Dan Lee
08-29-2007, 03:24 PM
DÂNG HIẾN CUỘC ĐỜI CỨU SỐNG CÁC TRẺ EM BỊ UNG THƯ ÓC
Chris Feulner - 4 tuổi - là con út của gia đình có 4 người con. Một ngày, đang chơi bỗng Chris giơ tay ôm đầu vừa chạy vào nhà vừa hét lớn:
- Con đau tai, trời ơi, con đau tai!
Gương mặt cậu bé trở nên đỏ gay. Cậu bé vừa dậm chân vừa dùng tay kéo mạnh tai, như muốn giật đứt vành tai để làm giảm cơn đau. Cha mẹ cậu bé hốt hoảng trước cơn đau dữ dội bất ngờ của con. Ông bà vội mang con đến nhà thương xin cấp cứu. Sau một hồi khám nghiệm, bác sĩ không tìm ra lý do cơn đau, đành cho cậu bé ra về và dặn cha mẹ cho cậu uống thuốc Aspirine để làm giảm cơn đau.
Thế nhưng cũng kể từ hôm đó, bé thường bị lên cơn đau khiến cậu phải la hét. . Từ một cậu bé vui tươi tinh nghịch, Chris trở thành lầm lì, buồn bã. Một ngày, sau những chữa trị đau đớn, Chris nói với Ba:
- Con thích được lên thiên đàng hơn phải sống như thế này!
Chặng đường thánh giá của bé Chris kéo dài hơn hai năm trời, cho đến một hôm, có người mách cha mẹ bé Chris tìm đến với bác sĩ Fred Epstein, chuyên viên giải phẫu thần kinh, tại Trung Tâm chữa trị thần kinh cho trẻ em ở đại học New York. Hôm đó là ngày 5-9-1980 và bé Chris lên 6 tuổi.
Sau khi khám nghiệm, bác sĩ Fred nhận thấy cậu bé bị ung thư óc, nhưng tại những nơi não bộ điều khiển các hoạt động chính yếu như: phản xạ, hít thở và nhịp đập của tim. Do đó, cuộc giải phẫu sẽ gặp nhiều nguy hiểm và hy vọng chữa lành thật mỏng manh. Cha mẹ cậu bé cũng biết rõ tình trạng trầm trọng của con, nên quyết định phó thác mọi sự rủi may trong bàn tay lành nghề, và nhất là, nơi tấm lòng yêu thương và ý muốn cứu sống các trẻ em của bác sĩ Fred Epstein.
Bác sĩ Fred quyết định giải phẫu não bộ của bé Chris, để cắt bỏ phần bị ung thư. Và cuộc giải phẫu thành công. Chris Feulner sau đó là thanh niên yêu đời, tràn đầy sức sống.
Đối với bác sĩ Fred Epstein, thì đây là một trong những thành công đem lại an ủi và khuyến khích, trong cuộc đời hành nghề giải phẫu thần kinh cho trẻ em.
Khi còn ở bậc tiểu và trung học, Fred là học sinh hết sức bình thường. Đến khi mãn bậc trung học, Fred lại nhất quyết ghi tên vào trường y khoa. Anh muốn trở thành bác sĩ. Nhưng vì học lực không mấy xuất sắc, nên đơn của chàng luôn bị bác bỏ. Sau cùng, nhờ sự can thiệp của thân phụ, lúc đó đang hành nghề bác sĩ, Fred mới được nhận vào phân khoa bác sĩ thuộc đại học New York.
Fred theo ngành chữa trị thần kinh, giống như thân sinh và anh cả. Nhưng sau ba năm, người ta chuyển chàng sang ngành giải phẫu thần kinh. Ban đầu, ngành này làm chàng khiếp sợ, vì chàng nhận ra: một bác sĩ giải phẫu thần kinh khác xa một bác sĩ chữa trị thần kinh. Vị bác sĩ thần kinh chỉ tưởng tượng bên trong bộ óc của bệnh nhân, trong khi bác sĩ giải phẫu thần kinh, trông thấy, đụng chạm và chữa trị chính bộ óc bệnh nhân.
Nhưng rồi với thời gian, Fred cảm thấy bị thu hút bởi ngành giải phẫu thần kinh, đặc biệt là thần kinh trẻ em. Sau khi ra trường, bác sĩ Fred Epstein quyết định dâng hiến cuộc đời để chữa trị các trẻ em. Bác sĩ nói:
- Trông thấy chứng ung thư tàn phá thân xác một trẻ em, thì chẳng khác nào chiêm ngắm vẻ đẹp của một thụ tạo, nhưng ở mặt trái của nó! Tôi không bao giờ đầu hàng trước cái chết của trẻ em, bao lâu tôi chưa làm hết cách để cứu sống các em.
