phu ong
08-22-2007, 08:46 AM
Chuyện xảy ra tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Cô dâu bỏ trốn sau đám cưới, nhà trai bắt nhà gái đền tiền. Cô em ruột của cô dâu phải làm vợ thay chị, vì nhà gái quá nghèo, không có tiền để trả
Là con nhà nông, T. (ngụ ấp Cạnh Đền III, xã Vĩnh Phong) chỉ lo làm ăn mà chưa nghĩ đến vợ con. Mới đây, gia đình nhờ người mai mối để cưới vợ cho T. Nghe theo lời cha mẹ, thông qua mai mối, T. đã chấp nhận đến xem mắt người vợ tương lai tên là G. ở ấp Bờ Xáng, xã Vĩnh Thuận.
Sau thời gian qua lại, thấy được, gia đình T. bàn bạc với gia đình G. chọn ngày lành, tháng tốt tổ chức đám cho con. Trước ngày cưới, nhà trai cũng đã qua nhà gái làm đám nói, tặng nữ trang, quần áo theo tục lệ.
Con dâu bỏ trốn, nhà trai bắt đền
Ngày 3-8, đám cưới của T. và G. được tổ chức. Rất đông bà con, họ hàng, bạn bè đến chia vui. Đêm tân hôn, khi T. vào phòng thì G. viện cớ mệt, chưa muốn “gần gũi”. Hai đêm tiếp theo, G. cũng viện lý do tương tự để từ chối.
Đến lúc này, T. gặng hỏi G. nguyên nhân vì sao lạnh nhạt như vậy, G. không trả lời mà bất ngờ hỏi T.: “Chi phí lo đám cưới hết bao nhiêu?”. T. cho biết chi phí để cưới G. khoảng 30 triệu đồng. Lặng thinh một lúc, G. nói với T.: “Chắc khoảng 3 năm nữa, em mới hoàn trả lại đủ số tiền này cho anh”. Nghe vợ nói vậy, T. không hiểu chuyện gì sắp xảy ra, chỉ lẳng lặng đi ngủ.
Đến ngày phản bái, nhà trai mang cặp vịt đến nhà gái. Trong lúc hai bên đang vui vẻ thì G. xin mẹ chồng cho đi sang Kênh 13 (cùng ấp) để hấp tóc. Thấy biểu hiện bất thường, mẹ ruột của G. không cho đi, nhưng mẹ chồng thương dâu con nên đồng ý. G. liền đi tắt đường đồng theo hướng Kênh 13 (cách nhà hơn 1 km).
Thấy vậy, mẹ T. kêu đứa em gái của G. đi theo. Sau khi hấp tóc xong, nhân lúc người em không để ý, G. nhanh chân bỏ trốn. Chờ mãi không thấy G. quay lại, người em mới đi tìm. Tìm mãi không gặp G., người em tức tốc chạy về báo lại. Nghe chuyện, gia đình nhà trai nổi giận, đòi nhà gái phải tìm bằng được con dâu đưa về, nếu không, phải bồi thường toàn bộ chi phí cưới hỏi.
Thiếu tiền, đền... người !
Ngay hôm sau, nhà gái nhờ chính quyền địa phương qua thương lượng với nhà trai về khoản bồi thường, vì chẳng biết G. trốn ở đâu mà tìm. Lúc đầu, nhà trai nhất quyết không cho bồi thường tiền mà yêu cầu nhà gái phải đi tìm và trả con dâu lại cho họ.
Đến khi được chính quyền địa phương giải thích rằng cuộc hôn nhân giữa T. và G. là do mai mối, chứ không phải tự nguyện, đừng nên o ép con cái lấy nhau. Nghe giải thích, nhà trai chịu “hạ nhiệt” và đồng ý cho nhà gái bồi thường tất cả chi phí cưới hỏi trên 12 triệu đồng.
Tưởng việc đến đây là xong, nhưng trớ trêu là nhà gái nghèo quá, không có tiền để trả cho nhà trai. Lúc này, nhà trai cũng nói thật là lúc đầu định cưới H., là em gái của G., cho T., chứ không muốn cưới G. Nghe vậy, nhà gái hứa về bàn lại, có thể bắt H. làm vợ T. để thay thế G., đồng nghĩa với việc khỏi phải bồi thường 12 triệu đồng.
Đến ngày 11-8-2007, nhà trai tiếp tục đến nhà gái yêu cầu cưới H. cho T. Không còn cách nào khác, gia đình nhà gái đồng ý để H. thay G. làm vợ T. Lúc đầu, H. nhất quyết không chấp nhận cuộc hôn nhân “tình chị, duyên em” này. Về sau, nghĩ thấy gia đình quá nghèo, thương cha mẹ cơ cực, H. chấp nhận thay chị lấy T. làm chồng.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ tư pháp xã Vĩnh Thuận cho biết: Việc H. thay chị lấy T. làm chồng là theo “thỏa thuận” giữa hai gia đình nên xã không thể can thiệp.
