Dan Lee
08-28-2007, 03:27 PM
Dung mạo của những kẻ cực đoan mới.
(VietCatholicNews 27/08/2007)
Phó Tế Daniel Brandenburg, qua nhà xuất bản "Circle Press", vừa phát hành tập sách có tựa đề: "Những Kè Cực Ðoan Mới: Vượt Quá Mức Bao Dung" (The new fundamentalists: beyond tolerance) Thầy đă nhận định một cách tổng quát về nội dung của Tập Sách như sau: chủ thuyết gây hấn đầy tinh thần tương đối hoá mọi sự là hình thức mới nhất của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo; và những tín hữu công giáo được mời gọi hãy nói lên lập tường của mình đối với chủ thuyết tương đối hoá có tính cách gây hấn này.
Phó Tế Daniel Brandenburg là tu sĩ thuộc Tu Hội "Ðạo Binh Chúa Kitô, và sẽ được thụ phong Linh Mục vào tháng 12 tới này. Thầy đã giải thích thêm về Tập Sách của Thầy như sau:
Khi chúng ta nghe nói về chủ nghĩa cực đoan, thì chúng ta thường nghĩ đến dung mạo của những kẻ có tâm thức hẹp hòi, với những đòi hỏi vô lý và cả quá khích nữa... Chủ nghĩa cực đoan mới được mô tả trong tập sách của tôi cũng cho thấy có sự bất bao dung giống như vậy; tuy nhiên có sự khác biệt này là những kẻ cực đoan mới tuyên bố mình hoàn toàn không theo tôn giáo nào cả. Và nếu ta quan sát kỹ hơn tâm thức trần tục hoàn toàn nầy, thì chúng ta sẽ nhận thấy rằng gốc rễ sâu xa của "tâm thức trần tục hoàn toàn này" là "nguyên tắc căn bản nhắm tương đối hoá mọi tôn giáo". Ðiều trớ trêu là những con người xưng mình hoàn toàn không theo tôn giáo nào cả, lại quá sốt sắng muốn áp đặt "tâm thức trần tục hoàn toàn" của họ, với một sức hăng hái mang tính cách tôn giáo.
Ðức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trải qua kinh nghiệm sống với Ðức Quốc xã và Cộng sản. Hai ý thức hệ hoàn toàn trần tục này đã thôi thúc ngài viết ra thông điệp "Năm Thứ Một Trăm", trong đó có nhận định như sau: "Khi con người cho rằng mình có bí quyết xây dựng một xã hội hoàn mỹ đến độ không còn bóng dáng điều xấu nữa, thì họ độc đoán cho rằng họ có thể sử dụng mọi phương tiện, kể cả bạo lực, để thiết lập trật tự xã hội mới theo ý họ. Và như thế "chính trị" trở thành như thể là một thứ "tôn giáo trần tục" nhắm mục tiêu đầy ảo tưởng là "xây dựng một thiên đàng trên trần gian" này.
Tôi muốn nói rằng điều mà Chủ Nghĩa Quốc Xã và chủ thuyết cộng sản muốn thực hiện trong quá khứ, thì ngày nay chủ thuyết tương đối hoá cực đoan muốn thực hiện trong xã hội chúng ta đang sống. Những phương tiện được sử dụng xem ra có khác một chút, --- tức xem ra nhẹ nhàng hơn, kín đáo hơn, thuyết phục từ bên trong, --- nhưng ảnh hưởng trên dân chúng và trên các cơ cấu xã hội, cũng như trên các tương quan giữa người với người, thì giống nhau.
"Tôn giáo Thế Tục" đã không chết đi, cùng với hai chủ nghĩa Quốc xã và Cộng Sản. Trong bài diễn văn của ngày 11 tháng 6 năm 2007, Ðức Bênêđitô XVI đã nhắc đến những khó khăn của việc thông truyền đức tin trong một xã hội và trong một nền văn hoá, đã chọn "tin theo" chủ thuyết tương đối hoá cực đoan.
Do đó chúng ta đang đối diện với "hình thức mới" của chủ nghĩa cực đoan, --- mà ta có thể gọi bằng cụm từ xem ra mâu thuẩn là "tôn giáo thế tục" ---. Ðây là một tâm thức đầy kiêu ngạo, nhất là trong phạm vi luân lý. Chủ thuyết Tương Ðối của thời đại chúng ta có tính cách cực đoan, vì nó không chấp nhận đối thoại và có tính cách tấn công một cách bất bao dung.