Mỗi khi đứng trước chứng bệnh của một em bé, bác sĩ Fred luôn tự nguyện đem hết khả năng và nhiệt huyết ra để chữa trị. Bác sĩ tâm sự:
- Trong khi hành nghề bác sĩ, tôi cảm nhận sự nâng đỡ cách riêng của gia đình, gồm vợ hiền và năm đứa con. Mỗi lần giải phẫu một trường hợp nguy kịch, tôi biết rõ, vợ và các con cùng hiệp sức với tôi bằng lời cầu nguyện. Ngoài ra, tận nơi sâu thẳm lòng tôi, ẩn chứa Đức Tin vững mạnh vào sự trợ giúp của THIÊN CHÚA. Chính Đức Tin thúc đẩy tôi phải ra tay và phải chữa trị đến cùng. Bên cạnh Đức Tin, tôi cũng mang niềm hy vọng. Trước bất cứ trường hợp nào, dù hiểm nguy cách mấy, tôi luôn hy vọng mình có thể chữa trị được, hầu mang lại niềm hy vọng cho bệnh nhân và cho gia đình bệnh nhân. Tôi còn một ước muốn sâu xa khác, đó là, bằng mọi cách, phải cứu vớt mạng sống con người.
Một lần, một bác sĩ bạn trách cứ bác sĩ Fred đi quá xa trong các cuộc giải phẫu, nếu không muốn nói là quá liều lĩnh trong ước muốn: giải phẫu thần kinh để chữa trị bệnh ung thư não bộ, bác sĩ Fred Epstein điềm nhiên trả lời:
- Cần phải biết hy vọng và tin tưởng. Phép lạ là điều có thể xảy ra và đã xảy ra. Tôi từng chứng kiến phép lạ. Vậy tại sao chúng ta không biết hy vọng và tin tưởng?
... ”Ai lên trời chiếm được khôn ngoan, rời khỏi tầng mây mà đưa xuống? Ai vượt trùng dương để mong tìm được, rồi lấy vàng y đổi đem về? Đường khôn ngoan, nào ai biết được, nẻo khôn ngoan, mấy kẻ quan tâm? Chỉ mình Đấng Toàn Tri mới biết đức khôn ngoan, chỉ có trí tuệ Người mới thông suốt được. Người đã thiết lập cõi đất cho bền vững muôn đời, đã cho thú vật tràn đầy mặt đất. . Chính Người là THIÊN CHÚA chúng ta, chẳng có ai sánh được như Người” (Sách Barúc 3,29-32+36).
(”Sélection du Reader's Digest”, Avril/1993, trang 154-180).
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Chris Feulner - 4 tuổi - là con út của gia đình có 4 người con. Một ngày, đang chơi bỗng Chris giơ tay ôm đầu vừa chạy vào nhà vừa hét lớn:
- Con đau tai, trời ơi, con đau tai!
Gương mặt cậu bé trở nên đỏ gay. Cậu bé vừa dậm chân vừa dùng tay kéo mạnh tai, như muốn giật đứt vành tai để làm giảm cơn đau. Cha mẹ cậu bé hốt hoảng trước cơn đau dữ dội bất ngờ của con. Ông bà vội mang con đến nhà thương xin cấp cứu. Sau một hồi khám nghiệm, bác sĩ không tìm ra lý do cơn đau, đành cho cậu bé ra về và dặn cha mẹ cho cậu uống thuốc Aspirine để làm giảm cơn đau.
Thế nhưng cũng kể từ hôm đó, bé thường bị lên cơn đau khiến cậu phải la hét. . Từ một cậu bé vui tươi tinh nghịch, Chris trở thành lầm lì, buồn bã. Một ngày, sau những chữa trị đau đớn, Chris nói với Ba:
- Con thích được lên thiên đàng hơn phải sống như thế này!
Chặng đường thánh giá của bé Chris kéo dài hơn hai năm trời, cho đến một hôm, có người mách cha mẹ bé Chris tìm đến với bác sĩ Fred Epstein, chuyên viên giải phẫu thần kinh, tại Trung Tâm chữa trị thần kinh cho trẻ em ở đại học New York. Hôm đó là ngày 5-9-1980 và bé Chris lên 6 tuổi.
Sau khi khám nghiệm, bác sĩ Fred nhận thấy cậu bé bị ung thư óc, nhưng tại những nơi não bộ điều khiển các hoạt động chính yếu như: phản xạ, hít thở và nhịp đập của tim. Do đó, cuộc giải phẫu sẽ gặp nhiều nguy hiểm và hy vọng chữa lành thật mỏng manh. Cha mẹ cậu bé cũng biết rõ tình trạng trầm trọng của con, nên quyết định phó thác mọi sự rủi may trong bàn tay lành nghề, và nhất là, nơi tấm lòng yêu thương và ý muốn cứu sống các trẻ em của bác sĩ Fred Epstein.
