Dan Lee
10-02-2007, 08:27 AM
CHỦ NHẬT 27 C THƯỜNG NIÊN
XIN BAN THÊM LÒNG TIN CHO CHÚNG CON
Đọc nơi Phúc Âm, chúng ta thấy có nhiều câu nhắc đến lòng tin hay đức tin. Phúc Âm nói về một lòng tin, một đức tin mang quyền lực rời sông, lấp biển, quyền lực này có sẵn nơi mọi người. Marcô đoạn 11 câu 23 và 24 được viết, “Thầy bảo thật anh em: nếu có ai nói với núi này: 'Dời chỗ đi, nhào xuống biển!', mà trong lòng chẳng nghi nan, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì điều ấy sẽ được ban cho. Vì thế, Thầy nói với anh em: tất cả những gì anh em cầu nguyện và xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý.” Câu nói minh định một cách xác quyết... không điều kiện hy vọng hay học thức hoặc giầu có... cũng chẳng đặt thành vấn đề đúng, sai, phải, trái... Ngôn từ “Nếu có ai” ám chỉ hết mọi người, không phân biệt tôn giáo hoặc chủng tộc nào.
Không hiểu quý vị cảm thấy ra sao khi nghe, hoặc đọc, hay suy nghiệm về câu Phúc Âm này. Riêng tôi, cứ mỗi lần kiểm điểm lại lòng dạ mình và dùng Phúc Âm làm mẫu mực so sánh, tôi phải cúi đầu chẳng những chấp nhận mà còn chân thành tuyên xưng với chính mình rằng nếu chiếu theo những gì được đề cập đến về đức tin nơi Phúc Âm, quả thực tôi đã chẳng có chút đức tin nào. Lý do, tôi đã chẳng thực hiện được gì giống như Phúc Âm đã được viết. Tôi không nghi ngờ về bất cứ điểm nào Phúc Âm nói về lòng tin, đức tin; tôi chỉ biết rõ ràng mình chưa đạt được, chưa đụng chạm tới được những gì Phúc Âm nói về đức tin. Tôi tin vào Thiên Chúa, tin vào Chúa Giêsu nhưng đức tin hay lòng tin được diễn tả nơi Phúc Âm, quả thực còn quá xa vời đối với tôi.
Thực tế chứng minh, tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ dám đưa tay chỉ ngọn núi mà ra lệnh cho nói rời đi, hoặc chưa bao giờ cầu nguyện, kêu xin với lòng chân thành như là đã lãnh nhận được rồi. Nhận thức thực tại lòng mình như thế, tôi nhận thực mình chưa bao giờ dám thực hiện như lời Phúc Âm dạy, và vì thế chắc chắn tôi đã không tin gì vào Lời Chúa... Điều này có nghĩa tôi tuyên xưng tin vào Chúa, tin vào Đức Kitô cho vui miệng, cho giống người khác hoặc chỉ nói hùa theo người khác... Quả là vô bổ.
Thử xét thêm câu khác nơi Matthêu, “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: "Rời khỏi đây, qua bên kia!" nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được" (Mt. 17:20). Xét nghĩa câu nói này, đức tin theo Phúc Âm là một thực thể nơi con người chứ không phải niềm mơ hão huyền được gọi là hy vọng... Thử xét lời phát biểu “Và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được.” Chẳng có sự gì mà không làm được tất nhiên phải mang quyền lực của Thiên Chúa. Như vậy, Phúc Âm trình bày cho chúng ta một đức tin mang quyền lực nơi mọi người. Người được gọi là có đức tin, có lòng tin, sẽ có quyền hành như Thiên Chúa, và lẽ đương nhiên, cũng không cần gì nói đến hy vọng hay mơ tưởng hoặc ước nguyện.
