Dan Lee
08-29-2007, 03:14 PM
Chúa Nhật 22 C.
Khiêm nhường, hiếu khách và luật lệ.
Bài phúc âm chúng ta nghe trong tin mừng theo thánh Luca Chúa nhật tuần 22 này không đơn giản như đôi khi chúng ta nghĩ. Nếu đọc trọn đoạn thánh kinh của Luca (Luca 14 1; 7-14), chúng ta thấy trước khi dậy dỗ về sự khiêm hạ, Chúa đã chữa lành một bệnh nhân bị phù thũng ngay tại nhà đó (Luca 14: 2-6).
Một cách đơn sơ, chúng ta đồng ý với sự can đảm của Chúa khi Người, tuy được mời đến dự bữa ăn nơi nhà của người Pharisêu, can đảm lên tiếng chỉ trích thói quen của các vị "vọng tộc" giầu có -trong đó có người Pharisêu- thường thích ngồi chỗ quan trọng nhất nơi bữa ăn hoặc bàn tiệc. Chúng ta nhấn mạnh đến lời dậy dỗ của Chúa về hai nhân đức: khiêm tốn và hiếu khách.
Tuy nhiên, nơi đây, Chúa không chỉ nhằm đến hai nhân đức trên mà còn thách đố cả lề luật và lối sống Do thái thời đó.
Như nhiều tôn giáo khác, Do thái giáo không hẳn chỉ là một chuỗi những luật lệ về Yahweh - Chúa, nhưng còn là một tổng hợp những tập quán, cách thực hành, liên quan và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống con người.
Luật điều Torah
Năm cuốn sách đầu trong cựu ước gọi là sách luật hoặc sách Torah. Tổng cộng có 613 điều luật. Sách đề cập đến những gì người Do thái phải tuân theo khi thức dậy buổi sáng, những gì được ăn và không được ăn, những gì phải làm để tuân giữ ngày Sa-bat và lễ trọng, những điều phải theo khi liên hệ với Chúa và với tha nhân..Tiếng Do thái gọi những điều luật này là Halakhah. Mục đích của Halakhah là để tăng thêm chiều kích tinh thần của đời sống, tránh đi các việc làm quá vật chất, nhờ đó, họ dễ giao tiếp với Chúa hơn. Thí dụ như sau khi ăn, hãy nhớ tạ ơn. Tạ ơn sau khi ăn (birkat ha-mazon) là một trong những lời kinh quan trọng nhất của người Do thái. Sách Đê nhị Luật đoạn 8:10 dậy rằng "Khi con đã ăn xong, nhớ tạ ơn Chúa, Chúa của con, vì Ngài đã ban cho con quốc gia đẹp tốt này". Tạ ơn Chúa sau bữa ăn gồm 4 loại:
1. Birkat Hazan: tạ ơn Chúa đã ban thức ăn cho thế giới
2. Birkat Ha-Aretz: tạ ơn Chúa đã mang dân Do thái ra khỏi Ai cập, thiết lập giao ước và ban cho dân Do thái đất làm gia nghiệp.
3. Birkat Yerushalayim: tạ ơn Chúa đã tái lập Giêrusalem và hứa ban đấng Me-si-a
4. Birkat Ha-Tov v'Ha-Maytiv: tạ ơn Chúa cho sống đẹp và làm việc thiện.
Trong số 613 luật điều Torah, có những luật điều ghi chép rõ ràng và minh bạch, như chớ giết người. Có luật điều nửa minh bạch nửa không, như giữ ngày Sa-bát, không làm việc xác ngày Sa-bát, mà không nói rõ phải giữ như thế nào.
Luật điều từ các tư tế.
Để giải thích luật, nhất là những luật không minh bạch, các thầy Rabbi đưa ra điều luật gọi là Rabbanan. Luật Rabbanan cũng mang tính cách ràng buộc như luật Torah. Thí dụ luật Rabbi giải thích điều luật chớ làm việc xác ngày Sa-bát bằng cách nói rằng trong ngày Sa-bát, không được nhấc búa, nhấc bút, nhấc tiền, vì những động tác này chứng tỏ rằng người đó đang làm việc. Điều luật Rabbanan giúp người Do thái khỏi vô tình mắc lỗi gọi là gezeirah. (Do đó, khi Chúa thách đố các người Pharisêu có nên chữa bệnh trong ngày Sa-bát hay không, họ đã không thể và không dám trả lời.)
Còn loại điều luật khác nhằm giúp dân sống và nhớ luật thường xuyên, gọi là takkanah. Takkanah buộc người Do thái phải đọc sách luật các ngày thứ hai và thứ năm.
