Dan Lee
09-19-2007, 06:35 AM
AN ỦI CỦA CỦA EM BÉ GÁI
http://vietcatholic.net/pics/Cartoon_racer.gif
Em bé gái có một người bạn nhỏ cùng lớp vừa mới qua đời, sau khi tan học thì cùng với thầy cô giáo đến thăm nhà của bạn.
Sau khi trở về, mẹ của con gái nhỏ hiếu kỳ hỏi: “Con đến nhà của bạn làm gì vậy ?”
Em bé gái trả lời: “Con đến để an ủi mẹ của bạn ấy”.
Bà mẹ tiếp tục hỏi: “Con an ủi dì ấy như thế nào ?”
Em bé gái đáp: “Con còn nhỏ, không biết nói lời an ủi, con chỉ ngồi vào trong lòng dì và cùng khóc với dì ấy”.
(Diệu ngữ của tâm linh)
Suy tư:
Thời nay, vẫn còn đó những người khi nơi miệng nói lời an ủi mà trong lòng thì nguyền rủa đáng đời; vẫn còn đó những người có cử chỉ quan tâm an ủi người khác bên ngoài, nhưng trong lòng thì cười mĩa mai...
Muốn thông phần đau khổ với Chúa Giê-su thì phải chịu đau khổ nơi thân xác và trong tâm hồn với Ngài; muốn an ủi Chúa Giê-su thì phải chịu hy sinh với Ngài, nghĩa là phải ngồi vào trong lòng Ngài để thấm thía cái đau cái nhục của Ngài và cũng để khóc với Ngài, như Đức Mẹ Maria đã thổn thức đau khổ với Chúa Giê-su, như em bé ngồi vào trong lòng người mẹ của bạn mình để an ủi bà.
Người lớn ăn nói hay ho lưu loát nhưng không thật lòng nói lời an ủi. Em bé thì không nói được lời an ủi, nhưng hành động ngồi vào trong lòng và cùng khóc với người khóc là hành động chia sẻ tuyệt vời nhất, đơn sơ nhất và hiệu quả nhất. Đó cũng là bí quyết để “vui với người vui và khóc với người khóc” của thánh Phao-lô tông đồ dạy vậy.
Cám ơn em bé đã dạy cho chúng ta –những người lớn- một bài học an ủi người khác rất chân tình không khách sáo.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://vietcatholic.net/pics/Cartoon_racer.gif
Em bé gái có một người bạn nhỏ cùng lớp vừa mới qua đời, sau khi tan học thì cùng với thầy cô giáo đến thăm nhà của bạn.
Sau khi trở về, mẹ của con gái nhỏ hiếu kỳ hỏi: “Con đến nhà của bạn làm gì vậy ?”
Em bé gái trả lời: “Con đến để an ủi mẹ của bạn ấy”.
Bà mẹ tiếp tục hỏi: “Con an ủi dì ấy như thế nào ?”
Em bé gái đáp: “Con còn nhỏ, không biết nói lời an ủi, con chỉ ngồi vào trong lòng dì và cùng khóc với dì ấy”.
(Diệu ngữ của tâm linh)
Suy tư:
Thời nay, vẫn còn đó những người khi nơi miệng nói lời an ủi mà trong lòng thì nguyền rủa đáng đời; vẫn còn đó những người có cử chỉ quan tâm an ủi người khác bên ngoài, nhưng trong lòng thì cười mĩa mai...
Muốn thông phần đau khổ với Chúa Giê-su thì phải chịu đau khổ nơi thân xác và trong tâm hồn với Ngài; muốn an ủi Chúa Giê-su thì phải chịu hy sinh với Ngài, nghĩa là phải ngồi vào trong lòng Ngài để thấm thía cái đau cái nhục của Ngài và cũng để khóc với Ngài, như Đức Mẹ Maria đã thổn thức đau khổ với Chúa Giê-su, như em bé ngồi vào trong lòng người mẹ của bạn mình để an ủi bà.
Người lớn ăn nói hay ho lưu loát nhưng không thật lòng nói lời an ủi. Em bé thì không nói được lời an ủi, nhưng hành động ngồi vào trong lòng và cùng khóc với người khóc là hành động chia sẻ tuyệt vời nhất, đơn sơ nhất và hiệu quả nhất. Đó cũng là bí quyết để “vui với người vui và khóc với người khóc” của thánh Phao-lô tông đồ dạy vậy.
Cám ơn em bé đã dạy cho chúng ta –những người lớn- một bài học an ủi người khác rất chân tình không khách sáo.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.