Dan Lee
10-05-2007, 09:28 AM
CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN C
CON LUÔN TIN YÊU CHÚA TRỌN ĐỜI
(Lc 17, 5 – 10)
Thưa quý vị,
Tiên tri Kha-ba-cúc sống ở thời đế quốc Babylon chiếm đóng Palestine những thế kỷ thứ VII hoặc VI trước công nguyên. Xã hội lúc ấy đầy dẫy nhiễu nhương lộn xộn. Tuyển dân không chịu nổi một cổ ba bốn tròng: áp bức từ phía quan chức đế quốc, độc ác từ lãnh chúa địa phương, kìm kẹp của lãnh đạo tôn giáo. Cho nên vị tiên tri phải kêu lên: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa, chúng con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe. Chúng con la to: “Bạo tàn” mà Ngài không cứu vớt?”. Nghe như vị ngôn sứ than vãn trong bối cảnh hôm nay trên thế giới: Zimbabue, Darfur, Iraq, Afghanistan, Myanma, Guatemala, North Korea, … nhân dân trong nhiều quốc gia kêu lên cùng với vị tiên tri: “Sao Ngài bắt chúng con phải chứng kiến tội ác hoài, còn Ngài cứ đứng nhìn cảnh khổ đau? Trước mắt chúng con toàn là cảnh phá phách, bạo tàn. Chỗ nào cũng thấy tranh chấp và cãi cọ”. Tôi nghe như tiếng cầu nguyện trong các tâm hồn đạo đức, trong các thánh đường giáo xứ, trong các tu viện nghiêm ngặt của thời đại hôm nay.
Nói như vậy không ngoa vì thử nhìn sâu vào đường phố, các con hẻm, những nơi xã hội đen hoạt động, hộp đêm, chích choác, đĩ điếm, lừa đảo, bóc lột và ngay cả các cộng đồng “anh em”, khắc nhận ra tình hình và sự thật. Nhưng ngôn từ của vị tiên tri khá liều lĩnh: Chúng là ai mà dám đối xử với Thiên Chúa như vậy? Chúng ta chẳng qua chỉ là sâu bọ, những thứ nhơ nhớp trước mặt Ngài? Nhưng các tiên tri, các thánh, những tâm hồn thánh thiện nhiều khi dùng ngôn từ táo bạo. Họ tin cậy, tín thác vào lòng nhân lành của Đức Chúa Trời đến độ coi Ngài như bạn hữu thân thiết. Họ khiêm nhường và lương thiện, không sợ Thiên Chúa phật ý và trừng phạt, vì dầu sao Ngài nhân ái và hay xót thương như một người Cha trong gia đình. Còn hơn người cha thế gian bội phần. Họ có thể nêu lên Ngài những phàn nàn mạnh mẽ nhất.
Thật vậy, theo tâm lý thông thường, bạn hữu bày tỏ với nhau những ý nghĩ sâu thẳm về hỉ nộ ái ố mà không cần dè dặt. Như vậy mới là thân tình thật sự, bạn hữu chí thiết. Còn như so đo tính toán thì vẫn đứng ở tiền đường ngôi nhà tình yêu. Nếu bạn yêu mến Chúa thật sự, bạn có thể bày tỏ cảm nghĩ của lòng mình như vị tiên tri. Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta gặp hoàn cảnh bế tắc, chẳng biết cầu cứu nơi đâu. Thì Thiên Chúa là Đấng cứu giúp duy nhất. Đấng vẫn sẵn sàng nghe chúng ta không những cầu nguyện mà cả phàn nàn nữa. Nào ai khác có quyền năng thay đổi tình thế? Giống như Kha-ba-cúc, chúng ta nhìn vào những cay đắng của thế giới với đôi mắt van xin: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa, chúng con cầu cứu mà Ngài chẳng đoái thương?”.