Từ các luật buộc trên phát sinh ra các hệ quả không lường trước. Để đọc sách luật và đọc lời tạ ơn Chúa sau bữa ăn, người ta cần có những người thạo luật và những chỗ dành riêng. Từ đó nhiều người thích được ở chiếu nhất, chỗ quan trọng hầu dễ nghe và dễ đọc sách luật, đồng thời cũng chứng minh cho người khác thấy mình luôn lưu tâm và kính trọng lề luật.
Chúa Giêsu, khi dậy dỗ người nghe khiêm nhường và hiếu khách đã thách đố cả lề luật Rabbanan. Có lẽ nhờ vậy chúng ta hiểu rõ hơn tại sao Chúa nói "ta đến không để phá hủy mà để làm trọn lề luật (Mt 5: 17)."
Nghe luật, đọc luật, đọc kinh tạ ơn trước và sau bữa ăn như luật dậy là điều nên làm và phải làm, nhưng từ đó biến thành những lo lắng quá độ về tôn ti, trật tự trong bữa ăn, chỗ ngồi ở hội đường, cộng đoàn hoặc nhà thờ, thì hành động đó lại trở nên sai trái. Chúa đã dùng cơ hội chỗ ngồi trong bữa ăn dậy dỗ cho mọi người biết đâu là sự khiêm hạ và đâu là sự hiếu khách thực. Khiêm hạ là người biết rõ vị thế của mình -không phải chỉ với người khác- mà nhất là với Chúa. Biết mình chẳng là gì trước mặt Chúa. Đằng khác, cũng đừng nên đi đến thái cực khác. Nhiều người ra vẻ khiêm nhường để chủ nhà phải mời đôi ba lần mới dời lên bàn trên. Tuy nhiên, nếu chủ nhà "quên" mời thì về nhà giận dữ..
Hiếu khách là người "khi con đãi khác ăn trưa hoặc ăn tối, đừng kêu bạn bè, anh em hay bà con hoặc láng giềng giầu có, kẻo họ cũng mời lại con.. Trái lại, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ. Như vậy con mới thật có phúc (Luca 14: 14)." Hiếu khách như trên đúng như lời cổ nhân ta thường nói "làm phúc tay phải, đừng cho tay trái biết."
Để xã hội có trật tự, cần có tôn ti, nhưng đừng quá quan trọng "chiếu trên, chiếu dưới." Hãy thấy Chúa trong những người hèn kém. Hãy nhìn đến tương giao của mình với Chúa. Có như vậy mới là làm trọn lề luật.
LM Đào Quang Chính
Khiêm nhường, hiếu khách và luật lệ.
Bài phúc âm chúng ta nghe trong tin mừng theo thánh Luca Chúa nhật tuần 22 này không đơn giản như đôi khi chúng ta nghĩ. Nếu đọc trọn đoạn thánh kinh của Luca (Luca 14 1; 7-14), chúng ta thấy trước khi dậy dỗ về sự khiêm hạ, Chúa đã chữa lành một bệnh nhân bị phù thũng ngay tại nhà đó (Luca 14: 2-6).
Một cách đơn sơ, chúng ta đồng ý với sự can đảm của Chúa khi Người, tuy được mời đến dự bữa ăn nơi nhà của người Pharisêu, can đảm lên tiếng chỉ trích thói quen của các vị "vọng tộc" giầu có -trong đó có người Pharisêu- thường thích ngồi chỗ quan trọng nhất nơi bữa ăn hoặc bàn tiệc. Chúng ta nhấn mạnh đến lời dậy dỗ của Chúa về hai nhân đức: khiêm tốn và hiếu khách.
Tuy nhiên, nơi đây, Chúa không chỉ nhằm đến hai nhân đức trên mà còn thách đố cả lề luật và lối sống Do thái thời đó.
Như nhiều tôn giáo khác, Do thái giáo không hẳn chỉ là một chuỗi những luật lệ về Yahweh - Chúa, nhưng còn là một tổng hợp những tập quán, cách thực hành, liên quan và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống con người.
Luật điều Torah
Năm cuốn sách đầu trong cựu ước gọi là sách luật hoặc sách Torah. Tổng cộng có 613 điều luật. Sách đề cập đến những gì người Do thái phải tuân theo khi thức dậy buổi sáng, những gì được ăn và không được ăn, những gì phải làm để tuân giữ ngày Sa-bat và lễ trọng, những điều phải theo khi liên hệ với Chúa và với tha nhân..Tiếng Do thái gọi những điều luật này là Halakhah. Mục đích của Halakhah là để tăng thêm chiều kích tinh thần của đời sống, tránh đi các việc làm quá vật chất, nhờ đó, họ dễ giao tiếp với Chúa hơn. Thí dụ như sau khi ăn, hãy nhớ tạ ơn. Tạ ơn sau khi ăn (birkat ha-mazon) là một trong những lời kinh quan trọng nhất của người Do thái. Sách Đê nhị Luật đoạn 8:10 dậy rằng "Khi con đã ăn xong, nhớ tạ ơn Chúa, Chúa của con, vì Ngài đã ban cho con quốc gia đẹp tốt này". Tạ ơn Chúa sau bữa ăn gồm 4 loại:
1. Birkat Hazan: tạ ơn Chúa đã ban thức ăn cho thế giới
2. Birkat Ha-Aretz: tạ ơn Chúa đã mang dân Do thái ra khỏi Ai cập, thiết lập giao ước và ban cho dân Do thái đất làm gia nghiệp.