Nơi Phúc Âm Marcô cũng được chép, “Mọi sự đều là có thể cho người tin” (Mc. 9:23) mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào. Xét thế theo Phúc Âm, đức tin là quyền lực của Thiên Chúa được thể hiện ngay nơi ước muốn, ý định của mình. Quyền lực này cầm buộc, thực hiện nơi mình tất cả những gì mình đã ước muốn dù cho mình hay cho người khác. Bởi thế, Phúc Âm được viết, "Vì nếu các ngươi tha thứ cho người ta những điều họ sai lỗi, thì Cha các ngươi, Đấng ở trên trời, cũng sẽ tha cho các ngươi; nhược bằng các ngươi không tha thứ cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha thứ những điều các ngươi sai lỗi" (Mt. 6:14-15). Tha thứ, không có ý nghĩ cầm buộc người khác tạo nên kết quả tha thứ và không cầm buộc chính mình. Điều này minh chứng có quyền lực nào đó mang năng lực trói buộc hoặc cởi bỏ chính mình. Chính mình có ước muốn nào đó cho bất cứ ai, điều đó sẽ xảy đến với mình.
Suy như thế, đức tin chẳng những là hoạt động của linh hồn, thần khí nơi mình mà còn cầm buộc hồn mình sau khi thân xác đã chết, “Quả thật, Ta bảo các ngươi: mọi điều dưới đất các ngươi cầm buộc, thì cũng sẽ bị cầm buộc trên trời, và mọi điều dưới đất các ngươi tháo cởi, thì cũng sẽ được tháo cởi trên trời” (Mt. 18:18). Chúng ta đều là nô lệ cho ước muốn, ý định, mà ước muốn, ý định phát xuất từ linh hồn, thần khí, trí khôn. Những gì chúng ta theo đuổi nơi cuộc đời này đều do ước vọng của linh hồn. Thế nên, khi xác thân qua đi, linh hồn tiếp tục theo đuổi ước muốn đã định sẵn khi còn sống. Nếu chúng ta buông bỏ, tháo cởi, tha thứ, dứt lìa với bất cứ gì nơi cuộc sống, sau khi chết, linh hồn sẽ không bị lệ thuộc vào những tham vọng ấy...
Như vậy, chính Thiên Chúa đang hoạt động nơi con người và con người chỉ là phương tiện cho Ngài thực hiện. Một người cầm cây búa để đóng đinh thì sự thể đóng đinh là con người chứ không phải tự cái búa đóng đinh, và cũng không ai nói cái búa làm việc đóng đinh. Đức tin nơi mình cũng thế; đức tin là quyền lực của Thiên Chúa đang hoạt động nơi mình chứ không phải do mình muốn mà được, nhưng đã tự có mà chúng ta chưa nhận thức được thế nên không biết cách xử dụng.
Bởi vậy, chúng ta nên nghiệm chứng Phúc Âm để nhận biết thực sự lòng tin hay đức tin là gì theo lời dạy của Đức Giêsu. “Ông đã tin sao thì hãy được như vậy" (Mt. 8:13). “Này con, hãy vững lòng, lòng tin của con đã cứu chữa con" (Mt. 9:22; Mc. 5:34; Lc. 8:48). “Này bà, lòng tin của bà lớn thật! Bà muốn sao thì hãy được như vậy" (Mt. 15:28). “Lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi. Hãy đi bằng yên!" (Lc. 7:49) “Hãy đi! Lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi" (Mc. 10:52). “Hãy chỗi dậy mà đi về; lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi" (Lc. 17:19). “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: kẻ tin vào Ta, thì các việc Ta làm kẻ ấy cũng sẽ làm, và sẽ làm được những việc lớn lao hơn thế nữa" (Gn. 14:12).
Thử hỏi, những câu Phúc Âm được trích dẫn có mang bất cứ ý nghĩa nào về sự hy vọng hay kiếm tìm hoặc ước mơ như bất cứ định nghĩa thế tục nào về đức tin hay không? Và cũng thử hỏi đã những ai dám thử áp dụng những câu minh xác về lòng tin, đức tin như được chép nơi Phúc Âm vào cuộc đời mình bao giờ chưa. Nếu chưa, chỉ có một cách, chúng ta đành nên thử, nên nghiệm chứng trước khi nghe hoặc đọc những lời khuyến dụ hay sách vở rao giảng nào khác bởi chính Thiên Chúa dẫn dắt mỗi người,, “Trong các tiên tri đã có viết: Hết thảy chúng sẽ là môn sinh của Thiên Chúa. Phàm ai nghe và học nơi Cha thì sẽ đến với Ta” (Gn. 6:45).
