Dan Lee
08-29-2007, 03:56 PM
phóng sự bên ni bên nớ
công nhân và cô dâu việt nam tại đài loan
trong khi nhân phẩm của người Việt Nam sống ở bên ni, trên vùng đất Bắc Mỹ, Úc Châu, Âu Châu được tôn trọng, có một phần đời của người Việt Nam đang sinh sống bên nớ, ở trên đất Đài Loan bị khinh thường...
http://www.nguyentrungtay.com/bennibenno.jpg
Cô dâu Việt Nam tại Đài Đông, Nguyễn Trung Tây
Tựa bài Bên Ni Bên Nớ có thể khiến cho một số độc giả hơi hụt hẫng bởi không hiểu rõ bên ni bên nớ là cái chi vậy. Bên ni nói theo giọng của người miền Trung có nghĩa là bên đây. Bên nớ là bên kia, là bên ngược lại với bên ni.
Người Công Giáo ai cũng biết thánh đô Vatican của Giáo Hội Công Giáo nằm gọn trong lòng thủ đô Rôma của quốc gia Ý. Cho nên mới có chuyện kể rằng một người, trong khi bị cảnh sát Rôma lùng bắt săn đuổi, nếu chạy qua được bên kia đường biên giới ngăn chia thủ đô Rôma và thánh đô Vatican, cảnh sát Rôma của chính phủ Ý sẽ phải dừng lại, không dám chạy vượt qua đường biên giới ngăn chia hai nước để săn đuổi người nữa, bởi vì bên ni của đường biên giới là luật lệ của người Ý, nhưng bên nớ là lãnh thổ của Giáo Hội Công Giáo. Hai vùng đất có hai bộ luật và hai cách sống khác nhau.
Có một thời bức tường Bá Linh dựng cao chạy dài phân chia thủ đô Bá Linh của người Đức làm hai phần, một bên là Tây Bá Linh, một bên là Đông Bá Linh. Bên ni của bức tường Bá Linh là một bộ luật. Bên nớ của bức tường Bá Linh sinh sống với một bộ luật khác. Hai bộ luật hoàn toàn khác nhau.
Ngày hôm nay, nhân loại rộn ràng bước vào thiên niên kỷ thứ ba. Trong thời đại của siêu điện toán, mặt trăng của một thời kỳ bí diệu mênh mông không còn là bí diệu đối với thế giới nữa. Vào những năm đầu tiên của thế kỷ thứ 2000, bỏ lại sau lưng nguyên cả một mảnh trăng rằm, nhân loại hăm hở dẫn nhau bước lên sao Hỏa, người hàng xóm của trái đất. Đồng hành với những chuyến bay tấp nập vào trong vũ trụ, nhân loại cũng vượt tiến nổi bật trong nhiều lãnh vực khác nhau, thí dụ, tâm lý, văn chương, điện ảnh, và đặc biệt nhất là trong lãnh vực nhân quyền, bàn về những giá trị căn bản tối thiểu mà mọi con người của mọi sắc dân phải được thừa hưởng. Người công nhân của một thời bị đối xử bất công và người phụ nữ của một thời bị đối xử như những món hàng hóa đã trở thành những câu chuyện của quá khứ, đôi khi còn là chuyện huyền thoại trong nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những cường quốc và những quốc gia đang phát triển. Thế nhưng, cũng trong cùng một tâm tình của bên ni bên nớ, ngay trong ngày hôm nay và ngay bây giờ của thiên niên kỷ thứ ba, trong khi nhân phẩm của người Việt Nam sống ở bên ni, trên vùng đất Bắc Mỹ, Úc Châu, Âu Châu được tôn trọng, có một phần đời của người Việt Nam đang sinh sống bên nớ, ở trên đất Đài Loan bị khinh thường, trong một số trường hợp những mảnh đời Việt Nam tha hương này còn bị hạ nhục vừa về thể chất vừa về tinh thần. Người viết muốn nói đến những công nhân và cô dâu Việt Nam hiện đang làm việc và sinh sống trên đảo quốc Đài Loan.
I. Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý Công Nhân và Cô Dâu Việt Nam (VMWBO)
Trong những năm gần đây, cộng đồng Việt Nam trên toàn thế giới không còn lạ chi với Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý Công Nhân và Cô Dâu Việt Nam tại Đài Loan, hay VMWBO viết tắt từ chữ Vietnamese Migrant Workers’ & Brides Office, do LM Phêrô Nguyễn Văn Hùng, một tu sĩ thuộc dòng truyền giáo Columban phụ trách. Tôi cũng không phải là một ngoại lệ, bởi qua sách báo, chương trình phát thanh phỏng vấn trong những đại nhạc hội văn nghệ, hoặc trên đài, hoặc trên TV, tôi đã nghe nói tới rất nhiều về hiện tượng công nhân và cô dâu Việt Nam tại đảo quốc Đài Loan. Đặc biệt có một thời thế giới và cộng đồng Việt Nam phẫn nộ với những bức hình của cô dâu Việt Nam bị mang ra rao bán trên hệ thống điện toán như những món hàng! Muốn tìm hiểu thêm về hiện tượng nhức nhối đã khiến lương tâm của thế giới và nhiều người Việt Nam trên khắp thế giới xúc động và phẫn nộ, trong một lần dừng chân tại phi trường Đài Loan, tôi quyết định ghé thăm Văn Phòng VMWBO của LM Nguyễn Văn Hùng vào một buổi sáng sớm thứ Bẩy, tháng 9 năm 2005. Ngày hôm đó, một ngày mùa hè với ẩm thấp hơi nóng, trong phòng đợi mênh mông của phi trường quốc tế Đài Bắc, tôi nhận ra LM Hùng đang vẫy tay từ đàng xa. Tôi bước tới. LM Hùng bước lại. Cả hai cùng bước lại gần với nhau hơn. Người tu sĩ dòng Columban bắt tay chào tôi trước, cất tiếng hỏi thăm. Tôi mỉm cười nhận ra đó vẫn là LM Hùng với giọng nói nhỏ nhẹ, cử chỉ nhẹ nhàng; nhưng cũng chính người tu sĩ với dáng người nhỏ bé có tên Nguyễn Văn Hùng, ngay tại phi trường quốc tế Đài Bắc, không chịu nhường một bước hay lùi một phân trước những đầu nậu buôn người và ngay cả cảnh sát Đài Loan để giành giật lại những công nhân và cô gái có dòng máu Việt, mang về Trung Tâm Tình Thương của Văn Phòng VMWBO để tạm trú và cũng để chữa trị những vết thương đã sưng đỏ mưng mủ làm độc trên thể xác và trong tinh thần. Cũng chính LM Hùng, trong chương trình Mùa Hè Rực Rỡ 2005 do trung tâm Asia tổ chức tại Long Beach năm 2005, khi người MC của chương trình văn nghệ giới thiệu LM Hùng và văn phòng VMWBO tới khán giả của đêm đại hội Mùa Hè Rực Rỡ 2005, cả hội trường đông nghẹt người đồng loạt đứng lên vỗ tay chào mừng người xuất gia Việt Nam đang dấn thân tranh đấu cho nhân phẩm của con người.
