phu ong
09-14-2007, 02:37 PM
Hoa Kỳ đã đồng ý có các trao đổi trong lĩnh vực hạt nhân dân sự với Việt Nam nhằm chia xẻ thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Bộ Năng lượng Hoa Kỳ thông báo hôm 13.09.2007 rằng các khoa học gia từ hai phòng thí nghiệm cấp quốc gia Lawrence Livermore và Oak Ridge được giao nhiệm vụ hợp tác với phía Việt Nam.
Sự hợp tác tập trung vào các vấn đề như các thủ tục vận hành lò phản ứng hạt nhân và ngăn ngừa phóng xạ.
Tuy nhiên trong giai đoạn trước mắt Hoa Kỳ sẽ không chuyển giao công nghệ hay thiết bị kỹ thuật cho Việt Nam, và hai bên chưa hợp tác trực tiếp về khai thác điện nguyên tử.
Ông Vương Hữu Tấn, Giám đốc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho BBC Tiếng Việt hôm 13.09.07 biết về chi tiết thỏa thuận hai nước:
"Hiện nay phía Hoa Kỳ chưa nói gì trực tiếp về điện hạt nhân cả, mà chỉ là những gì liên quan đến vận hành khai thác lò phản ứng nghiên cứu, an toàn bức xạ, quan trắc môi trường và xử lý chất thải phóng xạ. Trực tiếp về điện hạt nhân thì chưa có,"
Theo ông, hình thức hợp tác được dựa trên mô hình "phòng thí nghiệm kết nghĩa" như Hoa Kỳ đã làm với Thái Lan và một số nước khác.
Hiện chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch xây ba nhà máy điện nguyên tử với tổng vốn đầu tư lên tới 16 tỷ đô la Mỹ trong vòng hai thập niên tới.
Về sự trợ giúp của Hoa Kỳ, ông Vương Hữu Tấn cho hay:
"Thời gian tới hai bên sẽ ký thỏa thuận hợp tác sử dụng năng lượng hạt nhân một cách hòa bình. Việt Nam sẽ có thể gửi cán bộ sang để họ giúp đào tạo."
Vẫn theo Giám đốc Viện Năng lượng Nguyên tử của Việt Nam, Mỹ không phải là nước duy nhất Việt Nam hợp tác để nghiên cứu về nguyên tử:
"Việt Nam đã cũng hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế-IAEA, với Ấn Độ, Nga, Pháp, Hàn Quốc, Argentina, Nhật Bản".
Ông Vương Hữu Tấn cũng cho hay trước mắt, về phía mình, Việt Nam còn phải hoàn tất các quy định pháp luật như làm Luật nguyên tử để trình lên Quốc hội năm 2008.
http://img63.imageshack.us/img63/6239/20040316115753oakridge2qt7.jpg
Phòng thí nghiệm nguyên tử Oak Ridge của Mỹ sẽ giúp Việt Nam đào tào chuyên gia
Bối cảnh chính trị
Việt Nam là nước thứ chín trên thế giới được Hoa Kỳ ký kết thỏa thuận về năng lượng nguyên tử cho mục đích dân sự.
Các nước kia là Lybia, Ai-Cập, Algeria, Morocco, Thailand, Romania, Mexico và Argentina.
Theo hãng tin Reuters, Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam trong việc này để lôi cuốn Hà Nội tham gia liên minh chống khủng bố.
Hai nước được biết cũng đã ký thỏa thuận về bảo đảm an toàn nguyên tử và cơ chế giám sát.
Thỏa thuận được Cục An toàn Nguyên tử Quốc gia (NNSA) ký với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Washington cho phép Việt Nam được mua quân dụng không sát thương để dùng vào mục đích nhân đạo và cấp cứu.
Tháng Ba vừa qua Hà Nội cũng tham gia Diễn đàn mang tên Sáng kiến An toàn về Phổ biến vũ khí (PSI) vốn do TT Bush lập ra năm 2003, sau vụ tấn công khủng bố 11.9.2001 trên đất Mỹ.
Hợp tác với Việt Nam về năng lượng nguyên tử được Mỹ công bố đúng vào lúc các quan chức và chuyên gia hạt nhân Hoa Kỳ đến Bắc Hàn để thị sát cơ sở hạt nhân Yongbyon.
Tín hiệu Hoa Kỳ gửi ra ở châu Á là nếu hợp tác với họ thì nước chủ nhà sẽ nhận được trợ giúp để phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích dân sự.
