PDA

View Full Version : Cổ tích một dòng sông - ?ào Phong Lan



binhncs
05-19-2005, 08:44 AM
Tôi vốn là đứa con gái không được tr?i ban cho tính kiên nhẫn. Tôi không đủ can đảm nghe hết một băng nhạc từ đầu đến cuối, không đủ từ tốn đ?c hết một quyển truyện mà không xem trước phần kết.

Và, ngồi trong rạp thưởng thức một bộ phim, nếu sức hấp dẫn của nó không đủ để thuyết phục ngay từ phút đầu, thì tôi là kẻ đứng dậy b? v? trước tiên. Tôi chẳng giống mẹ chút nào. Mẹ tôi là ngư?i gi?i giang và khôn khéo, bà có thể làm bất cứ đi?u gì nếu bà muốn. Bà buôn bán lớn và không bao gi? hài lòng với những gì đã có. Ngược lại, cha tôi làm ngư?i cầu an, ông cho rằng như thế là quá đủ so với một cuộc đ?i. Tôi chẳng hiểu mẹ đúng hay cha đúng. Chỉ nghĩ sống bằng cách nào để cha mẹ không khó chịu v? sự có mặt của mình.

Ngày còn bé, tôi không sống gần cha và mẹ. Cha mẹ tôi thay phiên đi vắng, tôi bị quẳng cho một bà dì bị mù. Dì bế ẵm tôi, cho tôi ăn, săn sóc tôi, ru tôi ngủ, hát cho tôi nghe những giai điệu lạ lắm, không như những bài hát bây gi?.

Dì tôi hi?n lắm. Da dì mát như kem ấy. Tôi chả ví dì như cô Tấm, vì dì chắc phải đẹp hơn cô Tấm nhi?u. Cô Tấm có bao gi? bế tôi đâu? Mà cô Tấm lại còn lấy nhà vua. Ví dì như cô Tấm, nhỡ dì theo vua v? cung, tôi còn biết chơi với ai?

Tôi ở trong nhà với dì, chả mấy khi được ra ngoài, chỉ quanh quẩn theo dì xuống chuồng gà, xó bếp. Lắm hôm tôi ghé mắt qua khung cửa sắt nhìn b?n bạn nghịch đất xem chúng ném đá vào nhau rồi cãi nhau chí chóe. Tôi quan sát chúng với sự thích thú. Nhưng chỉ được một lát đã nghe tiếng dì g?i, dì bảo đừng xem ngư?i ta cãi nhau, ngư?i ta xấu mà mình cũng xấu. Sao thế nhỉ? Cha mẹ tôi cãi nhau suốt thì sao? Ngư?i lớn thì làm sao mà xấu được? Mẹ bảo thế mà...

Tự nhiên nhà bên cạnh có một ngư?i ở xa mới v?. Chi?u hôm ấy, tôi đang đứng áp mặt vào song sắt thì chú sang, chú bẹo má tôi, cho tôi hai cái kẹo xinh xinh, h?i bố mẹ đâu? Ở nhà với ai? Sao không ra ngoài chơi? Rồi khen tôi ngoan! Trong nhà ngoài dì ra, chẳng ai khen tôi cả. Vì thế, tôi thích chú ngay. Chắc chú cũng hi?n như dì.

Rồi dì g?i tôi, chú h?i dì v? chuyện nhà cửa, hàng xóm. Dì trả l?i rụt rè. Chú khen dì dẹp. Dì khóc, kéo tôi vào nhà. Tôi chả hiểu vì sao... Thế mà dì dặn tôi không được khóc. Khóc là hư, chỉ có những đứa trẻ hư mới khóc. Ngư?i lớn khóc có g?i là những đứa lớn hư không nhỉ...

Từ hôm ấy, chú Hải sang nhà tôi suốt. Chú tên là Hải, có nghĩa là biển ấy mà, biển xanh và to lắm, sóng vỗ vào b? suốt ngày đêm - chú bảo thế. Nhưng chú có xanh đâu? Cũng chả có sóng. Chú đen sì. Nhưng chắc chú cũng to như biển. Chứ gì! Chú chỉ nhấc tôi lên bằng một tay thôi, còn nếu tôi đứng dưới đất, thì tôi chỉ ôm được mỗi cái đầu gối của chú.

