phu ong
09-06-2007, 02:16 PM
Tân Đại sứ Mỹ: "Tôi đã phải lòng Việt Nam từ trước"
19:02' 06/09/2007 (GMT+7)
http://img63.imageshack.us/img63/8717/daisumyji6.jpg
(VietNamNet) - Thân thiện, cởi mở, biết hài hước đúng lúc, đó là những gì mà tân Đại sứ Mỹ Michael Michalak đã thể hiện trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với một số báo chí Việt Nam kể từ khi ông nhậm chức.
Trong hơn một giờ trò chuyện, ông Michael Michalak nhiều lần khẳng định sự lạc quan của ông về tương lai mối quan hệ Việt - Mỹ, tiềm năng phát triển sán lạn của Việt Nam. Tân Đại sứ Mỹ cũng sẵn sàng trả lời những câu hỏi riêng tư về gia đình và sở thích cá nhân.
Ba ưu tiên của Đại sứ Mỹ
- Tiền phong: Trọng tâm trong nghị trình làm việc của ông tại Việt Nam là gì?
Tân Đại sứ Mỹ Michael Michalak
Đại sứ Michael Michalak: Ở Mỹ có khái niệm multi - tasking, tức là giao nhiều nhiệm vụ và thực hiện cùng một lúc. Trong thời gian làm việc ở APEC, tôi đã đặt ra nhiều vấn đề, bám sát tất cả và thực hiện được hầu hết.
Tuy nhiên, nếu nói về những trọng tâm mà tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn cả, đó là: vấn đề nhân quyền; phát triển kinh tế ở Việt Nam trong đó có thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào nước này; giáo dục. Tôi đã đặt ra mục tiêu trong thời gian làm việc phải tăng ít nhất gấp đôi số sinh viên Việt Nam sang Mỹ học.
Một trong những ưu tiên tức thời nhất của tôi là tìm địa điểm cho toà Đại sứ quán Mỹ mới. Việc thương thảo đã được tiến hành trong sáu năm, bây giờ là lúc đi đến kết luận cuối cùng và tiến hành xây dựng.
(Khu đất đang tiến hành thương thảo để xây đại sứ quán Mỹ mới rộng khoảng 4ha, gần Ciputra)
- VietNamNet: Ông nói rằng ông muốn tăng ít nhất gấp đôi số sinh viên Việt Nam du học Mỹ. Ông sẽ làm thế nào để đạt mục tiêu tham vọng này?
Một câu hỏi hay. Người Việt Nam lúc nào cũng muốn biết rõ làm thế nào bạn đạt được mục tiêu của mình (cười).
Hiện tại, chúng tôi đang ở giai đoạn phát triển một chiến lược chung về giáo dục. Chúng tôi đã có một số ý tưởng nhưng muốn đảm bảo rằng quan chức lãnh sự Mỹ có thể đi được các tỉnh, nói chuyện với các trường Đại học để nắm bắt nhu cầu và hướng dẫn sinh viên xin visa vào Mỹ.
Liên quan đến câu hỏi làm thế nào để có thêm ngân sách cho các học bổng, tôi nghĩ sẽ tìm những cách thức để tăng tiền cho quỹ học bổng Fulbright hoặc làm thế nào để sử dụng tiền ngân sách Fulbright cho hiệu quả.
Chúng tôi hi vọng cuối năm nay có thể tổ chức được một hội nghị nhóm họp các tổ chức Mỹ đang hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy giáo dục của Mỹ ở Việt Nam. Tôi muốn đưa họ ngồi lại với nhau để tìm những ý tưởng mới tăng số học sinh Việt Nam vào Mỹ.
Tôi đã tha thiết đề nghị được làm Đại sứ tại VN
- Lao Động: Ông đã chuẩn bị những gì cho cương vị Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam?
Không có sự chuẩn bị nào cho việc trở thành một Đại sứ cả. Trong 30 năm làm việc ở ngành ngoại giao, tôi đã được chuẩn bị để là một người biết lắng nghe, biết diễn thuyết, biết quan tâm đến những người khác.
Tôi đã từng làm Đại sứ tại Nhật Bản và Trung Quốc, có nhiều kinh nghiệm ở châu Á, nói tiếng Nhật rất tốt và nói tiếng Trung cũng không tồi.