Theo lời của những linh mục Việt Nam hiện đang phục vụ tại Đài Loan, hiện tượng công nhân và cô dâu đi làm cho và lập gia đình với người Đài Loan đã bắt đầu bùng nổ vào những năm đầu tiên của thập niên chín mươi. Vào những thời gian đầu tiên, trước khi Văn Phòng VMWBO mở cửa chính thức hoạt động, những khi bị chủ nhân bóc lột sức lao động, đánh đập hoặc bị gia đình bên chồng hành hạ, ngược đãi, những linh mục Việt Nam tại những giáo xứ của Đài Loan là những người đầu tiên mà những người công nhân và cô dâu Việt Nam liên lạc, nhờ các ngài can thiệp và giúp đỡ. Tùy theo khả năng và điều kiện của từng người, nhiều linh mục và tu sĩ Việt Nam trên đảo đã và đang can thiệp với chính quyền địa phương, đòi hỏi Đài Loan phải có những đối xử công bằng với công nhân và cô dâu Việt Nam đang làm việc và sinh sống trên đất Đài Loan. Nhưng một trong những phong trào lớn mạnh, được nhiều người biết tới nhất vẫn là Văn Phòng VMWBO của LM Nguyễn Văn Hùng. Theo như lời của LM Hùng, vào thời điểm 9/2005, có khoảng 100,000 cô dâu và 65,000 nhân công Việt Nam đang có mặt tại hải đảo Đài Loan. Phần lớn, các công nhân và cô dâu Việt Nam đã đặt chân tới Đài Loan qua chương trình Công Nhân Xuất Khẩu và Cô Dâu Ngoại Kiều. Nói một cách khác, để được đặt chân lên Đài Loan trong diện lao động và diện kết hôn, cả hai, công nhân xuất khẩu và cô dâu người Việt Nam, đều đã phải trả một số tiền khá lớn cho những trung tâm môi giới. Theo lời của LM Hùng, phần lớn công nhân và cô dâu người Việt đã phải vay mượn tiền bạc, cầm nhà cửa, và ruộng nương để có được một cái vé phi cơ đặt chân lên phi trường Đài Bắc. Nhưng khi họ đặt chân lên được Đài Loan, những người phụ nữ đến từ những thôn làng của bưng biền, bị lọt vào tay những tổ chức buôn người, hoặc làm nô lệ không công, hoặc hành nghề mãi dâm cho người bản xứ hoặc bị bán cho những ổ nhện tại Thái Lan. Riêng các công nhân Việt Nam, khi bị thương tích, có người bị đuổi trả về Việt Nam, với không tiền bồi thường cho những thương tật lao động đã hằn sâu trên thân thể.
http://www.nguyentrungtay.com/bennibenno3.jpg
LM Phêrô Nguyên Văn Hùng
II. Công Nhân và Cô Dâu
A. Công Nhân: Thương Tật
Ngày đầu tiên khi ngồi trong văn phòng của VMWBO, tôi đã có dịp chứng kiến cuộc phỏng vấn giữa LM Hùng và một người thanh niên 23 tuổi với vết thương tích trên bốn ngón tay. Anh T là một thanh niên còn độc thân, đến từ miền Bắc Việt Nam. Anh đã sang làm việc bên Đài Loan từ ngày 10 tháng 4 năm 2005. Anh T làm việc cho một công ty điện tử của Đài Loan. Trong một lần làm việc, theo lời anh T kể lại, anh bị máy dập nát hư nguyên một bàn tay. Nói tới đây, anh T giơ cao bàn tay trái ra cho chúng tôi cùng nhìn. LM Hùng nói anh T gỡ băng tay ra để Văn Phòng chụp hình làm tài liệu. Khi đó, tôi mới nhìn thấy bốn ngón tay bên tay trái đã hoàn toàn bị dập nát. Ngón trỏ bị đứt một nửa đốt, ngón tay giữa và ngón áp úp nặng nhất, bị đứt hẳn một đốt rưỡi, ngón út bị đứt đúng một đốt ngón tay. Theo như lời anh T, sau khi bị tai nạn trong khi anh đang làm việc ở trong hãng, ông chủ của hãng điện tử đã mang anh T tới nhà thương để băng bó và săn sóc cho thương tích đã bị gây ra bởi tai nạn trong khi lao động. Nhưng sau đó, anh T đã bị đuổi khỏi hãng điện tử, và anh cũng không hề nhận được bất cứ một khoản tiền bồi thường nào cho thương tật lao động đã trở thành vĩnh viễn trên thân thể của anh. Bởi anh T đã không còn khả năng làm việc, hợp đồng lao động của anh với hãng không còn hiệu nghiệm nữa. Bởi thế, anh T sẽ bị công ty điện tử gửi trả lại về Việt Nam. Điều phi lý đầu tiên, một người trong khi lắng nghe câu chuyện của anh T nhận ra được liền, là anh T không nhận được bất cứ một khoản tiền nào đền bù cho tai nạn lao động ngoại trừ số tiền thuốc chữa trị cho bốn ngón tay đã bị cắt cụt mà hãng đã thanh toán cho bệnh viện trong thời gian anh được điều trị. Khi bước chân lên phi cơ quay về Việt Nam, ngoài bốn ngón tay đã trở thành vĩnh viễn tàn phế, anh T không còn có chi để mang theo về lại quê nhà sống tiếp những chuỗi ngày còn lại của tuổi thanh niên mới chớm 23.
Tôi hỏi anh T,
— Con có bạn gái chưa?
Anh T trả lời,
— Nghe tin con bị thương cụt bốn ngón tay, cô đó bỏ con rồi.
Tôi không hỏi thêm nữa, bởi có hỏi cũng bằng thừa. Nói chi thêm trong trường hợp này, khi người thanh niên 23 tuổi vào một buổi sáng ngày 10 tháng 4 năm 2005 đã bước chân xuống phi trường Đài Bắc với bao nhiêu mộng mơ cho một tương lai rực rỡ, nhưng giờ này lại đang ngồi trước mặt tôi với bốn ngón tay tàn phế, hiện giờ, lại còn đang bị đe dọa đuổi về lại Việt Nam.
Tôi hỏi LM Hùng,
— Văn Phòng VMWBO sẽ tranh đấu ra sao trong trường hợp của anh T?
LM Hùng cho biết Văn Phòng sẽ tranh đấu đòi hãng điện tử phải:
(1). Bồi thường những thiệt hại về thân thể cho anh T, trong trường hợp này là bốn ngón tay đã hoàn toàn bị hủy hoại,
(2). Bồi thường cho những thiệt hại về tinh thần có liên quan đến sức khỏe tâm lý của anh T sau khi tai nạn xảy ra đã hủy hoại bốn ngón tay của bàn tay trái,
(3). Bồi thường cho khả năng lao động tính cho tới khi anh T 65 tuổi, và
(4). Để làm được ba điều trên, điều đầu tiên Văn phòng VMWBO sẽ phải làm là tranh đấu để anh T không bị đuổi về nước, trong khi Văn Phòng đang xúc tiến hồ sơ can thiệp đòi hỏi hãng điện tử, nơi anh T đã làm việc, phải bồi thường cho anh T.
Cũng theo lời của LM Hùng, anh T không phải là một trường hợp duy nhất, bị đối xử bất công sau khi bị tai nạn trong khi đang làm việc. Rất nhiều công nhân Việt Nam đã từng bị đuổi về Việt Nam bởi họ đã bị tai nạn trong khi làm việc ở trong hãng. Ngay tại phi trường Đài Bắc, LM Hùng nói, ngài đã thường xuyên xuất hiện để tranh đấu cho những người công nhân này không bị gửi trả về Việt Nam.
Ngay trong Văn Phòng VMVBO, tôi cũng gặp một người công nhân Việt Nam khác đến từ Nghệ An, mới khoảng hai mươi tuổi. Anh công nhân này bị tai nạn lao động chấn thương cột sống. Bởi vết thương có liên quan đến cột sống, người thanh niên trẻ măng này đã trở thành một người tàn phế vĩnh viễn, không còn khả năng đi đứng như những người bình thường nữa. Bởi thế, anh phải ngồi trên xe lăn như một người thương binh. Nhìn đôi chân của người thanh niên đang dần dần co rút nhỏ lại, tôi hỏi,
— Rồi con sẽ tính sao với tương lai của mình?
Người thanh niên hai mươi tuổi cười buồn,
— Con cũng không biết nữa. Con cũng không biết tính sao với hoàn cảnh hiện tại…
B. Công Nhân: Bóc Lột & Hãm Hiếp
Cũng như anh T, chị X cũng là một trường hợp công nhân Việt Nam đến Đài Loan theo diện nhân công. Chị X là một phụ nữ 38 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Nam Định. Chị X đã lập gia đình, có hai người con. Theo như lời của chị X, gia đình chị rất là nghèo túng, giật trước vá sau. Nhưng bởi muốn hai người con của mình sẽ có tiền, học hành đàng hoàng, lớn lên thành tài, anh X đồng ý để vợ mình ghi tên tham gia vào chương trình xuất cảng lao động. Theo như lời chị X, để có công ăn việc làm bên Đài Loan, chị đã phải trả tới 1,400 đô la cho tiền visa, hộ chiếu, và vé máy bay. Theo như hợp đồng ký kết giữa chị và những công ty môi giới, khi tới Đài Loan, chị X sẽ chăm sóc một ông già 60 tuổi, nặng 70 kí người Đài Loan. Nhưng sau khi đặt chân tới đảo quốc, chị X mới ngỡ ngàng nhận ra sự thực không phải là chỉ một người, nhưng chị đã phải phục vụ và săn sóc cho rất nhiều người. Tệ hại hơn nữa, mặc dù làm việc đầu tắt mặt tối từ sáng cho đến chiều, từ chiều cho đến tối, chị X vẫn không hề nhận được một đồng tiền thù lao cho thời gian và công việc mà chị còng lưng ra làm. Tệ hại nhất, trong thời gian sinh sống tại nhà ông chủ tên H, người đã gửi chị đi làm đầy tớ cho nhiều ông bà chủ khác, chị X đã bị ông chủ hãm hiếp rất là nhiều lần.
