Dan Lee
09-08-2007, 10:54 AM
LÀM MÔN ÐỆ ÐÒI HỎI VIỆC DỨT BỎ VÀ SIÊU THOÁT
Chúa Nhật 23 Thường Niên, Năm C
Kn 9:13-18; Plm 9b-10, 13-17; Lc 14:25-33
Ða số người công giáo được rửa tội từ nhỏ và đã theo Chúa nhiều năm. Cũng đại đa số ngưởi công giáo theo Chúa trong đời sống người giáo dân: có gia đình, có vợ chồng và con cái. Cách thế mà họ theo Chúa làm môn đệ gắn liền với hoàn cảnh mỗi người: vào thời giờ, công ăn việc làm, hoàn cảnh gia đình, phương tiện và khả năng có thể.
Bài Phúc âm hôm nay nói về giá cả mà người ta phải trả để làm môn đệ Chúa: Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống mình nữa thì không thể làm môn đệ tôi (Lc 14:26). Kiểu dịch dứt bỏ cha mẹ ở đây mang ý nghĩa nhẹ hơn là nguyên văn ghét bỏ mà Phúc âm ghi lại. Bản dịch của linh mục Trần Văn Kiệm dịch là lìa bỏ, lấy lí do là độc giả Việt ngữ chịu ảnh hưởng sâu đậm của triết lí Khổng Mạnh. Bản dịch của Hồng y Trịnh Văn Căn, của Linh mục Trần Ðức Huân và của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn vẫn dịch là ghét bỏ. Bản Anh ngữ của Hội Thánh kinh Công giáo Mỹ dịch từ ngôn ngữ nguyên thuỷ cũng dịch là ghét bỏ. Vậy Chúa Giêsu có thực sự bảo ta phải ghét bỏ cha mẹ không? Chắc là không, bởi vì làm như vậy là lỗi Giới răn Thứ Bốn là thảo kính cha mẹ. Giới răn Thứ Bốn dựa trên sách Xuất hành (Xh 20:12), sách Ðệ Nhị luật (Ðnl 5:16) và sách Lêvi (Lv 20:9) dạy ta phải thảo kính cha mẹ. Trong Phúc âm thánh Mathêô, Chúa Giêsu cũng lặp lại giới răn này để dạy ta phải thảo kính cha mẹ (Mt 15:4).
Vậy thì tại sao Chúa Giêsu bảo các môn đệ phải ghét bỏ cha mẹ? Sở dĩ có như vậy là vì văn chương Cựu ước của người Do thái không có kiểu nói so sánh hơn hay kém. Vì thế đôi khi người ta dùng kiểu nói với lời lẽ mạnh mà ý nghĩa lại nhẹ. Sinh ra là người Do thái, Chúa Giêsu cũng dùng kiểu nói Do thái trong việc giảng dạy. Như vậy trong trường hợp này kiểu nói nguyên văn ghét bỏ cha mẹ phải hiểu là yêu ít hơn như Phúc âm thánh Mathêô ghi lại: Ai yêu cha hay yêu mẹ hơn Thày thì không xứng với Thày. Ai yêu con trai hay con gái mình hơn Thày, thì không xứng với Thày (Mt 10:37-38). Là môn đệ Chúa ta phải đặt cho đúng hàng ưu tiên của bậc thang giá trị. Người môn đệ phải đặt Chúa lên hàng ưu tiên hơn cha mẹ trong bậc thang giá trị của loài người.
Ðọc lịch sử Giáo hội ta thấy có những vị thánh đã đặt Chúa lên hàng ưu tiên và yêu mến Chúa hơn. Thánh Phanxicô Assissi là một trong những vị như vậy. Thánh nhân đã phải từ khước những lời cha mẹ khuyên bảo, nghĩa là không lập gia đình để đi theo tiếng Chúa gọi, sống đời tận hiến làm môn đệ. Chúa còn bảo ta phải từ bỏ cả mạng sống. Ðó là điều các vị anh hùng tử đạo đã làm là từ bỏ mạng sống mình để được trung thành với đức tin vào Chúa. Chúa không giảm thiểu những đòi hỏi của Phúc âm để mong bắt được mẻ cá lớn của những người theo Chúa. Chúa đòi những người theo Chúa phải vác thập giá mình (Lc 14:27).
