Dan Lee
09-08-2007, 10:44 AM
Những luận điệu mới của chính quyền Việt Nam nhằm biện minh cho những vi phạm nhân quyền
Thời gian vừa qua, nếu theo dõi tin tức, người ta sẽ nhận thấy ngay là chính quyền cộng sản Việt nam, trước những chỉ trích về thành tích nhân quyền của họ, đã đưa ra những luận điệu mới để chống chế cho những vi phạm quyền con người của họ.
Quả thật, nếu trước đây, để biện minh cho những sai phạm này, họ chỉ việc biện hộ rằng : « Việt Nam tôn trọng tự do dân chủ, nhân quyền của người dân. Chúng tôi chỉ bắt những ai gây rối trật tự, phạm luật, chứ không có ai bị bắt vì bất đồng chính kiến… ». Nhưng gần đây, họ đưa ra những luận điệu mới để chống chế. Và trước đây nếu để phòng vệ, thì bây giờ họ muốn tấn công lại đôi chút.
Quả thật, trong lần gặp gỡ với tổng thống Bush mới đây, ông Nguyễn Minh Triết phát biểu rằng : « Việt Nam đòi đấu tranh độc lập tự do cũng vì giành quyền con người …"Vì vậy, bây giờ, chúng tôi không nỡ đối xử không tốt với nhân quyền. Chúng tôi bảo vệ nhân quyền. Nhưng họ vi phạm pháp luật thì chúng tôi phải xử. » "Chế độ chính trị của các nước khác nhau. Chính trị thế giới muôn màu muôn vẻ, tại sao lại đòi Việt Nam phải theo một cái khuôn cố định nào đó? » "Đó là đòi hỏi hết sức vô lý. Từ đặc điểm của mình, mình chọn mô hình nào cho thích hợp » ( x. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/06/070620_triet_vietkieu.shtml ).
Cũng gần đây nhất, ngày 4/9/2007, trang báo điện tử VOA tiếng Việt đã loan tin ông thứ trưởng ngoại giao Lê Văn Bàng đã tuyên bố ở Teheran, Iran rằng “chính sách của Việt Nam là chống lại sự áp đặt và khống chế về văn hóa nhân danh nhân quyền”. và cũng một lập luận như ông Triết, ông Bàng cũng tuyên bố là Việt Nam quý trọng nhân quyền đã đấu tranh giành nhân quyền : “Việt Nam đã đi tiên phong trong phong trào chống thực dân và đế quốc để khôi phục độc lập và các quyền cơ bản, trong đó có quyền sống trong thanh bình, độc lập và có phẩm cách” ( x. http://www.voanews.com/vietnamese/2007-09-04-voa8.cfm ).
Những luận điệu mới để biện hộ cho những vi phạm nhân quyền của họ thoạt đầu xem ra có lý, những ngẫm cho cùng, họ chẳng có lý chut nào cả. họ chỉ nói lấy cho bằng được mà thôi chứ thật chất nhìn vào xã hội Việt Nam bây giờ ai cũng thấy rõ sự ngụy biện của họ.
Nói chung những luận điệu mới này nằm ở hai điểm :
Việt Nam không thể vi phạm nhân quyền, vì Việt Nam đã từng chiến đấu vì độc lập tự do và quyền của con người. Việt Nam quý trọng nhân quyền.
Anh hãy tôn trọng văn hóa của Việt Nam, nét đặc thù rỉêng biệt của Việt Nam. Anh đừng áp đặt văn hóa nhân quyền của anh cho người khác. Việt Nam có luật lệ riêng, lối suy nghĩ riêng, tình cảm riêng, văn hóa riêng.
