Dan Lee
09-27-2007, 07:20 AM
Chúa Nhật XVI, C
Hình ảnh từ thế giới bên kia – Sứ điệp cho thế giới hiện tại
(Lc 16,19-31)
Về câu chuyện dụ ngôn «Người giàu có và La-da-rô nghèo khó» mà bài Tin Mừng hôm nay vừa thuật lại, có lẽ chúng ta đã nghe thuộc lòng từ lúc dọn mình xưng tội rước lễ lần đầu. Tính cách sống động đầy ấn tượng của câu chuyện thường đã gợi lên nơi người nghe, nhất là nơi các nghệ sĩ nói chung và nơi các họa sĩ nói riêng, những cảm hứng và sự tưởng tượng phong phú. Qua cách trình bày cụ thể, rõ ràng và sống động của nội dung câu chuyện, họ rất thích đem diễn tả lại trên những bức tranh đầy ấn tượng như chúng ta thường thấy ngày nay trong một số các ngôi thánh đường hay trong các viện bảo tàng ở Tây Phương:
Một đàng, trong lòng Tổ phụ Áp-ra-ham nhân từ và thánh thiện, La-da-rô đang sung sướng được an giấc như một đứa con thơ; còn đàng khác, trong ngục lửa đang ngày đêm cháy đỏ hừng hực, người giàu có ích kỷ đang phải quằn quại đau đớn chịu đựng!
Tuy nhiên, chúng ta không được phép dừng lại quá lâu tại những hình ảnh đầy đối kháng đó của thế giới bên kia. Thực ra, những hình ảnh đó của câu chuyện chỉ muốn giúp chúng ta khám phá ra những lời nhắn nhủ thực tiễn cho cuộc sống hiện tại. Tuyệt đối câu chuyện không hề có chủ đích truyền đạt cho chúng ta những thông tin chi tiết về thực tại và về cuộc sống của thế giới bên kia. Câu chuyện người giàu có và La-da-rô đã trình bày thời gian dưới âm phủ, một nơi các người đã qua đời được phân bổ vào các chỗ tạm trú khác nhau trước khi phải ra trước tòa Thiên Chúa trả lẽ về các phúc tội trong cuộc sống trần thế của mình. Nhưng đó chỉ là những ý tưởng phụ, chúng ta không được phép nâng lên làm chủ đề cho nội dung câu chuyện.
Vâng, ở đây không nhắm đề cập đến thế giới bên kia, nhưng là bàn luận về thế giới hiện tại. Ở đây, trong thế giới hiện tại, nơi chúng ta đang sống, mới có những hiểu lầm, những thái độ thiếu sót, ích kỷ và những quan điểm sống sai lạc; và vì những điều tiêu cực đó có thể là mối đe dọa cho hạnh phúc của chúng ta và làm lu mờ ý nghĩa cuộc sống chúng ta, nên câu chuyện chỉ muốn giúp chúng ta phải dứt khoát điểm mặt và bài trừ chúng.
Đúng vậy, một quan niệm xã hội «lệch lạc» mà câu chuyện dụ ngôn tìm cách tẩy chay, đó là xưa kia người ta vẫn cho rằng những người giàu có và những kẻ nghèo khổ là một thực tại tự nhiên, sự phân chia trong xã hội ra làm hai giai cấp – người này chiếm giữ và kẻ kia vô sản, người này chủ nhân và kẻ kia đầy tớ - là một điều đã được Tạo Hóa an bài sắp xếp, và vì thế người ta chấp nhận tình trạng chênh lệch giữa giàu-nghèo và tình trạng hoàn toàn khác biệt giữa hai cuộc sống của người giàu và của kẻ nghèo trong xã hội như một điều đương nhiên, không thể đổi thay. Vâng, người ta chấp nhận hoàn cảnh sống của mình – giàu hay nghèo – như một định bệnh bất di bất dịch vậy!
