Dan Lee
09-09-2007, 11:56 AM
Từ bỏ trên con đường theo Chúa
CHỦ NHẬT 23 C THƯỜNG NIÊN
Nếu xét theo nghĩa từ chương, chúng ta đã không ai tuân giữ lời dạy, “Kẻ nào đến với Ta mà không ghét cha mẹ, vợ, con cái, anh chị em mình và cả mạng sống mình nữa, ắt không thể làm môn đồ của Ta” (Lc. 14:26). Thêm vào đó, Chúa Giêsu rõ ràng tuyên bố, “Phàm ai không vác khổ giá mình mà đi sau Ta, ắt không thể làm môn đồ của Ta” (27) trong khi nơi khác Ngài lại nhắc nhở, "Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không?” (Mt. 6:25-27) (Bản dịch 1994). Thử hỏi, bất cứ ai nghe được những lời này họ sẽ nghĩ thế nào? Đâu là chân lý Chúa muốn dẫn dắt chúng ta tới và vì lý do chi những câu nói đối nghịch nhau như nước với lửa đã hai ngàn năm lẻ vẫn bền vững ngự trị nơi Phúc Âm.
Thử để ý nhận định nơi tâm hồn của mình đã bao nhiêu lần nghe công bố lời Phúc Âm, cố gắng chấp nhận những lời giảng giải coi bộ hợp lý, hợp tình, nhưng vô tình chợt nghĩ lại, chắc chắn cũng có câu Phúc Âm nào đó mang nghĩa chống nghịch hẳn lại. Có lần nói chuyện với một người bạn trên điện thoại, ông ta nhắc đến câu truyện Phúc Âm về mười nàng trinh nữ, năm cô được gọi là khờ dại và năm cô khôn ngoan. Ông ta nói rằng, nếu năm cô khờ dại đứng lỳ đó đi theo đoàn rước dâu nào ai dám ngăn cấm vì dẫu sao thì các cô cũng đã được chọn. Tôi chợt nghĩ, ông bạn này nhìn sự việc theo quan điểm dân chủ tây phương vào thời điểm này, bất chấp hình thức, lề thói ngày xưa của dân Do Thái. Dẫu không giải thích, tôi vẫn nghĩ rằng năm cô phù dâu được gọi là khờ dại chỉ vì nghe bảo sao làm vậy. Các cô bị từ chối không được tham dự tiệc cưới, nói cách khác, không được chọn làm cung tần mỹ nữ nơi hoàng cung chỉ vì thiếu suy nghĩ, không tự đặt vấn đề tại sao mình làm vậy, tại sao mình chấp nhận như vậy, và tại sao mình tin như vậy.
Đồng ý rằng, được sinh sống nơi thế kỷ 21, chúng ta thông minh, biết nhiều sự việc hơn những người sống đồng thời với Chúa Giêsu. Tuy nhiên, tại sao chúng ta vẫn còn mang tâm trạng Lời Chúa tự đối nghịch; câu nọ phản ngược lại câu kia. Thử hỏi, cứ theo như truyền thống tốt lành, “Vâng lời trọng hơn của lễ,” và cứ nghiêm cẩn thực thi đúng đắn lời dạy, “Kẻ nào đến với Ta mà không ghét cha mẹ, vợ, con cái, anh chị em mình và cả mạng sống mình nữa, ắt không thể làm môn đồ của Ta,” có lẽ ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã bị bố mẹ tống cổ ra khỏi nhà. Đàng khác, nếu thực thi một cách đơn sơ chất phác như thế, sao có thể thực hành, “Phàm ai không vác khổ giá mình mà đi sau Ta, ắt không thể làm môn đồ của Ta;” Đồng thời, sao tâm hồn có thể bay bổng nơi cuộc sống vô tư, hoàn toàn tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa hầu thể nghiệm lời dạy, “Đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể,” hãy cứ thảnh thơi, an hưởng cuộc đời như chim trời tự do tự túc nơi khoảng không gian vô hạn định.
Mở rộng lòng nhận xét về chính mình, chúng ta đành đấm ngực nhận chân rằng sở dĩ cảm thấy bối rối bởi sự nghịch lý theo nghĩa từ chương được viết nơi Phúc Âm chỉ vì chúng ta đã không suy nghĩ; chúng ta đã tưởng rằng cứ ngoan ngoãn tuân theo lề luật hoặc lặp lại những gì được dạy bảo là quá đủ, quá tốt lành trước mặt Thiên Chúa. Thực tâm nhận xét, thiếu suy nghĩ hoặc không suy nghĩ Phúc Âm, chúng ta đã tự minh chứng mình khinh chê Lời Chúa. Tất nhiên, chẳng có tội nào lớn lao hơn tội này nơi cơ hội làm người được may mắn biết đến Lời Chúa, được nghe Lời Ngài, và có thừa thông minh để nghiệm chứng cũng như thể nghiệm.
Thử hỏi tự đáy lòng mỗi người; những gì được coi là thân thiết đối với chúng ta hơn cha mẹ, vợ chồng, hoặc con cái, tài sản? Chúng ta đã bao nhiêu lần nghe hoặc lặp lại câu Phúc Âm, “Gia tài của ngươi ở đâu thì lòng dạ ngươi ở đó,” nhưng thử tự đặt vấn đề, chúng ta sẽ thấy chưa chắc; bởi thực tâm nhận định, lòng dạ của chúng ta đang để tâm để trí theo đuổi ước muốn ước mơ nào đó. Nhiều người cho rằng vợ chồng, con cái là những gì thân thiết nhất đối với họ. Vậy thử hỏi họ có thể nhớ được đã bao nhiêu lần những rắc rối, phiền hà, giận dỗi xảy đến nơi gia đình họ. Lý do gì phát sinh những sự thể phiền hà này? Xin thưa, ông cho ông là đúng; bà bảo bà là mẫu mực; thế là cái đĩa bay, cái nồi bể khiến cơm không lành, canh không ngọt, nhưng vẫn thân thiết bởi sau những cơn mưa thì trời lại sáng.
Nếu để tâm suy nghĩ, chúng ta thấy Lời Chúa nói đến trường hợp nào đó đã xảy ra nơi tâm hồn của mình. Lời Chúa nói về chính mình, nói về sự thể diễn tiến nơi tâm tư mà chúng ta đã không kiểm chứng nên chưa gặp. Những diễn tiến tâm hồn này được gọi hành trình đức tin, hành trình nghiệm chứng để thực sự nhận biết, thực sự cảm nhận sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa nơi mỗi người.
Bởi nơi cuộc sống, con người đã quá quen với lối suy nghĩ thế nhân nên Phúc Âm dùng những sự việc, sự thể thế tục mong dẫn dắt tâm trí chúng ta xét lại tâm hồn của mình hầu đạt tới cảm nhận và từ đó thăng tiến nơi hành trình nghiệm chứng đức tin. Như vậy, Phúc Âm đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, hoặc phương thức để chúng ta áp dụng nghiệm xét tâm hồn chính mình. Đây là phần nào ý nghĩa lời dạy của Chúa Giêsu nơi Phúc Âm, “Ta là đường, là sự thật, và là sự sống.”
Chẳng hạn chúng ta tự hỏi; tại sao câu nói, “Ai có tai thì nghe” được Phúc Âm lặp đi lặp lại những tám lần, Nơi Matthêu ba lần (Mt. 11:15; 13:9, 43), Marcô ba lần (4:9, 23; 7:6), và ở Luca hai lần (8:8; 14:35). Trước hết, chúng ta quá quen với lối nói “tai nghe, mắt thấy,” và đương nhiên chấp nhận như thế không gì nghi ngờ, khúc mắc. Nhưng chúng ta đã thử bao giờ tự hỏi tai mình có nghe và mắt mình có nhìn hay không? Ai là người sinh ra không có tai ngoại trừ trường hợp hiếm hoi đặc biệt, thế sao lại phải nhắc tới vấn đề có tai thì nghe. Như vậy, lý do gì câu nói được ghi lại.
Khi đã tự đặt vấn đề tại sao lại nói có tai thì nghe và để ý phân định, chúng ta nhận ra điều hiển nhiên mà đã bao lâu nay không để ý. Đó là đôi tai không thể nghe; cặp mắt chẳng thể nhìn. Sự thể hiển nhiên là đã biết bao người từ xưa tới nay qua đi, khi linh hồn đã rời khỏi xác thì cho dù người nào đó có đôi mắt đẹp và sáng đến mấy thì chúng chẳng còn có thể nhìn thấy gì; đồng thời dẫu cho tai họ thính đến mấy khi còn sống thì cũng chẳng còn có thể nghe gì nữa. Sự chết chứng minh rõ ràng trước mắt chúng ta; tai không thể nghe tự nó, và mắt chẳng thể nhìn tự nó, nhưng chúng chỉ là phương tiện cho linh hồn con người hoạt động, cho linh hồn liên hệ với thế giới chung quanh. Chính cái hồn nhìn, cái hồn nghe; đôi tai, cặp mắt chỉ là phương tiện.
Câu nói quá đơn giản nơi Phúc Âm mà chúng ta thường chấp nhận, nay để tâm nghĩ lại, quả thật không đơn giản chút nào. Xét thế, câu “Ai có tai thì nghe” nói về thực trạng tâm hồn, thực trạng linh hồn nơi mỗi con người. Ai để tâm trí nghiệm chứng, suy tư Phúc Âm thì mới có thể cảm nghiệm được Lời Chúa nói về sự thể nào đã và đang xảy đến nơi mình. Phúc Âm dùng sự việc, sự thể diễn tiến nơi cuộc đời để nói về thực thể diễn tiến nơi tâm hồn mỗi người chúng ta và giúp chúng ta nơi hành trình đức tin, hành trình tâm linh.
Nhận ra phương pháp, cách thức Phúc Âm áp dụng để dẫn dắt chúng ta qua câu “Ai có tai thì nghe,” Lời Chúa qua bài Phúc Âm tuần này, chủ nhật 23 C, nhắc nhở, “Kẻ nào đến với Ta mà không ghét cha mẹ, vợ, con cái, anh chị em mình và cả mạng sống mình nữa, ắt không thể làm môn đồ của Ta” (Lc. 14:26), và “Phàm ai không vác khổ giá mình mà đi sau Ta, ắt không thể làm môn đồ của Ta” (27). Phúc Âm dùng sự thể thân thiết nhất đối với một người theo con mắt thế tục để khuyến khích chúng ta đặt lại vấn đề nơi tâm hồn. Cũng một suy luận tương tự, câu hỏi được nêu lên, vậy điều gì, sự gì thực sự được coi là thân thiết nhất đối với lòng dạ, tâm hồn một người? Xin thưa chính là ước muốn, niềm mơ, khát vọng, ý định, quan niệm.
Nhưng làm sao chứng minh? Chúng ta thử thẳng thắn nhìn lại diễn tiến cuộc sống. Nếu nói rằng mối tương quan nhân sinh giữa cha mẹ, vợ chồng, con cái trong gia đình là thân thiết nhất thế tại sao những cãi lẩy, giận hờn, đôi khi đĩa bay, chén bay, và nồi cũng tan luôn đã không chỉ một lần mà những bao nhiêu lần xảy đến trong liên hệ thân thiết của chúng ta? Đặt vấn đề như thế, chúng ta thấy những rắc rối trong gia đình được phát sinh từ bất đồng ý kiến, đối nghịch quan niệm.
Biết được sự thể thân thiết nhất đối với một người là ý nghĩ, quan niệm, ước muốn, ước mơ, chúng thân thiết với một người hơn tình nghĩa vợ chồng, hơn liên hệ cha con, bố mẹ. Thực tại nơi lòng mỗi người chứng minh như thế. Đem áp dụng vào lời dạy của Chúa GiêSu, “Kẻ nào đến với Ta mà không ghét cha mẹ, vợ, con cái, anh chị em mình và cả mạng sống mình nữa, ắt không thể làm môn đồ của Ta” (Lc. 14:26), chúng ta nhận thực được Lời Chúa muốn nói với chúng ta điều gì. Như vậy, Lời Chúa dạy chúng ta, khi suy nghiệm Lời Chúa, lời Phúc Âm, nếu chúng ta còn bị lệ thuộc, còn để ý niệm, quan điểm, ước mơ thế tục ảnh hưởng, làm mẫu mực tất nhiên không thể nào nghiệm được Lời Chúa nói gì. Chúng ta cần dứt khoát; mọi ý nghĩ được dẹp sang một bên, lòng mở rộng đón nhận Lời Chúa để đặt vấn đề về mọi mặt sao cho có thể thực sự áp dụng nơi mọi trường hợp nơi cuộc đời bằng cách hồi tâm xét lại Lời Chúa muốn nói về sự thể nào đã xảy ra trong cuộc đời chúng ta nơi quá khứ. Chúng ta có thể chấp nhận Lời Chúa trong trường hợp nào, và chuyện gì đã xảy đến được Lời Chúa nhắc nhở như thế.
Tóm lại, Lời Chúa nhắc nhở chúng ta nên chấp nhận cuộc đời và mở rộng tâm hồn nghiệm chứng đồng thời áp dụng trong cuộc sống theo sự hướng dẫn của Phúc âm.
Nguyện xin Thánh Thần của Chúa Giêsu luôn soi sáng cho chúng ta biết nghiệm suy lời Ngài, và xin Chúa chúc lành nơi mọi người.
Lã Mộng Thường
CHỦ NHẬT 23 C THƯỜNG NIÊN
Nếu xét theo nghĩa từ chương, chúng ta đã không ai tuân giữ lời dạy, “Kẻ nào đến với Ta mà không ghét cha mẹ, vợ, con cái, anh chị em mình và cả mạng sống mình nữa, ắt không thể làm môn đồ của Ta” (Lc. 14:26). Thêm vào đó, Chúa Giêsu rõ ràng tuyên bố, “Phàm ai không vác khổ giá mình mà đi sau Ta, ắt không thể làm môn đồ của Ta” (27) trong khi nơi khác Ngài lại nhắc nhở, "Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không?” (Mt. 6:25-27) (Bản dịch 1994). Thử hỏi, bất cứ ai nghe được những lời này họ sẽ nghĩ thế nào? Đâu là chân lý Chúa muốn dẫn dắt chúng ta tới và vì lý do chi những câu nói đối nghịch nhau như nước với lửa đã hai ngàn năm lẻ vẫn bền vững ngự trị nơi Phúc Âm.
Thử để ý nhận định nơi tâm hồn của mình đã bao nhiêu lần nghe công bố lời Phúc Âm, cố gắng chấp nhận những lời giảng giải coi bộ hợp lý, hợp tình, nhưng vô tình chợt nghĩ lại, chắc chắn cũng có câu Phúc Âm nào đó mang nghĩa chống nghịch hẳn lại. Có lần nói chuyện với một người bạn trên điện thoại, ông ta nhắc đến câu truyện Phúc Âm về mười nàng trinh nữ, năm cô được gọi là khờ dại và năm cô khôn ngoan. Ông ta nói rằng, nếu năm cô khờ dại đứng lỳ đó đi theo đoàn rước dâu nào ai dám ngăn cấm vì dẫu sao thì các cô cũng đã được chọn. Tôi chợt nghĩ, ông bạn này nhìn sự việc theo quan điểm dân chủ tây phương vào thời điểm này, bất chấp hình thức, lề thói ngày xưa của dân Do Thái. Dẫu không giải thích, tôi vẫn nghĩ rằng năm cô phù dâu được gọi là khờ dại chỉ vì nghe bảo sao làm vậy. Các cô bị từ chối không được tham dự tiệc cưới, nói cách khác, không được chọn làm cung tần mỹ nữ nơi hoàng cung chỉ vì thiếu suy nghĩ, không tự đặt vấn đề tại sao mình làm vậy, tại sao mình chấp nhận như vậy, và tại sao mình tin như vậy.
Đồng ý rằng, được sinh sống nơi thế kỷ 21, chúng ta thông minh, biết nhiều sự việc hơn những người sống đồng thời với Chúa Giêsu. Tuy nhiên, tại sao chúng ta vẫn còn mang tâm trạng Lời Chúa tự đối nghịch; câu nọ phản ngược lại câu kia. Thử hỏi, cứ theo như truyền thống tốt lành, “Vâng lời trọng hơn của lễ,” và cứ nghiêm cẩn thực thi đúng đắn lời dạy, “Kẻ nào đến với Ta mà không ghét cha mẹ, vợ, con cái, anh chị em mình và cả mạng sống mình nữa, ắt không thể làm môn đồ của Ta,” có lẽ ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã bị bố mẹ tống cổ ra khỏi nhà. Đàng khác, nếu thực thi một cách đơn sơ chất phác như thế, sao có thể thực hành, “Phàm ai không vác khổ giá mình mà đi sau Ta, ắt không thể làm môn đồ của Ta;” Đồng thời, sao tâm hồn có thể bay bổng nơi cuộc sống vô tư, hoàn toàn tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa hầu thể nghiệm lời dạy, “Đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể,” hãy cứ thảnh thơi, an hưởng cuộc đời như chim trời tự do tự túc nơi khoảng không gian vô hạn định.
Mở rộng lòng nhận xét về chính mình, chúng ta đành đấm ngực nhận chân rằng sở dĩ cảm thấy bối rối bởi sự nghịch lý theo nghĩa từ chương được viết nơi Phúc Âm chỉ vì chúng ta đã không suy nghĩ; chúng ta đã tưởng rằng cứ ngoan ngoãn tuân theo lề luật hoặc lặp lại những gì được dạy bảo là quá đủ, quá tốt lành trước mặt Thiên Chúa. Thực tâm nhận xét, thiếu suy nghĩ hoặc không suy nghĩ Phúc Âm, chúng ta đã tự minh chứng mình khinh chê Lời Chúa. Tất nhiên, chẳng có tội nào lớn lao hơn tội này nơi cơ hội làm người được may mắn biết đến Lời Chúa, được nghe Lời Ngài, và có thừa thông minh để nghiệm chứng cũng như thể nghiệm.
Thử hỏi tự đáy lòng mỗi người; những gì được coi là thân thiết đối với chúng ta hơn cha mẹ, vợ chồng, hoặc con cái, tài sản? Chúng ta đã bao nhiêu lần nghe hoặc lặp lại câu Phúc Âm, “Gia tài của ngươi ở đâu thì lòng dạ ngươi ở đó,” nhưng thử tự đặt vấn đề, chúng ta sẽ thấy chưa chắc; bởi thực tâm nhận định, lòng dạ của chúng ta đang để tâm để trí theo đuổi ước muốn ước mơ nào đó. Nhiều người cho rằng vợ chồng, con cái là những gì thân thiết nhất đối với họ. Vậy thử hỏi họ có thể nhớ được đã bao nhiêu lần những rắc rối, phiền hà, giận dỗi xảy đến nơi gia đình họ. Lý do gì phát sinh những sự thể phiền hà này? Xin thưa, ông cho ông là đúng; bà bảo bà là mẫu mực; thế là cái đĩa bay, cái nồi bể khiến cơm không lành, canh không ngọt, nhưng vẫn thân thiết bởi sau những cơn mưa thì trời lại sáng.