Cái vụ nầy PO chịu đó......nhưng vấn đề an toàn là tối ưu......"Thuyền to sóng lớn ".....
Bộ Năng lượng Hoa Kỳ thông báo hôm 13.09.2007 rằng các khoa học gia từ hai phòng thí nghiệm cấp quốc gia Lawrence Livermore và Oak Ridge được giao nhiệm vụ hợp tác với phía Việt Nam.
Sự hợp tác tập trung vào các vấn đề như các thủ tục vận hành lò phản ứng hạt nhân và ngăn ngừa phóng xạ.
Tuy nhiên trong giai đoạn trước mắt Hoa Kỳ sẽ không chuyển giao công nghệ hay thiết bị kỹ thuật cho Việt Nam, và hai bên chưa hợp tác trực tiếp về khai thác điện nguyên tử.
Ông Vương Hữu Tấn, Giám đốc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho BBC Tiếng Việt hôm 13.09.07 biết về chi tiết thỏa thuận hai nước:
"Hiện nay phía Hoa Kỳ chưa nói gì trực tiếp về điện hạt nhân cả, mà chỉ là những gì liên quan đến vận hành khai thác lò phản ứng nghiên cứu, an toàn bức xạ, quan trắc môi trường và xử lý chất thải phóng xạ. Trực tiếp về điện hạt nhân thì chưa có,"
Theo ông, hình thức hợp tác được dựa trên mô hình "phòng thí nghiệm kết nghĩa" như Hoa Kỳ đã làm với Thái Lan và một số nước khác.
Hiện chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch xây ba nhà máy điện nguyên tử với tổng vốn đầu tư lên tới 16 tỷ đô la Mỹ trong vòng hai thập niên tới.
Về sự trợ giúp của Hoa Kỳ, ông Vương Hữu Tấn cho hay:
"Thời gian tới hai bên sẽ ký thỏa thuận hợp tác sử dụng năng lượng hạt nhân một cách hòa bình. Việt Nam sẽ có thể gửi cán bộ sang để họ giúp đào tạo."
Vẫn theo Giám đốc Viện Năng lượng Nguyên tử của Việt Nam, Mỹ không phải là nước duy nhất Việt Nam hợp tác để nghiên cứu về nguyên tử:
"Việt Nam đã cũng hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế-IAEA, với Ấn Độ, Nga, Pháp, Hàn Quốc, Argentina, Nhật Bản".
Ông Vương Hữu Tấn cũng cho hay trước mắt, về phía mình, Việt Nam còn phải hoàn tất các quy định pháp luật như làm Luật nguyên tử để trình lên Quốc hội năm 2008.
http://img63.imageshack.us/img63/6239/20040316115753oakridge2qt7.jpg
Phòng thí nghiệm nguyên tử Oak Ridge của Mỹ sẽ giúp Việt Nam đào tào chuyên gia
Bối cảnh chính trị
Việt Nam là nước thứ chín trên thế giới được Hoa Kỳ ký kết thỏa thuận về năng lượng nguyên tử cho mục đích dân sự.
Các nước kia là Lybia, Ai-Cập, Algeria, Morocco, Thailand, Romania, Mexico và Argentina.
Theo hãng tin Reuters, Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam trong việc này để lôi cuốn Hà Nội tham gia liên minh chống khủng bố.
Hai nước được biết cũng đã ký thỏa thuận về bảo đảm an toàn nguyên tử và cơ chế giám sát.
Thỏa thuận được Cục An toàn Nguyên tử Quốc gia (NNSA) ký với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Washington cho phép Việt Nam được mua quân dụng không sát thương để dùng vào mục đích nhân đạo và cấp cứu.
Tháng Ba vừa qua Hà Nội cũng tham gia Diễn đàn mang tên Sáng kiến An toàn về Phổ biến vũ khí (PSI) vốn do TT Bush lập ra năm 2003, sau vụ tấn công khủng bố 11.9.2001 trên đất Mỹ.
Hợp tác với Việt Nam về năng lượng nguyên tử được Mỹ công bố đúng vào lúc các quan chức và chuyên gia hạt nhân Hoa Kỳ đến Bắc Hàn để thị sát cơ sở hạt nhân Yongbyon.
Tín hiệu Hoa Kỳ gửi ra ở châu Á là nếu hợp tác với họ thì nước chủ nhà sẽ nhận được trợ giúp để phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích dân sự.
Cái vụ nầy PO chịu đó......nhưng vấn đề an toàn là tối ưu......"Thuyền to sóng lớn ".....