Đọc lịch sử Do Thái, chúng ta hiểu biết những đe doạ mà tiên tri Kha-ba-cúc phải đối diện, nhiều nhất là từ nội bộ tôn giáo, xã hội, chứ không riêng gì ngoại bang áp bức. Cái chết của vua chủ trương cải cách Giosia khiến quốc gia rơi vào hỗn loạn. Vua con Giêojakim hư hỏng, làm tan hoang chương trình của vua cha, dẫn đất nước vào cảnh nô lệ, xã hội suy đồi. Kha-ba-cúc la lớn chống lại lãnh đạo thối nát và cảnh cáo họ rằng Thiên Chúa sẽ dùng bàn tay sắt của Babylon trừng phạt dân riêng. Thật buồn thảm khi nhìn xem quần chúng bị áp bức bởi chính lực lượng chính trị, quân sự, tôn giáo của tuyển dân. Xấu hổ và đau xót biết mấy. Lương tâm ngay chính chịu làm sao nổi? Ai có khả năng cứu vớt tình hình nếu không phải là Thiên Chúa các đạo binh? Ai có thể làm giảm bớt những đau khổ hiện tại? Dân chúng lại không có quyền lực, lãnh đạo thì thối nát. Tiên tri chỉ còn cậy nhờ vào Đức Chúa Trời: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa?”. Tiếng kêu thảm thiết nhưng có lý. Đây cũng là hoàn cảnh của chúng ta. Nếu không có những tâm hồn đạo đức như Kha-ba-cúc thì vô phương chữa chạy.
Sau khi đã vạch rõ nỗi cực lòng của tuyển dân, tiên tri Kha-ba-cúc bước sang phần thứ hai của bài đọc, cũng là bổn phận chính yếu của một ngôn sứ (kêu gọi hy vọng và tin tưởng vào Đức Chúa Trời, hoán cải xã hội và nếp sống cá nhân). Xem ra Đức Chúa đã bỏ mặc dân riêng trong nỗi đau khổ, tuyệt vọng. Nhưng ngôn sứ được Thiên Chúa trả lời: “Hãy viết lại thị kiến và khắc vào tấm bia cho ai nấy đọc được xuôi chảy: đó là thị kiến sẽ xảy ra vào thời ấn định. Nó đang tiến nhanh đến chỗ hoàn thành, chứ không làm cho ai thất vọng”. Nghĩa là đang có giải pháp và tuyển dân có quyền hy vọng.
Nhưng còn chúng ta hôm nay thế nào? Ý định cứu vớt của Đức Chúa Trời có được trân trọng? Nếu căn cứ vào thái độ của nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân, thì câu trả lời là “không”, vì cách ăn nết ở chẳng kéo được lòng thương xót của Đức Chúa Trời. Ngày ngày yến tiệc linh đình, dã ngoại, du lịch, tiện nghi tùm lum như Phúc Âm tuần trước mô tả, thì làm sao tranh thủ được lòng thương xót? Theo vị ngôn sứ, trái tim của Đức Chúa nằm ở những nơi đau khổ, thiếu thốn, cô thân cô thế, không kẻ giúp đỡ.
Khi hiểu rõ như vậy, phản ứng của tín hữu phải làm gì cộng tác với Ngài để giảm nhẹ tình trạng ấy? Suy gẫm suông chẳng giúp ích được chi như câu ca dao: dù xây chín cấp phù đồ, chẳng bằng làm phúc giúp cho một người. Hoặc đơn giản hơn: “tội nghiệp suông không bằng tiền buông chút ít”. Chúng ta có ngàn vạn phương cách để dấn thân giúp đỡ họ: ăn ở công bình, khử trừ tệ đoan, cứu giúp nạn nhân, yên ủi người sầu khổ, tranh đấu chống bất công. Hoặc tối thiểu đừng gây thiệt hại cho ai. Viễn tượng của vị tiên tri luôn thúc đẩy tín hữu làm chi đó cho xã hội, thăng tiến con người: “Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính sẽ được sống nhờ lòng thành tín của mình”. Một nhà đạo đức đã viết: “Đức tin không có công lý là đức tin giả hiệu”. Vậy xét mình xem chúng ta sống công lý thế nào, để đức tin của mình chân thật? Và nhờ đó thế giới được cải thiện. Thu vén cho mình mọi tiện nghi bằng cái giá thiệt thòi của thiên hạ. Chắc chắn không phải là đức tin chân chính, dù bào chữa thế nào đi nữa. Nên bài đọc Kha-ba-cúc day tín hữu đừng ngưng nghỉ sống công chính hoặc thối chí làm việc, tranh đấu cho một xã hội tốt hơn, trong sạch thánh thiện hơn, ngõ hầu Thiên Chúa tưới gội Hồng Ân hạnh phúc và thoát ách nô lệ Satan, tội lỗi. Bao lâu còn bất trung với ơn gọi của Thiên Chúa, bấy lâu còn lầm than như dân Do Thái xưa. Phần thứ nhất của bài đọc Kha-ba-cúc như một lời cầu nguyện van xin, thì phần thứ hai khuyến khích sống ngay lành, thi hành ơn gọi tranh đấu cho công bình bác ái.