Ngược lại với quan niệm «định mệnh» đó, câu chuyện dụ ngôn đã nối dài thực tại cuộc sống hiện tại sang đến phạm vi của thế giới bên kia. Nói cách khác, Thiên Chúa sẽ sửa đổi và sẽ đảo lộn hoàn toàn những tương quan của thế giới đời này; Người sẽ biến đổi số phận của người giàu có và của La-da-rô nghèo khổ hoàn toàn trái ngược nhau, tức sau khi chết người giàu có sung sướng sẽ bị trừng phạt đích đáng, bởi vì khi còn sống y đã không ra tay loại bỏ hố sâu ngăn cách giữa người giàu và kẻ nghèo, nghĩa là y chỉ biết sống ích kỷ, không muốn quan tâm san sẻ với người đồng loại đói khổ; còn người nghèo La-da-rô lại được Thiên Chúa bù đắp một cách xứng đáng bằng những an ủi đầy hạnh phúc.
Qua đó, câu chuyện dụ ngôn khẳng định một cách rõ ràng: Thiên Chúa không hề thiết đặt sự giàu nghèo hay giai cấp giàu có và nghèo khổ trong xã hội. Hiện tượng giàu-nghèo trong xã hội là vấn đề của con người, là hậu quả của những sinh hoạt trong tương quan giữa con người với nhau. Chỉ một điều quan trọng là Thiên Chúa không bao giờ chấp nhận sự bất công trong những tương quan xã hội, giữa con người với con người. Trước mặt Thiên Chúa mọi người đều có phẩm giá như nhau, đều ngang hàng nhau, chứ không hề có giai cấp, thứ bậc.
Vậy, thực thi ý muốn của Thiên Chúa là chúng ta phải nỗ lực tìm cách lấp đầy tất cả những hố sâu đang ngăn chia giữa người giàu và kẻ nghèo, loại trừ những tương quan bất công trong cuộc sống và thành tâm liên đới, giúp đỡ người nghèo khổ. Vì thế, để thực sự sống đúng tinh thần Phúc Âm, Giáo Hội ở các nước đang trên đường phát triển thuộc thế giới đệ tam, như ở Á-Phí và ở Châu Mỹ La-tinh, cần phải biết cương quyết liên đới với các tầng lớp nghèo đói và tranh đấu cho một xã hội công bằng. Giáo Hội sẽ hành động đúng với thánh ý Thiên Chúa, nếu Giáo Hội hoàn toàn đứng về phía người nghèo và lên án sự ích kỷ và bất công của tầng lớp giàu có.
Qua đó chúng ta lại nhận ra được một điểm tiêu cực khác trong thái độ sống của một số người mà câu chuyện dụ ngôn muốn nêu lên, đó là họ đã quá dại khờ gắn bó và ràng buộc đời mình hoàn toàn vào tiền bạc của cải và lối sống xa hoa phù phiếm đời này. Câu chuyện dụ ngôn cảnh cáo chúng ta trước thái độ sống một chiều như thế và cho chúng ta thấy rằng sự giàu có vật chất dễ làm cho con người đâm ra mù quáng, ích kỷ và chỉ tìm tư lợi một cách quá khích như thế nào. Vâng, sự khốn cùng của một La-da-rô bất hạnh, những khổ đau của kẻ khác dầu cho đang được phơi bày trước cửa nhà ông, người giàu có vẫn bình thân như vại, chứ không chút quan tâm tới; ông ta chỉ nghĩ tới hạnh phúc cá nhân và tìm mọi cách làm sao cho đời sống xa hoa của mình chẳng những luôn được bảo đảm mà còn càng ngày càng phát triển thêm. Nghĩa là người giàu có trong dụ ngôn hoàn toàn chìm đắm trong sự thụ hưởng sung sướng xa hoa ích kỷ, chứ không còn thèm quan tâm nghĩ đến Thiên Chúa và các đồng loại của mình, nhất là những đồng loại nghèo khổ đang cần đến sự nâng đỡ của ông ta. Và câu chuyện dụ ngôn đã nhận định một cách thẳng thắn rằng, một quan niệm sống lệch lạc và ích kỷ như thế sẽ được kết thúc trong sự trống rỗng, trong mất mát thua thiệt và trong sự vô nghĩa hoàn toàn.