Người theo đạo Chúa trong thế giới ngày nay tại những quốc gia có tự do tôn giáo có thể không còn bị bách hại và tử đạo như xưa nữa. Tuy nhiên ngay cả tại những quốc gia có tự do tôn giáo, người Kitô giáo vẫn còn bị bách hại bằng những cách thế khác nhau. Khi sống trung thành với đường lối Phúc âm, khi ta giáo dục con cái theo đường lối Kitô giáo, khi cách sống của gia đình ta có khác biệt người đời, người ta có thể bị hiểu lầm, tẩy chay, chê cười và nhạo báng; người ta cũng có thể bị mất việc làm và mất bạn bè.. Và đó là những thánh giá mà ta có thể phải mang vác. Cuối Phúc âm Chúa Giêsu kết luận: Ai không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được (Lc 14:33). Vậy ta phải dứt bỏ những gì? Dứt bỏ những gì mình có gồm việc dứt bỏ tội lỗi, dứt bỏ gốc rễ và đam mê tội lỗi, dứt bỏ những gì làm cản trở trên bước đường làm môn đệ. Giá cả của việc làm môn đệ là sống khác biệt trong những gì cần phải khác biệt.
Giá cả của việc làm môn đệ là phải vượt lên trên những gì thuộc hạ giới để tìm kiếm những gì thuộc thiên giới hay nói cách khác vượt qua lí trí của loài người đế tìm kiếm sự khôn ngoan của Thiên Chúa như bài trích sách Khôn ngoan hôm nay ghi lại (Kn 9:13-18). Giá cả của việc làm môn đệ là dứt bỏ lề lối thế gian để chấp nhận đường lối của Thiên Chúa. Ðó là điều mà thánh Phaolô khuyên nhủ môn đệ Philêmon tái tiếp nhận Ônêsimô như là người anh em trong Chúa Kitô và đối xử theo đường lối bác ái yêu thương thay vì coi Ônêsimô là nô lệ của mình như trước kia (Plm 9b-10, 12-17).
Nói tóm lại làm môn đệ Chúa đòi hỏi việc siêu thoát và dứt bỏ những ràng buộc gia đình, của cải và ngay cả mạng sống. Không dứt bỏ những gì cần dứt bỏ thì không thể làm môn đệ được. Do đó Chúa Giêsu nêu ra hai ví dụ để giúp ta lượng sức mình. Trước khi xây một cây tháp, người ta phải tính toán xem họ có đủ vật liệu xây cất không? (Lc 14:28-30). Và trước khi đi giao chiến, ông vua cũng phải lượng sức xem mình có thể đủ sức đương đầu với đối phương không? (Lc 14:31-32). Ở đây ta có thể nhớ lại hồi còn nhỏ, ta làm cuộc chạy đua với trẻ hàng xóm. Trước một cái rãnh, ta phải quyết định hoặc nhảy qua hay dừng bước. Lúc này ta phải lượng sức xem mình có thể nhảy qua được không? Nếu quá tự tin, thì thay vì nhảy qua bờ bên kia, ta lại rớt xuống rãnh. Rớt một vài lần, ta học kinh nghiệm, rồi tập luyện thêm để cuối cùng có thể nhảy qua. Và đó cũng là tiến trình của việc làm môn đệ.
Ðể theo Chúa làm môn đệ - không hẳn là làm môn đệ trong nếp sống linh mục, nam nữ tu sĩ, nhưng còn là môn đệ trong nếp sống người giáo dân - người ta cần phải đổi mới lại thứ tự cho bậc thang giá trị của loài người cho phù hợp với những giá trị của Phúc âm. Bậc thang giá trị của Phúc âm là: giá trị siêu nhiên, rồi đến giá trị tinh thần, và giá trị vật chất.
Lời cầu nguyện xin được sẵn sàng từ bỏ và sống siêu thoát:
Lạy Chúa Giêsu!
Qua Bí tích Rửa tội và Thêm sức,
Chúa gọi mỗi người chúng con làm môn đệ.
Xin dạy con biết tìm kiếm sự khôn ngoan của Chúa
hầu có thể dứt bỏ những ràng buộc với trần thế,
để sống tinh thần siêu thoát cho việc làm môn đệ.