Phúc âm khai triển cùng ý tưởng ấy. Các tông đồ xin Chúa tăng thêm đức tin: “Lạy Thày, xin thêm lòng tin cho chúng con”. Điều này khiến chúng ta suy nghĩ. Tại sao lại yêu cầu như vậy? Đức tin của họ chưa đủ để hoạt động sao? Xin nhớ là Chúa vừa giáo huấn các môn đệ về hậu quả nghiêm trọng khi gây gương mù, gương xấu (thà buộc cối đá vào cổ mà ném xuống biển). Rồi phải tha thứ cho nhau 490 lần một ngày. Vậy thì các ông không đủ khả năng sống lời Chúa dạy, để tiếp tục theo Ngài. Do đó các ông xin thêm đức tin. Tự nhiên là như vậy.
Nhưng Đức Giêsu giải quyết cách khác: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em bảo cây dâu này: hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em”. Chúa không nói đến số lượng mà chất lượng. Nếu các tông đồ có chất lượng đức tin tốt, thì dù số lượng chỉ bằng hạt cải cũng có thể làm được nhiều điềm thiêng dấu lạ. Hoá ra xưa nay chúng ta đã lầm to khi chỉ đòi hỏi khối lượng. Đức Hồng Y Fulton J. Sheen nhận xét: nên thánh không cần thời gian mà chỉ cần tình yêu. Đức tin cũng vậy, chỉ cần chất lượng tốt là đủ. Cây dâu trong Tin Mừng là một đại thụ rễ sâu và nhiều, chằng chịt khắp mặt đất, ăn quanh các tảng đá lớn, khó lòng mà nhổ lên được, vậy mà chỉ cần đức tin bằng hạt cải. Liệu chúng ta có đức tin đó chưa? Để truyền giáo, thu hút linh hồn thiên hạ, gặt hái những mẻ lưới to? Câu nói trên quả là chân lý: Faith without justice is not true faith. Tư tưởng của Kha-ba-cúc thật là hữu ích. Đức Giêsu dạy các tông đồ không nên cậy dựa vào số lượng. Họ có đủ rồi, chỉ nên suy nghĩ về số lượng đó và hành động.