Tôi hỏi,
— Trong hoàn cảnh gia đình túng thiếu như vậy, tôi không hiểu chị đã kiếm ở đâu ra cho đủ một số tiền là 1,400 đôla, một số tiền không phải là nhỏ ở bên quê nhà, để trả cho những công ty môi giới?
Chị X cúi xuống nhìn sàn đất, ánh mắt đỏ hoe hoe, giọng nhỏ lại,
— Nhà con nghèo, tiền đâu tụi con có để mà đóng cho công ty môi giới. Nhưng hai vợ chồng tụi con hy vọng sau khi đi làm công nhân ở bên Đài Loan trong vòng một khoảng thời gian, con sẽ kiếm được một số tiền dư dả đủ để trang trải cho những nợ nần túng thiếu. Cho nên, hai vợ chồng con quyết định cầm căn nhà và miếng đất mà hai vợ chồng đang sở hữu. Nhưng rất tiếc, tiền cầm cố căn nhà và miếng đất vẫn chưa đủ cho số tiền mà tụi con phải đóng. Túng quá hóa quẩn, hai vợ chồng tụi con phải cắn răng đi vay mượn một số tiền lớn với lãi suất rất cao.
Tôi nhìn chị X,
— Cầm nhà nơi mình đang ở, cầm đất nơi mình đang trồng trọt cày cấy, rồi còn vay nợ tiền bạc với lãi suất rất cao cho một đời sống đi làm công nhân ở bên Đài Loan, làm như vậy, chị không thấy là mình liều lĩnh quá hay sao?
Chị X thở dài,
— Tụi con biết là mình liều, nhưng bởi tương lai của hai đứa con nhỏ, bởi hoàn cảnh túng thiếu của gia đình, tụi con đâm ra liều lĩnh…
Chị X tiếp tục thở dài, rồi nói,
— Ngày 18 tháng 1 năm 2005, con đặt chân tới đất Đài Loan. Hai ngày đầu tiên, con tạm trú tại nhà ông H, người đại diện cho công ty môi giới bên Đài Loan. Ở nhà của ông H được mấy ngày, con được gửi đi lau chùi dọn dẹp nhà cửa cho bốn căn nhà trong vòng sáu ngày.
Tôi hỏi chị X,
— Trong thời gian đầu tiên, khi mới bước chân tới căn nhà của ông H, khi chị khám phá ra hợp đồng làm việc giữa chị và ông H không đúng theo như giấy tờ đã ký, bộ chị cứ yên lặng, không thắc mắc không hỏi han hoặc là tham khảo với ai về hoàn cảnh của riêng mình hay sao?
Chị X lắc đầu nhè nhẹ,
— Trong hoàn cảnh xa lạ ngỡ ngàng nơi xứ người, tiếng Hoa thì con không biết, con còn biết nói chi. Sợ thì con sợ lắm, nhất là khi phải sống với ông H và những người đàn ông lạ mặt trong căn nhà và ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ. Nhưng con cũng không biết phải làm sao.
Chị X tiếp tục,
— Sau khi làm xong công việc dọn dẹp lau chùi cho bốn căn nhà trong vòng sáu ngày, con được trao trả về lại căn nhà của ông H. Ở nhà ông H được thêm hai ngày nữa, con bị giao cho một người đàn bà. Bà này sai con đi tiếp tục dọn dẹp nhà cửa trong vòng hai ngày nữa, rồi lại được gửi đi chăm sóc cho một bà già lớn tuổi thêm sáu ngày nữa. Sau bà già lớn tuổi này là một ông già trong vòng mười hai ngày, sau cùng là hai em nhỏ trong vòng ba mươi tám ngày.
Sau khi làm việc cho người đàn bà lạ mặt này, con lại bị đưa trả lại về lại nhà ông H. Sau cùng, ông H lại sai con đi chăm sóc cho một ông già trong bệnh viện thêm mười ba ngày nữa. Cuối cùng là một người bệnh nhân khác trong vòng hai tuần lễ. Trong thời gian này, con mới gặp được cha Hùng. Và ngài mang con về trung tâm Tình Thương (của Văn Phòng VMWBO).
Tôi thắc mắc,
— Làm sao chị biết LM Hùng để mà liên lạc, nhờ ngài giúp đỡ?
Chị X trả lời,
— Qua trung gian một người bạn. Người này đưa con số điện thoại của văn phòng cha Hùng. Có được số điện thoại của văn phòng, con liền liên lạc với LM Hùng nhờ ngài giúp đỡ.
Chị X kết luận,
— Trong vòng ba tháng sáu ngày, tính từ ngày 18 tháng 1 năm 2005 cho tới ngày 24 tháng 4, con sống và làm việc trong tất cả là mười căn nhà, chưa kể căn nhà của ông H đại diện cho văn phòng môi giới ở bên Đài Loan. Thời gian kinh hoàng nhất vẫn là thời gian con ở tại nhà của ông H. Trong những giây phút sống trong căn nhà của ông H, con không nghĩ mình là con người. Con bị ông H chửi mắng, đánh đập, và hãm hiếp. Khi con chống cự, ông ấy lấy gậy đánh đập con như một con thú. Con quỳ lậy van lạy ông ta, ông ấy cũng không buông tha. Thiệt, con không nghĩ ông ấy là con người, nhưng một loài thú mang lốt người.
Tôi hỏi chị X,
— Trong vòng ba tháng sáu ngày đi làm công nhân cho người Đài Loan, chị được trả lương bao nhiêu?
Chị X nói,
— Con không nhận được một đồng tiền nào hết. Lương coi như là không có. Chồng con hiện giờ ở bên Việt Nam vẫn hằng mong chờ ngày con sẽ quay về lại Việt Nam xum họp với gia đình sau một thời gian đi làm việc ở bên ngoại quốc. Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, con lại không có một đồng tiền dính túi...
C. Văn Phòng VMWBO
Trong thời gian có mặt tại văn phòng của Cha Hùng, tôi nhận ra chuông điện thoại của những người công nhân và cô dâu đang gặp khó khăn gọi liên tục tới văn phòng VMWBO nhờ LM Hùng can thiệp. Tôi còn chứng kiến cảnh nhiều người công nhân và cô dâu Việt Nam tấp nập ra vô Văn Phòng VMWBO của cha Hùng, ngay cả vào những ngày cuối tuần, đủ để thấy tình hình nghiêm trọng của hiện tượng công nhân và cô dâu Việt Nam ở bên Đài Loan. Mặc dầu đời sống tinh thần bị chà đạp, đời sống vật chất vất vả cực nhọc với chén cơm manh áo trên đất nước người, trong thánh lễ Chúa Nhật cuối tuần tại giáo xứ Corpus Christi của phố Đào Viên, tôi cũng có dịp chủ tế để chứng kiến sức sống đức tin vững mạnh của những công nhân và cô dâu Việt Nam trên đất Đài Loan. Những hàng ghế của ngôi thánh đường Corpus Christi vào chiều Chúa Nhật chật nghẹt những cô dâu và công nhân. Họ đến đây ngày Chúa Nhật sau một tuần lễ làm việc để lắng nghe Lời Chúa, và để tìm kiếm thêm niềm an ủi nơi Thiên Chúa, nơi những người anh chị em có cùng một hoàn cảnh, chia sẻ cùng một cảnh ngộ qua Văn Phòng VMWBO. Cũng trong văn phòng làm việc, tôi hỏi LM Hùng về phương cách và đường lối làm việc của VMWBO. LM Hùng nói,
— Văn Phòng chú trọng nhiều về tâm linh và tâm lý của người Việt Nam (bên Đài Loan). Chúng tôi hy vọng sẽ mang lại cho người công nhân và cô dâu Việt Nam tại Đài Loan thêm nhiều tinh thần tự tin và lòng tự trọng, để họ biết sống đúng với nhân vị và phẩm giá mà Thiên Chúa trao ban.