Những năm làm việc ở APEC (ông Michael Michalak nguyên là Đại sứ Mỹ tại APEC) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi đi thăm tất cả các nước ở châu Á. Tôi nghĩ đó là những kinh nghiệm sẽ hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc giải quyết mối quan hệ giữa Mỹ và các nước châu Á.
Thực sự thì tôi đã phải lòng Việt Nam từ năm 2006 khi làm việc với các bạn về Hội nghị APEC. Sau đó, tôi đã đề nghị mạnh mẽ với Bộ Ngoại giao Mỹ rằng: Nếu các ngài dự định cử tôi làm Đại sứ, xin hãy cử tôi làm Đại sứ tại Việt Nam.
Chúa đã lắng nghe lời thỉnh cầu của tôi và giờ thì tôi đã ở đây (mỉm cười).
- VietNamNet: Vậy những kinh nghiệm dày dạn của ông ở châu Á sẽ giúp gì cho ông khi xử lý mối quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam?
Có rất nhiều điều tôi học được ở châu Á chắc chắn sẽ giúp tôi trong việc xử lý mối quan hệ với Việt Nam.
Ví dụ như tất cả các nước châu Á, trong đó có Việt Nam đều rất coi trọng mối quan hệ cá nhân. Vì thế, tôi trông đợi rằng những người đồng nhiệm của tôi ở phía Việt Nam sẽ không chỉ là những quan chức, mà đối với tôi còn là một con người. Ngược lại, tôi mong muốn họ cũng sẽ tìm hiểu về tôi, coi tôi là một người bình thường chứ không chỉ là một quan chức Mỹ.
Đối với người châu Á, gương mặt rất quan trọng và tôi nghĩ điều đó cũng sẽ đúng ở Việt Nam. Khi chúng ta có bất đồng, điều quan trọng là chúng ta tôn trọng quan điểm của phía bên kia.
Với kinh nghiệm làm việc ở ASEAN, APEC về xử lý bất đồng, tôi nghĩ chúng ta cần xử lý bất đồng trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm.
Ngoài ra, có một đặc điểm tính cách chung của người châu Á mà tôi được thấy từ các đồng nghiệp cũng như những người dân các nước tôi từng đến thăm. Đó là người châu Á làm việc hết sức chăm chỉ. Tôi chắc là tôi sẽ phải làm việc cật lực để theo kịp những đồng nghiệp của tôi.
Sự kỳ vọng của thế giới vào VN đang tăng lên
- Tạp chí Việt - Mỹ: Khi ông ngồi ở Tokyo và Bắc Kinh, ông thấy Việt Nam như thế nào? Và bây giờ, khi đã ngồi ở Hà Nội, ông thấy ấn tượng đó có khác gì không?
Khi tôi ở Nhật Bản thì Việt Nam mới bắt đầu quá trình tăng tốc phát triển kinh tế nhưng nhiều giới ở Nhật đã nới về khả năng Việt Nam sẽ trở thành con hổ tiếp theo ở châu Á.
Khi tôi ở Trung Quốc, lúc đó diễn ra nhiều cuộc thảo luận về vấn đề Biển Đông. Và Việt Nam thường được đề cập như một nước trong khu vực luôn bày tỏ lập trường hết sức mạnh mẽ của mình về biển Đông.
Tuy nhiên, ấn tượng mạnh mẽ nhất của tôi về Việt Nam chính là thời kỳ làm việc về APEC với Việt Nam. Khi năm APEC bắt đầu, tổ công tác Việt Nam tỏ ra thận trọng, quan liêu và kín tiếng. Tuy nhiên, theo thời gian, nhóm công tác đó học rất nhanh cách thức xử lý các vấn đề kinh tế và chính trị đa biên. Và đến cuối năm APEC thì Việt Nam đã rất tự tin nói về mục tiêu của mình và cách thức đạt mục tiêu ấy, cho dù nó có thể bất đồng với Mỹ, Trung Quốc...Họ luôn sẵn sàng làm việc vượt qua những bất đồng để đạt mục tiêu của mình.
Trong năm APEC, Việt Nam có những lựa chọn hết sức khó khăn nhưng họ đã làm công việc một cách xuất sắc, được các đồng nghiệp kính trọng.
Tôi nghĩ rằng khi trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, Việt Nam sẽ đối diện với những lựa chọn mới: Câu hỏi về Myanmar, về Kosovo, về Iran, Iraq, và những vấn đề toàn cầu khác sẽ đặt Việt Nam trước những lựa chọn mới.
Nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng Việt Nam sẽ thành công ở LHQ như đã thành công ở APEC.
- VietNamNet: Việc Mỹ cử một vị Đại sứ từng làm việc khá nhiều về các vấn đề của khu vực có phải là một dấu hiệu cho thấy Mỹ thực sự muốn tăng cường quan hệ với khu vực này? Ông mong đợi Việt Nam sẽlà một đối tác như thế nào trong các vấn đề đó?
Trong hai, ba năm qua, tăng trưởng rất đáng nể và nhiệt huyết của Việt Nam là những tác động quan trọng đến tương lai. Hầu hết các quan chức Washington đều nói về sự năng động ngoạn mục đang diễn ra ở Việt Nam. Việt Nam đã trở thành chủ đề số 1 hoặc số 2 trong các cuộc đàm thoại ở Washington.
Các bạn có thể tự hào về điều này nhưng điều đó cũng có nghĩa rằng sự kỳ vọng của thế giới vào Việt Nam đang tăng lên.
Đối với LHQ, như tôi đã đề cập, Việt Nam có thể sẽ được yêu cầu đóng vai trò lãnh đạo trong nhiều vấn đề mà Việt Nam trước đây chưa từng làm.
Đối với ASEAN, Việt Nam có thể đóng vai trò lãnh đạo rất quan trọng. Đối với APEC, Việt Nam đã từng đóng vai trò rất quan trọng trong năm 2006 và có thể tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo với nhiệt huyết như năm 2006.
Tôi biết đó là một nhiệm vụ không hề dễ dàng nhưng tôi sẽ làm tất cả có thể để hỗ trợ Việt Nam.
Tuần tới, tôi sẽ bắt đầu học tiếng Việt
- VietNamNet: Ông có kể rằng, ông nói tiếng Nhật rất tốt và nói tiếng Trung không tồi. Ông có hi vọng sau 3 năm làm việc ở đây, ông sẽ có thể kể với những người khác rằng: Tôi nói tiếng Việt rất tốt không?
Ồ, chắc chắn là tôi có khao khát học tiếng Việt. Tuần tới tôi sẽ bắt tay vào học ngay. Tôi đoán là mình sẽ phải học tập rất vất vả để nói được tiếng Việt (cười).
- Lao Động: Gia đình ông có đi cùng ông sang Việt Nam? Họ thấy Việt Nam thế nào?
Vợ tôi và cô con gái 16 tuổi có theo tôi sang sinh sống tại Hà Nội. Con gái tôi sẽ vào học lớp 11 ở Việt Nam và cô bé nghĩ về trường học như bất kỳ cô gái 16 tuổi nào khác (hóm hỉnh).
Vợ tôi thì rất hạnh phúc khi ở Việt Nam. Cô ấy là người Nhật,, vì thế cô ấy hy vọng sẽ đi du lịch được thật nhiều nơi ở Việt Nam. Điều cô ấy thích nhất là được ăn tất cả các món ăn ngon tuyệt vời của Việt Nam.
Còn tôi thì mê nhất món nem cuốn, cua bấy, rau muống xào, nộm ngó sen thịt gà và tất cả những món ăn ngon khác (cười vang).
Trước một câu hỏi ngoài lề của phóng viên: Ông ở châu Á nhiều năm, có biết nguyên tắc sử dụng đũa khi ăn không? Ông Michael Michalak trả lời ý nhị: "Tôi nghĩ câu hỏi của bạn có ý triết lý gì đó. Khi mới bắt đầu sử dụng đũa, tôi không biết nguyên tắc nào hết nên cũng gặp phải một số vấn đề. Nhưng sau một thời gian, tay tôi tự nhiên biết cách làm việc với đôi đũa.
Nhưng tôi muốn nghe bạn nói về nguyên tắc sử dụng đũa vì tôi e rằng, đây là một câu hỏi đùa và không biết câu trả lời của tôi sẽ đi đến đâu cả".
Sau khi được phóng viên giải thích đây là một câu hỏi đùa, nhưng đôi đũa là biểu tượng âm dương của người châu Á, một bên động, một bên tĩnh, Đại sứ Mỹ ồ lên: "Tuyệt vời, đúng là Việt Nam. Vừa năng động, vừa vững chãi!".
