Dan Lee
09-02-2007, 09:15 AM
CHỦ NHẬT 22 C THƯỜNG NIÊN (Lc. 14:1,7-14)
Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống
Qua kinh nghiệm sống thế nhân, chúng ta nhận thấy nếu chúng ta muốn có được gì, chúng ta phải thực hiện những điều kiện nào đó. Tuy nhiên khi nghiệm chứng về lời dạy của Chúa Giêsu qua Phúc Âm, chúng ta cảm nhận được hình như Lời Chúa thường đối nghịch với những quan niệm được tạo thành bởi kinh nghiệm sống thường tình thế nhân. Chẳng hạn đọc nơi tục ngữ, ca dao, tiền nhân có câu, “Hai tay bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần,” trong khi Lời Chúa phán, “Chớ lo cho mạng sống mình: các ngươi ăn gì, hay về thân xác: các ngươi mặc gì. Há mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao? Hãy coi chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào lẫm, và Cha các ngươi Đấng ở trên trời nuôi nấng chúng! Các ngươi không hơn chúng sao? Ai trong các ngươi chỉ lo mà có thể thêm cho đời mình một gang nữa?” (Mt. 6:25-27).
Ai trong chúng ta không phải vất vả lo lắng cần mẫn làm lụng để nuôi sống gia đình. Lẽ đương nhiên, “Tay làm, hàm nhai; tay quai, miệng trễ.” Đời một người nơi dương thế chính là một sa trường luôn luôn phải chiến đấu chẳng những để mưu sinh mà còn phải thắng vượt những trở ngại với thiên nhiên, với sự liên hệ nhân sinh nơi xã hội loài người.
Văn hoá dân tộc Việt dạy chúng ta nơi việc đối xử với tha nhân, “Vị thần mà nể cây đa,” hoặc, “Ở cho phải phải, phân phân, cây đa cậy thần, thần cậy cây đa.” Sự khôn ngoan nơi giao tế của tiền nhân dạy chúng ta kể là khá thâm trầm. Nếu so với quan điểm, “Một sự nhịn là chín sự lành,” hoặc, “Ai nhất thì tôi thứ nhì, ai mà nhất nữa tôi thì thứ ba,” lời khuyên ở cho phải phải, phân phân giúp chúng ta sống ý thức, nhìn xa trông rộng, và tính toán hơn thiệt kỹ lưỡng lại không làm tổn thương tự ái hoặc nhân phẩm dẫu ai nói thế nào.
Lời Chúa qua bài Phúc Âm mượn khung cảnh bữa tiệc dạy chúng ta nhận thức thâm sâu vượt hẳn tất cả những quan niệm thế tục, “Phàm kẻ nào nhắc mình lên sẽ bị hạ xuống và kẻ hạ mình xuống sẽ được nhắc lên.” Thoạt mới nghe hay đọc, có thể chúng ta cảm thấy Lời Chúa dạy chúng ta giả hình. Xin thưa không phải thế. Nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy lời dạy mang tính chất khuyên giả hình vì tự trong lòng, tự tâm trí chúng ta đã quá quen đối diện và vật lộn với những chướng ngại cuộc đời. Chúng ta quen dùng suy tư thế tục áp dụng vào lời dạy Phúc Âm. Nơi trường hợp này chúng ta nghiệm rõ hơn câu trách của Chúa Giêsu đối với thánh Phêrô, “Xéo đi sau Ta! Hỡi Satan! Ngươi là cớ vấp phạm cho Ta, vì ý tưởng của ngươi không phải ý tưởng của Thiên Chúa mà là của loài người” (Mt. 16:23). Xét thế, chúng ta cần đặt và trả lời câu hỏi vậy Lời Chúa muốn dạy chúng ta điều gì.
Chúng ta thường hiểu lầm khá nhiều ngôn từ bình thường. Nói cho đúng, lòng chúng ta thế nào, chúng ta thường áp đặt vào ngôn từ theo chiều hướng ấy. Thí dụ, thử hỏi hai chữ hy sinh mang nghĩa áp dụng nơi cuộc đời của mình ra sao mà đều được lặp đi lặp lại nơi những lời khuyên hoặc ngay nơi tâm tình của mình? Bình thường chúng ta hiểu hy sinh có nghĩa chịu đựng hoặc thực hiện điều mình không muốn hoặc chấp nhận thiệt thòi. Ai cũng nhận rõ, giá trị của hành động tùy thuộc ý định nơi tâm hồn và nếu lòng mình không muốn nhưng cứ cố gắng ép mình ép xác làm sự việc đó nào mang lại lợi ích gì. Thế nên, chúng ta đã đồng hóa nghĩa của hai chữ hy sinh với mưu đồ, hay âm mưu. Chúng ta chấp nhận thiệt thòi hoặc cố ép mình ép xác thực hiện chuyện gì đó để đạt được ý muốn, ý định nào đó.