Do đó, sự hồi tâm tu sửa các tư duy cũng như sự quyết tâm ăn năn cải thiện cuộc sống mình, chính là chủ đích của câu chuyện dụ ngôn. Tuy nhiên, trong việc hồi tâm ăn năn trở lại như thế, câu chuyện dụ ngôn cũng cảnh cáo trước những hiểu lầm và quan điểm sai lạc rất có thể có. Bởi vì, sự hồi tâm ăn năn trở lại là thái độ đầy thiện chí biết quay trở lại con đường sống chân chính và đầy ý nghĩa, không thể là kết quả của những phép lạ và của những sự cố ngoại thường được, ví dụ như người chết hiện về báo mộng chẳng hạn. Trái lại, sự hồi tâm ăn năn trở lại phải được hiện thực trong thái độ biết tin tưởng lắng nghe Lời Chúa – qua Kinh Thánh, qua các chỉ dạy của các Tổ phụ, các Tiên tri, qua tiếng lương tâm và qua các giáo huấn của Giáo Hội – và can đảm biết vâng theo những soi sáng chỉ dạy của Người về cách thức phải sống thế nào cho phải. Và chỉ những ai biết chấp nhận những biện pháp, những hướng dẫn và chỉ dạy của Thiên Chúa và đưa ra áp dụng vào cuộc sống hằng ngày của mình, thì mới hy vọng đạt tới sự thành công viên mãn.
Vậy, trong vấn đề giàu có của cải trần thế, điều đó đối với chúng ta có nghĩa là:
* Mỗi người phải biết nỗ lực xử sự với tiền bạc của cải đời này đúng với tinh thần Phúc Âm.
* Đừng bao giờ quên rằng tiền bạc của cải đời này chỉ là một phương tiện sống – dù là một phương tiện sống cần thiết – ngoài tiền bạc của cải ra còn có những giá trị khác cao cả hơn bội phần.
* Đứng trước sự bần cùng đói khổ của anh chị em đồng loại, mỗi người trong chúng ta đều có phần trách nhiệm, bởi vì mọi của cải giàu có ở đời này mà mỗi người chúng ta chiếm hữu là của Chúa. Người ban cho chúng ta để quản lý và sử dụng mà thôi, và vì thế tất cả mọi người đều có quyền được tham phần những gì chúng ta không cần tới.
Nói tóm lại, câu chuyện trong dụ ngôn với những hình ảnh đầy ấn tượng của bài Tin Mừng hôm nay muốn nhắc nhủ chúng ta một cách khẩn thiết là hãy biết đứng về phía sự sống, hãy biết chọn sự sống!
Lm Nguyễn Hữu Thy
Hình ảnh từ thế giới bên kia – Sứ điệp cho thế giới hiện tại
(Lc 16,19-31)
Về câu chuyện dụ ngôn «Người giàu có và La-da-rô nghèo khó» mà bài Tin Mừng hôm nay vừa thuật lại, có lẽ chúng ta đã nghe thuộc lòng từ lúc dọn mình xưng tội rước lễ lần đầu. Tính cách sống động đầy ấn tượng của câu chuyện thường đã gợi lên nơi người nghe, nhất là nơi các nghệ sĩ nói chung và nơi các họa sĩ nói riêng, những cảm hứng và sự tưởng tượng phong phú. Qua cách trình bày cụ thể, rõ ràng và sống động của nội dung câu chuyện, họ rất thích đem diễn tả lại trên những bức tranh đầy ấn tượng như chúng ta thường thấy ngày nay trong một số các ngôi thánh đường hay trong các viện bảo tàng ở Tây Phương:
Một đàng, trong lòng Tổ phụ Áp-ra-ham nhân từ và thánh thiện, La-da-rô đang sung sướng được an giấc như một đứa con thơ; còn đàng khác, trong ngục lửa đang ngày đêm cháy đỏ hừng hực, người giàu có ích kỷ đang phải quằn quại đau đớn chịu đựng!
Tuy nhiên, chúng ta không được phép dừng lại quá lâu tại những hình ảnh đầy đối kháng đó của thế giới bên kia. Thực ra, những hình ảnh đó của câu chuyện chỉ muốn giúp chúng ta khám phá ra những lời nhắn nhủ thực tiễn cho cuộc sống hiện tại. Tuyệt đối câu chuyện không hề có chủ đích truyền đạt cho chúng ta những thông tin chi tiết về thực tại và về cuộc sống của thế giới bên kia. Câu chuyện người giàu có và La-da-rô đã trình bày thời gian dưới âm phủ, một nơi các người đã qua đời được phân bổ vào các chỗ tạm trú khác nhau trước khi phải ra trước tòa Thiên Chúa trả lẽ về các phúc tội trong cuộc sống trần thế của mình. Nhưng đó chỉ là những ý tưởng phụ, chúng ta không được phép nâng lên làm chủ đề cho nội dung câu chuyện.