*
Việt Lâm
19:02' 06/09/2007 (GMT+7)
http://img63.imageshack.us/img63/8717/daisumyji6.jpg
(VietNamNet) - Thân thiện, cởi mở, biết hài hước đúng lúc, đó là những gì mà tân Đại sứ Mỹ Michael Michalak đã thể hiện trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với một số báo chí Việt Nam kể từ khi ông nhậm chức.
Trong hơn một giờ trò chuyện, ông Michael Michalak nhiều lần khẳng định sự lạc quan của ông về tương lai mối quan hệ Việt - Mỹ, tiềm năng phát triển sán lạn của Việt Nam. Tân Đại sứ Mỹ cũng sẵn sàng trả lời những câu hỏi riêng tư về gia đình và sở thích cá nhân.
Ba ưu tiên của Đại sứ Mỹ
- Tiền phong: Trọng tâm trong nghị trình làm việc của ông tại Việt Nam là gì?
Tân Đại sứ Mỹ Michael Michalak
Đại sứ Michael Michalak: Ở Mỹ có khái niệm multi - tasking, tức là giao nhiều nhiệm vụ và thực hiện cùng một lúc. Trong thời gian làm việc ở APEC, tôi đã đặt ra nhiều vấn đề, bám sát tất cả và thực hiện được hầu hết.
Tuy nhiên, nếu nói về những trọng tâm mà tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn cả, đó là: vấn đề nhân quyền; phát triển kinh tế ở Việt Nam trong đó có thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào nước này; giáo dục. Tôi đã đặt ra mục tiêu trong thời gian làm việc phải tăng ít nhất gấp đôi số sinh viên Việt Nam sang Mỹ học.
Một trong những ưu tiên tức thời nhất của tôi là tìm địa điểm cho toà Đại sứ quán Mỹ mới. Việc thương thảo đã được tiến hành trong sáu năm, bây giờ là lúc đi đến kết luận cuối cùng và tiến hành xây dựng.
(Khu đất đang tiến hành thương thảo để xây đại sứ quán Mỹ mới rộng khoảng 4ha, gần Ciputra)
- VietNamNet: Ông nói rằng ông muốn tăng ít nhất gấp đôi số sinh viên Việt Nam du học Mỹ. Ông sẽ làm thế nào để đạt mục tiêu tham vọng này?
Một câu hỏi hay. Người Việt Nam lúc nào cũng muốn biết rõ làm thế nào bạn đạt được mục tiêu của mình (cười).
Hiện tại, chúng tôi đang ở giai đoạn phát triển một chiến lược chung về giáo dục. Chúng tôi đã có một số ý tưởng nhưng muốn đảm bảo rằng quan chức lãnh sự Mỹ có thể đi được các tỉnh, nói chuyện với các trường Đại học để nắm bắt nhu cầu và hướng dẫn sinh viên xin visa vào Mỹ.
Liên quan đến câu hỏi làm thế nào để có thêm ngân sách cho các học bổng, tôi nghĩ sẽ tìm những cách thức để tăng tiền cho quỹ học bổng Fulbright hoặc làm thế nào để sử dụng tiền ngân sách Fulbright cho hiệu quả.
Chúng tôi hi vọng cuối năm nay có thể tổ chức được một hội nghị nhóm họp các tổ chức Mỹ đang hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy giáo dục của Mỹ ở Việt Nam. Tôi muốn đưa họ ngồi lại với nhau để tìm những ý tưởng mới tăng số học sinh Việt Nam vào Mỹ.
Tôi đã tha thiết đề nghị được làm Đại sứ tại VN
- Lao Động: Ông đã chuẩn bị những gì cho cương vị Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam?
Không có sự chuẩn bị nào cho việc trở thành một Đại sứ cả. Trong 30 năm làm việc ở ngành ngoại giao, tôi đã được chuẩn bị để là một người biết lắng nghe, biết diễn thuyết, biết quan tâm đến những người khác.
Tôi đã từng làm Đại sứ tại Nhật Bản và Trung Quốc, có nhiều kinh nghiệm ở châu Á, nói tiếng Nhật rất tốt và nói tiếng Trung cũng không tồi.