Tương tự với ngôn từ khiêm nhượng. Lời ca dao của tiền nhân, “Ai nhất thì tôi thứ nhì, ai mà nhất nữa tôi thì thứ ba” không khuyến khích chúng ta chấp nhận thua thiệt nhưng chấp nhận thực tại cuộc đời. Hơn, thua rồi cũng thế, ai trong chúng ta cũng vào đời tay trắng và cuối cùng cũng ra đi trắng tay. Lời Chúa qua Phúc Âm, “Phàm kẻ nào nhắc mình lên sẽ bị hạ xuống và kẻ hạ mình xuống sẽ được nhắc lên” khuyến khích chúng ta nên đặt lại vấn đề. Bởi nơi khác, Chúa Giêsu phán, “Hãy đến với Ta hết thảy những kẻ lao đao và vác nặng và Ta sẽ cho nghỉ ngơi lại sức. Hãy mang lấy ách của Ta vào mình, hãy thụ giáo với Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng” (Mt. 11:28-29). Thêm vào đó, thực tế cuộc đời chứng minh, cố gắng hạ mình xuống hoặc có chủ đích hạ mình xuống cũng giả hình chẳng khác gì đưa mình lên. Thế nên thiển nghĩ Lời Chúa khuyên chúng ta học theo Chúa Giêsu, cần biết khiêm nhượng, không giả đò hạ mình cũng chẳng nên ham hố tiếng tăm hình thức bên ngoài.
Lời Chúa khuyên chúng ta không nên giả hình qua bất cứ trạng thái nào. Hạ mình xuống hoặc đưa mình lên đều phát xuất tự nơi tâm khảm không nhận biết giá trị đích thực con người của mình, không nhận ra sự cao trọng của kiếp người, không nhận biết mình thế nào nếu không muốn nói là đã tự coi thường hoặc khinh bỉ chính mình nên phải trở nên thế nọ, thế kia để che lấp. Có thể nói, quan niệm một phần nào chính là phóng ảnh nơi nội tâm một người.
Thiên Chúa hiện hữu và hoạt động nơi mọi loài, mọi vật. Thế giới hữu hình cũng như vô hình đều là sự hiện thể của Thiên Chúa qua những dạng thức khác nhau; bởi đó chúng ta nói Ngài là cội nguồn của mọi sự hiện hữu. Như vậy chẳng có gì được gọi là chúng ta mà tất cả đều là diễn trình thể hiện sự hiện hữu biến chuyển của Thiên Chúa. Thiên Chúa chính là sự thánh thiện được thể hiện nơi mọi phương diện. Tuy nhiên, chúng ta đã không xác nghiệm được thực thể thánh thiện này nơi mình nên còn muốn trở nên thế nọ, thế kia theo nhận thức thế nhân.
Nơi khác Chúa Giêsu dạy chúng ta qua Phúc Âm, “Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi" (Lc. 17:10). Cuộc đời mỗi người, thân xác mỗi người đều chỉ là phương tiện hay dụng cụ để Thiên Chúa thực hiện công việc của Ngài. Chính Thiên Chúa làm việc, suy tư nơi mỗi người. Thế nên bởi vì chúng ta không nhận thực được con người của mình thế nào đối với Thiên Chúa, chúng ta đã không nhận ra giá trị cuộc đời của mình nên cho rằng mình cần phải trở nên thế này, thế khác; chúng ta biến sự thánh thiện của Thiên Chúa nơi mình thành ham muốn, tham vọng thế tục, thành Satan.
Nhận xét như vậy, Lời Chúa qua bài Phúc Âm dạy chúng ta, “Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại" (Lc. 14:13-14). Mỗi người chúng ta là phương tiện, dụng cụ thực hiện công việc của Thiên Chúa thì những công việc, ý nghĩ, những ước muốn, ước mơ chẳng nên để cho tham vọng loài người ảnh hưởng mà chỉ nên nhận biết chính Thiên Chúa đang thực hiện công việc của Ngài nơi mình. Phỏng có gì, phỏng vị thế nào nơi trần gian này cao trọng hơn làm phương tiện, công cụ cho Thiên Chúa hoạt động trước nhan thánh Ngài.