Dừng lại một phút, LM Hùng tiếp tục nói,
— Ngoài tâm linh và tâm lý, Tin Mừng Phúc Âm và khoa học cũng là hai điểm chính yếu mà văn phòng VMWBO chú trọng, đặc biệt là Tin Mừng Phúc Âm. Tôi hy vọng rằng qua lòng bao dung quảng đại, sự quan tâm săn sóc, và tinh thần tranh đấu cho công bằng của những linh mục, tu sĩ, và của nhiều giáo dân trong tinh thần nhân ái, lá lành đùm lá rách, tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện qua Đức Kitô sẽ được nhiều người, công nhân, cô dâu, và những người khác, nhận biết đến.
LM Hùng tiếp,
— Về khoa học, chúng tôi chú trọng đến sức khoẻ tâm lý của những người công nhân và cô dâu đã bị ngược đãi. Các công nhân, đặc biệt là những cô dâu sau khi bị hành hạ, bị ngược đãi về thể xác và tâm lý, Văn Phòng VMWBO có tổ chức những nhóm trị liệu chuyên về tâm lý. Ngoài ra văn phòng cũng có những lớp tiếng Phổ Thông dạy cho những người công nhân và cô dâu. Bởi biết tiếng Phổ Thông, công nhân và cô dâu Việt Nam sẽ hiểu biết nhiều hơn về luật lao động tại Đài Loan. Khi đó, nếu bị đối xử bất công, họ sẽ có thể tự tranh đấu đòi hỏi quyền lợi cho chính bản thân của mình.
LM Hùng cũng nói hiện nay Trung Tâm Tình Thương còn gặp nhiều khó khăn về nhân sự và khả năng tài chánh để làm việc. Văn phòng có một số nhân viên thiện nguyện Việt Nam bên hải ngoại và bên Đài Loan. Văn phòng, tuy nhiên, hiện còn cần rất nhiều những ủng hộ về tinh thần cũng như những đóng góp về vật chất của người Việt Nam trên khắp năm châu. Tất cả những liên lạc về thư từ có thể viết về địa chỉ của Văn Phòng,
http://www.nguyentrungtay.com/bennibenno2.jpg
Tranh đấu cho công nhân và cô dâu Việt Nam
Rev. Nguyen Peter Van Hung, SSC
Vietnamese Migrant Workers & Brides Office
116 Chung Hwa Road,
Bade City 334-64
Taoyuan County, Taiwan
E-mail: nguyenvanhung2025@gmail.com
D. Cô Dâu Việt Nam
Rời Văn Phòng VMWBO của LM Hùng ở thành phố Đào Viên, tôi đi tới thủ đô Đài Bắc, xuống Gia Nghĩa miền nam, ghé vào Đài Đông và Hoa Liên của miền đông và đông bắc của đảo Đài Loan. Hành trình xuyên qua những thành phố lớn trên đảo đã mang tới cho tôi nhiều cơ hội ghé vào những tiệm ăn Việt Nam. Lúc đó tôi mới khám phá ra phần lớn những tiệm ăn mang bảng hiệu Trung Hoa có bán thức ăn Việt Nam tại Đài Loan đều là do những cô dâu Việt Nam đứng làm chủ. Bước vô trong một tiệm thức ăn ở Gia Nghĩa, người ta nhận thấy hiện tượng những cô dâu Việt Nam đang ngồi hát karaoke những nhạc phẩm Việt Nam trong khi đang đợi khách ghé vào tiệm ăn là một hiện tượng khá phổ biến. Trong một lần dừng chân trên chuyến xe lửa dẫn tới phiên chợ đêm họp từ khoảng 11 giờ tối cho tới 5 giờ sáng trên phố Đài Bắc, tôi còn gặp những cô dâu Việt Nam đang ngồi trên băng ghế xe lửa sạch sẽ bóng lộn của thủ đô. Trong một lần ghé ngang vào Trung Tâm Văn Hóa của người thiểu số tại tỉnh Hoa Liên, tôi lại còn gặp một người con gái Việt Nam lấy chồng là một nghệ sĩ người thiểu số thuộc bộ tộc A-Mể. Hai vợ chồng cô này có gian hàng bán CD nhạc dân tộc ngay trước cửa chính của Trung Tâm Văn Hóa. Trong khi chồng đang ngồi đánh đàn biểu diễn cho khách ghé vào thăm Trung Tâm, cô vợ đứng ngay bên cạnh bán CD cho chồng. Lắng nghe những cô dâu Việt Nam đứng bán quán, lắng nghe những người con gái Việt Nam ở trên xe lửa, và cô gái có chồng là người Đài Loan gốc A-Mể Chủ, tôi nhận ra tất cả những cô dâu Việt Nam mà tôi đã có dịp gặp gỡ tại Đài Loan đã tới từ những vùng nông thôn hẻo lánh của Cà Mâu và Rạch Giá, hoặc những vùng mà ngôn ngữ hiện tại ở bên quê nhà gọi là vùng sâu vùng xa.
Đặc biệt, tôi có gặp cô N qua một lần ghé vào một tiệm càfe Việt Nam tại tỉnh Gia Nghĩa nằm ở miền trung của đảo để uống một ly càfe Việt Nam, (chủ nhân tiệm càfe này cũng là một cô dâu Việt Nam). Nói chuyện với cô N, tôi mới biết cô chính là một người Công Giáo, sang bên Đài Loan theo diện lập gia đình với người bản xứ. Cô N là một trường hợp ngoại lệ, bởi cô khá thành công với đời sống mới, bởi cô làm chủ một tiệm cắt tóc ở trong một ngôi chợ sầm uất thuộc khu vực Gia Nghĩa. Cô N nói với tôi,
— Ở bên đây người Đài Loan họ coi thường người Việt Nam mình lắm, nhất là con gái Việt Nam lại càng bị khinh thường!
Tôi hỏi cô N,
— Tại sao vậy?
Cô N nói với tôi,
— Bởi ở bên đây chỉ có những người thanh niên đàn ông không lấy được vợ Đài Loan, họ mới phải bỏ tiền ra cho trung tâm môi giới, rồi cất công đi sang tận Việt Nam để kiếm vợ mà thôi. Mà khỏi nói cha cũng biết lý do tại sao những người đàn ông Đài Loan này lại không kiếm được vợ là người bản xứ Đài Loan.
Tôi hỏi cô N,
— Nếu bây giờ chị N có dịp nói chuyện với người Việt Nam, chị sẽ nói gì với những người con gái Việt Nam về những dự tính lập gia đình với người Đài Loan?
Không ngần ngại, cô N nói,
— Con sẽ nói với họ là thà là ở không, không lấy chồng, còn hơn là đi lấy chồng Đài Loan.
Đây cũng là một tư tưởng mà tôi nghe một người cháu trai của tôi đang là sinh viên năm thứ nhất ở bên Việt Nam nói với chính tôi,
— Mấy cô bạn gái của cháu tụi nó nói thà là lấy chồng Việt Nam đui mù sứt mẻ còn hơn là đi sang bên đó lấy chồng Đài Loan.
Chồng cô dâu Việt Nam tại Hoa Liên, Ảnh Nguyễn Trung Tây
III. Bên Ni Bên Nớ
Theo như Đức Giêsu, vào ngày cuối đời, ngay trước ngưỡng cửa Thiên Đàng, Thiên Chúa sẽ hỏi chúng ta những câu hỏi tuy là khác nhau nhưng đều có chung một mẫu số, đó là, khi còn sống, chúng ta có để ý đến những phúc lợi an sinh xã hội cho những người anh chị em thiếu may mắn hơn mình hay không. Trong khi người Việt Nam đang sống ở bên ni, ở Hoa Kỳ hạnh phúc dư thừa, nhân phẩm được tôn trọng, có một số phần đời của người Việt Nam đang sống ở bên nớ, trên đảo quốc Đài Loan bị chà đạp và bị lăng nhục. Làm người tín hữu Công Giáo Việt Nam của câu nói, “Khi xưa ta đói…”, và của câu tục ngữ, “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ,” thiết nghĩ ai ai trong chúng ta cũng đều có bổn phận phải góp vào một chén cháo, một bát cơm, để Đức Giêsu thôi đói, để ngựa của chung một tàu Việt Nam thôi đau, và để nhân phẩm của công nhân và phụ nữ Việt Nam được đối xử công bằng như họ xứng đáng được đối xử.
công nhân và cô dâu việt nam tại đài loan
trong khi nhân phẩm của người Việt Nam sống ở bên ni, trên vùng đất Bắc Mỹ, Úc Châu, Âu Châu được tôn trọng, có một phần đời của người Việt Nam đang sinh sống bên nớ, ở trên đất Đài Loan bị khinh thường...
http://www.nguyentrungtay.com/bennibenno.jpg
Cô dâu Việt Nam tại Đài Đông, Nguyễn Trung Tây
Tựa bài Bên Ni Bên Nớ có thể khiến cho một số độc giả hơi hụt hẫng bởi không hiểu rõ bên ni bên nớ là cái chi vậy. Bên ni nói theo giọng của người miền Trung có nghĩa là bên đây. Bên nớ là bên kia, là bên ngược lại với bên ni.