Những năm làm việc ở APEC (ông Michael Michalak nguyên là Đại sứ Mỹ tại APEC) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi đi thăm tất cả các nước ở châu Á. Tôi nghĩ đó là những kinh nghiệm sẽ hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc giải quyết mối quan hệ giữa Mỹ và các nước châu Á.
Thực sự thì tôi đã phải lòng Việt Nam từ năm 2006 khi làm việc với các bạn về Hội nghị APEC. Sau đó, tôi đã đề nghị mạnh mẽ với Bộ Ngoại giao Mỹ rằng: Nếu các ngài dự định cử tôi làm Đại sứ, xin hãy cử tôi làm Đại sứ tại Việt Nam.
Chúa đã lắng nghe lời thỉnh cầu của tôi và giờ thì tôi đã ở đây (mỉm cười).
- VietNamNet: Vậy những kinh nghiệm dày dạn của ông ở châu Á sẽ giúp gì cho ông khi xử lý mối quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam?
Có rất nhiều điều tôi học được ở châu Á chắc chắn sẽ giúp tôi trong việc xử lý mối quan hệ với Việt Nam.
Ví dụ như tất cả các nước châu Á, trong đó có Việt Nam đều rất coi trọng mối quan hệ cá nhân. Vì thế, tôi trông đợi rằng những người đồng nhiệm của tôi ở phía Việt Nam sẽ không chỉ là những quan chức, mà đối với tôi còn là một con người. Ngược lại, tôi mong muốn họ cũng sẽ tìm hiểu về tôi, coi tôi là một người bình thường chứ không chỉ là một quan chức Mỹ.
Đối với người châu Á, gương mặt rất quan trọng và tôi nghĩ điều đó cũng sẽ đúng ở Việt Nam. Khi chúng ta có bất đồng, điều quan trọng là chúng ta tôn trọng quan điểm của phía bên kia.
Với kinh nghiệm làm việc ở ASEAN, APEC về xử lý bất đồng, tôi nghĩ chúng ta cần xử lý bất đồng trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm.
Ngoài ra, có một đặc điểm tính cách chung của người châu Á mà tôi được thấy từ các đồng nghiệp cũng như những người dân các nước tôi từng đến thăm. Đó là người châu Á làm việc hết sức chăm chỉ. Tôi chắc là tôi sẽ phải làm việc cật lực để theo kịp những đồng nghiệp của tôi.
Sự kỳ vọng của thế giới vào VN đang tăng lên
- Tạp chí Việt - Mỹ: Khi ông ngồi ở Tokyo và Bắc Kinh, ông thấy Việt Nam như thế nào? Và bây giờ, khi đã ngồi ở Hà Nội, ông thấy ấn tượng đó có khác gì không?
Khi tôi ở Nhật Bản thì Việt Nam mới bắt đầu quá trình tăng tốc phát triển kinh tế nhưng nhiều giới ở Nhật đã nới về khả năng Việt Nam sẽ trở thành con hổ tiếp theo ở châu Á.
Khi tôi ở Trung Quốc, lúc đó diễn ra nhiều cuộc thảo luận về vấn đề Biển Đông. Và Việt Nam thường được đề cập như một nước trong khu vực luôn bày tỏ lập trường hết sức mạnh mẽ của mình về biển Đông.
Tuy nhiên, ấn tượng mạnh mẽ nhất của tôi về Việt Nam chính là thời kỳ làm việc về APEC với Việt Nam. Khi năm APEC bắt đầu, tổ công tác Việt Nam tỏ ra thận trọng, quan liêu và kín tiếng. Tuy nhiên, theo thời gian, nhóm công tác đó học rất nhanh cách thức xử lý các vấn đề kinh tế và chính trị đa biên. Và đến cuối năm APEC thì Việt Nam đã rất tự tin nói về mục tiêu của mình và cách thức đạt mục tiêu ấy, cho dù nó có thể bất đồng với Mỹ, Trung Quốc...Họ luôn sẵn sàng làm việc vượt qua những bất đồng để đạt mục tiêu của mình.
Trong năm APEC, Việt Nam có những lựa chọn hết sức khó khăn nhưng họ đã làm công việc một cách xuất sắc, được các đồng nghiệp kính trọng.
Tôi nghĩ rằng khi trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, Việt Nam sẽ đối diện với những lựa chọn mới: Câu hỏi về Myanmar, về Kosovo, về Iran, Iraq, và những vấn đề toàn cầu khác sẽ đặt Việt Nam trước những lựa chọn mới.
Nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng Việt Nam sẽ thành công ở LHQ như đã thành công ở APEC.
- VietNamNet: Việc Mỹ cử một vị Đại sứ từng làm việc khá nhiều về các vấn đề của khu vực có phải là một dấu hiệu cho thấy Mỹ thực sự muốn tăng cường quan hệ với khu vực này? Ông mong đợi Việt Nam sẽlà một đối tác như thế nào trong các vấn đề đó?
Trong hai, ba năm qua, tăng trưởng rất đáng nể và nhiệt huyết của Việt Nam là những tác động quan trọng đến tương lai. Hầu hết các quan chức Washington đều nói về sự năng động ngoạn mục đang diễn ra ở Việt Nam. Việt Nam đã trở thành chủ đề số 1 hoặc số 2 trong các cuộc đàm thoại ở Washington.
Các bạn có thể tự hào về điều này nhưng điều đó cũng có nghĩa rằng sự kỳ vọng của thế giới vào Việt Nam đang tăng lên.
Đối với LHQ, như tôi đã đề cập, Việt Nam có thể sẽ được yêu cầu đóng vai trò lãnh đạo trong nhiều vấn đề mà Việt Nam trước đây chưa từng làm.
Đối với ASEAN, Việt Nam có thể đóng vai trò lãnh đạo rất quan trọng. Đối với APEC, Việt Nam đã từng đóng vai trò rất quan trọng trong năm 2006 và có thể tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo với nhiệt huyết như năm 2006.
Tôi biết đó là một nhiệm vụ không hề dễ dàng nhưng tôi sẽ làm tất cả có thể để hỗ trợ Việt Nam.
Tuần tới, tôi sẽ bắt đầu học tiếng Việt
- VietNamNet: Ông có kể rằng, ông nói tiếng Nhật rất tốt và nói tiếng Trung không tồi. Ông có hi vọng sau 3 năm làm việc ở đây, ông sẽ có thể kể với những người khác rằng: Tôi nói tiếng Việt rất tốt không?
Ồ, chắc chắn là tôi có khao khát học tiếng Việt. Tuần tới tôi sẽ bắt tay vào học ngay. Tôi đoán là mình sẽ phải học tập rất vất vả để nói được tiếng Việt (cười).
- Lao Động: Gia đình ông có đi cùng ông sang Việt Nam? Họ thấy Việt Nam thế nào?
Vợ tôi và cô con gái 16 tuổi có theo tôi sang sinh sống tại Hà Nội. Con gái tôi sẽ vào học lớp 11 ở Việt Nam và cô bé nghĩ về trường học như bất kỳ cô gái 16 tuổi nào khác (hóm hỉnh).
Vợ tôi thì rất hạnh phúc khi ở Việt Nam. Cô ấy là người Nhật,, vì thế cô ấy hy vọng sẽ đi du lịch được thật nhiều nơi ở Việt Nam. Điều cô ấy thích nhất là được ăn tất cả các món ăn ngon tuyệt vời của Việt Nam.
Còn tôi thì mê nhất món nem cuốn, cua bấy, rau muống xào, nộm ngó sen thịt gà và tất cả những món ăn ngon khác (cười vang).
Trước một câu hỏi ngoài lề của phóng viên: Ông ở châu Á nhiều năm, có biết nguyên tắc sử dụng đũa khi ăn không? Ông Michael Michalak trả lời ý nhị: "Tôi nghĩ câu hỏi của bạn có ý triết lý gì đó. Khi mới bắt đầu sử dụng đũa, tôi không biết nguyên tắc nào hết nên cũng gặp phải một số vấn đề. Nhưng sau một thời gian, tay tôi tự nhiên biết cách làm việc với đôi đũa.
Nhưng tôi muốn nghe bạn nói về nguyên tắc sử dụng đũa vì tôi e rằng, đây là một câu hỏi đùa và không biết câu trả lời của tôi sẽ đi đến đâu cả".
Sau khi được phóng viên giải thích đây là một câu hỏi đùa, nhưng đôi đũa là biểu tượng âm dương của người châu Á, một bên động, một bên tĩnh, Đại sứ Mỹ ồ lên: "Tuyệt vời, đúng là Việt Nam. Vừa năng động, vừa vững chãi!".
*
Việt Lâm