Có lẽ tôi cứng lòng tin, nhưng chắc chắn vì cứng lòng, tôi không thể nào tin bậy tin bạ theo những lối cổ võ lừa dụ, dùng Chúa, dùng Đức Giêsu, dùng đức tin như những món hàng rao bán, quảng cáo thuốc dán của những thày bói mù đi coi voi; kẻ nói con voi như cái quạt; người cho rằng nó như cột nhà, cái chổi, hoặc cái trống... Lý do chỉ vì Thần Khí đang hiện diện và làm việc nơi mọi người; khinh chê Thần Khí nơi mình tức là phạm đến Thánh Thần, chẳng bao giờ được tha dù đời này hay đời sau.
Lời tiên tri Joel đã ứng nghiệm lúc thời buổi ban sơ nơi dân Chúa thì vẫn còn ứng nghiệm cho tới ngàn sau, “Ta sẽ đổ Thần Khí Ta trên mọi xác phàm. Và con trai, con gái các ngươi sẽ tuyên sấm. Kẻ già nua sẽ chiêm điềm mộng. Thanh niên của các ngươi sẽ thấy thị kiến. Và cả trên các tôi trai, tớ gái của Ta, trong những ngày ấy, Ta sẽ đổ Thần Khí Ta xuống, và chúng sẽ nói tiên tri” (Joel 3:1-3; CVTĐ. 2:17).
Phúc Âm Luca đoạn 17 câu 5 đến câu 6 ghi lại, “Các tông đồ thưa với Chúa Giêsu rằng: 'Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con.” Nhưng được Chúa Giêsu trả lời, “Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải thì dẫu các con khiến cây dâu nầy rằng, hãy bứng rễ lên mà đi trồng dưới biển, nó liền vâng lời các con” (Lc. 17:6). Chính các tông đồ được Chúa Giêsu trực tiếp giảng dạy, lại đi theo Ngài ngày này qua tháng khác mà còn phải xin thêm lòng tin, trộm nghĩ, tôi không áp dụng được lòng tin vào đời mình như Phúc Âm trình bày thì cũng chẳng có gì lạ, dẫu lòng dạ ấm ức.
Tuy nhiên, câu trả lời của Chúa Giêsu khiến tôi ray rứt, “Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải…” Đức tin, lòng tin nhỏ như hạt cải đã mang đầy đủ quyền lực khiến cây dâu bứng rễ lên mọc chỗ khác theo ước muốn của mình thì vấn đề lại là hoặc có đức tin hoặc không có, chứ không phải có nhiều hay ít. Suy như vậy, câu hỏi thách đố lại phát sinh, tôi phải làm sao, thực hiện những gì để được gọi là có đức tin, nhận thực được mình có đức tin, và xử dụng được đức tin nơi mình như Phúc Âm diễn giải.
Phần cuối của đoạn Phúc Âm nêu lên thực thể cần được để ý nghiệm chứng, “Khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con thì các con hãy nói rằng: Chúng tôi là đầy tới vô dụng vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm” Lc. 17:10). Mọi sự mình thực hiện trong cuộc đời chính là hoạt động của đức tin, quyền lực tối thượng của Thiên Chúa đang hiện diện và hoạt động nơi mình. Cuộc đời, thân xác của mình chỉ là công cụ, phương tiện cho linh hồn, thần khí, Thiên Chúa nội tại hoạt động. Xét thế, chẳng gì được gọi thuộc về mình mà tất cả chỉ là sự hoạt động của Thiên Chúa mà thôi.
Làm sao tôi có thể có đức tin, lòng tin vì đức tin đâu phải vật thể hay quyền lực trong quyền hạn con người mà chính là quyền lực tối thượng của Thiên Chúa hoạt động nơi mọi vật, mọi loài. Như vậy, mình đã có sẵn đức tin, lòng tin nhưng chưa nhận biết. Đàng khác, đức tin không là của riêng để thỏa mãn lợi ích cá nhân mà coi chừng xử dụng đức tin lại chính là lạm dụng quyền lực tối thượng nơi mình.