Bác sĩ Fred quyết định giải phẫu não bộ của bé Chris, để cắt bỏ phần bị ung thư. Và cuộc giải phẫu thành công. Chris Feulner sau đó là thanh niên yêu đời, tràn đầy sức sống.
Đối với bác sĩ Fred Epstein, thì đây là một trong những thành công đem lại an ủi và khuyến khích, trong cuộc đời hành nghề giải phẫu thần kinh cho trẻ em.
Khi còn ở bậc tiểu và trung học, Fred là học sinh hết sức bình thường. Đến khi mãn bậc trung học, Fred lại nhất quyết ghi tên vào trường y khoa. Anh muốn trở thành bác sĩ. Nhưng vì học lực không mấy xuất sắc, nên đơn của chàng luôn bị bác bỏ. Sau cùng, nhờ sự can thiệp của thân phụ, lúc đó đang hành nghề bác sĩ, Fred mới được nhận vào phân khoa bác sĩ thuộc đại học New York.
Fred theo ngành chữa trị thần kinh, giống như thân sinh và anh cả. Nhưng sau ba năm, người ta chuyển chàng sang ngành giải phẫu thần kinh. Ban đầu, ngành này làm chàng khiếp sợ, vì chàng nhận ra: một bác sĩ giải phẫu thần kinh khác xa một bác sĩ chữa trị thần kinh. Vị bác sĩ thần kinh chỉ tưởng tượng bên trong bộ óc của bệnh nhân, trong khi bác sĩ giải phẫu thần kinh, trông thấy, đụng chạm và chữa trị chính bộ óc bệnh nhân.
Nhưng rồi với thời gian, Fred cảm thấy bị thu hút bởi ngành giải phẫu thần kinh, đặc biệt là thần kinh trẻ em. Sau khi ra trường, bác sĩ Fred Epstein quyết định dâng hiến cuộc đời để chữa trị các trẻ em. Bác sĩ nói:
- Trông thấy chứng ung thư tàn phá thân xác một trẻ em, thì chẳng khác nào chiêm ngắm vẻ đẹp của một thụ tạo, nhưng ở mặt trái của nó! Tôi không bao giờ đầu hàng trước cái chết của trẻ em, bao lâu tôi chưa làm hết cách để cứu sống các em.
Mỗi khi đứng trước chứng bệnh của một em bé, bác sĩ Fred luôn tự nguyện đem hết khả năng và nhiệt huyết ra để chữa trị. Bác sĩ tâm sự:
- Trong khi hành nghề bác sĩ, tôi cảm nhận sự nâng đỡ cách riêng của gia đình, gồm vợ hiền và năm đứa con. Mỗi lần giải phẫu một trường hợp nguy kịch, tôi biết rõ, vợ và các con cùng hiệp sức với tôi bằng lời cầu nguyện. Ngoài ra, tận nơi sâu thẳm lòng tôi, ẩn chứa Đức Tin vững mạnh vào sự trợ giúp của THIÊN CHÚA. Chính Đức Tin thúc đẩy tôi phải ra tay và phải chữa trị đến cùng. Bên cạnh Đức Tin, tôi cũng mang niềm hy vọng. Trước bất cứ trường hợp nào, dù hiểm nguy cách mấy, tôi luôn hy vọng mình có thể chữa trị được, hầu mang lại niềm hy vọng cho bệnh nhân và cho gia đình bệnh nhân. Tôi còn một ước muốn sâu xa khác, đó là, bằng mọi cách, phải cứu vớt mạng sống con người.
Một lần, một bác sĩ bạn trách cứ bác sĩ Fred đi quá xa trong các cuộc giải phẫu, nếu không muốn nói là quá liều lĩnh trong ước muốn: giải phẫu thần kinh để chữa trị bệnh ung thư não bộ, bác sĩ Fred Epstein điềm nhiên trả lời:
- Cần phải biết hy vọng và tin tưởng. Phép lạ là điều có thể xảy ra và đã xảy ra. Tôi từng chứng kiến phép lạ. Vậy tại sao chúng ta không biết hy vọng và tin tưởng?
... ”Ai lên trời chiếm được khôn ngoan, rời khỏi tầng mây mà đưa xuống? Ai vượt trùng dương để mong tìm được, rồi lấy vàng y đổi đem về? Đường khôn ngoan, nào ai biết được, nẻo khôn ngoan, mấy kẻ quan tâm? Chỉ mình Đấng Toàn Tri mới biết đức khôn ngoan, chỉ có trí tuệ Người mới thông suốt được. Người đã thiết lập cõi đất cho bền vững muôn đời, đã cho thú vật tràn đầy mặt đất. . Chính Người là THIÊN CHÚA chúng ta, chẳng có ai sánh được như Người” (Sách Barúc 3,29-32+36).
(”Sélection du Reader's Digest”, Avril/1993, trang 154-180).
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt