Dan Lee
09-22-2007, 03:06 PM
CÔNG BÌNH TRONG VIỆC LÀM CÔNG
Chúa Nhật 25 Thường Niên, Năm C
Am 8:4-7; 1Tm 2:1-8; Lc 16:1-13
Ðọc báo chí hay coi vô tuyến truyền hình, người ta thấy những phản ứng khác nhau của những người vừa bị mất việc. Có những người buồn chán, không ăn không ngủ. Có những người bực tức, tìm cách trả thù cai xếp hoặc chủ sở bằng những hành vi bạo động như sát nhân, rồi tự sát. Người quản lý trong Phúc âm hôm nay khi biết mình sẽ bị sa thải vì phung phí của chủ, đã nghĩ ra mánh lới để mua chuộc con nợ của chủ mình. Anh ta gọi từng con nợ đến cho giảm số nợ.
Theo học thuyết công giáo xã hội, Kitô giáo đề cao đức công bình. Công bình là làm cho người khác hoặc trả cho người khác điều mà họ đáng được: trả lương tương xứng với việc làm và làm việc tương xứng với đồng lương; tiền mua bán cũng phải tương xứng với vật dụng trao đi đổi lại; rồi còn phải theo nguyên tắc: tiền trao cháo múc. Ðức công bình phát xuất từ tinh thần trách nhiệm của loài người với Thiên Chúa, là Ðấng ban phát cho loài người những quyền lợi khác nhau. Ðạo Kitô giáo cũng chủ trương bảo vệ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của công và tư và quyền đòi được bồi thường khi người khác làm thiệt hại đến tài sản liên hệ. Những quyền lợi đó đã được ăn rễ sâu trong hai giới răn của Thập giới: điều răn Thứ Bảy dạy ta chớ lấy của người, và điều răn Thứ Mười đi xa hơn nữa dặn ta chớ tham lam của người.
Người quản lý trong Phúc âm hôm nay đã lỗi phạm Ðiều răn Thứ bảy. Anh ta đã phung phí của chủ. Khi biết mình sẽ bị sa thải, anh ta còn dùng của chủ để mua chuộc con nợ, i.e., dùng của chủ để làm lợi cho mình. Anh ta đã lỗi đức công bình xã hội là làm điều bất công. Thoạt nghe người ta lấy làm vấp phạm khi Chúa Giêsu lên tiếng khen người quản lý bất lương đã hành động cách tinh quái. Lẽ ra thì Chúa phải kết án việc làm gian lận của viên quản lý đó hay ít ra cũng chỉ trích hành động cướp gạt trắng trợn của anh ta như ngôn sứ Amốt đã tố cáo những tệ đoan trong xã hội thời bấy giờ. Amốt mô tả việc người giàu có nóng lòng chờ đợi cho qua ngày lễ nghỉ để họ có thể lường gạt và bóc lột người nghèo (Am 8:5-6).
Tuy nhiên đi sâu vào diễn tiến của câu chuyện Phúc âm, ta thấy Chúa không khích lệ việc người quản lí phung phá tài sản của chủ. Thực ra Chúa chỉ khen mánh lới của anh ta mà thôi. Chúa khen người quản lý có khả năng hành động kịp thời và quyết liệt khi bị giồn vào chân tường. Rồi từ đó Chúa kết luận: Con cái đời này khi đối xử với đồng loại thì khôn hơn con cái ánh sáng (Lc 16:8). Và rồi Chúa thách thức ta: Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu (Lc 16:9). Lời thách đố của Chúa có nghĩa là ta phải biến đổi tiền của vật chất thành phương tiện để tìm kiếm và xây dựng Nước Chúa. Bài học Chúa muốn dạy ta hôm nay là ta phải khôn khéo và mạo hiểm, phải dùng óc sáng kiến và tài sáng nghiệp để tạo cho ta một tương lai trong Nước Chúa, như người quản lý bất lương sửa soạn cho tương lai của mình trong nước trần gian.
Tại sao người ta sẵn sàng mạo hiểm trong những lãnh vực thế sự của cuộc sống và cảm phục người khác làm như vậy, còn việc liên hệ với Chúa người ta lại thường đắn đo và dè dặt? Trong Phúc âm hôm nay Chúa muốn so sánh cách thế người ta dùng trong những trường hợp có liên quan đến những sự vật trần thế với những cách thế mà người ta dùng để đương đầu với những sự vật thiêng liêng.. Nếu người quản lý bất lương đã dùng sáng kiến để đương đầu với trở ngại vật chất hầu có thể đi tới một giải quyết ổn thoả, thì Chúa cũng muốn ta dùng sáng kiến để đối phó vời những trở ngại thiêng liêng.
Vậy làm sao áp dụng sáng kiến và quyết định mau lẹ của người quản lí trong việc giải quyết vấn đề trần thế vào việc giải quyết vấn đề thiêng liêng của ta? Trong đời sống hằng ngày, ta cũng có thể nghe mình tự nhủ: ngày đó ngày đó, tôi sẽ làm hoà với Chúa, tôi sẽ làm lại cuộc đời, tôi sẽ thế nọ thế kia. Tuy nhiên ta không thể chắc rằng ngày đó phải đến vì ta có thể thay đổi hoặc ta có tính hay thay lòng đổi dạ, hoặc có tính hay quên lãng, hay trì hoãn, hay chần chừ. Ngày đó cũng có thể đến quá trễ vì ta có thể trở thành người thiên cổ trước khi lời nói hoặc lời hứa của mình được thực hiện. Ta cần nhớ rằng về phương diện này, giả sử ta có cho viết vào di chúc đi nữa, cũng không ai có thể thực hiện cho ta được. Vì thế lời Chúa trong Phúc âm hôm nay phải cảnh giác ta: Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được (Lc 16:13).
Lời cầu nguyện xin cho được biết đầu tư vào đời sống thiêng:
Lạy Chúa!Ðấng thấu suốt mọi sự và thấu suốt lòng con.
Chúa là Ðấng công minh và chính trực,
Xin tha thứ những lần con bê trễ với việc làm công,
những lần con lỗi đức công bằng với chủ hoặc với thợ.
Xin dạy con biết giải quyết vấn đề thiêng liêng của con
cho mau lẹ và kịp thời như người quản lí giải quyết vấn đề thế sự.
Xin dạy con biết lãnh trách nhiệm cho đời sống con. Amen.
Lm Trần Bình Trọng
Chúa Nhật 25 Thường Niên, Năm C
Am 8:4-7; 1Tm 2:1-8; Lc 16:1-13
Ðọc báo chí hay coi vô tuyến truyền hình, người ta thấy những phản ứng khác nhau của những người vừa bị mất việc. Có những người buồn chán, không ăn không ngủ. Có những người bực tức, tìm cách trả thù cai xếp hoặc chủ sở bằng những hành vi bạo động như sát nhân, rồi tự sát. Người quản lý trong Phúc âm hôm nay khi biết mình sẽ bị sa thải vì phung phí của chủ, đã nghĩ ra mánh lới để mua chuộc con nợ của chủ mình. Anh ta gọi từng con nợ đến cho giảm số nợ.
Theo học thuyết công giáo xã hội, Kitô giáo đề cao đức công bình. Công bình là làm cho người khác hoặc trả cho người khác điều mà họ đáng được: trả lương tương xứng với việc làm và làm việc tương xứng với đồng lương; tiền mua bán cũng phải tương xứng với vật dụng trao đi đổi lại; rồi còn phải theo nguyên tắc: tiền trao cháo múc. Ðức công bình phát xuất từ tinh thần trách nhiệm của loài người với Thiên Chúa, là Ðấng ban phát cho loài người những quyền lợi khác nhau. Ðạo Kitô giáo cũng chủ trương bảo vệ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của công và tư và quyền đòi được bồi thường khi người khác làm thiệt hại đến tài sản liên hệ. Những quyền lợi đó đã được ăn rễ sâu trong hai giới răn của Thập giới: điều răn Thứ Bảy dạy ta chớ lấy của người, và điều răn Thứ Mười đi xa hơn nữa dặn ta chớ tham lam của người.