Liên quan đến lập luận thứ nhất, người ta dễ nhận ra ngay rằng chính quyền cộng sản Việt Nam cố tình chơi trò đánh lận con đen. Lập luận cho rằng nước Việt Nam đã từng “ chiến đấu giành nhân quyền vì yêu nhân quyền” nên Việt Nam “không thể vi phạm nhân quyền” không hợp lý chút nào. Thứ nhất, chưa chắc anh đã chiến đấu vì “yêu nhân quyền”. Thứ hai, nếu anh “yêu nhân quyền”, thì cái việc “yêu nhân quyền” trong quá khứ đó không thể bù lấp được những vi phạm nhân quyền trong hiện tại. Quả thật, nhìn vào xã hội Việt Nam bây giờ, thì lập luận này không đứng vững và thậm chí ngây ngô. Một loạt vụ bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến mới đây, những người lến tiếng đòi hỏi tự do dân chủ và nhân quyền cách bất bạo động và trong tinh thần hòa bình, chứng minh ngược lại những gì các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã nói. Rồi những cuộc biểu tình của dân oan đòi lại sự công bằng… đã chứng tỏ quyền sống căn bản của họ cũng đang bị đe dọa. Thêm nữa, ai mà không biết ở Việt Nam bây giờ, những quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, tôn giáo…dù được ghi rõ trong Hiến Pháp Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam, nhưng trên thức tế, đều bị hạn chế và gây khó dễ, tệ hơn nữa là có những vi phạm nặng nề. Trong một nước, chỉ có một đảng chính trị có quyền hoạt động cách hợp pháp, ai nói ngược lại đều bị đe dọa, bắt bớ …, như thế thì đâu có thể gọi là “yêu nhân quyền và tôn trọng tự do của người dân”. Một sự tự do chưa hề vượt quá khuôn khổ của luật pháp, nhưng chỉ mới thể hiện quyền tự do căn bản được Hiến Pháp công nhận, là đã bị làm khó dễ rồi, thì thử hỏi, những tuyên bố rùm beng của hai vị trên đây có phải là thiếu thành thật với chính mình không, nếu không nói đó là đánh lận con đen?
Yêu nhân quyền không thể chỉ nói trên môi miệng, nhưng còn phải thực tế. Thực tế đó là chính phẩm gía của con nguời trong môi trường hoàn cảnh xã hội cụ thể. Trên thế giới hiện nay, có ai mà bảo rằng tôi không yêu và bảo vệ nhân quyền đâu ? Ai cũng nói vậy được cả, nhưng lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau. Một chế độ độc tài toàn trị cũng có thể nhận rằng nó tôn trọng nhân quyền, nhưng đúng là thuật ngữ nhân quyền đã bị lạm dụng trong một đảng phái mà tự cho họ là chủ thể hợp pháp duy nhất có quyền áp dụng ý thức hệ của mình, mà bất chấp phẩm giá của con người. Ai cũng có thể nhận ra rằng chính từ những chế độ độc tài toàn trị này mà ý thức về phẩm giá và quyền con người được sáng tỏ hơn và từ đó họ mới đứng lên đòi lại quyền căn bản của họ. Sự ra đời của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc có nguồn gốc từ đó : Phẩm giá con người bị chà đạp.