Ngày nay chúng ta quên sự thật này. Làm chi cũng đòi công lênh, tính toán thành tích, báo cáo kết quả. Thật tai hại. Nó đi ngược lại tinh thần của Đức Kitô. Làm bất cứ điều chi, người ta cũng đòi trả công, chẳng có việc chi không đòi trả tiền, kể cả các bí tích. Tôi còn nhớ như in một linh mục sau khi rửa tội cho con trẻ trong lễ fiesta của xóm chài nghèo khó, cứ đi đi lại lại trước một mái hiên của một gia đình. Tôi ngạc nhiên, hỏi nhỏ anh bạn người địa phương tại sao như vậy? Anh ta ghé sát vào tai tôi và nói: “Đòi tiền rửa tội”. Chao ôi, đó là sự thật sao? Xét cho cùng, chúng ta đều như thế. Hình thức này hay hình thức khác. Chúng ta quên bẵng rằng hành động anh hùng, quảng đại nhất là việc của tình yêu và đức tin tinh ròng, không tính toán lương bổng, hơn thiệt. Thí dụ cha mẹ nuôi nấng con cái, liệt sĩ vì quê hương, tử đạo vì đức tin. Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ (Mt 5, 3). Nếu chúng ta làm việc vì công lênh, chúng ta đánh mất nước Thiên Đàng. Cho nên hành động với đức tin tinh ròng là cần thiết để trở nên môn đệ đích thực của Đức Kitô. Dụ ngôn người tôi tớ vô dụng minh hoạ điều đó: “Đối với anh em cũng vậy: khi làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi chỉ làm việc bổn phận đấy thôi”. Suy nghĩ về dụ ngôn này, cha Thomas Merton viết: “Even if I had done some good works to trust in I would not want to trust in them” (Ngay cả khi tôi thực hiện được vài công việc tốt có thể tin cậy được, thì tôi cũng không muốn tin tưởng vào chúng) (Seven storey mountain). Còn tác giả Catherine Doherty viết: Let us never try to sweeten Christ’s teaching (không nên bao giờ bỏ đường vào Lời Chúa). Ngày nay vì ảnh hưởng vật chất, chúng ta có tinh thần ngược lại, nhất là giới trẻ. Lý tưởng cao thượng chẳng còn giá trị nào.
Đức Giêsu mời gọi các tông đồ hãy đặt cậy trông vào niềm tin mà họ đang có, rồi hành động trên niềm tin đó. Đừng phàn nàn vì không đủ đức tin, rồi sinh ra ươn lười, trì hoãn, viện cớ để bất động, thiếu sáng kiến và không tin tưởng vào ước mong của Thiên Chúa muốn hành động qua nỗ lực của chúng ta.
Người cần chúng ta dám sửa chữa những bất công xã hội. Não trạng cầu an chẳng ích lợi chi. Nhưng sức riêng của chúng ta chẳng có khả năng nhổ rễ được điều xấu. Với ơn Chúa trợ giúp thì đức tin bằng hạt cải có thể lấp biển dời non. Điều này không phải đại ngôn mà là sự thật. Làm môn đệ Chúa, dù được trang bị đức tin bằng hạt cải, thì vẫn phải làm việc, bất chấp khó khăn, theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Linh, gạt bỏ mọi tư duy lợi lộc hay phần thưởng. Đặc biệt đối với các linh hồn lao động trong vườn nho của Thiên Chúa, linh mục, tu sĩ, những linh hồn tận hiến. Chúng ta phải cố gắng lao động không công, chỉ vì tình yêu thúc bách. Đừng quá nặng về tiền bạc, tiếng tăm hay thành công. Nếu nghĩ mình quan trọng, không ai thay thế được, là chúng ta đã đi lệch đường: Bene curris sed etra viam (chạy tốt nhưng lạc đường). Lời Chúa luôn phải là kim chỉ nam cho chúng ta hành động: “Khi làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói chúng tôi là những đầy tớ vô dụng”.
Đấy mới là thái độ đúng đắn của các môn đệ Chúa Kitô, ngược lại với Pharisêu, thượng tế, luật sĩ. Chủ thuyết của họ nghĩ rằng khi cặn kẽ tuân giữ lề luật Môisê thì Thiên Chúa mắc nợ họ. Lầm biết bao, vì không bao giờ Thiên Chúa mắc nợ ai cả, cho dù chúng ta chịu chết vì Ngài. Tuy nhiên, Người là cha nhân từ, chứ không phải ông chủ đối với các nô lệ. Ngài sẽ thưởng cho ai nấy tuỳ công việc họ làm. Đức Giêsu tuyên bố như vậy, và thánh Phaolô nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Như những người con trong gia đình, chúng ta hành động hoàn toàn vì tình yêu, không tính đến công lênh. Chúng ta làm việc chỉ để đáp lại tình yêu hải hả của Thiên Chúa. Ước mong mọi tín hữu đều ý thức được như vậy. Amen.