Người quản lý trong Phúc âm hôm nay đã lỗi phạm Ðiều răn Thứ bảy. Anh ta đã phung phí của chủ. Khi biết mình sẽ bị sa thải, anh ta còn dùng của chủ để mua chuộc con nợ, i.e., dùng của chủ để làm lợi cho mình. Anh ta đã lỗi đức công bình xã hội là làm điều bất công. Thoạt nghe người ta lấy làm vấp phạm khi Chúa Giêsu lên tiếng khen người quản lý bất lương đã hành động cách tinh quái. Lẽ ra thì Chúa phải kết án việc làm gian lận của viên quản lý đó hay ít ra cũng chỉ trích hành động cướp gạt trắng trợn của anh ta như ngôn sứ Amốt đã tố cáo những tệ đoan trong xã hội thời bấy giờ. Amốt mô tả việc người giàu có nóng lòng chờ đợi cho qua ngày lễ nghỉ để họ có thể lường gạt và bóc lột người nghèo (Am 8:5-6).
Tuy nhiên đi sâu vào diễn tiến của câu chuyện Phúc âm, ta thấy Chúa không khích lệ việc người quản lí phung phá tài sản của chủ. Thực ra Chúa chỉ khen mánh lới của anh ta mà thôi. Chúa khen người quản lý có khả năng hành động kịp thời và quyết liệt khi bị giồn vào chân tường. Rồi từ đó Chúa kết luận: Con cái đời này khi đối xử với đồng loại thì khôn hơn con cái ánh sáng (Lc 16:8). Và rồi Chúa thách thức ta: Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu (Lc 16:9). Lời thách đố của Chúa có nghĩa là ta phải biến đổi tiền của vật chất thành phương tiện để tìm kiếm và xây dựng Nước Chúa. Bài học Chúa muốn dạy ta hôm nay là ta phải khôn khéo và mạo hiểm, phải dùng óc sáng kiến và tài sáng nghiệp để tạo cho ta một tương lai trong Nước Chúa, như người quản lý bất lương sửa soạn cho tương lai của mình trong nước trần gian.
Tại sao người ta sẵn sàng mạo hiểm trong những lãnh vực thế sự của cuộc sống và cảm phục người khác làm như vậy, còn việc liên hệ với Chúa người ta lại thường đắn đo và dè dặt? Trong Phúc âm hôm nay Chúa muốn so sánh cách thế người ta dùng trong những trường hợp có liên quan đến những sự vật trần thế với những cách thế mà người ta dùng để đương đầu với những sự vật thiêng liêng.. Nếu người quản lý bất lương đã dùng sáng kiến để đương đầu với trở ngại vật chất hầu có thể đi tới một giải quyết ổn thoả, thì Chúa cũng muốn ta dùng sáng kiến để đối phó vời những trở ngại thiêng liêng.
Vậy làm sao áp dụng sáng kiến và quyết định mau lẹ của người quản lí trong việc giải quyết vấn đề trần thế vào việc giải quyết vấn đề thiêng liêng của ta? Trong đời sống hằng ngày, ta cũng có thể nghe mình tự nhủ: ngày đó ngày đó, tôi sẽ làm hoà với Chúa, tôi sẽ làm lại cuộc đời, tôi sẽ thế nọ thế kia. Tuy nhiên ta không thể chắc rằng ngày đó phải đến vì ta có thể thay đổi hoặc ta có tính hay thay lòng đổi dạ, hoặc có tính hay quên lãng, hay trì hoãn, hay chần chừ. Ngày đó cũng có thể đến quá trễ vì ta có thể trở thành người thiên cổ trước khi lời nói hoặc lời hứa của mình được thực hiện. Ta cần nhớ rằng về phương diện này, giả sử ta có cho viết vào di chúc đi nữa, cũng không ai có thể thực hiện cho ta được. Vì thế lời Chúa trong Phúc âm hôm nay phải cảnh giác ta: Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được (Lc 16:13).
Lời cầu nguyện xin cho được biết đầu tư vào đời sống thiêng:
Lạy Chúa!Ðấng thấu suốt mọi sự và thấu suốt lòng con.
Chúa là Ðấng công minh và chính trực,
Xin tha thứ những lần con bê trễ với việc làm công,
những lần con lỗi đức công bằng với chủ hoặc với thợ.
Xin dạy con biết giải quyết vấn đề thiêng liêng của con
cho mau lẹ và kịp thời như người quản lí giải quyết vấn đề thế sự.
Xin dạy con biết lãnh trách nhiệm cho đời sống con. Amen.
Lm Trần Bình Trọng