Liên quan đến lập luận thứ hai : đừng áp đặt văn hóa nhân quyền của mình cho một nền văn hóa có những lối suy nghĩ và tính đặc thù riêng. Lập luận này cũng hàm hồ và phi lý, hay nói đúng hơn phiếm diện. Đồng ý là phải tôn trọng sự khác biệt của nhau, tôn trọng văn hóa của ngừoi khác. Tuy nhiên có những điều vượt quá giới hạn của một quốc gia, của một nền văn hóa. Cụ thể đó là phẩm giá và quyền của con người. Bản tính của con người có những nét độc đáo riêng biệt cần tôn trọng, nhưng chính bản tính này không thể bị giới hạn vào một lãnh thổ, nó vượt quá không gian và thời gian. Nếu không, người ta không thể quay trở về với những vị tiền bối xa xưa để rút ra những bài học làm người cho ngày nay. Sở dĩ như vậy là vì bản tính con người không thể bị giới hạn bởi không gian địa lý hay thời gian. Những quyền căn bản của con người gắn bó với bản tính này, do đó có một giá trị phổ quát, vượt quá cả cái ranh giới độc đáo và riêng biệt của một nền văn hóa. Chính ở đó mà có một Hiến chương nhân quyền của Liên Hiệp Quốc để bảo vệ quyền con người, mà chính Việt Nam cũng đã tự hào ký vào đó. Thêm nữa, nếu phản đối sự “áp đặt văn hóa nhân quyền” thì chắc chắn rằng chính quyền cộng sản Việt Nam cũng không thể lên tiếng phản đối cuộc tấn công Iraq của Hoa Kỳ. Phải chăng nhân quyền theo cái nhìn của chính quyền Việt Nam chỉ đồng nghĩa với lãnh thổ Việt Nam, văn hóa Việt Nam, suy nghĩ và tình cảm Việt Nam? Vậy thì việc ký tên vào bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đó là một việc mâu thuẫn và ngay cả việc mượn những ý tưởng nơi các bản Tuyên ngôn nhân quyền khác trên thế giới để áp dụng cho hoàn cảnh của Việt Nam, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm, cũng là một việc làm mâu thuẫn, và phải chăng đó cũng là “áp đặt văn hóa nhân quyền” ?
Nói tóm lại, cả hai lập luận trên đây của chính quyền Việt Nam nhằm biện minh cho những thành tích vi phạm nhân quyền của mình là những lập luận thiếu logic và phiến diện, nếu không nói là tự mâu thuẫn. Ước mong người dân Việt Nam sống dưới một chế độ không chỉ “yêu nhân quyền”, nhưng còn thể hiện nó cách cụ thể bằng hành động. Hãy thành thật với chính mình, với con người Việt Nam, với đất nước Việt Nam và với thế giới trong đó Việt Nam tham gia ký kết bảo vệ và tôn trọng nhân quyền. Nếu người dân Việt Nam không muốn ai “áp đặt văn hóa nhân quyền” cho mình, thì họ cũng không muốn ai “áp đặt một văn hóa chính trị và tư tưởng toàn trị” cho mình cả.
Tiến Nhân
Thời gian vừa qua, nếu theo dõi tin tức, người ta sẽ nhận thấy ngay là chính quyền cộng sản Việt nam, trước những chỉ trích về thành tích nhân quyền của họ, đã đưa ra những luận điệu mới để chống chế cho những vi phạm quyền con người của họ.
Quả thật, nếu trước đây, để biện minh cho những sai phạm này, họ chỉ việc biện hộ rằng : « Việt Nam tôn trọng tự do dân chủ, nhân quyền của người dân. Chúng tôi chỉ bắt những ai gây rối trật tự, phạm luật, chứ không có ai bị bắt vì bất đồng chính kiến… ». Nhưng gần đây, họ đưa ra những luận điệu mới để chống chế. Và trước đây nếu để phòng vệ, thì bây giờ họ muốn tấn công lại đôi chút.
Quả thật, trong lần gặp gỡ với tổng thống Bush mới đây, ông Nguyễn Minh Triết phát biểu rằng : « Việt Nam đòi đấu tranh độc lập tự do cũng vì giành quyền con người …"Vì vậy, bây giờ, chúng tôi không nỡ đối xử không tốt với nhân quyền. Chúng tôi bảo vệ nhân quyền. Nhưng họ vi phạm pháp luật thì chúng tôi phải xử. » "Chế độ chính trị của các nước khác nhau. Chính trị thế giới muôn màu muôn vẻ, tại sao lại đòi Việt Nam phải theo một cái khuôn cố định nào đó? » "Đó là đòi hỏi hết sức vô lý. Từ đặc điểm của mình, mình chọn mô hình nào cho thích hợp » ( x. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/06/070620_triet_vietkieu.shtml ).