Nếu để tâm suy nghĩ, chúng ta thấy Lời Chúa nói đến trường hợp nào đó đã xảy ra nơi tâm hồn của mình. Lời Chúa nói về chính mình, nói về sự thể diễn tiến nơi tâm tư mà chúng ta đã không kiểm chứng nên chưa gặp. Những diễn tiến tâm hồn này được gọi hành trình đức tin, hành trình nghiệm chứng để thực sự nhận biết, thực sự cảm nhận sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa nơi mỗi người.
Bởi nơi cuộc sống, con người đã quá quen với lối suy nghĩ thế nhân nên Phúc Âm dùng những sự việc, sự thể thế tục mong dẫn dắt tâm trí chúng ta xét lại tâm hồn của mình hầu đạt tới cảm nhận và từ đó thăng tiến nơi hành trình nghiệm chứng đức tin. Như vậy, Phúc Âm đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, hoặc phương thức để chúng ta áp dụng nghiệm xét tâm hồn chính mình. Đây là phần nào ý nghĩa lời dạy của Chúa Giêsu nơi Phúc Âm, “Ta là đường, là sự thật, và là sự sống.”
Chẳng hạn chúng ta tự hỏi; tại sao câu nói, “Ai có tai thì nghe” được Phúc Âm lặp đi lặp lại những tám lần, Nơi Matthêu ba lần (Mt. 11:15; 13:9, 43), Marcô ba lần (4:9, 23; 7:6), và ở Luca hai lần (8:8; 14:35). Trước hết, chúng ta quá quen với lối nói “tai nghe, mắt thấy,” và đương nhiên chấp nhận như thế không gì nghi ngờ, khúc mắc. Nhưng chúng ta đã thử bao giờ tự hỏi tai mình có nghe và mắt mình có nhìn hay không? Ai là người sinh ra không có tai ngoại trừ trường hợp hiếm hoi đặc biệt, thế sao lại phải nhắc tới vấn đề có tai thì nghe. Như vậy, lý do gì câu nói được ghi lại.
Khi đã tự đặt vấn đề tại sao lại nói có tai thì nghe và để ý phân định, chúng ta nhận ra điều hiển nhiên mà đã bao lâu nay không để ý. Đó là đôi tai không thể nghe; cặp mắt chẳng thể nhìn. Sự thể hiển nhiên là đã biết bao người từ xưa tới nay qua đi, khi linh hồn đã rời khỏi xác thì cho dù người nào đó có đôi mắt đẹp và sáng đến mấy thì chúng chẳng còn có thể nhìn thấy gì; đồng thời dẫu cho tai họ thính đến mấy khi còn sống thì cũng chẳng còn có thể nghe gì nữa. Sự chết chứng minh rõ ràng trước mắt chúng ta; tai không thể nghe tự nó, và mắt chẳng thể nhìn tự nó, nhưng chúng chỉ là phương tiện cho linh hồn con người hoạt động, cho linh hồn liên hệ với thế giới chung quanh. Chính cái hồn nhìn, cái hồn nghe; đôi tai, cặp mắt chỉ là phương tiện.
Câu nói quá đơn giản nơi Phúc Âm mà chúng ta thường chấp nhận, nay để tâm nghĩ lại, quả thật không đơn giản chút nào. Xét thế, câu “Ai có tai thì nghe” nói về thực trạng tâm hồn, thực trạng linh hồn nơi mỗi con người. Ai để tâm trí nghiệm chứng, suy tư Phúc Âm thì mới có thể cảm nghiệm được Lời Chúa nói về sự thể nào đã và đang xảy đến nơi mình. Phúc Âm dùng sự việc, sự thể diễn tiến nơi cuộc đời để nói về thực thể diễn tiến nơi tâm hồn mỗi người chúng ta và giúp chúng ta nơi hành trình đức tin, hành trình tâm linh.
