phu ong
09-16-2007, 01:33 PM
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố phúc trình thường niên về Tự do tôn giáo (International Religious Freedom Report 2007) tại một cuộc họp báo ở Washington D.C.
http://img405.imageshack.us/img405/4049/20070916113154rice203mt2.jpg
Ngoại Trưởng Rice. Hoa Kỳ
Đây là phúc trình hàng năm lần thứ chín, do Ủy ban về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thực hiện; và được Bộ Ngoại giao trình lên Quốc hội.
Bản phúc trình nhìn lại các diễn biến về nhân quyền và tự do tôn giáo trong một năm qua trên toàn thế giới.
Lời nói đầu của phúc trình nêu rõ, mục đích là để ghi nhận lại hành động của các chính phủ, kể cả các nước vẫn đang đàn áp tôn giáo cũng như các nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng.
"Thúc đẩy tự do tôn giáo là một trong các mục tiêu cốt yếu trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và cũng là một phần trong sứ mệnh của Bộ Ngoại giao."
Nội dung phúc trình được tổng hợp từ các nguồn thông tin, đánh giá của sứ quán Mỹ tại các nước, có tham khảo nhiều nguồn bên ngoài, từ các nhóm chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức nhân quyền, tôn giáo và cả các học giả.
Đánh giá về Việt Nam
Trong phần nói về Việt Nam, bản phúc trình 2007 nhận xét:"Tình hình tôn trọng tự do và hoạt động tôn giáo (ở Việt Nam) vẫn đang có các bước cải thiện quan trọng".
"Chính phủ Việt Nam đã đi sâu vào thực hiện Sắc lệnh về Tôn giáo và Tín ngưỡng ra năm 2004, cũng như các quyết định về chính sách tôn giáo ra năm 2005."
Dù đã có tiến bộ, vẫn còn nhiều vấn đề trong việc thực thi luật lệ về tôn giáo ở Việt Nam.
Phúc trình Tự do Tôn giáo 2007
Bản báo cáo liệt kê một số thành tựu của Việt Nam trong việc phát triển tôn giáo, trong có nhắc tới sự kiện thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tiếp kiến đức Giáo hoàng Benedict XVI tại Vatican; cũng như chuyến thăm Việt Nam của tăng đoàn Làng Mai và thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Cũng vì các tiến bộ đã đạt được, Việt Nam không bị nêu tên lại vào danh sách các nước gây quan ngại về tự do tôn giáo (CPC). Danh sách này nay bao gồm Miến Điện, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran, Sudan, Eritrea, và Ả rập Saudi.
Tuy nhiên, phúc trình 2007 cũng cảnh báo "dù đã có tiến bộ, vẫn còn nhiều vấn đề trong việc thực thi luật lệ về tôn giáo" ở Việt Nam, tiêu biểu là việc "chậm chạp, nhiều khi ì trệ" trong các hoạt động phát triển tôn giáo.
Bản phúc trình viết rõ: "Các nhóm tôn giáo bị hạn chế mạnh khi tham gia các công việc mà chính phủ coi là hoạt động chính trị hoặc thách thức quyền lãnh đạo của nhà nước".
Các tổ chức như Tin lành Đề ga ở Tây Nguyên hay Hòa Hảo vẫn tiếp tục bị cấm đoán. Một số nhân vật như linh mục Nguyễn Văn Lý hay luật sư theo Tin Lành Nguyễn Văn Đài đã bị bỏ tù vì hoạt động chính trị của mình.
Thế nhưng bản phúc trình tổng kết: "Chưa thấy có vụ kỳ thị xã hội hay áp dụng bạo lực vì lý do tôn giáo nào trong thời kỳ xem xét" ở Việt Nam.
http://img405.imageshack.us/img405/4049/20070916113154rice203mt2.jpg
Ngoại Trưởng Rice. Hoa Kỳ
Đây là phúc trình hàng năm lần thứ chín, do Ủy ban về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thực hiện; và được Bộ Ngoại giao trình lên Quốc hội.
Bản phúc trình nhìn lại các diễn biến về nhân quyền và tự do tôn giáo trong một năm qua trên toàn thế giới.
Lời nói đầu của phúc trình nêu rõ, mục đích là để ghi nhận lại hành động của các chính phủ, kể cả các nước vẫn đang đàn áp tôn giáo cũng như các nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng.
"Thúc đẩy tự do tôn giáo là một trong các mục tiêu cốt yếu trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và cũng là một phần trong sứ mệnh của Bộ Ngoại giao."
Nội dung phúc trình được tổng hợp từ các nguồn thông tin, đánh giá của sứ quán Mỹ tại các nước, có tham khảo nhiều nguồn bên ngoài, từ các nhóm chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức nhân quyền, tôn giáo và cả các học giả.
Đánh giá về Việt Nam
Trong phần nói về Việt Nam, bản phúc trình 2007 nhận xét:"Tình hình tôn trọng tự do và hoạt động tôn giáo (ở Việt Nam) vẫn đang có các bước cải thiện quan trọng".
"Chính phủ Việt Nam đã đi sâu vào thực hiện Sắc lệnh về Tôn giáo và Tín ngưỡng ra năm 2004, cũng như các quyết định về chính sách tôn giáo ra năm 2005."
Dù đã có tiến bộ, vẫn còn nhiều vấn đề trong việc thực thi luật lệ về tôn giáo ở Việt Nam.
Phúc trình Tự do Tôn giáo 2007
Bản báo cáo liệt kê một số thành tựu của Việt Nam trong việc phát triển tôn giáo, trong có nhắc tới sự kiện thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tiếp kiến đức Giáo hoàng Benedict XVI tại Vatican; cũng như chuyến thăm Việt Nam của tăng đoàn Làng Mai và thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Cũng vì các tiến bộ đã đạt được, Việt Nam không bị nêu tên lại vào danh sách các nước gây quan ngại về tự do tôn giáo (CPC). Danh sách này nay bao gồm Miến Điện, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran, Sudan, Eritrea, và Ả rập Saudi.
Tuy nhiên, phúc trình 2007 cũng cảnh báo "dù đã có tiến bộ, vẫn còn nhiều vấn đề trong việc thực thi luật lệ về tôn giáo" ở Việt Nam, tiêu biểu là việc "chậm chạp, nhiều khi ì trệ" trong các hoạt động phát triển tôn giáo.
Bản phúc trình viết rõ: "Các nhóm tôn giáo bị hạn chế mạnh khi tham gia các công việc mà chính phủ coi là hoạt động chính trị hoặc thách thức quyền lãnh đạo của nhà nước".
Các tổ chức như Tin lành Đề ga ở Tây Nguyên hay Hòa Hảo vẫn tiếp tục bị cấm đoán. Một số nhân vật như linh mục Nguyễn Văn Lý hay luật sư theo Tin Lành Nguyễn Văn Đài đã bị bỏ tù vì hoạt động chính trị của mình.
Thế nhưng bản phúc trình tổng kết: "Chưa thấy có vụ kỳ thị xã hội hay áp dụng bạo lực vì lý do tôn giáo nào trong thời kỳ xem xét" ở Việt Nam.