Người Công Giáo ai cũng biết thánh đô Vatican của Giáo Hội Công Giáo nằm gọn trong lòng thủ đô Rôma của quốc gia Ý. Cho nên mới có chuyện kể rằng một người, trong khi bị cảnh sát Rôma lùng bắt săn đuổi, nếu chạy qua được bên kia đường biên giới ngăn chia thủ đô Rôma và thánh đô Vatican, cảnh sát Rôma của chính phủ Ý sẽ phải dừng lại, không dám chạy vượt qua đường biên giới ngăn chia hai nước để săn đuổi người nữa, bởi vì bên ni của đường biên giới là luật lệ của người Ý, nhưng bên nớ là lãnh thổ của Giáo Hội Công Giáo. Hai vùng đất có hai bộ luật và hai cách sống khác nhau.
Có một thời bức tường Bá Linh dựng cao chạy dài phân chia thủ đô Bá Linh của người Đức làm hai phần, một bên là Tây Bá Linh, một bên là Đông Bá Linh. Bên ni của bức tường Bá Linh là một bộ luật. Bên nớ của bức tường Bá Linh sinh sống với một bộ luật khác. Hai bộ luật hoàn toàn khác nhau.
Ngày hôm nay, nhân loại rộn ràng bước vào thiên niên kỷ thứ ba. Trong thời đại của siêu điện toán, mặt trăng của một thời kỳ bí diệu mênh mông không còn là bí diệu đối với thế giới nữa. Vào những năm đầu tiên của thế kỷ thứ 2000, bỏ lại sau lưng nguyên cả một mảnh trăng rằm, nhân loại hăm hở dẫn nhau bước lên sao Hỏa, người hàng xóm của trái đất. Đồng hành với những chuyến bay tấp nập vào trong vũ trụ, nhân loại cũng vượt tiến nổi bật trong nhiều lãnh vực khác nhau, thí dụ, tâm lý, văn chương, điện ảnh, và đặc biệt nhất là trong lãnh vực nhân quyền, bàn về những giá trị căn bản tối thiểu mà mọi con người của mọi sắc dân phải được thừa hưởng. Người công nhân của một thời bị đối xử bất công và người phụ nữ của một thời bị đối xử như những món hàng hóa đã trở thành những câu chuyện của quá khứ, đôi khi còn là chuyện huyền thoại trong nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những cường quốc và những quốc gia đang phát triển. Thế nhưng, cũng trong cùng một tâm tình của bên ni bên nớ, ngay trong ngày hôm nay và ngay bây giờ của thiên niên kỷ thứ ba, trong khi nhân phẩm của người Việt Nam sống ở bên ni, trên vùng đất Bắc Mỹ, Úc Châu, Âu Châu được tôn trọng, có một phần đời của người Việt Nam đang sinh sống bên nớ, ở trên đất Đài Loan bị khinh thường, trong một số trường hợp những mảnh đời Việt Nam tha hương này còn bị hạ nhục vừa về thể chất vừa về tinh thần. Người viết muốn nói đến những công nhân và cô dâu Việt Nam hiện đang làm việc và sinh sống trên đảo quốc Đài Loan.
I. Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý Công Nhân và Cô Dâu Việt Nam (VMWBO)
Trong những năm gần đây, cộng đồng Việt Nam trên toàn thế giới không còn lạ chi với Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý Công Nhân và Cô Dâu Việt Nam tại Đài Loan, hay VMWBO viết tắt từ chữ Vietnamese Migrant Workers’ & Brides Office, do LM Phêrô Nguyễn Văn Hùng, một tu sĩ thuộc dòng truyền giáo Columban phụ trách. Tôi cũng không phải là một ngoại lệ, bởi qua sách báo, chương trình phát thanh phỏng vấn trong những đại nhạc hội văn nghệ, hoặc trên đài, hoặc trên TV, tôi đã nghe nói tới rất nhiều về hiện tượng công nhân và cô dâu Việt Nam tại đảo quốc Đài Loan. Đặc biệt có một thời thế giới và cộng đồng Việt Nam phẫn nộ với những bức hình của cô dâu Việt Nam bị mang ra rao bán trên hệ thống điện toán như những món hàng! Muốn tìm hiểu thêm về hiện tượng nhức nhối đã khiến lương tâm của thế giới và nhiều người Việt Nam trên khắp thế giới xúc động và phẫn nộ, trong một lần dừng chân tại phi trường Đài Loan, tôi quyết định ghé thăm Văn Phòng VMWBO của LM Nguyễn Văn Hùng vào một buổi sáng sớm thứ Bẩy, tháng 9 năm 2005. Ngày hôm đó, một ngày mùa hè với ẩm thấp hơi nóng, trong phòng đợi mênh mông của phi trường quốc tế Đài Bắc, tôi nhận ra LM Hùng đang vẫy tay từ đàng xa. Tôi bước tới. LM Hùng bước lại. Cả hai cùng bước lại gần với nhau hơn. Người tu sĩ dòng Columban bắt tay chào tôi trước, cất tiếng hỏi thăm. Tôi mỉm cười nhận ra đó vẫn là LM Hùng với giọng nói nhỏ nhẹ, cử chỉ nhẹ nhàng; nhưng cũng chính người tu sĩ với dáng người nhỏ bé có tên Nguyễn Văn Hùng, ngay tại phi trường quốc tế Đài Bắc, không chịu nhường một bước hay lùi một phân trước những đầu nậu buôn người và ngay cả cảnh sát Đài Loan để giành giật lại những công nhân và cô gái có dòng máu Việt, mang về Trung Tâm Tình Thương của Văn Phòng VMWBO để tạm trú và cũng để chữa trị những vết thương đã sưng đỏ mưng mủ làm độc trên thể xác và trong tinh thần. Cũng chính LM Hùng, trong chương trình Mùa Hè Rực Rỡ 2005 do trung tâm Asia tổ chức tại Long Beach năm 2005, khi người MC của chương trình văn nghệ giới thiệu LM Hùng và văn phòng VMWBO tới khán giả của đêm đại hội Mùa Hè Rực Rỡ 2005, cả hội trường đông nghẹt người đồng loạt đứng lên vỗ tay chào mừng người xuất gia Việt Nam đang dấn thân tranh đấu cho nhân phẩm của con người.