TẤN VẠN - LÊ SEN
Là con nhà nông, T. (ngụ ấp Cạnh Đền III, xã Vĩnh Phong) chỉ lo làm ăn mà chưa nghĩ đến vợ con. Mới đây, gia đình nhờ người mai mối để cưới vợ cho T. Nghe theo lời cha mẹ, thông qua mai mối, T. đã chấp nhận đến xem mắt người vợ tương lai tên là G. ở ấp Bờ Xáng, xã Vĩnh Thuận.
Sau thời gian qua lại, thấy được, gia đình T. bàn bạc với gia đình G. chọn ngày lành, tháng tốt tổ chức đám cho con. Trước ngày cưới, nhà trai cũng đã qua nhà gái làm đám nói, tặng nữ trang, quần áo theo tục lệ.
Con dâu bỏ trốn, nhà trai bắt đền
Ngày 3-8, đám cưới của T. và G. được tổ chức. Rất đông bà con, họ hàng, bạn bè đến chia vui. Đêm tân hôn, khi T. vào phòng thì G. viện cớ mệt, chưa muốn “gần gũi”. Hai đêm tiếp theo, G. cũng viện lý do tương tự để từ chối.
Đến lúc này, T. gặng hỏi G. nguyên nhân vì sao lạnh nhạt như vậy, G. không trả lời mà bất ngờ hỏi T.: “Chi phí lo đám cưới hết bao nhiêu?”. T. cho biết chi phí để cưới G. khoảng 30 triệu đồng. Lặng thinh một lúc, G. nói với T.: “Chắc khoảng 3 năm nữa, em mới hoàn trả lại đủ số tiền này cho anh”. Nghe vợ nói vậy, T. không hiểu chuyện gì sắp xảy ra, chỉ lẳng lặng đi ngủ.
Đến ngày phản bái, nhà trai mang cặp vịt đến nhà gái. Trong lúc hai bên đang vui vẻ thì G. xin mẹ chồng cho đi sang Kênh 13 (cùng ấp) để hấp tóc. Thấy biểu hiện bất thường, mẹ ruột của G. không cho đi, nhưng mẹ chồng thương dâu con nên đồng ý. G. liền đi tắt đường đồng theo hướng Kênh 13 (cách nhà hơn 1 km).
Thấy vậy, mẹ T. kêu đứa em gái của G. đi theo. Sau khi hấp tóc xong, nhân lúc người em không để ý, G. nhanh chân bỏ trốn. Chờ mãi không thấy G. quay lại, người em mới đi tìm. Tìm mãi không gặp G., người em tức tốc chạy về báo lại. Nghe chuyện, gia đình nhà trai nổi giận, đòi nhà gái phải tìm bằng được con dâu đưa về, nếu không, phải bồi thường toàn bộ chi phí cưới hỏi.
Thiếu tiền, đền... người !
Ngay hôm sau, nhà gái nhờ chính quyền địa phương qua thương lượng với nhà trai về khoản bồi thường, vì chẳng biết G. trốn ở đâu mà tìm. Lúc đầu, nhà trai nhất quyết không cho bồi thường tiền mà yêu cầu nhà gái phải đi tìm và trả con dâu lại cho họ.
Đến khi được chính quyền địa phương giải thích rằng cuộc hôn nhân giữa T. và G. là do mai mối, chứ không phải tự nguyện, đừng nên o ép con cái lấy nhau. Nghe giải thích, nhà trai chịu “hạ nhiệt” và đồng ý cho nhà gái bồi thường tất cả chi phí cưới hỏi trên 12 triệu đồng.
Tưởng việc đến đây là xong, nhưng trớ trêu là nhà gái nghèo quá, không có tiền để trả cho nhà trai. Lúc này, nhà trai cũng nói thật là lúc đầu định cưới H., là em gái của G., cho T., chứ không muốn cưới G. Nghe vậy, nhà gái hứa về bàn lại, có thể bắt H. làm vợ T. để thay thế G., đồng nghĩa với việc khỏi phải bồi thường 12 triệu đồng.
Đến ngày 11-8-2007, nhà trai tiếp tục đến nhà gái yêu cầu cưới H. cho T. Không còn cách nào khác, gia đình nhà gái đồng ý để H. thay G. làm vợ T. Lúc đầu, H. nhất quyết không chấp nhận cuộc hôn nhân “tình chị, duyên em” này. Về sau, nghĩ thấy gia đình quá nghèo, thương cha mẹ cơ cực, H. chấp nhận thay chị lấy T. làm chồng.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ tư pháp xã Vĩnh Thuận cho biết: Việc H. thay chị lấy T. làm chồng là theo “thỏa thuận” giữa hai gia đình nên xã không thể can thiệp.
TẤN VẠN - LÊ SEN