Cũng gần đây nhất, ngày 4/9/2007, trang báo điện tử VOA tiếng Việt đã loan tin ông thứ trưởng ngoại giao Lê Văn Bàng đã tuyên bố ở Teheran, Iran rằng “chính sách của Việt Nam là chống lại sự áp đặt và khống chế về văn hóa nhân danh nhân quyền”. và cũng một lập luận như ông Triết, ông Bàng cũng tuyên bố là Việt Nam quý trọng nhân quyền đã đấu tranh giành nhân quyền : “Việt Nam đã đi tiên phong trong phong trào chống thực dân và đế quốc để khôi phục độc lập và các quyền cơ bản, trong đó có quyền sống trong thanh bình, độc lập và có phẩm cách” ( x. http://www.voanews.com/vietnamese/2007-09-04-voa8.cfm ).
Những luận điệu mới để biện hộ cho những vi phạm nhân quyền của họ thoạt đầu xem ra có lý, những ngẫm cho cùng, họ chẳng có lý chut nào cả. họ chỉ nói lấy cho bằng được mà thôi chứ thật chất nhìn vào xã hội Việt Nam bây giờ ai cũng thấy rõ sự ngụy biện của họ.
Nói chung những luận điệu mới này nằm ở hai điểm :
Việt Nam không thể vi phạm nhân quyền, vì Việt Nam đã từng chiến đấu vì độc lập tự do và quyền của con người. Việt Nam quý trọng nhân quyền.
Anh hãy tôn trọng văn hóa của Việt Nam, nét đặc thù rỉêng biệt của Việt Nam. Anh đừng áp đặt văn hóa nhân quyền của anh cho người khác. Việt Nam có luật lệ riêng, lối suy nghĩ riêng, tình cảm riêng, văn hóa riêng.
Liên quan đến lập luận thứ nhất, người ta dễ nhận ra ngay rằng chính quyền cộng sản Việt Nam cố tình chơi trò đánh lận con đen. Lập luận cho rằng nước Việt Nam đã từng “ chiến đấu giành nhân quyền vì yêu nhân quyền” nên Việt Nam “không thể vi phạm nhân quyền” không hợp lý chút nào. Thứ nhất, chưa chắc anh đã chiến đấu vì “yêu nhân quyền”. Thứ hai, nếu anh “yêu nhân quyền”, thì cái việc “yêu nhân quyền” trong quá khứ đó không thể bù lấp được những vi phạm nhân quyền trong hiện tại. Quả thật, nhìn vào xã hội Việt Nam bây giờ, thì lập luận này không đứng vững và thậm chí ngây ngô. Một loạt vụ bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến mới đây, những người lến tiếng đòi hỏi tự do dân chủ và nhân quyền cách bất bạo động và trong tinh thần hòa bình, chứng minh ngược lại những gì các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã nói. Rồi những cuộc biểu tình của dân oan đòi lại sự công bằng… đã chứng tỏ quyền sống căn bản của họ cũng đang bị đe dọa. Thêm nữa, ai mà không biết ở Việt Nam bây giờ, những quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, tôn giáo…dù được ghi rõ trong Hiến Pháp Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam, nhưng trên thức tế, đều bị hạn chế và gây khó dễ, tệ hơn nữa là có những vi phạm nặng nề. Trong một nước, chỉ có một đảng chính trị có quyền hoạt động cách hợp pháp, ai nói ngược lại đều bị đe dọa, bắt bớ …, như thế thì đâu có thể gọi là “yêu nhân quyền và tôn trọng tự do của người dân”. Một sự tự do chưa hề vượt quá khuôn khổ của luật pháp, nhưng chỉ mới thể hiện quyền tự do căn bản được Hiến Pháp công nhận, là đã bị làm khó dễ rồi, thì thử hỏi, những tuyên bố rùm beng của hai vị trên đây có phải là thiếu thành thật với chính mình không, nếu không nói đó là đánh lận con đen?