Nhận ra phương pháp, cách thức Phúc Âm áp dụng để dẫn dắt chúng ta qua câu “Ai có tai thì nghe,” Lời Chúa qua bài Phúc Âm tuần này, chủ nhật 23 C, nhắc nhở, “Kẻ nào đến với Ta mà không ghét cha mẹ, vợ, con cái, anh chị em mình và cả mạng sống mình nữa, ắt không thể làm môn đồ của Ta” (Lc. 14:26), và “Phàm ai không vác khổ giá mình mà đi sau Ta, ắt không thể làm môn đồ của Ta” (27). Phúc Âm dùng sự thể thân thiết nhất đối với một người theo con mắt thế tục để khuyến khích chúng ta đặt lại vấn đề nơi tâm hồn. Cũng một suy luận tương tự, câu hỏi được nêu lên, vậy điều gì, sự gì thực sự được coi là thân thiết nhất đối với lòng dạ, tâm hồn một người? Xin thưa chính là ước muốn, niềm mơ, khát vọng, ý định, quan niệm.
Nhưng làm sao chứng minh? Chúng ta thử thẳng thắn nhìn lại diễn tiến cuộc sống. Nếu nói rằng mối tương quan nhân sinh giữa cha mẹ, vợ chồng, con cái trong gia đình là thân thiết nhất thế tại sao những cãi lẩy, giận hờn, đôi khi đĩa bay, chén bay, và nồi cũng tan luôn đã không chỉ một lần mà những bao nhiêu lần xảy đến trong liên hệ thân thiết của chúng ta? Đặt vấn đề như thế, chúng ta thấy những rắc rối trong gia đình được phát sinh từ bất đồng ý kiến, đối nghịch quan niệm.
Biết được sự thể thân thiết nhất đối với một người là ý nghĩ, quan niệm, ước muốn, ước mơ, chúng thân thiết với một người hơn tình nghĩa vợ chồng, hơn liên hệ cha con, bố mẹ. Thực tại nơi lòng mỗi người chứng minh như thế. Đem áp dụng vào lời dạy của Chúa GiêSu, “Kẻ nào đến với Ta mà không ghét cha mẹ, vợ, con cái, anh chị em mình và cả mạng sống mình nữa, ắt không thể làm môn đồ của Ta” (Lc. 14:26), chúng ta nhận thực được Lời Chúa muốn nói với chúng ta điều gì. Như vậy, Lời Chúa dạy chúng ta, khi suy nghiệm Lời Chúa, lời Phúc Âm, nếu chúng ta còn bị lệ thuộc, còn để ý niệm, quan điểm, ước mơ thế tục ảnh hưởng, làm mẫu mực tất nhiên không thể nào nghiệm được Lời Chúa nói gì. Chúng ta cần dứt khoát; mọi ý nghĩ được dẹp sang một bên, lòng mở rộng đón nhận Lời Chúa để đặt vấn đề về mọi mặt sao cho có thể thực sự áp dụng nơi mọi trường hợp nơi cuộc đời bằng cách hồi tâm xét lại Lời Chúa muốn nói về sự thể nào đã xảy ra trong cuộc đời chúng ta nơi quá khứ. Chúng ta có thể chấp nhận Lời Chúa trong trường hợp nào, và chuyện gì đã xảy đến được Lời Chúa nhắc nhở như thế.
Tóm lại, Lời Chúa nhắc nhở chúng ta nên chấp nhận cuộc đời và mở rộng tâm hồn nghiệm chứng đồng thời áp dụng trong cuộc sống theo sự hướng dẫn của Phúc âm.
Nguyện xin Thánh Thần của Chúa Giêsu luôn soi sáng cho chúng ta biết nghiệm suy lời Ngài, và xin Chúa chúc lành nơi mọi người.
Lã Mộng Thường