Lâu lâu rồi, tự nhiên thấy chú sang nói chuyện với cha mẹ tôi, bảo: “Xin cho hai đứa em thành vợ thành chồng". Dì ngồi im lặng ở góc giư?ng, đôi mắt ngơ ngác hướng v? phía chú. Mấy lần tôi đòi dì bế mà dì chẳng nghe. Dì hết thương tôi rồi! Dì nghe chú nói cái gì mà chăm chú thế! Chắc là chuyện cổ tích vì loáng thoáng tôi nghe chú nói : "Thương cô ấy... Lá lành đùm lá rách...". Lại một câu chuyện cổ tích mới đây. Tôi mon men lại gần thì mẹ quát bảo dì đưa tôi xuống nhà. Thế là xong! Thôi đành hôm khác nói chú kể lại cho nghe vậy.

Nhưng tôi chẳng còn dịp nào gặp chú. Chú Hải không sang nữa. Dì tôi buồn hẳn đi. Mẹ mắng dì là "hư thân mất nết" rồi mắng luôn cả chú Hải là "thằng khố rách áo ôm?. Dì hư thì đúng rồi. Vì từ hôm đến gi? dì khóc suốt. Nhưng còn chú Hải...? "Khố rách áo ôm" là gì nhỉ? Chắc mẹ bảo chú là Chử ?ồng Tử. Dì kể Chử ?ồng Tử nghèo lắm, hai cha con chỉ có một cái khố. Cha chết, thương cha nằm dưới đất lạnh, Chử ?ồng Tử mặc khổ cho cha rồi mới chôn. Nhưng sao mẹ ghét chú ấy thế? Tôi nửa muốn gặp chú, nửa mong chú đừng sang nữa. Mẹ mà tức lên thì mẹ đét chú mất, mà mẹ đét thì đau lắm...


° ° °

Sinh nhật hai mươi tuổi, mẹ tặng tôi một chiếc đồng hồ xinh xinh. Quà của Nhân là một váy áo đẹp rực rỡ. Cha chỉ dặn đừng bày vẽ, đừng ăn mừng sinh nhật, kẻo có lúc lại hối hận vì mình đã sinh ra. Mẹ cau mày bảo cha là ăn nói vớ vẩn. Cha thở dài, ngửa mặt lên tr?i như khấn thầm, rồi b? vào trong phòng ngủ, không ra nữa.

Buổi tối trôi đi tẻ nhạt và lạnh lẽo. Bạn bè vài đứa đến chơi, dúi vào tay một món quà rồi v?. Tôi vào phòng mở những gói giấy: phấn son, áo ngủ, nước hoa... Những thứ quà tặng với ý nghĩa tô điểm đẹp đẽ hình thức của con ngư?i. Sẽ chẳng còn ai hát cho tôi nghe, tô điểm cho trái tim tôi lòng nhân ái như những câu chuyện cổ từng đêm dì vẫn kể. Dì đã dạy cho tôi những đi?u cần thiết để trở thành một con ngư?i, nhưng dì cũng bảo tôi đừng bao gi? trông ch? vào những đi?u giả tưởng, phải biết nhìn thẳng vào sự thật của cuộc đ?i!

Tôi đã biết chấp nhận m?i đi?u xảy ra trong cuộc sống. Yêu Nhân, nhưng tôi không h? đòi h?i ở anh sự lãng mạn và tính chất nên thơ mà tôi đã thấm nhuần trong cổ tích. Nhân là một bác sĩ nha khoa. Anh giàu có, thực tiễn và khôn khéo chiếm được tình cảm của hầu hết các bạn đồng nghiệp. Với mẹ, Nhân là mẫu ngư?i đàn ông lý tưởng của các cô gái đến tuổi lấy chồng.

Nhân không thích trẻ con. Bắt anh bế một đứa bé chẳng khác gì b? vào tay anh một con chuột chết. Khi tôi h?i: "Sau này lấy nhau thì làm thế nào?", anh nói: "Hai đứa mình sẽ không có con cái gì hết! Anh căm thù sự tù túng, bẩn thỉu và ồn ào. Chỉ một đứa trẻ con trong nhà cũng tạo nên từng ấy thứ!?. "Thế anh lấy vợ để làm gì?", anh vuốt má tôi: "Lấy vợ và có con là hai chuyện không h? dính dáng gì đến nhau!?.

