Dan Lee
10-01-2007, 07:28 AM
KINH THÁNH
Trong đời thánh nữ truyền giáo Têrêsa
Ngày 01 tháng 10 hằng năm, Hội Thánh mừng lễ thánh Têrêsa nhỏ. Thánh nữ Têrêsa nhỏ cũng gọi là thánh Têrêsa thành Lisieux. Năm nay kỷ niệm 110 năm ngày thánh Têrêsa này qua đời lúc mới 24 tuổi (1897-2007).
Toà Thánh tôn phong thánh nữ là Quan Thầy các xứ truyền giáo.
Tuy dù thánh nữ nhỏ về tuổi, nhỏ về chức vụ, nhỏ về hoạt động bên ngoài. Nhưng tâm hồn thánh nữ đón nhận trọn vẹn ý Chúa về truyền giáo. Nhờ đâu? Nhờ Kinh Thánh. Kinh Thánh đã hướng dẫn Têrêsa đi vào con đường bé nhỏ với lửa tình yêu.
Thực vậy, Têrêsa nhận thánh ý Chúa từ Kinh Thánh. Thánh ý Chúa đào tạo Têrêsa nên nhà truyền giáo.
1/ Hằng ngày Têrêsa nhận thánh ý Chúa từ Kinh Thánh
Từ nhỏ cho đến chết, Têrêsa bị thiêu đốt trong tâm hồn bởi lửa khao khát Chúa.
"Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong,
Hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa.
Linh hồn con khao khát Chúa Trời là Chúa Trời hằng sống" (Tv 41,2-3).
Lòng khao khát Chúa được chớm nở dần dần ngay từ tuổi bé thơ. Tại gia đình, cha mẹ và các chị thường đọc cho Têrêsa nghe các chuyện thánh rút từ Cựu Ước và Tân Ước. Thêm vào đó, gia đình cũng quen đọc tập "Năm Phụng vụ" của Dom Guéranger.
Bài giảng thứ nhất đã làm xúc động Têrêsa tại nhà thờ giáo xứ là bài nói về cuộc thương khó Chúa.
Khi đã vào Nhà Dòng, Têrêsa càng được làm quen với Kinh Thánh.
Tại nhà nguyện, nữ tu Têrêsa ban ngày tham dự cầu nguyện nhiều lần bằng Thánh Vịnh và các bài Phúc Âm. Ban tối, cộng đoàn chuẩn bị cho phụng vụ ngày mai bằng những nguyện ngắm rút từ Phúc Âm và các Giáo phụ.
Tại nhà cơm, các nữ tu được nghe nhắc lại các bài đọc giờ kinh sáng.
Kinh Thánh giữ một chỗ đứng quan trọng trong đời sống cộng đoàn. Kinh Thánh vẫn tiếp tục đi sâu vào tâm hồn Têrêsa trong đời sống tư riêng.
Những sách Têrêsa đọc thêm trong đời tư là sách Gương Phúc Chúa Giêsu và vài tác phẩm của thánh Gioan Thánh Giá. Những sách này diễn tả Lời Chúa đã thời sự hoá các tâm hồn. Lời Chúa đã đổi mới họ, đã thiêu đốt họ, đã soi sáng họ, để họ biết thánh ý Chúa. "Thánh ý Ngài là gia nghiệp con mãi mãi, vì đó là hoan lạc của lòng con" (Tv 119,111).
Têrêsa tìm nhận được thánh ý Chúa từ Kinh Thánh. Kinh Thánh đào tạo Têrêsa nên nhà truyền giáo.
2/ Thánh ý Chúa đào tạo Têrêsa nên người truyền giáo
Nơi Têrêsa, Kinh Thánh được nghe, được đọc, được suy gẫm, được đón nhận. Hành trình đó đã biến đổi Têrêsa. Biến đổi lớn nhất là đào tạo Têrêsa nên nhà truyền giáo.
Nhà truyền giáo Têrêsa có mấy đặc điểm sau đây:
a) Nhận biết mình hèn mọn.
Nhận biết mình có nhiều giới hạn, có nhiều bất xứng, có nhiều yếu đuối, đó là một đòi hỏi về nhân bản, về đạo đức truyền thống của nhiều gia đình và dân tộc. Đó còn là một lệnh truyền của Chúa Giêsu. Chúa ví sự nhận biết sự thực đó như hình ảnh trẻ nhỏ. "Thầy bảo thật các con, nếu các con không trở nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời" (Mt 18,3). Lời Chúa phán trên đây không là một lựa chọn, nhưng là một mệnh lệnh. Nó dứt khoát và quyết liệt. Têrêsa đã vâng phục mệnh lệnh này và đem ra thực hành. Với quyết tâm và với ơn Chúa, chị nữ tu sống khiêm nhường, nghèo khó, đơn sơ, phó thác, chôn vùi.