Lạy Chúa tôi, các môn đồ, tông đồ theo Ngài, được Ngài trực tiếp dạy dỗ mà còn mù mờ về những điều Ngài phán dạy, thì tôi đành phải chấp nhận để Thánh Thần của Ngài làm việc bởi chẳng có gì được gọi là tôi… Tuy nhiên, Ngài đã dựng nên tôi bằng đất bùn thì cũng xin chớ ngạc nhiên khi thấy tôi vương bùn bẩn thỉu… Amen.lamongthuong
Lã Mộng Thường
XIN BAN THÊM LÒNG TIN CHO CHÚNG CON
Đọc nơi Phúc Âm, chúng ta thấy có nhiều câu nhắc đến lòng tin hay đức tin. Phúc Âm nói về một lòng tin, một đức tin mang quyền lực rời sông, lấp biển, quyền lực này có sẵn nơi mọi người. Marcô đoạn 11 câu 23 và 24 được viết, “Thầy bảo thật anh em: nếu có ai nói với núi này: 'Dời chỗ đi, nhào xuống biển!', mà trong lòng chẳng nghi nan, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì điều ấy sẽ được ban cho. Vì thế, Thầy nói với anh em: tất cả những gì anh em cầu nguyện và xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý.” Câu nói minh định một cách xác quyết... không điều kiện hy vọng hay học thức hoặc giầu có... cũng chẳng đặt thành vấn đề đúng, sai, phải, trái... Ngôn từ “Nếu có ai” ám chỉ hết mọi người, không phân biệt tôn giáo hoặc chủng tộc nào.
Không hiểu quý vị cảm thấy ra sao khi nghe, hoặc đọc, hay suy nghiệm về câu Phúc Âm này. Riêng tôi, cứ mỗi lần kiểm điểm lại lòng dạ mình và dùng Phúc Âm làm mẫu mực so sánh, tôi phải cúi đầu chẳng những chấp nhận mà còn chân thành tuyên xưng với chính mình rằng nếu chiếu theo những gì được đề cập đến về đức tin nơi Phúc Âm, quả thực tôi đã chẳng có chút đức tin nào. Lý do, tôi đã chẳng thực hiện được gì giống như Phúc Âm đã được viết. Tôi không nghi ngờ về bất cứ điểm nào Phúc Âm nói về lòng tin, đức tin; tôi chỉ biết rõ ràng mình chưa đạt được, chưa đụng chạm tới được những gì Phúc Âm nói về đức tin. Tôi tin vào Thiên Chúa, tin vào Chúa Giêsu nhưng đức tin hay lòng tin được diễn tả nơi Phúc Âm, quả thực còn quá xa vời đối với tôi.
Thực tế chứng minh, tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ dám đưa tay chỉ ngọn núi mà ra lệnh cho nói rời đi, hoặc chưa bao giờ cầu nguyện, kêu xin với lòng chân thành như là đã lãnh nhận được rồi. Nhận thức thực tại lòng mình như thế, tôi nhận thực mình chưa bao giờ dám thực hiện như lời Phúc Âm dạy, và vì thế chắc chắn tôi đã không tin gì vào Lời Chúa... Điều này có nghĩa tôi tuyên xưng tin vào Chúa, tin vào Đức Kitô cho vui miệng, cho giống người khác hoặc chỉ nói hùa theo người khác... Quả là vô bổ.
Thử xét thêm câu khác nơi Matthêu, “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: "Rời khỏi đây, qua bên kia!" nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được" (Mt. 17:20). Xét nghĩa câu nói này, đức tin theo Phúc Âm là một thực thể nơi con người chứ không phải niềm mơ hão huyền được gọi là hy vọng... Thử xét lời phát biểu “Và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được.” Chẳng có sự gì mà không làm được tất nhiên phải mang quyền lực của Thiên Chúa. Như vậy, Phúc Âm trình bày cho chúng ta một đức tin mang quyền lực nơi mọi người. Người được gọi là có đức tin, có lòng tin, sẽ có quyền hành như Thiên Chúa, và lẽ đương nhiên, cũng không cần gì nói đến hy vọng hay mơ tưởng hoặc ước nguyện.
Nơi Phúc Âm Marcô cũng được chép, “Mọi sự đều là có thể cho người tin” (Mc. 9:23) mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào. Xét thế theo Phúc Âm, đức tin là quyền lực của Thiên Chúa được thể hiện ngay nơi ước muốn, ý định của mình. Quyền lực này cầm buộc, thực hiện nơi mình tất cả những gì mình đã ước muốn dù cho mình hay cho người khác. Bởi thế, Phúc Âm được viết, "Vì nếu các ngươi tha thứ cho người ta những điều họ sai lỗi, thì Cha các ngươi, Đấng ở trên trời, cũng sẽ tha cho các ngươi; nhược bằng các ngươi không tha thứ cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha thứ những điều các ngươi sai lỗi" (Mt. 6:14-15). Tha thứ, không có ý nghĩ cầm buộc người khác tạo nên kết quả tha thứ và không cầm buộc chính mình. Điều này minh chứng có quyền lực nào đó mang năng lực trói buộc hoặc cởi bỏ chính mình. Chính mình có ước muốn nào đó cho bất cứ ai, điều đó sẽ xảy đến với mình.