LM. Đặng Thế Dũng
(VietCatholicNews 27/08/2007)
Phó Tế Daniel Brandenburg, qua nhà xuất bản "Circle Press", vừa phát hành tập sách có tựa đề: "Những Kè Cực Ðoan Mới: Vượt Quá Mức Bao Dung" (The new fundamentalists: beyond tolerance) Thầy đă nhận định một cách tổng quát về nội dung của Tập Sách như sau: chủ thuyết gây hấn đầy tinh thần tương đối hoá mọi sự là hình thức mới nhất của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo; và những tín hữu công giáo được mời gọi hãy nói lên lập tường của mình đối với chủ thuyết tương đối hoá có tính cách gây hấn này.
Phó Tế Daniel Brandenburg là tu sĩ thuộc Tu Hội "Ðạo Binh Chúa Kitô, và sẽ được thụ phong Linh Mục vào tháng 12 tới này. Thầy đã giải thích thêm về Tập Sách của Thầy như sau:
Khi chúng ta nghe nói về chủ nghĩa cực đoan, thì chúng ta thường nghĩ đến dung mạo của những kẻ có tâm thức hẹp hòi, với những đòi hỏi vô lý và cả quá khích nữa... Chủ nghĩa cực đoan mới được mô tả trong tập sách của tôi cũng cho thấy có sự bất bao dung giống như vậy; tuy nhiên có sự khác biệt này là những kẻ cực đoan mới tuyên bố mình hoàn toàn không theo tôn giáo nào cả. Và nếu ta quan sát kỹ hơn tâm thức trần tục hoàn toàn nầy, thì chúng ta sẽ nhận thấy rằng gốc rễ sâu xa của "tâm thức trần tục hoàn toàn này" là "nguyên tắc căn bản nhắm tương đối hoá mọi tôn giáo". Ðiều trớ trêu là những con người xưng mình hoàn toàn không theo tôn giáo nào cả, lại quá sốt sắng muốn áp đặt "tâm thức trần tục hoàn toàn" của họ, với một sức hăng hái mang tính cách tôn giáo.
Ðức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trải qua kinh nghiệm sống với Ðức Quốc xã và Cộng sản. Hai ý thức hệ hoàn toàn trần tục này đã thôi thúc ngài viết ra thông điệp "Năm Thứ Một Trăm", trong đó có nhận định như sau: "Khi con người cho rằng mình có bí quyết xây dựng một xã hội hoàn mỹ đến độ không còn bóng dáng điều xấu nữa, thì họ độc đoán cho rằng họ có thể sử dụng mọi phương tiện, kể cả bạo lực, để thiết lập trật tự xã hội mới theo ý họ. Và như thế "chính trị" trở thành như thể là một thứ "tôn giáo trần tục" nhắm mục tiêu đầy ảo tưởng là "xây dựng một thiên đàng trên trần gian" này.
Tôi muốn nói rằng điều mà Chủ Nghĩa Quốc Xã và chủ thuyết cộng sản muốn thực hiện trong quá khứ, thì ngày nay chủ thuyết tương đối hoá cực đoan muốn thực hiện trong xã hội chúng ta đang sống. Những phương tiện được sử dụng xem ra có khác một chút, --- tức xem ra nhẹ nhàng hơn, kín đáo hơn, thuyết phục từ bên trong, --- nhưng ảnh hưởng trên dân chúng và trên các cơ cấu xã hội, cũng như trên các tương quan giữa người với người, thì giống nhau.
"Tôn giáo Thế Tục" đã không chết đi, cùng với hai chủ nghĩa Quốc xã và Cộng Sản. Trong bài diễn văn của ngày 11 tháng 6 năm 2007, Ðức Bênêđitô XVI đã nhắc đến những khó khăn của việc thông truyền đức tin trong một xã hội và trong một nền văn hoá, đã chọn "tin theo" chủ thuyết tương đối hoá cực đoan.
Do đó chúng ta đang đối diện với "hình thức mới" của chủ nghĩa cực đoan, --- mà ta có thể gọi bằng cụm từ xem ra mâu thuẩn là "tôn giáo thế tục" ---. Ðây là một tâm thức đầy kiêu ngạo, nhất là trong phạm vi luân lý. Chủ thuyết Tương Ðối của thời đại chúng ta có tính cách cực đoan, vì nó không chấp nhận đối thoại và có tính cách tấn công một cách bất bao dung.
LM. Đặng Thế Dũng