Tôi yêu trẻ và hay bồng bế chúng, kể cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích dì tôi từng kể khi xưa. Tôi cư?i ré lên mỗi khi chúng túm lấy tóc tôi, cào vào mặt tôi. Tôi khao khát được chăm sóc yêu thương chúng như dì vẫn chăm sóc và thương yêu tôi ngày xưa. ?êm đêm, tôi gối đầu lên tay dì, lắng nghe tiếng dì khe khẽ trong đêm, chìm vào những câu chuyện cổ rồi thiếp đi lúc nào không biết...


° ° °

Nhân hẹn đón tôi đi xem phim vào lúc 7 gi? tối. Có nghĩa là vào đúng gi? ấy tôi đã phải chuẩn bị xong xuôi, không được chậm trễ cho dù là nửa phút.

Anh là ngư?i cẩn thận và kỹ tính đến mức kinh ngạc. Bàn làm việc của anh lúc nào cũng sạch bóng. Nhà cửa sạch sẽ tinh tươm, áo quần thẳng nếp. Th?i gian biểu của anh dán ngay trên góc bàn ghi chi ly từng phút một. Thức dậy mấy gi?, vệ sinh cá nhân mấy phút, đ?c sách trong bao lâu. Sau mỗi mục còn có ghi chú. Thú thật, anh ngăn nắp và sạch sẽ đến mức trên cả quần áo anh, tôi cũng cảm giác có mùi thuốc sát trùng.

Tôi thì đuểnh đoảng, hậu đậu. Ngay cả trong phòng riêng của tôi mỗi tuần tôi mới d?n một lần. ?ồ đạc vứt bừa bãi, quần áo lẫn lộn với sách vở. Tôi thích thế, cứ bừa bộn lâu lâu mới g?n ghẽ lại thấy hay hay. Chứ cứ ngăn nắp mãi, chán chết!

?úng 7 gi? kém một giây, Nhân bấm chuông. Tôi xúng xính ra mở cửa trong bộ váy áo mới anh tặng hôm sinh nhật. Anh lướt đôi mắt từ đầu đến chân tôi, buông g?n l?n: "Tốt!", rồi giục tôi đi ngay.

Tôi ngồi im lặng ở phía sau Nhân. Cả cách lái xe cũng thể hiện anh là ngư?i cẩn thận. Anh đi chậm rãi, nhất là qua các ngã tư đèn đ?. Lắm khi tôi sốt ruột giục anh đi nhanh lên một tí, anh lại nghiêng đầu ra sau bảo: "?i đâu mà vội? Em còn có cả mấy chục năm trước mắt kia mà! Chậm mà chắc, em ạ!".

?ến nơi, Nhân cẩn thận dắt xe vào bãi gửi, khóa cổ rồi dặn ngư?i giữ xe: "Ông không được để cái xe nào gần xe tôi đấy nhé! Nó mà bị xước sơn là không xong với tôi đâu!". Rồi cũng đủng đỉnh như thế, anh lại phòng bán vé.

Tôi chợt cảm thấy buồn cư?i, thương hại mình và thương hại anh. Anh bị nô lệ vào chính sự cẩn thận của mình mà không hay biết. Còn tôi, tôi lại phải tập làm quen với tính nết này. Buổi xem phim thành nhạt thếch. Nhân ngồi nghiêm trang như ngồi trước cử t?a. Anh không thích trao đổi, trò chuyện khi xem phim. Tôi liếc nhìn anh, ngồi cứng đơ, l?t th?m trong chiếc ghế, ngẩng cao, không cựa quậy. Tôi bỗng hình dung Nhân của 30 năm sau - một ông già hói trán, đi đứng chậm rãi và lúc nào cũng tránh một món ăn có nhi?u đạm để phòng bệnh cao huyết áp. Chợt tôi thấy chán chư?ng và m?i mệt. Một cảm giác khó thở ùa đến.

Tôi hít một hơi dài, quay lên phía màn ảnh. Trong phim, ngư?i ta đang vớt xác một cô gái bị chết đuối lên. Khuôn mặt nhợt nhạt của cô gái vẫn ng?i lên vẻ đẹp dịu dàng thánh thiện. Nhân vật chính ấy chết rồi. Cô đã trầm mình vì bị ép duyên. Cảm giác khó thở của tôi càng tăng. Tim đập thình thịch. Mắt như lồi ra. Tôi ú ớ rồi đổ sập xuống.

Tỉnh dậy, tôi đã nằm ở phòng mình từ bao gi?. Mẹ đưa cho tôi cốc nước. ?ồng hồ đánh binh boong. Tôi h?i Nhân, mẹ bảo: "Nó vừa v? cách đây 10 phút, nó bảo mư?i gi? phải lên giư?ng, không thể sai được". Tôi thở dài.