Vâng, ở đây không nhắm đề cập đến thế giới bên kia, nhưng là bàn luận về thế giới hiện tại. Ở đây, trong thế giới hiện tại, nơi chúng ta đang sống, mới có những hiểu lầm, những thái độ thiếu sót, ích kỷ và những quan điểm sống sai lạc; và vì những điều tiêu cực đó có thể là mối đe dọa cho hạnh phúc của chúng ta và làm lu mờ ý nghĩa cuộc sống chúng ta, nên câu chuyện chỉ muốn giúp chúng ta phải dứt khoát điểm mặt và bài trừ chúng.
Đúng vậy, một quan niệm xã hội «lệch lạc» mà câu chuyện dụ ngôn tìm cách tẩy chay, đó là xưa kia người ta vẫn cho rằng những người giàu có và những kẻ nghèo khổ là một thực tại tự nhiên, sự phân chia trong xã hội ra làm hai giai cấp – người này chiếm giữ và kẻ kia vô sản, người này chủ nhân và kẻ kia đầy tớ - là một điều đã được Tạo Hóa an bài sắp xếp, và vì thế người ta chấp nhận tình trạng chênh lệch giữa giàu-nghèo và tình trạng hoàn toàn khác biệt giữa hai cuộc sống của người giàu và của kẻ nghèo trong xã hội như một điều đương nhiên, không thể đổi thay. Vâng, người ta chấp nhận hoàn cảnh sống của mình – giàu hay nghèo – như một định bệnh bất di bất dịch vậy!
Ngược lại với quan niệm «định mệnh» đó, câu chuyện dụ ngôn đã nối dài thực tại cuộc sống hiện tại sang đến phạm vi của thế giới bên kia. Nói cách khác, Thiên Chúa sẽ sửa đổi và sẽ đảo lộn hoàn toàn những tương quan của thế giới đời này; Người sẽ biến đổi số phận của người giàu có và của La-da-rô nghèo khổ hoàn toàn trái ngược nhau, tức sau khi chết người giàu có sung sướng sẽ bị trừng phạt đích đáng, bởi vì khi còn sống y đã không ra tay loại bỏ hố sâu ngăn cách giữa người giàu và kẻ nghèo, nghĩa là y chỉ biết sống ích kỷ, không muốn quan tâm san sẻ với người đồng loại đói khổ; còn người nghèo La-da-rô lại được Thiên Chúa bù đắp một cách xứng đáng bằng những an ủi đầy hạnh phúc.
Qua đó, câu chuyện dụ ngôn khẳng định một cách rõ ràng: Thiên Chúa không hề thiết đặt sự giàu nghèo hay giai cấp giàu có và nghèo khổ trong xã hội. Hiện tượng giàu-nghèo trong xã hội là vấn đề của con người, là hậu quả của những sinh hoạt trong tương quan giữa con người với nhau. Chỉ một điều quan trọng là Thiên Chúa không bao giờ chấp nhận sự bất công trong những tương quan xã hội, giữa con người với con người. Trước mặt Thiên Chúa mọi người đều có phẩm giá như nhau, đều ngang hàng nhau, chứ không hề có giai cấp, thứ bậc.
Vậy, thực thi ý muốn của Thiên Chúa là chúng ta phải nỗ lực tìm cách lấp đầy tất cả những hố sâu đang ngăn chia giữa người giàu và kẻ nghèo, loại trừ những tương quan bất công trong cuộc sống và thành tâm liên đới, giúp đỡ người nghèo khổ. Vì thế, để thực sự sống đúng tinh thần Phúc Âm, Giáo Hội ở các nước đang trên đường phát triển thuộc thế giới đệ tam, như ở Á-Phí và ở Châu Mỹ La-tinh, cần phải biết cương quyết liên đới với các tầng lớp nghèo đói và tranh đấu cho một xã hội công bằng. Giáo Hội sẽ hành động đúng với thánh ý Thiên Chúa, nếu Giáo Hội hoàn toàn đứng về phía người nghèo và lên án sự ích kỷ và bất công của tầng lớp giàu có.