Xin dạy con biết đắn đo cân nhắc khi làm quyết định. Amen.
LM.Trần Bình Trọng
Chúa Nhật 23 Thường Niên, Năm C
Kn 9:13-18; Plm 9b-10, 13-17; Lc 14:25-33
Ða số người công giáo được rửa tội từ nhỏ và đã theo Chúa nhiều năm. Cũng đại đa số ngưởi công giáo theo Chúa trong đời sống người giáo dân: có gia đình, có vợ chồng và con cái. Cách thế mà họ theo Chúa làm môn đệ gắn liền với hoàn cảnh mỗi người: vào thời giờ, công ăn việc làm, hoàn cảnh gia đình, phương tiện và khả năng có thể.
Bài Phúc âm hôm nay nói về giá cả mà người ta phải trả để làm môn đệ Chúa: Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống mình nữa thì không thể làm môn đệ tôi (Lc 14:26). Kiểu dịch dứt bỏ cha mẹ ở đây mang ý nghĩa nhẹ hơn là nguyên văn ghét bỏ mà Phúc âm ghi lại. Bản dịch của linh mục Trần Văn Kiệm dịch là lìa bỏ, lấy lí do là độc giả Việt ngữ chịu ảnh hưởng sâu đậm của triết lí Khổng Mạnh. Bản dịch của Hồng y Trịnh Văn Căn, của Linh mục Trần Ðức Huân và của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn vẫn dịch là ghét bỏ. Bản Anh ngữ của Hội Thánh kinh Công giáo Mỹ dịch từ ngôn ngữ nguyên thuỷ cũng dịch là ghét bỏ. Vậy Chúa Giêsu có thực sự bảo ta phải ghét bỏ cha mẹ không? Chắc là không, bởi vì làm như vậy là lỗi Giới răn Thứ Bốn là thảo kính cha mẹ. Giới răn Thứ Bốn dựa trên sách Xuất hành (Xh 20:12), sách Ðệ Nhị luật (Ðnl 5:16) và sách Lêvi (Lv 20:9) dạy ta phải thảo kính cha mẹ. Trong Phúc âm thánh Mathêô, Chúa Giêsu cũng lặp lại giới răn này để dạy ta phải thảo kính cha mẹ (Mt 15:4).
Vậy thì tại sao Chúa Giêsu bảo các môn đệ phải ghét bỏ cha mẹ? Sở dĩ có như vậy là vì văn chương Cựu ước của người Do thái không có kiểu nói so sánh hơn hay kém. Vì thế đôi khi người ta dùng kiểu nói với lời lẽ mạnh mà ý nghĩa lại nhẹ. Sinh ra là người Do thái, Chúa Giêsu cũng dùng kiểu nói Do thái trong việc giảng dạy. Như vậy trong trường hợp này kiểu nói nguyên văn ghét bỏ cha mẹ phải hiểu là yêu ít hơn như Phúc âm thánh Mathêô ghi lại: Ai yêu cha hay yêu mẹ hơn Thày thì không xứng với Thày. Ai yêu con trai hay con gái mình hơn Thày, thì không xứng với Thày (Mt 10:37-38). Là môn đệ Chúa ta phải đặt cho đúng hàng ưu tiên của bậc thang giá trị. Người môn đệ phải đặt Chúa lên hàng ưu tiên hơn cha mẹ trong bậc thang giá trị của loài người.
Ðọc lịch sử Giáo hội ta thấy có những vị thánh đã đặt Chúa lên hàng ưu tiên và yêu mến Chúa hơn. Thánh Phanxicô Assissi là một trong những vị như vậy. Thánh nhân đã phải từ khước những lời cha mẹ khuyên bảo, nghĩa là không lập gia đình để đi theo tiếng Chúa gọi, sống đời tận hiến làm môn đệ. Chúa còn bảo ta phải từ bỏ cả mạng sống. Ðó là điều các vị anh hùng tử đạo đã làm là từ bỏ mạng sống mình để được trung thành với đức tin vào Chúa. Chúa không giảm thiểu những đòi hỏi của Phúc âm để mong bắt được mẻ cá lớn của những người theo Chúa. Chúa đòi những người theo Chúa phải vác thập giá mình (Lc 14:27).