Suy như thế, đức tin chẳng những là hoạt động của linh hồn, thần khí nơi mình mà còn cầm buộc hồn mình sau khi thân xác đã chết, “Quả thật, Ta bảo các ngươi: mọi điều dưới đất các ngươi cầm buộc, thì cũng sẽ bị cầm buộc trên trời, và mọi điều dưới đất các ngươi tháo cởi, thì cũng sẽ được tháo cởi trên trời” (Mt. 18:18). Chúng ta đều là nô lệ cho ước muốn, ý định, mà ước muốn, ý định phát xuất từ linh hồn, thần khí, trí khôn. Những gì chúng ta theo đuổi nơi cuộc đời này đều do ước vọng của linh hồn. Thế nên, khi xác thân qua đi, linh hồn tiếp tục theo đuổi ước muốn đã định sẵn khi còn sống. Nếu chúng ta buông bỏ, tháo cởi, tha thứ, dứt lìa với bất cứ gì nơi cuộc sống, sau khi chết, linh hồn sẽ không bị lệ thuộc vào những tham vọng ấy...
Như vậy, chính Thiên Chúa đang hoạt động nơi con người và con người chỉ là phương tiện cho Ngài thực hiện. Một người cầm cây búa để đóng đinh thì sự thể đóng đinh là con người chứ không phải tự cái búa đóng đinh, và cũng không ai nói cái búa làm việc đóng đinh. Đức tin nơi mình cũng thế; đức tin là quyền lực của Thiên Chúa đang hoạt động nơi mình chứ không phải do mình muốn mà được, nhưng đã tự có mà chúng ta chưa nhận thức được thế nên không biết cách xử dụng.
Bởi vậy, chúng ta nên nghiệm chứng Phúc Âm để nhận biết thực sự lòng tin hay đức tin là gì theo lời dạy của Đức Giêsu. “Ông đã tin sao thì hãy được như vậy" (Mt. 8:13). “Này con, hãy vững lòng, lòng tin của con đã cứu chữa con" (Mt. 9:22; Mc. 5:34; Lc. 8:48). “Này bà, lòng tin của bà lớn thật! Bà muốn sao thì hãy được như vậy" (Mt. 15:28). “Lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi. Hãy đi bằng yên!" (Lc. 7:49) “Hãy đi! Lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi" (Mc. 10:52). “Hãy chỗi dậy mà đi về; lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi" (Lc. 17:19). “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: kẻ tin vào Ta, thì các việc Ta làm kẻ ấy cũng sẽ làm, và sẽ làm được những việc lớn lao hơn thế nữa" (Gn. 14:12).
Thử hỏi, những câu Phúc Âm được trích dẫn có mang bất cứ ý nghĩa nào về sự hy vọng hay kiếm tìm hoặc ước mơ như bất cứ định nghĩa thế tục nào về đức tin hay không? Và cũng thử hỏi đã những ai dám thử áp dụng những câu minh xác về lòng tin, đức tin như được chép nơi Phúc Âm vào cuộc đời mình bao giờ chưa. Nếu chưa, chỉ có một cách, chúng ta đành nên thử, nên nghiệm chứng trước khi nghe hoặc đọc những lời khuyến dụ hay sách vở rao giảng nào khác bởi chính Thiên Chúa dẫn dắt mỗi người,, “Trong các tiên tri đã có viết: Hết thảy chúng sẽ là môn sinh của Thiên Chúa. Phàm ai nghe và học nơi Cha thì sẽ đến với Ta” (Gn. 6:45).
