Dan Lee
08-28-2007, 03:32 PM
CÔNG TOI CỦA CON HỒ LY
http://vietcatholic.net/pics/boiler_bursting_sw.gif
Có một con hồ ly muốn vào trong vườn nho để ăn cho đã một bụng, nhưng lổ hổng của hàng rào quá nhỏ nên nó vào không được, sau ba ngày dằn lòng nhịn đói cuối cùng nó cũng chui vào được bên trong vườn.
Nhưng sau khi nó khoái trá ăn một bụng no càng thì lại chui ra không được, thế là lại ở trong vườn lại nhịn đói thêm ba ngày nữa mới chui ra được.
Lúc này con hồ ly này than thở nói: “Bận tới bận lui, rốt cuộc vẫn chẳng có gì”.
(Diệu ngữ của tâm linh)
Suy tư:
Thời nay con người thường chạy đua với thời gian vì công việc làm ăn, vì thời gian cứ đỏng đảnh đi qua mà công việc thì nhiều nên họ bận túi bụi, vì thế nên có một vài người Ki-tô hữu bận túi bụi vào công ăn việc làm, không kinh không sách, không lễ không lạt, đến khi vỡ nợ thì than trời than đất, tay trắng hoàn tay trắng, lúc này họ mới cảm thấy nhớ Chúa nhớ Mẹ, những người này vẫn còn có lương tâm của người Công Giáo.
Thời nay cũng có những người Ki-tô hữu “bận túi bụi” vào những chuyện không duyên cớ:
- Có những người anh em “bận lui bận tới” với mấy việc tìm khuyết điểm của anh em mình để xoi mói, để chứng tỏ ta đây là người tài ba lỗi lạc, công chính.
- Có những người con giàu có “bận lu bù” vào việc trả công ơn bố mẹ mình, bằng cách đem cuộc sống khó khăn của bố mẹ ra rêu rao cho bàng dân thiên hạ biết, rồi hả hê hãnh diện vì đã đánh được bố mẹ rồi.
- Có những người luôn tỏ ra là mình bận lu bù vì công việc, nhưng thật ra họ rất rảnh, chẳng qua là họ chỉ mượn chức vụ để trốn tránh công việc và trách nhiệm mà thôi.
Có những việc bận túi bụi nhưng đem lại nụ cười vui và hạnh phúc cho tha nhân, đó là những việc bận túi bụi khi phục vụ bệnh nhân trong các bệnh viện; có những việc làm không nghỉ tay, bận lu bù vì niềm vui của những người bất hạnh trong các trường cai nghiện.v.v...
Cái bận lui bận tới mà không được gì của con hồ ly là vì lòng nó tham lam. Cái bận lu bù của người kiêu ngạo thì chẳng giúp gì cho tha nhân được, rốt cuộc cũng trở về tay trắng mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://vietcatholic.net/pics/boiler_bursting_sw.gif
Có một con hồ ly muốn vào trong vườn nho để ăn cho đã một bụng, nhưng lổ hổng của hàng rào quá nhỏ nên nó vào không được, sau ba ngày dằn lòng nhịn đói cuối cùng nó cũng chui vào được bên trong vườn.
Nhưng sau khi nó khoái trá ăn một bụng no càng thì lại chui ra không được, thế là lại ở trong vườn lại nhịn đói thêm ba ngày nữa mới chui ra được.
Lúc này con hồ ly này than thở nói: “Bận tới bận lui, rốt cuộc vẫn chẳng có gì”.
(Diệu ngữ của tâm linh)
Suy tư:
Thời nay con người thường chạy đua với thời gian vì công việc làm ăn, vì thời gian cứ đỏng đảnh đi qua mà công việc thì nhiều nên họ bận túi bụi, vì thế nên có một vài người Ki-tô hữu bận túi bụi vào công ăn việc làm, không kinh không sách, không lễ không lạt, đến khi vỡ nợ thì than trời than đất, tay trắng hoàn tay trắng, lúc này họ mới cảm thấy nhớ Chúa nhớ Mẹ, những người này vẫn còn có lương tâm của người Công Giáo.
Thời nay cũng có những người Ki-tô hữu “bận túi bụi” vào những chuyện không duyên cớ:
- Có những người anh em “bận lui bận tới” với mấy việc tìm khuyết điểm của anh em mình để xoi mói, để chứng tỏ ta đây là người tài ba lỗi lạc, công chính.
- Có những người con giàu có “bận lu bù” vào việc trả công ơn bố mẹ mình, bằng cách đem cuộc sống khó khăn của bố mẹ ra rêu rao cho bàng dân thiên hạ biết, rồi hả hê hãnh diện vì đã đánh được bố mẹ rồi.
- Có những người luôn tỏ ra là mình bận lu bù vì công việc, nhưng thật ra họ rất rảnh, chẳng qua là họ chỉ mượn chức vụ để trốn tránh công việc và trách nhiệm mà thôi.
Có những việc bận túi bụi nhưng đem lại nụ cười vui và hạnh phúc cho tha nhân, đó là những việc bận túi bụi khi phục vụ bệnh nhân trong các bệnh viện; có những việc làm không nghỉ tay, bận lu bù vì niềm vui của những người bất hạnh trong các trường cai nghiện.v.v...
Cái bận lui bận tới mà không được gì của con hồ ly là vì lòng nó tham lam. Cái bận lu bù của người kiêu ngạo thì chẳng giúp gì cho tha nhân được, rốt cuộc cũng trở về tay trắng mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.