Lm Jude Siciliano OP
CON LUÔN TIN YÊU CHÚA TRỌN ĐỜI
(Lc 17, 5 – 10)
Thưa quý vị,
Tiên tri Kha-ba-cúc sống ở thời đế quốc Babylon chiếm đóng Palestine những thế kỷ thứ VII hoặc VI trước công nguyên. Xã hội lúc ấy đầy dẫy nhiễu nhương lộn xộn. Tuyển dân không chịu nổi một cổ ba bốn tròng: áp bức từ phía quan chức đế quốc, độc ác từ lãnh chúa địa phương, kìm kẹp của lãnh đạo tôn giáo. Cho nên vị tiên tri phải kêu lên: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa, chúng con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe. Chúng con la to: “Bạo tàn” mà Ngài không cứu vớt?”. Nghe như vị ngôn sứ than vãn trong bối cảnh hôm nay trên thế giới: Zimbabue, Darfur, Iraq, Afghanistan, Myanma, Guatemala, North Korea, … nhân dân trong nhiều quốc gia kêu lên cùng với vị tiên tri: “Sao Ngài bắt chúng con phải chứng kiến tội ác hoài, còn Ngài cứ đứng nhìn cảnh khổ đau? Trước mắt chúng con toàn là cảnh phá phách, bạo tàn. Chỗ nào cũng thấy tranh chấp và cãi cọ”. Tôi nghe như tiếng cầu nguyện trong các tâm hồn đạo đức, trong các thánh đường giáo xứ, trong các tu viện nghiêm ngặt của thời đại hôm nay.
Nói như vậy không ngoa vì thử nhìn sâu vào đường phố, các con hẻm, những nơi xã hội đen hoạt động, hộp đêm, chích choác, đĩ điếm, lừa đảo, bóc lột và ngay cả các cộng đồng “anh em”, khắc nhận ra tình hình và sự thật. Nhưng ngôn từ của vị tiên tri khá liều lĩnh: Chúng là ai mà dám đối xử với Thiên Chúa như vậy? Chúng ta chẳng qua chỉ là sâu bọ, những thứ nhơ nhớp trước mặt Ngài? Nhưng các tiên tri, các thánh, những tâm hồn thánh thiện nhiều khi dùng ngôn từ táo bạo. Họ tin cậy, tín thác vào lòng nhân lành của Đức Chúa Trời đến độ coi Ngài như bạn hữu thân thiết. Họ khiêm nhường và lương thiện, không sợ Thiên Chúa phật ý và trừng phạt, vì dầu sao Ngài nhân ái và hay xót thương như một người Cha trong gia đình. Còn hơn người cha thế gian bội phần. Họ có thể nêu lên Ngài những phàn nàn mạnh mẽ nhất.
Thật vậy, theo tâm lý thông thường, bạn hữu bày tỏ với nhau những ý nghĩ sâu thẳm về hỉ nộ ái ố mà không cần dè dặt. Như vậy mới là thân tình thật sự, bạn hữu chí thiết. Còn như so đo tính toán thì vẫn đứng ở tiền đường ngôi nhà tình yêu. Nếu bạn yêu mến Chúa thật sự, bạn có thể bày tỏ cảm nghĩ của lòng mình như vị tiên tri. Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta gặp hoàn cảnh bế tắc, chẳng biết cầu cứu nơi đâu. Thì Thiên Chúa là Đấng cứu giúp duy nhất. Đấng vẫn sẵn sàng nghe chúng ta không những cầu nguyện mà cả phàn nàn nữa. Nào ai khác có quyền năng thay đổi tình thế? Giống như Kha-ba-cúc, chúng ta nhìn vào những cay đắng của thế giới với đôi mắt van xin: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa, chúng con cầu cứu mà Ngài chẳng đoái thương?”.