Nhân nói với mẹ là tôi bị ngất vì quá cảm động khi xem phim. Mẹ mắng: “Lại lây cái tình sướt mướt rẻ ti?n của con dì mày! May mà nó chết rồi, chứ không thì...?.

Chẳng ai hiểu được tôi ngất vì sao? Dì ơi! May mà dì chết? May hay là không?


° ° °

Mẹ cấm cửa chú Hải. Cấm dì không được ra ngoài.

Tối tối, dì ngồi thẫn th? trong phòng không bật đèn, nghẹn ngào khóc... Tiếng mẹ mắng chao chát dưới nhà. Tiếng cha lẩm bẩm khó chịu. Dì b? cơm, ngư?i trắng bệch cứ như là tư?ng nhà ấy. Tôi đi h?c v?, lại len lén chui vào buồng với dì. Tôi chỉ sợ dì hóa thành con ve trong chuyện cổ tích. Tôi nép vào lòng dì, giơ tay vuốt tóc dì, tóc dì tuột xuống một nhúm trong tay tôi. Tôi thích thú cư?i: "Tóc dì dễ bóc như là râu ngô ấy. Cho cháu nhé! ?ể cháu chơi đồ hàng".

Chú Hải b? đi đâu lâu lắm chẳng thấy v?. Một tối, tôi vừa chơi đồ hàng với b?n thằng Sang v?, thì thấy mẹ đang mắng dì:

- Thằng Hải nó sắp cưới vợ rồi đấy! May phúc nhé! Cái loại đàn ông bạc bẽo ấy, tôi đã bảo mà, có sai đâu. Chả khóc lóc nữa đi! Dạo ấy, gia đình này mà cho dì lấy nó, bây gi? lại chẳng chán nhau, khăn gói v? đây mà ăn vạ cái nhà này. Thân mù lòa lại còn đèo bòng, đãá thấy dại chưa em?

Dì im lặng. Mái tóc m?ng của dì xõa xuống che kín mặt. Hồi lâu, dì ngẩng lên, run run:

- Em xin lỗi anh chị! Chẳng qua em lầm lẫn. Anh chị mắt sáng, nhìn rõ bản chất con ngư?i. Từ nay, chẳng bao gi? em làm anh chị phật lòng nữa đâu!

Trưa đứng bóng, dì vẫn chưa v?. Sang chi?u, có tiếng chân chạy huỳnh huỵch rồi tiếng ngư?i thất thanh:

- Bà Song ơi! Con Lan nó chết đuối ngoài sông kia kìa!

B? sông nơi chúng tôi thư?ng tụ tập nô đùa gi? đông nghịt ngư?i. Ngư?i ta xôn xao:

- Con sông này nông thế sao con bé lại chết đuối được nhỉ?

- Con bé bị mù, đi đâu mà mò ra đây để chết oan chết ức thế này?

Tôi chen bừa vào. Dì đang nằm đó. Bộ quần áo ướt dính sát vào ngư?i làm dì trở nên nh? bé. Khuôn mặt nhợt nhạt, đôi mắt trắng bệch như môi cá. Mái tóc m?ng của dì trải trên đất. Tôi đưa tay s? nhẹ vào ngư?i dì, tay tôi bỗng lạnh ngắt. Dì chết rồi ư? Có phải chết như nàng Bạch Tuyết khi ăn quả táo độc? Có chàng hoàng tử nào đến cứu dì tôi không? Tôi lay dì khẽ g?i, dì ơi! Dì sống lại đi! Và tôi khóc: Dì ơi? Ngày xửa ngày xưa, có bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ, bà mải nhìn tuyết nên kim đâm phải tay...

Một bóng ngư?i nhảy xổ vào, ôm thốc lấy dì:

- Lan! Lan! Tỉnh dậy đi! Anh xin em! ?ừng b? anh! Anh yêu em!

Chú Hải! Trông chú thất thần hoảng loạn. Chú ngồi bệt xuống cát, siết dì vào ngực, nước mắt lã chã rơi. Lần đầu tiên, tôi thấy một ngư?i đàn ông khóc. Tiếng khóc mới đau đớn làm sao! Tiếng khóc len vào từng tế bào của tôi. Tôi chợt cảm thấy khó thở. Tim tôi đập thình thịnh. Mắt tôi như lồi ra. Tôi ú ớ.

Tôi đổ sập xuống.