Theo lời của những linh mục Việt Nam hiện đang phục vụ tại Đài Loan, hiện tượng công nhân và cô dâu đi làm cho và lập gia đình với người Đài Loan đã bắt đầu bùng nổ vào những năm đầu tiên của thập niên chín mươi. Vào những thời gian đầu tiên, trước khi Văn Phòng VMWBO mở cửa chính thức hoạt động, những khi bị chủ nhân bóc lột sức lao động, đánh đập hoặc bị gia đình bên chồng hành hạ, ngược đãi, những linh mục Việt Nam tại những giáo xứ của Đài Loan là những người đầu tiên mà những người công nhân và cô dâu Việt Nam liên lạc, nhờ các ngài can thiệp và giúp đỡ. Tùy theo khả năng và điều kiện của từng người, nhiều linh mục và tu sĩ Việt Nam trên đảo đã và đang can thiệp với chính quyền địa phương, đòi hỏi Đài Loan phải có những đối xử công bằng với công nhân và cô dâu Việt Nam đang làm việc và sinh sống trên đất Đài Loan. Nhưng một trong những phong trào lớn mạnh, được nhiều người biết tới nhất vẫn là Văn Phòng VMWBO của LM Nguyễn Văn Hùng. Theo như lời của LM Hùng, vào thời điểm 9/2005, có khoảng 100,000 cô dâu và 65,000 nhân công Việt Nam đang có mặt tại hải đảo Đài Loan. Phần lớn, các công nhân và cô dâu Việt Nam đã đặt chân tới Đài Loan qua chương trình Công Nhân Xuất Khẩu và Cô Dâu Ngoại Kiều. Nói một cách khác, để được đặt chân lên Đài Loan trong diện lao động và diện kết hôn, cả hai, công nhân xuất khẩu và cô dâu người Việt Nam, đều đã phải trả một số tiền khá lớn cho những trung tâm môi giới. Theo lời của LM Hùng, phần lớn công nhân và cô dâu người Việt đã phải vay mượn tiền bạc, cầm nhà cửa, và ruộng nương để có được một cái vé phi cơ đặt chân lên phi trường Đài Bắc. Nhưng khi họ đặt chân lên được Đài Loan, những người phụ nữ đến từ những thôn làng của bưng biền, bị lọt vào tay những tổ chức buôn người, hoặc làm nô lệ không công, hoặc hành nghề mãi dâm cho người bản xứ hoặc bị bán cho những ổ nhện tại Thái Lan. Riêng các công nhân Việt Nam, khi bị thương tích, có người bị đuổi trả về Việt Nam, với không tiền bồi thường cho những thương tật lao động đã hằn sâu trên thân thể.
http://www.nguyentrungtay.com/bennibenno3.jpg
LM Phêrô Nguyên Văn Hùng
II. Công Nhân và Cô Dâu
A. Công Nhân: Thương Tật
Ngày đầu tiên khi ngồi trong văn phòng của VMWBO, tôi đã có dịp chứng kiến cuộc phỏng vấn giữa LM Hùng và một người thanh niên 23 tuổi với vết thương tích trên bốn ngón tay. Anh T là một thanh niên còn độc thân, đến từ miền Bắc Việt Nam. Anh đã sang làm việc bên Đài Loan từ ngày 10 tháng 4 năm 2005. Anh T làm việc cho một công ty điện tử của Đài Loan. Trong một lần làm việc, theo lời anh T kể lại, anh bị máy dập nát hư nguyên một bàn tay. Nói tới đây, anh T giơ cao bàn tay trái ra cho chúng tôi cùng nhìn. LM Hùng nói anh T gỡ băng tay ra để Văn Phòng chụp hình làm tài liệu. Khi đó, tôi mới nhìn thấy bốn ngón tay bên tay trái đã hoàn toàn bị dập nát. Ngón trỏ bị đứt một nửa đốt, ngón tay giữa và ngón áp úp nặng nhất, bị đứt hẳn một đốt rưỡi, ngón út bị đứt đúng một đốt ngón tay. Theo như lời anh T, sau khi bị tai nạn trong khi anh đang làm việc ở trong hãng, ông chủ của hãng điện tử đã mang anh T tới nhà thương để băng bó và săn sóc cho thương tích đã bị gây ra bởi tai nạn trong khi lao động. Nhưng sau đó, anh T đã bị đuổi khỏi hãng điện tử, và anh cũng không hề nhận được bất cứ một khoản tiền bồi thường nào cho thương tật lao động đã trở thành vĩnh viễn trên thân thể của anh. Bởi anh T đã không còn khả năng làm việc, hợp đồng lao động của anh với hãng không còn hiệu nghiệm nữa. Bởi thế, anh T sẽ bị công ty điện tử gửi trả lại về Việt Nam. Điều phi lý đầu tiên, một người trong khi lắng nghe câu chuyện của anh T nhận ra được liền, là anh T không nhận được bất cứ một khoản tiền nào đền bù cho tai nạn lao động ngoại trừ số tiền thuốc chữa trị cho bốn ngón tay đã bị cắt cụt mà hãng đã thanh toán cho bệnh viện trong thời gian anh được điều trị. Khi bước chân lên phi cơ quay về Việt Nam, ngoài bốn ngón tay đã trở thành vĩnh viễn tàn phế, anh T không còn có chi để mang theo về lại quê nhà sống tiếp những chuỗi ngày còn lại của tuổi thanh niên mới chớm 23.
Tôi hỏi anh T,
— Con có bạn gái chưa?
Anh T trả lời,
— Nghe tin con bị thương cụt bốn ngón tay, cô đó bỏ con rồi.
Tôi không hỏi thêm nữa, bởi có hỏi cũng bằng thừa. Nói chi thêm trong trường hợp này, khi người thanh niên 23 tuổi vào một buổi sáng ngày 10 tháng 4 năm 2005 đã bước chân xuống phi trường Đài Bắc với bao nhiêu mộng mơ cho một tương lai rực rỡ, nhưng giờ này lại đang ngồi trước mặt tôi với bốn ngón tay tàn phế, hiện giờ, lại còn đang bị đe dọa đuổi về lại Việt Nam.
Tôi hỏi LM Hùng,
— Văn Phòng VMWBO sẽ tranh đấu ra sao trong trường hợp của anh T?
LM Hùng cho biết Văn Phòng sẽ tranh đấu đòi hãng điện tử phải:
(1). Bồi thường những thiệt hại về thân thể cho anh T, trong trường hợp này là bốn ngón tay đã hoàn toàn bị hủy hoại,
(2). Bồi thường cho những thiệt hại về tinh thần có liên quan đến sức khỏe tâm lý của anh T sau khi tai nạn xảy ra đã hủy hoại bốn ngón tay của bàn tay trái,
(3). Bồi thường cho khả năng lao động tính cho tới khi anh T 65 tuổi, và
(4). Để làm được ba điều trên, điều đầu tiên Văn phòng VMWBO sẽ phải làm là tranh đấu để anh T không bị đuổi về nước, trong khi Văn Phòng đang xúc tiến hồ sơ can thiệp đòi hỏi hãng điện tử, nơi anh T đã làm việc, phải bồi thường cho anh T.
Cũng theo lời của LM Hùng, anh T không phải là một trường hợp duy nhất, bị đối xử bất công sau khi bị tai nạn trong khi đang làm việc. Rất nhiều công nhân Việt Nam đã từng bị đuổi về Việt Nam bởi họ đã bị tai nạn trong khi làm việc ở trong hãng. Ngay tại phi trường Đài Bắc, LM Hùng nói, ngài đã thường xuyên xuất hiện để tranh đấu cho những người công nhân này không bị gửi trả về Việt Nam.
Ngay trong Văn Phòng VMVBO, tôi cũng gặp một người công nhân Việt Nam khác đến từ Nghệ An, mới khoảng hai mươi tuổi. Anh công nhân này bị tai nạn lao động chấn thương cột sống. Bởi vết thương có liên quan đến cột sống, người thanh niên trẻ măng này đã trở thành một người tàn phế vĩnh viễn, không còn khả năng đi đứng như những người bình thường nữa. Bởi thế, anh phải ngồi trên xe lăn như một người thương binh. Nhìn đôi chân của người thanh niên đang dần dần co rút nhỏ lại, tôi hỏi,
— Rồi con sẽ tính sao với tương lai của mình?
Người thanh niên hai mươi tuổi cười buồn,
— Con cũng không biết nữa. Con cũng không biết tính sao với hoàn cảnh hiện tại…
B. Công Nhân: Bóc Lột & Hãm Hiếp
Cũng như anh T, chị X cũng là một trường hợp công nhân Việt Nam đến Đài Loan theo diện nhân công. Chị X là một phụ nữ 38 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Nam Định. Chị X đã lập gia đình, có hai người con. Theo như lời của chị X, gia đình chị rất là nghèo túng, giật trước vá sau. Nhưng bởi muốn hai người con của mình sẽ có tiền, học hành đàng hoàng, lớn lên thành tài, anh X đồng ý để vợ mình ghi tên tham gia vào chương trình xuất cảng lao động. Theo như lời chị X, để có công ăn việc làm bên Đài Loan, chị đã phải trả tới 1,400 đô la cho tiền visa, hộ chiếu, và vé máy bay. Theo như hợp đồng ký kết giữa chị và những công ty môi giới, khi tới Đài Loan, chị X sẽ chăm sóc một ông già 60 tuổi, nặng 70 kí người Đài Loan. Nhưng sau khi đặt chân tới đảo quốc, chị X mới ngỡ ngàng nhận ra sự thực không phải là chỉ một người, nhưng chị đã phải phục vụ và săn sóc cho rất nhiều người. Tệ hại hơn nữa, mặc dù làm việc đầu tắt mặt tối từ sáng cho đến chiều, từ chiều cho đến tối, chị X vẫn không hề nhận được một đồng tiền thù lao cho thời gian và công việc mà chị còng lưng ra làm. Tệ hại nhất, trong thời gian sinh sống tại nhà ông chủ tên H, người đã gửi chị đi làm đầy tớ cho nhiều ông bà chủ khác, chị X đã bị ông chủ hãm hiếp rất là nhiều lần.