Qua đó chúng ta lại nhận ra được một điểm tiêu cực khác trong thái độ sống của một số người mà câu chuyện dụ ngôn muốn nêu lên, đó là họ đã quá dại khờ gắn bó và ràng buộc đời mình hoàn toàn vào tiền bạc của cải và lối sống xa hoa phù phiếm đời này. Câu chuyện dụ ngôn cảnh cáo chúng ta trước thái độ sống một chiều như thế và cho chúng ta thấy rằng sự giàu có vật chất dễ làm cho con người đâm ra mù quáng, ích kỷ và chỉ tìm tư lợi một cách quá khích như thế nào. Vâng, sự khốn cùng của một La-da-rô bất hạnh, những khổ đau của kẻ khác dầu cho đang được phơi bày trước cửa nhà ông, người giàu có vẫn bình thân như vại, chứ không chút quan tâm tới; ông ta chỉ nghĩ tới hạnh phúc cá nhân và tìm mọi cách làm sao cho đời sống xa hoa của mình chẳng những luôn được bảo đảm mà còn càng ngày càng phát triển thêm. Nghĩa là người giàu có trong dụ ngôn hoàn toàn chìm đắm trong sự thụ hưởng sung sướng xa hoa ích kỷ, chứ không còn thèm quan tâm nghĩ đến Thiên Chúa và các đồng loại của mình, nhất là những đồng loại nghèo khổ đang cần đến sự nâng đỡ của ông ta. Và câu chuyện dụ ngôn đã nhận định một cách thẳng thắn rằng, một quan niệm sống lệch lạc và ích kỷ như thế sẽ được kết thúc trong sự trống rỗng, trong mất mát thua thiệt và trong sự vô nghĩa hoàn toàn.
Do đó, sự hồi tâm tu sửa các tư duy cũng như sự quyết tâm ăn năn cải thiện cuộc sống mình, chính là chủ đích của câu chuyện dụ ngôn. Tuy nhiên, trong việc hồi tâm ăn năn trở lại như thế, câu chuyện dụ ngôn cũng cảnh cáo trước những hiểu lầm và quan điểm sai lạc rất có thể có. Bởi vì, sự hồi tâm ăn năn trở lại là thái độ đầy thiện chí biết quay trở lại con đường sống chân chính và đầy ý nghĩa, không thể là kết quả của những phép lạ và của những sự cố ngoại thường được, ví dụ như người chết hiện về báo mộng chẳng hạn. Trái lại, sự hồi tâm ăn năn trở lại phải được hiện thực trong thái độ biết tin tưởng lắng nghe Lời Chúa – qua Kinh Thánh, qua các chỉ dạy của các Tổ phụ, các Tiên tri, qua tiếng lương tâm và qua các giáo huấn của Giáo Hội – và can đảm biết vâng theo những soi sáng chỉ dạy của Người về cách thức phải sống thế nào cho phải. Và chỉ những ai biết chấp nhận những biện pháp, những hướng dẫn và chỉ dạy của Thiên Chúa và đưa ra áp dụng vào cuộc sống hằng ngày của mình, thì mới hy vọng đạt tới sự thành công viên mãn.
Vậy, trong vấn đề giàu có của cải trần thế, điều đó đối với chúng ta có nghĩa là:
* Mỗi người phải biết nỗ lực xử sự với tiền bạc của cải đời này đúng với tinh thần Phúc Âm.
* Đừng bao giờ quên rằng tiền bạc của cải đời này chỉ là một phương tiện sống – dù là một phương tiện sống cần thiết – ngoài tiền bạc của cải ra còn có những giá trị khác cao cả hơn bội phần.
* Đứng trước sự bần cùng đói khổ của anh chị em đồng loại, mỗi người trong chúng ta đều có phần trách nhiệm, bởi vì mọi của cải giàu có ở đời này mà mỗi người chúng ta chiếm hữu là của Chúa. Người ban cho chúng ta để quản lý và sử dụng mà thôi, và vì thế tất cả mọi người đều có quyền được tham phần những gì chúng ta không cần tới.
Nói tóm lại, câu chuyện trong dụ ngôn với những hình ảnh đầy ấn tượng của bài Tin Mừng hôm nay muốn nhắc nhủ chúng ta một cách khẩn thiết là hãy biết đứng về phía sự sống, hãy biết chọn sự sống!
Lm Nguyễn Hữu Thy