Người theo đạo Chúa trong thế giới ngày nay tại những quốc gia có tự do tôn giáo có thể không còn bị bách hại và tử đạo như xưa nữa. Tuy nhiên ngay cả tại những quốc gia có tự do tôn giáo, người Kitô giáo vẫn còn bị bách hại bằng những cách thế khác nhau. Khi sống trung thành với đường lối Phúc âm, khi ta giáo dục con cái theo đường lối Kitô giáo, khi cách sống của gia đình ta có khác biệt người đời, người ta có thể bị hiểu lầm, tẩy chay, chê cười và nhạo báng; người ta cũng có thể bị mất việc làm và mất bạn bè.. Và đó là những thánh giá mà ta có thể phải mang vác. Cuối Phúc âm Chúa Giêsu kết luận: Ai không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được (Lc 14:33). Vậy ta phải dứt bỏ những gì? Dứt bỏ những gì mình có gồm việc dứt bỏ tội lỗi, dứt bỏ gốc rễ và đam mê tội lỗi, dứt bỏ những gì làm cản trở trên bước đường làm môn đệ. Giá cả của việc làm môn đệ là sống khác biệt trong những gì cần phải khác biệt.
Giá cả của việc làm môn đệ là phải vượt lên trên những gì thuộc hạ giới để tìm kiếm những gì thuộc thiên giới hay nói cách khác vượt qua lí trí của loài người đế tìm kiếm sự khôn ngoan của Thiên Chúa như bài trích sách Khôn ngoan hôm nay ghi lại (Kn 9:13-18). Giá cả của việc làm môn đệ là dứt bỏ lề lối thế gian để chấp nhận đường lối của Thiên Chúa. Ðó là điều mà thánh Phaolô khuyên nhủ môn đệ Philêmon tái tiếp nhận Ônêsimô như là người anh em trong Chúa Kitô và đối xử theo đường lối bác ái yêu thương thay vì coi Ônêsimô là nô lệ của mình như trước kia (Plm 9b-10, 12-17).
Nói tóm lại làm môn đệ Chúa đòi hỏi việc siêu thoát và dứt bỏ những ràng buộc gia đình, của cải và ngay cả mạng sống. Không dứt bỏ những gì cần dứt bỏ thì không thể làm môn đệ được. Do đó Chúa Giêsu nêu ra hai ví dụ để giúp ta lượng sức mình. Trước khi xây một cây tháp, người ta phải tính toán xem họ có đủ vật liệu xây cất không? (Lc 14:28-30). Và trước khi đi giao chiến, ông vua cũng phải lượng sức xem mình có thể đủ sức đương đầu với đối phương không? (Lc 14:31-32). Ở đây ta có thể nhớ lại hồi còn nhỏ, ta làm cuộc chạy đua với trẻ hàng xóm. Trước một cái rãnh, ta phải quyết định hoặc nhảy qua hay dừng bước. Lúc này ta phải lượng sức xem mình có thể nhảy qua được không? Nếu quá tự tin, thì thay vì nhảy qua bờ bên kia, ta lại rớt xuống rãnh. Rớt một vài lần, ta học kinh nghiệm, rồi tập luyện thêm để cuối cùng có thể nhảy qua. Và đó cũng là tiến trình của việc làm môn đệ.
Ðể theo Chúa làm môn đệ - không hẳn là làm môn đệ trong nếp sống linh mục, nam nữ tu sĩ, nhưng còn là môn đệ trong nếp sống người giáo dân - người ta cần phải đổi mới lại thứ tự cho bậc thang giá trị của loài người cho phù hợp với những giá trị của Phúc âm. Bậc thang giá trị của Phúc âm là: giá trị siêu nhiên, rồi đến giá trị tinh thần, và giá trị vật chất.
Lời cầu nguyện xin được sẵn sàng từ bỏ và sống siêu thoát:
Lạy Chúa Giêsu!
Qua Bí tích Rửa tội và Thêm sức,
Chúa gọi mỗi người chúng con làm môn đệ.
Xin dạy con biết tìm kiếm sự khôn ngoan của Chúa
hầu có thể dứt bỏ những ràng buộc với trần thế,
để sống tinh thần siêu thoát cho việc làm môn đệ.
Xin dạy con biết đắn đo cân nhắc khi làm quyết định. Amen.
LM.Trần Bình Trọng