Tôi hỏi,
— Trong hoàn cảnh gia đình túng thiếu như vậy, tôi không hiểu chị đã kiếm ở đâu ra cho đủ một số tiền là 1,400 đôla, một số tiền không phải là nhỏ ở bên quê nhà, để trả cho những công ty môi giới?
Chị X cúi xuống nhìn sàn đất, ánh mắt đỏ hoe hoe, giọng nhỏ lại,
— Nhà con nghèo, tiền đâu tụi con có để mà đóng cho công ty môi giới. Nhưng hai vợ chồng tụi con hy vọng sau khi đi làm công nhân ở bên Đài Loan trong vòng một khoảng thời gian, con sẽ kiếm được một số tiền dư dả đủ để trang trải cho những nợ nần túng thiếu. Cho nên, hai vợ chồng con quyết định cầm căn nhà và miếng đất mà hai vợ chồng đang sở hữu. Nhưng rất tiếc, tiền cầm cố căn nhà và miếng đất vẫn chưa đủ cho số tiền mà tụi con phải đóng. Túng quá hóa quẩn, hai vợ chồng tụi con phải cắn răng đi vay mượn một số tiền lớn với lãi suất rất cao.
Tôi nhìn chị X,
— Cầm nhà nơi mình đang ở, cầm đất nơi mình đang trồng trọt cày cấy, rồi còn vay nợ tiền bạc với lãi suất rất cao cho một đời sống đi làm công nhân ở bên Đài Loan, làm như vậy, chị không thấy là mình liều lĩnh quá hay sao?
Chị X thở dài,
— Tụi con biết là mình liều, nhưng bởi tương lai của hai đứa con nhỏ, bởi hoàn cảnh túng thiếu của gia đình, tụi con đâm ra liều lĩnh…
Chị X tiếp tục thở dài, rồi nói,
— Ngày 18 tháng 1 năm 2005, con đặt chân tới đất Đài Loan. Hai ngày đầu tiên, con tạm trú tại nhà ông H, người đại diện cho công ty môi giới bên Đài Loan. Ở nhà của ông H được mấy ngày, con được gửi đi lau chùi dọn dẹp nhà cửa cho bốn căn nhà trong vòng sáu ngày.
Tôi hỏi chị X,
— Trong thời gian đầu tiên, khi mới bước chân tới căn nhà của ông H, khi chị khám phá ra hợp đồng làm việc giữa chị và ông H không đúng theo như giấy tờ đã ký, bộ chị cứ yên lặng, không thắc mắc không hỏi han hoặc là tham khảo với ai về hoàn cảnh của riêng mình hay sao?
Chị X lắc đầu nhè nhẹ,
— Trong hoàn cảnh xa lạ ngỡ ngàng nơi xứ người, tiếng Hoa thì con không biết, con còn biết nói chi. Sợ thì con sợ lắm, nhất là khi phải sống với ông H và những người đàn ông lạ mặt trong căn nhà và ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ. Nhưng con cũng không biết phải làm sao.
Chị X tiếp tục,
— Sau khi làm xong công việc dọn dẹp lau chùi cho bốn căn nhà trong vòng sáu ngày, con được trao trả về lại căn nhà của ông H. Ở nhà ông H được thêm hai ngày nữa, con bị giao cho một người đàn bà. Bà này sai con đi tiếp tục dọn dẹp nhà cửa trong vòng hai ngày nữa, rồi lại được gửi đi chăm sóc cho một bà già lớn tuổi thêm sáu ngày nữa. Sau bà già lớn tuổi này là một ông già trong vòng mười hai ngày, sau cùng là hai em nhỏ trong vòng ba mươi tám ngày.
Sau khi làm việc cho người đàn bà lạ mặt này, con lại bị đưa trả lại về lại nhà ông H. Sau cùng, ông H lại sai con đi chăm sóc cho một ông già trong bệnh viện thêm mười ba ngày nữa. Cuối cùng là một người bệnh nhân khác trong vòng hai tuần lễ. Trong thời gian này, con mới gặp được cha Hùng. Và ngài mang con về trung tâm Tình Thương (của Văn Phòng VMWBO).
Tôi thắc mắc,
— Làm sao chị biết LM Hùng để mà liên lạc, nhờ ngài giúp đỡ?
Chị X trả lời,
— Qua trung gian một người bạn. Người này đưa con số điện thoại của văn phòng cha Hùng. Có được số điện thoại của văn phòng, con liền liên lạc với LM Hùng nhờ ngài giúp đỡ.
Chị X kết luận,
— Trong vòng ba tháng sáu ngày, tính từ ngày 18 tháng 1 năm 2005 cho tới ngày 24 tháng 4, con sống và làm việc trong tất cả là mười căn nhà, chưa kể căn nhà của ông H đại diện cho văn phòng môi giới ở bên Đài Loan. Thời gian kinh hoàng nhất vẫn là thời gian con ở tại nhà của ông H. Trong những giây phút sống trong căn nhà của ông H, con không nghĩ mình là con người. Con bị ông H chửi mắng, đánh đập, và hãm hiếp. Khi con chống cự, ông ấy lấy gậy đánh đập con như một con thú. Con quỳ lậy van lạy ông ta, ông ấy cũng không buông tha. Thiệt, con không nghĩ ông ấy là con người, nhưng một loài thú mang lốt người.
Tôi hỏi chị X,
— Trong vòng ba tháng sáu ngày đi làm công nhân cho người Đài Loan, chị được trả lương bao nhiêu?
Chị X nói,
— Con không nhận được một đồng tiền nào hết. Lương coi như là không có. Chồng con hiện giờ ở bên Việt Nam vẫn hằng mong chờ ngày con sẽ quay về lại Việt Nam xum họp với gia đình sau một thời gian đi làm việc ở bên ngoại quốc. Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, con lại không có một đồng tiền dính túi...
C. Văn Phòng VMWBO
Trong thời gian có mặt tại văn phòng của Cha Hùng, tôi nhận ra chuông điện thoại của những người công nhân và cô dâu đang gặp khó khăn gọi liên tục tới văn phòng VMWBO nhờ LM Hùng can thiệp. Tôi còn chứng kiến cảnh nhiều người công nhân và cô dâu Việt Nam tấp nập ra vô Văn Phòng VMWBO của cha Hùng, ngay cả vào những ngày cuối tuần, đủ để thấy tình hình nghiêm trọng của hiện tượng công nhân và cô dâu Việt Nam ở bên Đài Loan. Mặc dầu đời sống tinh thần bị chà đạp, đời sống vật chất vất vả cực nhọc với chén cơm manh áo trên đất nước người, trong thánh lễ Chúa Nhật cuối tuần tại giáo xứ Corpus Christi của phố Đào Viên, tôi cũng có dịp chủ tế để chứng kiến sức sống đức tin vững mạnh của những công nhân và cô dâu Việt Nam trên đất Đài Loan. Những hàng ghế của ngôi thánh đường Corpus Christi vào chiều Chúa Nhật chật nghẹt những cô dâu và công nhân. Họ đến đây ngày Chúa Nhật sau một tuần lễ làm việc để lắng nghe Lời Chúa, và để tìm kiếm thêm niềm an ủi nơi Thiên Chúa, nơi những người anh chị em có cùng một hoàn cảnh, chia sẻ cùng một cảnh ngộ qua Văn Phòng VMWBO. Cũng trong văn phòng làm việc, tôi hỏi LM Hùng về phương cách và đường lối làm việc của VMWBO. LM Hùng nói,
— Văn Phòng chú trọng nhiều về tâm linh và tâm lý của người Việt Nam (bên Đài Loan). Chúng tôi hy vọng sẽ mang lại cho người công nhân và cô dâu Việt Nam tại Đài Loan thêm nhiều tinh thần tự tin và lòng tự trọng, để họ biết sống đúng với nhân vị và phẩm giá mà Thiên Chúa trao ban.