Càng bước sâu xuống thân phận hèn mọn, thánh nữ càng nghe rõ lời Chúa kêu gọi: "Nếu ai hết sức bé nhỏ, hãy đến cùng Ta" (Phương ngôn 9,4). Được đến với Chúa trong tình trạng đó, thánh nữ cảm thấy ứng nghiệm lời Kinh Thánh nói: "Như người mẹ vuốt ve con mình, cũng thế, Ta cũng sẽ an ủi con, Ta sẽ ôm con trong lòng Ta, Ta sẽ ru con trên đầu gối Ta" (Is 66,13).
b) Nhận ra yêu mến là ơn gọi của mình.
Trong cuốn tự truyện, Têrêsa kể lại đã có lúc ngài đi tìm ơn gọi nào tốt nhất, để có thể phục vụ tối đa Thiên Chúa và các linh hồn. Sau cùng ngài đã tìm thấy: "Ơn gọi của tôi là yêu mến".
Chính Kinh Thánh đã soi sáng cho thánh nữ. Đặc biệt là thư thứ nhất của thánh Phaolô gởi giáo đoàn Côrintô.
"Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng.
"Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin, đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì.
"Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.
...
"Hiện nay, đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại. Nhưng cao trọng hơn cả là đức mến" (1 Cr 13,1-13).
Khi Têrêsa đã chọn cho mình ơn gọi tình yêu, thì ngài dâng mình cho tình yêu Chúa. Từ đó ngài hết tình yêu mến Hội Thánh Chúa, kính trọng và nâng đỡ các người trong phẩm trật Hội Thánh, hiệp thông với mọi thành phần Hội Thánh trong tình con Chúa. Nhất là ngài cầu nguyện và hy sinh để cứu các linh hồn.
Chia sẻ trên đây thực là bé mọn, mong nó được góp phần nhỏ vào việc tạ ơn Thiên Chúa. Chúa đã làm bao việc lạ lùng nơi thánh nữ Têrêsa.
Hơn lúc nào hết, Hội Thánh Việt Nam hôm nay cần đến gương thánh nữ trên đường truyền giáo.
Truyền giáo đang được thực hiện dưới nhiều hình thức. Nhưng không phải mọi hình thức đều tốt như nhau. Thậm chí không phải bất cứ hình thức nào cũng tốt. Bởi vì có một vài hình thức tự mang tên truyền giáo, mà đang phản truyền giáo.
Có những sinh hoạt xã hội và vui nhộn có tính cách trợ giúp cho việc truyền giáo. Nhưng chúng ta đừng quên những giá trị căn bản làm nên việc truyền giáo. Không nên bớt. Càng không nên bỏ. Nhất là trong thời buổi ham hướng ngoại và duy vật hoá những gì là thánh thiêng.
+ GM JB Bùi Tuần
Trong đời thánh nữ truyền giáo Têrêsa
Ngày 01 tháng 10 hằng năm, Hội Thánh mừng lễ thánh Têrêsa nhỏ. Thánh nữ Têrêsa nhỏ cũng gọi là thánh Têrêsa thành Lisieux. Năm nay kỷ niệm 110 năm ngày thánh Têrêsa này qua đời lúc mới 24 tuổi (1897-2007).
Toà Thánh tôn phong thánh nữ là Quan Thầy các xứ truyền giáo.
Tuy dù thánh nữ nhỏ về tuổi, nhỏ về chức vụ, nhỏ về hoạt động bên ngoài. Nhưng tâm hồn thánh nữ đón nhận trọn vẹn ý Chúa về truyền giáo. Nhờ đâu? Nhờ Kinh Thánh. Kinh Thánh đã hướng dẫn Têrêsa đi vào con đường bé nhỏ với lửa tình yêu.
Thực vậy, Têrêsa nhận thánh ý Chúa từ Kinh Thánh. Thánh ý Chúa đào tạo Têrêsa nên nhà truyền giáo.
1/ Hằng ngày Têrêsa nhận thánh ý Chúa từ Kinh Thánh
Từ nhỏ cho đến chết, Têrêsa bị thiêu đốt trong tâm hồn bởi lửa khao khát Chúa.
"Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong,
Hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa.
Linh hồn con khao khát Chúa Trời là Chúa Trời hằng sống" (Tv 41,2-3).
Lòng khao khát Chúa được chớm nở dần dần ngay từ tuổi bé thơ. Tại gia đình, cha mẹ và các chị thường đọc cho Têrêsa nghe các chuyện thánh rút từ Cựu Ước và Tân Ước. Thêm vào đó, gia đình cũng quen đọc tập "Năm Phụng vụ" của Dom Guéranger.
Bài giảng thứ nhất đã làm xúc động Têrêsa tại nhà thờ giáo xứ là bài nói về cuộc thương khó Chúa.
Khi đã vào Nhà Dòng, Têrêsa càng được làm quen với Kinh Thánh.
Tại nhà nguyện, nữ tu Têrêsa ban ngày tham dự cầu nguyện nhiều lần bằng Thánh Vịnh và các bài Phúc Âm. Ban tối, cộng đoàn chuẩn bị cho phụng vụ ngày mai bằng những nguyện ngắm rút từ Phúc Âm và các Giáo phụ.
Tại nhà cơm, các nữ tu được nghe nhắc lại các bài đọc giờ kinh sáng.