Đọc lịch sử Do Thái, chúng ta hiểu biết những đe doạ mà tiên tri Kha-ba-cúc phải đối diện, nhiều nhất là từ nội bộ tôn giáo, xã hội, chứ không riêng gì ngoại bang áp bức. Cái chết của vua chủ trương cải cách Giosia khiến quốc gia rơi vào hỗn loạn. Vua con Giêojakim hư hỏng, làm tan hoang chương trình của vua cha, dẫn đất nước vào cảnh nô lệ, xã hội suy đồi. Kha-ba-cúc la lớn chống lại lãnh đạo thối nát và cảnh cáo họ rằng Thiên Chúa sẽ dùng bàn tay sắt của Babylon trừng phạt dân riêng. Thật buồn thảm khi nhìn xem quần chúng bị áp bức bởi chính lực lượng chính trị, quân sự, tôn giáo của tuyển dân. Xấu hổ và đau xót biết mấy. Lương tâm ngay chính chịu làm sao nổi? Ai có khả năng cứu vớt tình hình nếu không phải là Thiên Chúa các đạo binh? Ai có thể làm giảm bớt những đau khổ hiện tại? Dân chúng lại không có quyền lực, lãnh đạo thì thối nát. Tiên tri chỉ còn cậy nhờ vào Đức Chúa Trời: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa?”. Tiếng kêu thảm thiết nhưng có lý. Đây cũng là hoàn cảnh của chúng ta. Nếu không có những tâm hồn đạo đức như Kha-ba-cúc thì vô phương chữa chạy.
Sau khi đã vạch rõ nỗi cực lòng của tuyển dân, tiên tri Kha-ba-cúc bước sang phần thứ hai của bài đọc, cũng là bổn phận chính yếu của một ngôn sứ (kêu gọi hy vọng và tin tưởng vào Đức Chúa Trời, hoán cải xã hội và nếp sống cá nhân). Xem ra Đức Chúa đã bỏ mặc dân riêng trong nỗi đau khổ, tuyệt vọng. Nhưng ngôn sứ được Thiên Chúa trả lời: “Hãy viết lại thị kiến và khắc vào tấm bia cho ai nấy đọc được xuôi chảy: đó là thị kiến sẽ xảy ra vào thời ấn định. Nó đang tiến nhanh đến chỗ hoàn thành, chứ không làm cho ai thất vọng”. Nghĩa là đang có giải pháp và tuyển dân có quyền hy vọng.
Nhưng còn chúng ta hôm nay thế nào? Ý định cứu vớt của Đức Chúa Trời có được trân trọng? Nếu căn cứ vào thái độ của nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân, thì câu trả lời là “không”, vì cách ăn nết ở chẳng kéo được lòng thương xót của Đức Chúa Trời. Ngày ngày yến tiệc linh đình, dã ngoại, du lịch, tiện nghi tùm lum như Phúc Âm tuần trước mô tả, thì làm sao tranh thủ được lòng thương xót? Theo vị ngôn sứ, trái tim của Đức Chúa nằm ở những nơi đau khổ, thiếu thốn, cô thân cô thế, không kẻ giúp đỡ.
Khi hiểu rõ như vậy, phản ứng của tín hữu phải làm gì cộng tác với Ngài để giảm nhẹ tình trạng ấy? Suy gẫm suông chẳng giúp ích được chi như câu ca dao: dù xây chín cấp phù đồ, chẳng bằng làm phúc giúp cho một người. Hoặc đơn giản hơn: “tội nghiệp suông không bằng tiền buông chút ít”. Chúng ta có ngàn vạn phương cách để dấn thân giúp đỡ họ: ăn ở công bình, khử trừ tệ đoan, cứu giúp nạn nhân, yên ủi người sầu khổ, tranh đấu chống bất công. Hoặc tối thiểu đừng gây thiệt hại cho ai. Viễn tượng của vị tiên tri luôn thúc đẩy tín hữu làm chi đó cho xã hội, thăng tiến con người: “Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính sẽ được sống nhờ lòng thành tín của mình”. Một nhà đạo đức đã viết: “Đức tin không có công lý là đức tin giả hiệu”. Vậy xét mình xem chúng ta sống công lý thế nào, để đức tin của mình chân thật? Và nhờ đó thế giới được cải thiện. Thu vén cho mình mọi tiện nghi bằng cái giá thiệt thòi của thiên hạ. Chắc chắn không phải là đức tin chân chính, dù bào chữa thế nào đi nữa. Nên bài đọc Kha-ba-cúc day tín hữu đừng ngưng nghỉ sống công chính hoặc thối chí làm việc, tranh đấu cho một xã hội tốt hơn, trong sạch thánh thiện hơn, ngõ hầu Thiên Chúa tưới gội Hồng Ân hạnh phúc và thoát ách nô lệ Satan, tội lỗi. Bao lâu còn bất trung với ơn gọi của Thiên Chúa, bấy lâu còn lầm than như dân Do Thái xưa. Phần thứ nhất của bài đọc Kha-ba-cúc như một lời cầu nguyện van xin, thì phần thứ hai khuyến khích sống ngay lành, thi hành ơn gọi tranh đấu cho công bình bác ái.