3. Birkat Yerushalayim: tạ ơn Chúa đã tái lập Giêrusalem và hứa ban đấng Me-si-a
4. Birkat Ha-Tov v'Ha-Maytiv: tạ ơn Chúa cho sống đẹp và làm việc thiện.
Trong số 613 luật điều Torah, có những luật điều ghi chép rõ ràng và minh bạch, như chớ giết người. Có luật điều nửa minh bạch nửa không, như giữ ngày Sa-bát, không làm việc xác ngày Sa-bát, mà không nói rõ phải giữ như thế nào.
Luật điều từ các tư tế.
Để giải thích luật, nhất là những luật không minh bạch, các thầy Rabbi đưa ra điều luật gọi là Rabbanan. Luật Rabbanan cũng mang tính cách ràng buộc như luật Torah. Thí dụ luật Rabbi giải thích điều luật chớ làm việc xác ngày Sa-bát bằng cách nói rằng trong ngày Sa-bát, không được nhấc búa, nhấc bút, nhấc tiền, vì những động tác này chứng tỏ rằng người đó đang làm việc. Điều luật Rabbanan giúp người Do thái khỏi vô tình mắc lỗi gọi là gezeirah. (Do đó, khi Chúa thách đố các người Pharisêu có nên chữa bệnh trong ngày Sa-bát hay không, họ đã không thể và không dám trả lời.)
Còn loại điều luật khác nhằm giúp dân sống và nhớ luật thường xuyên, gọi là takkanah. Takkanah buộc người Do thái phải đọc sách luật các ngày thứ hai và thứ năm.
Từ các luật buộc trên phát sinh ra các hệ quả không lường trước. Để đọc sách luật và đọc lời tạ ơn Chúa sau bữa ăn, người ta cần có những người thạo luật và những chỗ dành riêng. Từ đó nhiều người thích được ở chiếu nhất, chỗ quan trọng hầu dễ nghe và dễ đọc sách luật, đồng thời cũng chứng minh cho người khác thấy mình luôn lưu tâm và kính trọng lề luật.
Chúa Giêsu, khi dậy dỗ người nghe khiêm nhường và hiếu khách đã thách đố cả lề luật Rabbanan. Có lẽ nhờ vậy chúng ta hiểu rõ hơn tại sao Chúa nói "ta đến không để phá hủy mà để làm trọn lề luật (Mt 5: 17)."
Nghe luật, đọc luật, đọc kinh tạ ơn trước và sau bữa ăn như luật dậy là điều nên làm và phải làm, nhưng từ đó biến thành những lo lắng quá độ về tôn ti, trật tự trong bữa ăn, chỗ ngồi ở hội đường, cộng đoàn hoặc nhà thờ, thì hành động đó lại trở nên sai trái. Chúa đã dùng cơ hội chỗ ngồi trong bữa ăn dậy dỗ cho mọi người biết đâu là sự khiêm hạ và đâu là sự hiếu khách thực. Khiêm hạ là người biết rõ vị thế của mình -không phải chỉ với người khác- mà nhất là với Chúa. Biết mình chẳng là gì trước mặt Chúa. Đằng khác, cũng đừng nên đi đến thái cực khác. Nhiều người ra vẻ khiêm nhường để chủ nhà phải mời đôi ba lần mới dời lên bàn trên. Tuy nhiên, nếu chủ nhà "quên" mời thì về nhà giận dữ..
Hiếu khách là người "khi con đãi khác ăn trưa hoặc ăn tối, đừng kêu bạn bè, anh em hay bà con hoặc láng giềng giầu có, kẻo họ cũng mời lại con.. Trái lại, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ. Như vậy con mới thật có phúc (Luca 14: 14)." Hiếu khách như trên đúng như lời cổ nhân ta thường nói "làm phúc tay phải, đừng cho tay trái biết."
Để xã hội có trật tự, cần có tôn ti, nhưng đừng quá quan trọng "chiếu trên, chiếu dưới." Hãy thấy Chúa trong những người hèn kém. Hãy nhìn đến tương giao của mình với Chúa. Có như vậy mới là làm trọn lề luật.
LM Đào Quang Chính