan giám sát sức khỏe công chúng, đã nghiên cứu một số chất tương tự và đưa ra kết quả gây lo âu.
Nhóm này cho hay, một thương hiệu keo dán móng thông dụng có chứa thành phần liên quan tới ung thư và dị tật bẩm sinh. Đây là một phát hiện có ý nghĩa quan trọng vì hơn một nửa phụ nữ nhập cư châu Á làm việc tại các tiệm sửa móng tay, móng chân đang trong độ tuổi nuôi con.
Năm 2005, California - nơi ở của 21% các thợ làm móng toàn quốc, đã thông qua Đạo luật an toàn mỹ phẩm. Đạo luật này yêu cầu các nhà sản xuất mỹ phẩm phải thông báo các thành phần nguy hiểm trong sản phẩm cho Bộ Y tế và các dịch vụ con người.
Việc thông báo các thành phần dù không bắt buộc phải ngừng sử dụng các hóa chất, nhưng nó giúp các thợ làm móng giảm khả năng họ bị nhiễm độc.
*
Hoài Linh (Theo Time)
17:27' 16/08/2007 (GMT+7)
Ba công việc bị coi là thấp cấp nhất ở Mỹ là làm móng, giặt là và xếp hàng hóa trong siêu thị, nghiên cứu mới đây của Time, một tạp chí hàng đầu của Mỹ cho thấy.
http://img215.imageshack.us/img215/2043/images1389087lammj7.jpg
Vài tuần trước đây, không ít nghị sĩ Mỹ hoan nghênh quyết định tăng lương tối thiểu lên 5,85USD/giờ, thêm 70cent. Tuy nhiên, lương chỉ là một phần của những khó khăn mà các công nhân 3 ngành nghề trên gặp phải.
Lương thấp, môi trường làm việc độc hại đối với sức khỏe, không được đóng bảo hiểm đầy đủ, luật lao động thường xuyên bị vi phạm là những gì mà công nhân làm móng, giặt là và xếp hàng hóa tại siêu thị, phải đối mặt, tạp chí Time trích lời các chuyên gia trong ngành và tổng hợp từ báo cáo của Trung tâm vì Công bằng Brenan thuộc trường luật, Đại học New York cho biết.
"Việc tăng lương là đặc biệt quan trọng đối với những người bị đẩy ra ngoài rìa xã hội cho dù vì bất cứ lý do gì", nhà phân tích chính sách Liana Fox thuộc Viện chính sách kinh tế, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở Washington cho biết.
Làm móng, giặt là và xếp hàng hóa trong siêu thị là 3 nghề được trả lương thấp nhất ở nước Mỹ. Ngoài ra, mọi việc đều dường như rất khó khăn với các công nhân trong những ngành nghề trên.
Tuy nhiên đại diện ngành tuyên bố, các điều kiện làm việc của nhân công làm móng, giặt là và xếp đồ trong siêu thị không hề tệ hơn những ngành dịch vụ có nhiều cạnh tranh khác. Ngoài ra, không giống như các công việc trong ngành sản xuất, các công nhân không dễ bị mất việc dù họ không được công đoàn bảo vệ.
Những nguy hiểm mà thợ làm móng phải đối mặt
Trên toàn nước Mỹ, số thợ cắt sửa móng tay móng chân hiện giờ là 155.000 người và trong vòng hai thập niên qua, số lượng nhân công trong ngành này đã tăng gấp ba.
Theo ước tính của ngành, 42% thợ làm móng là phụ nữ nhập cư châu Á và có nhiều người hầu như không biết dựa dẫm vào đâu khi mắc những bệnh hiểm nghèo. Các thành phần của mỹ phẩm không nằm trong quyền hạn quản lý của Cơ quan quản lý môi trường (EPA) lẫn Cục Dược, Thực phẩm và nhiều sản phẩm được bán ở Mỹ ngày nay có chứa chất độc. Formaldehyde và toluene, hai chất mà EPA coi là sinh ra ung thư, là thành phần có trong những mỹ phẩm thông dụng cũng giống như phthalates - hóa chất có liên quan tới dị tật bẩm sinh.
Với người tiêu dùng bình thường, việc mở một chai thuốc đánh móng tay mỗi ngày thường không được coi là nguy hiểm. Tuy nhiên, với những người chuyên nghiệp phải tiếp xúc với chất này thường xuyên, đây có thể là một vấn đề lớn.
Theo một báo cáo năm 2006 của Diễn đàn quốc gia của phụ nữ Mỹ châu Á Thái Bình Dương, 89% trong số 10.000 hóa chất được dùng trong các sản phẩm chăm sóc móng đều không được các cơ quan độc lập thử nghiệm an toàn. Kể từ năm 2001, Nhóm công tác môi trường - một cơ quan giám sát sức khỏe công chúng, đã nghiên cứu một số chất tương tự và đưa ra kết quả gây lo âu.
Nhóm này cho hay, một thương hiệu keo dán móng thông dụng có chứa thành phần liên quan tới ung thư và dị tật bẩm sinh. Đây là một phát hiện có ý nghĩa quan trọng vì hơn một nửa phụ nữ nhập cư châu Á làm việc tại các tiệm sửa móng tay, móng chân đang trong độ tuổi nuôi con.
Năm 2005, California - nơi ở của 21% các thợ làm móng toàn quốc, đã thông qua Đạo luật an toàn mỹ phẩm. Đạo luật này yêu cầu các nhà sản xuất mỹ phẩm phải thông báo các thành phần nguy hiểm trong sản phẩm cho Bộ Y tế và các dịch vụ con người.
Việc thông báo các thành phần dù không bắt buộc phải ngừng sử dụng các hóa chất, nhưng nó giúp các thợ làm móng giảm khả năng họ bị nhiễm độc.
*
Hoài Linh (Theo Time)