Dừng lại một phút, LM Hùng tiếp tục nói,
— Ngoài tâm linh và tâm lý, Tin Mừng Phúc Âm và khoa học cũng là hai điểm chính yếu mà văn phòng VMWBO chú trọng, đặc biệt là Tin Mừng Phúc Âm. Tôi hy vọng rằng qua lòng bao dung quảng đại, sự quan tâm săn sóc, và tinh thần tranh đấu cho công bằng của những linh mục, tu sĩ, và của nhiều giáo dân trong tinh thần nhân ái, lá lành đùm lá rách, tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện qua Đức Kitô sẽ được nhiều người, công nhân, cô dâu, và những người khác, nhận biết đến.
LM Hùng tiếp,
— Về khoa học, chúng tôi chú trọng đến sức khoẻ tâm lý của những người công nhân và cô dâu đã bị ngược đãi. Các công nhân, đặc biệt là những cô dâu sau khi bị hành hạ, bị ngược đãi về thể xác và tâm lý, Văn Phòng VMWBO có tổ chức những nhóm trị liệu chuyên về tâm lý. Ngoài ra văn phòng cũng có những lớp tiếng Phổ Thông dạy cho những người công nhân và cô dâu. Bởi biết tiếng Phổ Thông, công nhân và cô dâu Việt Nam sẽ hiểu biết nhiều hơn về luật lao động tại Đài Loan. Khi đó, nếu bị đối xử bất công, họ sẽ có thể tự tranh đấu đòi hỏi quyền lợi cho chính bản thân của mình.
LM Hùng cũng nói hiện nay Trung Tâm Tình Thương còn gặp nhiều khó khăn về nhân sự và khả năng tài chánh để làm việc. Văn phòng có một số nhân viên thiện nguyện Việt Nam bên hải ngoại và bên Đài Loan. Văn phòng, tuy nhiên, hiện còn cần rất nhiều những ủng hộ về tinh thần cũng như những đóng góp về vật chất của người Việt Nam trên khắp năm châu. Tất cả những liên lạc về thư từ có thể viết về địa chỉ của Văn Phòng,
http://www.nguyentrungtay.com/bennibenno2.jpg
Tranh đấu cho công nhân và cô dâu Việt Nam
Rev. Nguyen Peter Van Hung, SSC
Vietnamese Migrant Workers & Brides Office
116 Chung Hwa Road,
Bade City 334-64
Taoyuan County, Taiwan
E-mail: nguyenvanhung2025@gmail.com
D. Cô Dâu Việt Nam
Rời Văn Phòng VMWBO của LM Hùng ở thành phố Đào Viên, tôi đi tới thủ đô Đài Bắc, xuống Gia Nghĩa miền nam, ghé vào Đài Đông và Hoa Liên của miền đông và đông bắc của đảo Đài Loan. Hành trình xuyên qua những thành phố lớn trên đảo đã mang tới cho tôi nhiều cơ hội ghé vào những tiệm ăn Việt Nam. Lúc đó tôi mới khám phá ra phần lớn những tiệm ăn mang bảng hiệu Trung Hoa có bán thức ăn Việt Nam tại Đài Loan đều là do những cô dâu Việt Nam đứng làm chủ. Bước vô trong một tiệm thức ăn ở Gia Nghĩa, người ta nhận thấy hiện tượng những cô dâu Việt Nam đang ngồi hát karaoke những nhạc phẩm Việt Nam trong khi đang đợi khách ghé vào tiệm ăn là một hiện tượng khá phổ biến. Trong một lần dừng chân trên chuyến xe lửa dẫn tới phiên chợ đêm họp từ khoảng 11 giờ tối cho tới 5 giờ sáng trên phố Đài Bắc, tôi còn gặp những cô dâu Việt Nam đang ngồi trên băng ghế xe lửa sạch sẽ bóng lộn của thủ đô. Trong một lần ghé ngang vào Trung Tâm Văn Hóa của người thiểu số tại tỉnh Hoa Liên, tôi lại còn gặp một người con gái Việt Nam lấy chồng là một nghệ sĩ người thiểu số thuộc bộ tộc A-Mể. Hai vợ chồng cô này có gian hàng bán CD nhạc dân tộc ngay trước cửa chính của Trung Tâm Văn Hóa. Trong khi chồng đang ngồi đánh đàn biểu diễn cho khách ghé vào thăm Trung Tâm, cô vợ đứng ngay bên cạnh bán CD cho chồng. Lắng nghe những cô dâu Việt Nam đứng bán quán, lắng nghe những người con gái Việt Nam ở trên xe lửa, và cô gái có chồng là người Đài Loan gốc A-Mể Chủ, tôi nhận ra tất cả những cô dâu Việt Nam mà tôi đã có dịp gặp gỡ tại Đài Loan đã tới từ những vùng nông thôn hẻo lánh của Cà Mâu và Rạch Giá, hoặc những vùng mà ngôn ngữ hiện tại ở bên quê nhà gọi là vùng sâu vùng xa.
Đặc biệt, tôi có gặp cô N qua một lần ghé vào một tiệm càfe Việt Nam tại tỉnh Gia Nghĩa nằm ở miền trung của đảo để uống một ly càfe Việt Nam, (chủ nhân tiệm càfe này cũng là một cô dâu Việt Nam). Nói chuyện với cô N, tôi mới biết cô chính là một người Công Giáo, sang bên Đài Loan theo diện lập gia đình với người bản xứ. Cô N là một trường hợp ngoại lệ, bởi cô khá thành công với đời sống mới, bởi cô làm chủ một tiệm cắt tóc ở trong một ngôi chợ sầm uất thuộc khu vực Gia Nghĩa. Cô N nói với tôi,
— Ở bên đây người Đài Loan họ coi thường người Việt Nam mình lắm, nhất là con gái Việt Nam lại càng bị khinh thường!
Tôi hỏi cô N,
— Tại sao vậy?
Cô N nói với tôi,
— Bởi ở bên đây chỉ có những người thanh niên đàn ông không lấy được vợ Đài Loan, họ mới phải bỏ tiền ra cho trung tâm môi giới, rồi cất công đi sang tận Việt Nam để kiếm vợ mà thôi. Mà khỏi nói cha cũng biết lý do tại sao những người đàn ông Đài Loan này lại không kiếm được vợ là người bản xứ Đài Loan.
Tôi hỏi cô N,
— Nếu bây giờ chị N có dịp nói chuyện với người Việt Nam, chị sẽ nói gì với những người con gái Việt Nam về những dự tính lập gia đình với người Đài Loan?
Không ngần ngại, cô N nói,
— Con sẽ nói với họ là thà là ở không, không lấy chồng, còn hơn là đi lấy chồng Đài Loan.
Đây cũng là một tư tưởng mà tôi nghe một người cháu trai của tôi đang là sinh viên năm thứ nhất ở bên Việt Nam nói với chính tôi,
— Mấy cô bạn gái của cháu tụi nó nói thà là lấy chồng Việt Nam đui mù sứt mẻ còn hơn là đi sang bên đó lấy chồng Đài Loan.
Chồng cô dâu Việt Nam tại Hoa Liên, Ảnh Nguyễn Trung Tây
III. Bên Ni Bên Nớ
Theo như Đức Giêsu, vào ngày cuối đời, ngay trước ngưỡng cửa Thiên Đàng, Thiên Chúa sẽ hỏi chúng ta những câu hỏi tuy là khác nhau nhưng đều có chung một mẫu số, đó là, khi còn sống, chúng ta có để ý đến những phúc lợi an sinh xã hội cho những người anh chị em thiếu may mắn hơn mình hay không. Trong khi người Việt Nam đang sống ở bên ni, ở Hoa Kỳ hạnh phúc dư thừa, nhân phẩm được tôn trọng, có một số phần đời của người Việt Nam đang sống ở bên nớ, trên đảo quốc Đài Loan bị chà đạp và bị lăng nhục. Làm người tín hữu Công Giáo Việt Nam của câu nói, “Khi xưa ta đói…”, và của câu tục ngữ, “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ,” thiết nghĩ ai ai trong chúng ta cũng đều có bổn phận phải góp vào một chén cháo, một bát cơm, để Đức Giêsu thôi đói, để ngựa của chung một tàu Việt Nam thôi đau, và để nhân phẩm của công nhân và phụ nữ Việt Nam được đối xử công bằng như họ xứng đáng được đối xử.