Yêu nhân quyền không thể chỉ nói trên môi miệng, nhưng còn phải thực tế. Thực tế đó là chính phẩm gía của con nguời trong môi trường hoàn cảnh xã hội cụ thể. Trên thế giới hiện nay, có ai mà bảo rằng tôi không yêu và bảo vệ nhân quyền đâu ? Ai cũng nói vậy được cả, nhưng lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau. Một chế độ độc tài toàn trị cũng có thể nhận rằng nó tôn trọng nhân quyền, nhưng đúng là thuật ngữ nhân quyền đã bị lạm dụng trong một đảng phái mà tự cho họ là chủ thể hợp pháp duy nhất có quyền áp dụng ý thức hệ của mình, mà bất chấp phẩm giá của con người. Ai cũng có thể nhận ra rằng chính từ những chế độ độc tài toàn trị này mà ý thức về phẩm giá và quyền con người được sáng tỏ hơn và từ đó họ mới đứng lên đòi lại quyền căn bản của họ. Sự ra đời của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc có nguồn gốc từ đó : Phẩm giá con người bị chà đạp.
Liên quan đến lập luận thứ hai : đừng áp đặt văn hóa nhân quyền của mình cho một nền văn hóa có những lối suy nghĩ và tính đặc thù riêng. Lập luận này cũng hàm hồ và phi lý, hay nói đúng hơn phiếm diện. Đồng ý là phải tôn trọng sự khác biệt của nhau, tôn trọng văn hóa của ngừoi khác. Tuy nhiên có những điều vượt quá giới hạn của một quốc gia, của một nền văn hóa. Cụ thể đó là phẩm giá và quyền của con người. Bản tính của con người có những nét độc đáo riêng biệt cần tôn trọng, nhưng chính bản tính này không thể bị giới hạn vào một lãnh thổ, nó vượt quá không gian và thời gian. Nếu không, người ta không thể quay trở về với những vị tiền bối xa xưa để rút ra những bài học làm người cho ngày nay. Sở dĩ như vậy là vì bản tính con người không thể bị giới hạn bởi không gian địa lý hay thời gian. Những quyền căn bản của con người gắn bó với bản tính này, do đó có một giá trị phổ quát, vượt quá cả cái ranh giới độc đáo và riêng biệt của một nền văn hóa. Chính ở đó mà có một Hiến chương nhân quyền của Liên Hiệp Quốc để bảo vệ quyền con người, mà chính Việt Nam cũng đã tự hào ký vào đó. Thêm nữa, nếu phản đối sự “áp đặt văn hóa nhân quyền” thì chắc chắn rằng chính quyền cộng sản Việt Nam cũng không thể lên tiếng phản đối cuộc tấn công Iraq của Hoa Kỳ. Phải chăng nhân quyền theo cái nhìn của chính quyền Việt Nam chỉ đồng nghĩa với lãnh thổ Việt Nam, văn hóa Việt Nam, suy nghĩ và tình cảm Việt Nam? Vậy thì việc ký tên vào bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đó là một việc mâu thuẫn và ngay cả việc mượn những ý tưởng nơi các bản Tuyên ngôn nhân quyền khác trên thế giới để áp dụng cho hoàn cảnh của Việt Nam, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm, cũng là một việc làm mâu thuẫn, và phải chăng đó cũng là “áp đặt văn hóa nhân quyền” ?
Nói tóm lại, cả hai lập luận trên đây của chính quyền Việt Nam nhằm biện minh cho những thành tích vi phạm nhân quyền của mình là những lập luận thiếu logic và phiến diện, nếu không nói là tự mâu thuẫn. Ước mong người dân Việt Nam sống dưới một chế độ không chỉ “yêu nhân quyền”, nhưng còn thể hiện nó cách cụ thể bằng hành động. Hãy thành thật với chính mình, với con người Việt Nam, với đất nước Việt Nam và với thế giới trong đó Việt Nam tham gia ký kết bảo vệ và tôn trọng nhân quyền. Nếu người dân Việt Nam không muốn ai “áp đặt văn hóa nhân quyền” cho mình, thì họ cũng không muốn ai “áp đặt một văn hóa chính trị và tư tưởng toàn trị” cho mình cả.
Tiến Nhân