LM Lã Mộng Thường
Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống
Qua kinh nghiệm sống thế nhân, chúng ta nhận thấy nếu chúng ta muốn có được gì, chúng ta phải thực hiện những điều kiện nào đó. Tuy nhiên khi nghiệm chứng về lời dạy của Chúa Giêsu qua Phúc Âm, chúng ta cảm nhận được hình như Lời Chúa thường đối nghịch với những quan niệm được tạo thành bởi kinh nghiệm sống thường tình thế nhân. Chẳng hạn đọc nơi tục ngữ, ca dao, tiền nhân có câu, “Hai tay bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần,” trong khi Lời Chúa phán, “Chớ lo cho mạng sống mình: các ngươi ăn gì, hay về thân xác: các ngươi mặc gì. Há mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao? Hãy coi chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào lẫm, và Cha các ngươi Đấng ở trên trời nuôi nấng chúng! Các ngươi không hơn chúng sao? Ai trong các ngươi chỉ lo mà có thể thêm cho đời mình một gang nữa?” (Mt. 6:25-27).
Ai trong chúng ta không phải vất vả lo lắng cần mẫn làm lụng để nuôi sống gia đình. Lẽ đương nhiên, “Tay làm, hàm nhai; tay quai, miệng trễ.” Đời một người nơi dương thế chính là một sa trường luôn luôn phải chiến đấu chẳng những để mưu sinh mà còn phải thắng vượt những trở ngại với thiên nhiên, với sự liên hệ nhân sinh nơi xã hội loài người.
Văn hoá dân tộc Việt dạy chúng ta nơi việc đối xử với tha nhân, “Vị thần mà nể cây đa,” hoặc, “Ở cho phải phải, phân phân, cây đa cậy thần, thần cậy cây đa.” Sự khôn ngoan nơi giao tế của tiền nhân dạy chúng ta kể là khá thâm trầm. Nếu so với quan điểm, “Một sự nhịn là chín sự lành,” hoặc, “Ai nhất thì tôi thứ nhì, ai mà nhất nữa tôi thì thứ ba,” lời khuyên ở cho phải phải, phân phân giúp chúng ta sống ý thức, nhìn xa trông rộng, và tính toán hơn thiệt kỹ lưỡng lại không làm tổn thương tự ái hoặc nhân phẩm dẫu ai nói thế nào.
Lời Chúa qua bài Phúc Âm mượn khung cảnh bữa tiệc dạy chúng ta nhận thức thâm sâu vượt hẳn tất cả những quan niệm thế tục, “Phàm kẻ nào nhắc mình lên sẽ bị hạ xuống và kẻ hạ mình xuống sẽ được nhắc lên.” Thoạt mới nghe hay đọc, có thể chúng ta cảm thấy Lời Chúa dạy chúng ta giả hình. Xin thưa không phải thế. Nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy lời dạy mang tính chất khuyên giả hình vì tự trong lòng, tự tâm trí chúng ta đã quá quen đối diện và vật lộn với những chướng ngại cuộc đời. Chúng ta quen dùng suy tư thế tục áp dụng vào lời dạy Phúc Âm. Nơi trường hợp này chúng ta nghiệm rõ hơn câu trách của Chúa Giêsu đối với thánh Phêrô, “Xéo đi sau Ta! Hỡi Satan! Ngươi là cớ vấp phạm cho Ta, vì ý tưởng của ngươi không phải ý tưởng của Thiên Chúa mà là của loài người” (Mt. 16:23). Xét thế, chúng ta cần đặt và trả lời câu hỏi vậy Lời Chúa muốn dạy chúng ta điều gì.
Chúng ta thường hiểu lầm khá nhiều ngôn từ bình thường. Nói cho đúng, lòng chúng ta thế nào, chúng ta thường áp đặt vào ngôn từ theo chiều hướng ấy. Thí dụ, thử hỏi hai chữ hy sinh mang nghĩa áp dụng nơi cuộc đời của mình ra sao mà đều được lặp đi lặp lại nơi những lời khuyên hoặc ngay nơi tâm tình của mình? Bình thường chúng ta hiểu hy sinh có nghĩa chịu đựng hoặc thực hiện điều mình không muốn hoặc chấp nhận thiệt thòi. Ai cũng nhận rõ, giá trị của hành động tùy thuộc ý định nơi tâm hồn và nếu lòng mình không muốn nhưng cứ cố gắng ép mình ép xác làm sự việc đó nào mang lại lợi ích gì. Thế nên, chúng ta đã đồng hóa nghĩa của hai chữ hy sinh với mưu đồ, hay âm mưu. Chúng ta chấp nhận thiệt thòi hoặc cố ép mình ép xác thực hiện chuyện gì đó để đạt được ý muốn, ý định nào đó.