Phúc âm khai triển cùng ý tưởng ấy. Các tông đồ xin Chúa tăng thêm đức tin: “Lạy Thày, xin thêm lòng tin cho chúng con”. Điều này khiến chúng ta suy nghĩ. Tại sao lại yêu cầu như vậy? Đức tin của họ chưa đủ để hoạt động sao? Xin nhớ là Chúa vừa giáo huấn các môn đệ về hậu quả nghiêm trọng khi gây gương mù, gương xấu (thà buộc cối đá vào cổ mà ném xuống biển). Rồi phải tha thứ cho nhau 490 lần một ngày. Vậy thì các ông không đủ khả năng sống lời Chúa dạy, để tiếp tục theo Ngài. Do đó các ông xin thêm đức tin. Tự nhiên là như vậy.
Nhưng Đức Giêsu giải quyết cách khác: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em bảo cây dâu này: hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em”. Chúa không nói đến số lượng mà chất lượng. Nếu các tông đồ có chất lượng đức tin tốt, thì dù số lượng chỉ bằng hạt cải cũng có thể làm được nhiều điềm thiêng dấu lạ. Hoá ra xưa nay chúng ta đã lầm to khi chỉ đòi hỏi khối lượng. Đức Hồng Y Fulton J. Sheen nhận xét: nên thánh không cần thời gian mà chỉ cần tình yêu. Đức tin cũng vậy, chỉ cần chất lượng tốt là đủ. Cây dâu trong Tin Mừng là một đại thụ rễ sâu và nhiều, chằng chịt khắp mặt đất, ăn quanh các tảng đá lớn, khó lòng mà nhổ lên được, vậy mà chỉ cần đức tin bằng hạt cải. Liệu chúng ta có đức tin đó chưa? Để truyền giáo, thu hút linh hồn thiên hạ, gặt hái những mẻ lưới to? Câu nói trên quả là chân lý: Faith without justice is not true faith. Tư tưởng của Kha-ba-cúc thật là hữu ích. Đức Giêsu dạy các tông đồ không nên cậy dựa vào số lượng. Họ có đủ rồi, chỉ nên suy nghĩ về số lượng đó và hành động.