Kinh Thánh giữ một chỗ đứng quan trọng trong đời sống cộng đoàn. Kinh Thánh vẫn tiếp tục đi sâu vào tâm hồn Têrêsa trong đời sống tư riêng.
Những sách Têrêsa đọc thêm trong đời tư là sách Gương Phúc Chúa Giêsu và vài tác phẩm của thánh Gioan Thánh Giá. Những sách này diễn tả Lời Chúa đã thời sự hoá các tâm hồn. Lời Chúa đã đổi mới họ, đã thiêu đốt họ, đã soi sáng họ, để họ biết thánh ý Chúa. "Thánh ý Ngài là gia nghiệp con mãi mãi, vì đó là hoan lạc của lòng con" (Tv 119,111).
Têrêsa tìm nhận được thánh ý Chúa từ Kinh Thánh. Kinh Thánh đào tạo Têrêsa nên nhà truyền giáo.
2/ Thánh ý Chúa đào tạo Têrêsa nên người truyền giáo
Nơi Têrêsa, Kinh Thánh được nghe, được đọc, được suy gẫm, được đón nhận. Hành trình đó đã biến đổi Têrêsa. Biến đổi lớn nhất là đào tạo Têrêsa nên nhà truyền giáo.
Nhà truyền giáo Têrêsa có mấy đặc điểm sau đây:
a) Nhận biết mình hèn mọn.
Nhận biết mình có nhiều giới hạn, có nhiều bất xứng, có nhiều yếu đuối, đó là một đòi hỏi về nhân bản, về đạo đức truyền thống của nhiều gia đình và dân tộc. Đó còn là một lệnh truyền của Chúa Giêsu. Chúa ví sự nhận biết sự thực đó như hình ảnh trẻ nhỏ. "Thầy bảo thật các con, nếu các con không trở nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời" (Mt 18,3). Lời Chúa phán trên đây không là một lựa chọn, nhưng là một mệnh lệnh. Nó dứt khoát và quyết liệt. Têrêsa đã vâng phục mệnh lệnh này và đem ra thực hành. Với quyết tâm và với ơn Chúa, chị nữ tu sống khiêm nhường, nghèo khó, đơn sơ, phó thác, chôn vùi.
Càng bước sâu xuống thân phận hèn mọn, thánh nữ càng nghe rõ lời Chúa kêu gọi: "Nếu ai hết sức bé nhỏ, hãy đến cùng Ta" (Phương ngôn 9,4). Được đến với Chúa trong tình trạng đó, thánh nữ cảm thấy ứng nghiệm lời Kinh Thánh nói: "Như người mẹ vuốt ve con mình, cũng thế, Ta cũng sẽ an ủi con, Ta sẽ ôm con trong lòng Ta, Ta sẽ ru con trên đầu gối Ta" (Is 66,13).
b) Nhận ra yêu mến là ơn gọi của mình.
Trong cuốn tự truyện, Têrêsa kể lại đã có lúc ngài đi tìm ơn gọi nào tốt nhất, để có thể phục vụ tối đa Thiên Chúa và các linh hồn. Sau cùng ngài đã tìm thấy: "Ơn gọi của tôi là yêu mến".
Chính Kinh Thánh đã soi sáng cho thánh nữ. Đặc biệt là thư thứ nhất của thánh Phaolô gởi giáo đoàn Côrintô.
"Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng.
"Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin, đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì.
"Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.
...
"Hiện nay, đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại. Nhưng cao trọng hơn cả là đức mến" (1 Cr 13,1-13).
Khi Têrêsa đã chọn cho mình ơn gọi tình yêu, thì ngài dâng mình cho tình yêu Chúa. Từ đó ngài hết tình yêu mến Hội Thánh Chúa, kính trọng và nâng đỡ các người trong phẩm trật Hội Thánh, hiệp thông với mọi thành phần Hội Thánh trong tình con Chúa. Nhất là ngài cầu nguyện và hy sinh để cứu các linh hồn.
Chia sẻ trên đây thực là bé mọn, mong nó được góp phần nhỏ vào việc tạ ơn Thiên Chúa. Chúa đã làm bao việc lạ lùng nơi thánh nữ Têrêsa.
Hơn lúc nào hết, Hội Thánh Việt Nam hôm nay cần đến gương thánh nữ trên đường truyền giáo.
Truyền giáo đang được thực hiện dưới nhiều hình thức. Nhưng không phải mọi hình thức đều tốt như nhau. Thậm chí không phải bất cứ hình thức nào cũng tốt. Bởi vì có một vài hình thức tự mang tên truyền giáo, mà đang phản truyền giáo.
Có những sinh hoạt xã hội và vui nhộn có tính cách trợ giúp cho việc truyền giáo. Nhưng chúng ta đừng quên những giá trị căn bản làm nên việc truyền giáo. Không nên bớt. Càng không nên bỏ. Nhất là trong thời buổi ham hướng ngoại và duy vật hoá những gì là thánh thiêng.
+ GM JB Bùi Tuần