Có lẽ tôi cứng lòng tin, nhưng chắc chắn vì cứng lòng, tôi không thể nào tin bậy tin bạ theo những lối cổ võ lừa dụ, dùng Chúa, dùng Đức Giêsu, dùng đức tin như những món hàng rao bán, quảng cáo thuốc dán của những thày bói mù đi coi voi; kẻ nói con voi như cái quạt; người cho rằng nó như cột nhà, cái chổi, hoặc cái trống... Lý do chỉ vì Thần Khí đang hiện diện và làm việc nơi mọi người; khinh chê Thần Khí nơi mình tức là phạm đến Thánh Thần, chẳng bao giờ được tha dù đời này hay đời sau.
Lời tiên tri Joel đã ứng nghiệm lúc thời buổi ban sơ nơi dân Chúa thì vẫn còn ứng nghiệm cho tới ngàn sau, “Ta sẽ đổ Thần Khí Ta trên mọi xác phàm. Và con trai, con gái các ngươi sẽ tuyên sấm. Kẻ già nua sẽ chiêm điềm mộng. Thanh niên của các ngươi sẽ thấy thị kiến. Và cả trên các tôi trai, tớ gái của Ta, trong những ngày ấy, Ta sẽ đổ Thần Khí Ta xuống, và chúng sẽ nói tiên tri” (Joel 3:1-3; CVTĐ. 2:17).
Phúc Âm Luca đoạn 17 câu 5 đến câu 6 ghi lại, “Các tông đồ thưa với Chúa Giêsu rằng: 'Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con.” Nhưng được Chúa Giêsu trả lời, “Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải thì dẫu các con khiến cây dâu nầy rằng, hãy bứng rễ lên mà đi trồng dưới biển, nó liền vâng lời các con” (Lc. 17:6). Chính các tông đồ được Chúa Giêsu trực tiếp giảng dạy, lại đi theo Ngài ngày này qua tháng khác mà còn phải xin thêm lòng tin, trộm nghĩ, tôi không áp dụng được lòng tin vào đời mình như Phúc Âm trình bày thì cũng chẳng có gì lạ, dẫu lòng dạ ấm ức.
Tuy nhiên, câu trả lời của Chúa Giêsu khiến tôi ray rứt, “Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải…” Đức tin, lòng tin nhỏ như hạt cải đã mang đầy đủ quyền lực khiến cây dâu bứng rễ lên mọc chỗ khác theo ước muốn của mình thì vấn đề lại là hoặc có đức tin hoặc không có, chứ không phải có nhiều hay ít. Suy như vậy, câu hỏi thách đố lại phát sinh, tôi phải làm sao, thực hiện những gì để được gọi là có đức tin, nhận thực được mình có đức tin, và xử dụng được đức tin nơi mình như Phúc Âm diễn giải.
Phần cuối của đoạn Phúc Âm nêu lên thực thể cần được để ý nghiệm chứng, “Khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con thì các con hãy nói rằng: Chúng tôi là đầy tới vô dụng vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm” Lc. 17:10). Mọi sự mình thực hiện trong cuộc đời chính là hoạt động của đức tin, quyền lực tối thượng của Thiên Chúa đang hiện diện và hoạt động nơi mình. Cuộc đời, thân xác của mình chỉ là công cụ, phương tiện cho linh hồn, thần khí, Thiên Chúa nội tại hoạt động. Xét thế, chẳng gì được gọi thuộc về mình mà tất cả chỉ là sự hoạt động của Thiên Chúa mà thôi.
Làm sao tôi có thể có đức tin, lòng tin vì đức tin đâu phải vật thể hay quyền lực trong quyền hạn con người mà chính là quyền lực tối thượng của Thiên Chúa hoạt động nơi mọi vật, mọi loài. Như vậy, mình đã có sẵn đức tin, lòng tin nhưng chưa nhận biết. Đàng khác, đức tin không là của riêng để thỏa mãn lợi ích cá nhân mà coi chừng xử dụng đức tin lại chính là lạm dụng quyền lực tối thượng nơi mình.
Lạy Chúa tôi, các môn đồ, tông đồ theo Ngài, được Ngài trực tiếp dạy dỗ mà còn mù mờ về những điều Ngài phán dạy, thì tôi đành phải chấp nhận để Thánh Thần của Ngài làm việc bởi chẳng có gì được gọi là tôi… Tuy nhiên, Ngài đã dựng nên tôi bằng đất bùn thì cũng xin chớ ngạc nhiên khi thấy tôi vương bùn bẩn thỉu… Amen.lamongthuong
Lã Mộng Thường