Ngày nay chúng ta quên sự thật này. Làm chi cũng đòi công lênh, tính toán thành tích, báo cáo kết quả. Thật tai hại. Nó đi ngược lại tinh thần của Đức Kitô. Làm bất cứ điều chi, người ta cũng đòi trả công, chẳng có việc chi không đòi trả tiền, kể cả các bí tích. Tôi còn nhớ như in một linh mục sau khi rửa tội cho con trẻ trong lễ fiesta của xóm chài nghèo khó, cứ đi đi lại lại trước một mái hiên của một gia đình. Tôi ngạc nhiên, hỏi nhỏ anh bạn người địa phương tại sao như vậy? Anh ta ghé sát vào tai tôi và nói: “Đòi tiền rửa tội”. Chao ôi, đó là sự thật sao? Xét cho cùng, chúng ta đều như thế. Hình thức này hay hình thức khác. Chúng ta quên bẵng rằng hành động anh hùng, quảng đại nhất là việc của tình yêu và đức tin tinh ròng, không tính toán lương bổng, hơn thiệt. Thí dụ cha mẹ nuôi nấng con cái, liệt sĩ vì quê hương, tử đạo vì đức tin. Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ (Mt 5, 3). Nếu chúng ta làm việc vì công lênh, chúng ta đánh mất nước Thiên Đàng. Cho nên hành động với đức tin tinh ròng là cần thiết để trở nên môn đệ đích thực của Đức Kitô. Dụ ngôn người tôi tớ vô dụng minh hoạ điều đó: “Đối với anh em cũng vậy: khi làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi chỉ làm việc bổn phận đấy thôi”. Suy nghĩ về dụ ngôn này, cha Thomas Merton viết: “Even if I had done some good works to trust in I would not want to trust in them” (Ngay cả khi tôi thực hiện được vài công việc tốt có thể tin cậy được, thì tôi cũng không muốn tin tưởng vào chúng) (Seven storey mountain). Còn tác giả Catherine Doherty viết: Let us never try to sweeten Christ’s teaching (không nên bao giờ bỏ đường vào Lời Chúa). Ngày nay vì ảnh hưởng vật chất, chúng ta có tinh thần ngược lại, nhất là giới trẻ. Lý tưởng cao thượng chẳng còn giá trị nào.
Đức Giêsu mời gọi các tông đồ hãy đặt cậy trông vào niềm tin mà họ đang có, rồi hành động trên niềm tin đó. Đừng phàn nàn vì không đủ đức tin, rồi sinh ra ươn lười, trì hoãn, viện cớ để bất động, thiếu sáng kiến và không tin tưởng vào ước mong của Thiên Chúa muốn hành động qua nỗ lực của chúng ta.
Người cần chúng ta dám sửa chữa những bất công xã hội. Não trạng cầu an chẳng ích lợi chi. Nhưng sức riêng của chúng ta chẳng có khả năng nhổ rễ được điều xấu. Với ơn Chúa trợ giúp thì đức tin bằng hạt cải có thể lấp biển dời non. Điều này không phải đại ngôn mà là sự thật. Làm môn đệ Chúa, dù được trang bị đức tin bằng hạt cải, thì vẫn phải làm việc, bất chấp khó khăn, theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Linh, gạt bỏ mọi tư duy lợi lộc hay phần thưởng. Đặc biệt đối với các linh hồn lao động trong vườn nho của Thiên Chúa, linh mục, tu sĩ, những linh hồn tận hiến. Chúng ta phải cố gắng lao động không công, chỉ vì tình yêu thúc bách. Đừng quá nặng về tiền bạc, tiếng tăm hay thành công. Nếu nghĩ mình quan trọng, không ai thay thế được, là chúng ta đã đi lệch đường: Bene curris sed etra viam (chạy tốt nhưng lạc đường). Lời Chúa luôn phải là kim chỉ nam cho chúng ta hành động: “Khi làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói chúng tôi là những đầy tớ vô dụng”.
Đấy mới là thái độ đúng đắn của các môn đệ Chúa Kitô, ngược lại với Pharisêu, thượng tế, luật sĩ. Chủ thuyết của họ nghĩ rằng khi cặn kẽ tuân giữ lề luật Môisê thì Thiên Chúa mắc nợ họ. Lầm biết bao, vì không bao giờ Thiên Chúa mắc nợ ai cả, cho dù chúng ta chịu chết vì Ngài. Tuy nhiên, Người là cha nhân từ, chứ không phải ông chủ đối với các nô lệ. Ngài sẽ thưởng cho ai nấy tuỳ công việc họ làm. Đức Giêsu tuyên bố như vậy, và thánh Phaolô nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Như những người con trong gia đình, chúng ta hành động hoàn toàn vì tình yêu, không tính đến công lênh. Chúng ta làm việc chỉ để đáp lại tình yêu hải hả của Thiên Chúa. Ước mong mọi tín hữu đều ý thức được như vậy. Amen.
Lm Jude Siciliano OP