Tương tự với ngôn từ khiêm nhượng. Lời ca dao của tiền nhân, “Ai nhất thì tôi thứ nhì, ai mà nhất nữa tôi thì thứ ba” không khuyến khích chúng ta chấp nhận thua thiệt nhưng chấp nhận thực tại cuộc đời. Hơn, thua rồi cũng thế, ai trong chúng ta cũng vào đời tay trắng và cuối cùng cũng ra đi trắng tay. Lời Chúa qua Phúc Âm, “Phàm kẻ nào nhắc mình lên sẽ bị hạ xuống và kẻ hạ mình xuống sẽ được nhắc lên” khuyến khích chúng ta nên đặt lại vấn đề. Bởi nơi khác, Chúa Giêsu phán, “Hãy đến với Ta hết thảy những kẻ lao đao và vác nặng và Ta sẽ cho nghỉ ngơi lại sức. Hãy mang lấy ách của Ta vào mình, hãy thụ giáo với Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng” (Mt. 11:28-29). Thêm vào đó, thực tế cuộc đời chứng minh, cố gắng hạ mình xuống hoặc có chủ đích hạ mình xuống cũng giả hình chẳng khác gì đưa mình lên. Thế nên thiển nghĩ Lời Chúa khuyên chúng ta học theo Chúa Giêsu, cần biết khiêm nhượng, không giả đò hạ mình cũng chẳng nên ham hố tiếng tăm hình thức bên ngoài.
Lời Chúa khuyên chúng ta không nên giả hình qua bất cứ trạng thái nào. Hạ mình xuống hoặc đưa mình lên đều phát xuất tự nơi tâm khảm không nhận biết giá trị đích thực con người của mình, không nhận ra sự cao trọng của kiếp người, không nhận biết mình thế nào nếu không muốn nói là đã tự coi thường hoặc khinh bỉ chính mình nên phải trở nên thế nọ, thế kia để che lấp. Có thể nói, quan niệm một phần nào chính là phóng ảnh nơi nội tâm một người.
Thiên Chúa hiện hữu và hoạt động nơi mọi loài, mọi vật. Thế giới hữu hình cũng như vô hình đều là sự hiện thể của Thiên Chúa qua những dạng thức khác nhau; bởi đó chúng ta nói Ngài là cội nguồn của mọi sự hiện hữu. Như vậy chẳng có gì được gọi là chúng ta mà tất cả đều là diễn trình thể hiện sự hiện hữu biến chuyển của Thiên Chúa. Thiên Chúa chính là sự thánh thiện được thể hiện nơi mọi phương diện. Tuy nhiên, chúng ta đã không xác nghiệm được thực thể thánh thiện này nơi mình nên còn muốn trở nên thế nọ, thế kia theo nhận thức thế nhân.
Nơi khác Chúa Giêsu dạy chúng ta qua Phúc Âm, “Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi" (Lc. 17:10). Cuộc đời mỗi người, thân xác mỗi người đều chỉ là phương tiện hay dụng cụ để Thiên Chúa thực hiện công việc của Ngài. Chính Thiên Chúa làm việc, suy tư nơi mỗi người. Thế nên bởi vì chúng ta không nhận thực được con người của mình thế nào đối với Thiên Chúa, chúng ta đã không nhận ra giá trị cuộc đời của mình nên cho rằng mình cần phải trở nên thế này, thế khác; chúng ta biến sự thánh thiện của Thiên Chúa nơi mình thành ham muốn, tham vọng thế tục, thành Satan.
Nhận xét như vậy, Lời Chúa qua bài Phúc Âm dạy chúng ta, “Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại" (Lc. 14:13-14). Mỗi người chúng ta là phương tiện, dụng cụ thực hiện công việc của Thiên Chúa thì những công việc, ý nghĩ, những ước muốn, ước mơ chẳng nên để cho tham vọng loài người ảnh hưởng mà chỉ nên nhận biết chính Thiên Chúa đang thực hiện công việc của Ngài nơi mình. Phỏng có gì, phỏng vị thế nào nơi trần gian này cao trọng hơn làm phương tiện, công cụ cho Thiên Chúa hoạt động trước nhan thánh Ngài.
LM Lã Mộng Thường