Tôi đã trở nên già dặn từ hôm ấy. Tôi đã nhận biết tất cả những oan trái khổ đau của một đ?i ngư?i mà đứa trẻ lên mư?i như tôi không bao gi? nên biết .


° ° °

Lúc tôi đến, Nhân vừa ở bệnh viện v?. Anh m?i tôi vào nhà, chưa kịp h?i gì, tôi đã bảo:

- Anh Nhân! Em muốn chúng ta chia tay!

Nhân như bị choáng, anh há hốc miệng, chằm chằm nhìn tôi. Rồi như đã bình tĩnh lại, anh cư?i khì, vớ lấy ấm nước, đủng đỉnh pha trà:

- Sao? Có chuyện gì? Em định thử lòng anh đấy à?

- ?ây không phải là chuyện đùa? Em muốn nói rằng chúng ta nên chia tay nhau thì hơn!

- Nhưng vì sao?

Vì tình cảm em dành cho anh lâu nay không phải là tình yêu!

Thế là cái gì? Theo em, như thế nào mới g?i là tình yêu?

- Theo em, tình yêu là cảm thông và chia sẻ, là hy sinh đến hết mình. Vì thế, em nhận ra rằng, em chưa bao gi? yêu anh. Những khi em cảm thấy nhớ anh, chẳng qua như ngư?i ta vẫn nhớ một thói quen. Thế thôi! Và bỗng hôm nay em cảm thấy chán tình yêu như ngư?i ta muốn b? một thói quen xấu...

Nhân cư?i nhạt, anh giơ tay xem đồng hồ rồi nhìn lên th?i gian biểu, lẩm bẩm đ?c:

6 gi? chi?u: ăn cơm 30 phút. Em ở đây ăn cơm với anh nhé! Rồi chúng ta sẽ trao đổi lại.

Tôi cương quyết đứng dậy:

- Không có gì để nói nữa đâu anh! Vậy là đủ rồi, em v? đây. Chúc anh vui vẻ. Hy v?ng anh sẽ hiểu và thông cảm cho em.

Trong khi tôi nói, Nhân nhìn chằm chằm vào miệng tôi. Tôi bỗng có cảm giác anh đang kín đáo khám răng tôi. Nhớ ngày nào Nhân t? tình, anh khen: “Em có một hàm răng tuyệt đẹp!?.

Một cảm giác ghê tởm trào lên. Tôi bỗng tự h?i mình sao lâu nay quên bẵng mất câu nói ấy? Tôi b? v?, mặc kệ Nhân bảnh bao và mượt mà ngồi lại giữa cái phòng sặc mùi thuốc sát trùng của anh.

Tôi lang thang ra b? sông. Gió thổi mát rượi lẫn mùi bùn ngai ngái. Con sông dì tôi trầm mình ngày xưa gi? hầu như không chảy nữa, bùn rác của những ngư?i dân thành phố đổ xuống làm tắc nghẹt dòng sông. Nước sông đen quánh, đây đó c? mực, c? dại chen nhau m?c l?u ngh?u. Ngày xưa dì tôi kể cho tôi nghe truyện cổ tích v? một dòng sông. Ngư?i con trai ở thượng nguồn, ngư?i con gái ở hạ nguồn. H? yêu nhau qua bao lần nước chảy mòn khe đá, bao lần thủy tri?u lên rồi xuống trên sông. Bên dòng sông ấy, ngư?i con gái đã sinh ra. Nơi dòng sông ấy, ngư?i con trai đã vẫy vùng lúc trăng lên, khi chi?u xuống... Một ngày kia, thác lũ đã cuốn xác chàng trai xuôi xuống hạ nguồn, cô gái đau đớn lao mình vào dòng nước ôm lấy xác ngư?i yêu. Thác lũ đã đẩy hai ngư?i trôi theo dòng chảy của nó. Khi bão tan, dân làng thấy xác ngư?i con trai và ngư?i con gái dạt vào b? trong vòng tay nhau...

Từ đó, con sông vĩnh viễn không trao gi? chảy nữa. Nước sông đục dần, thuy?n bè thôi qua lại, hoa thôi nở ven sông và những câu hát thôi loang trên sông vắng, dòng sông đã chết!

Dòng sông dì tôi trầm mình cũng đã chết! Truyện cổ tích v? một dòng sông cũng không còn ai kể cho tôi nghe nữa? Trước mặt tôi, con sông như quặn mình, nó không thể tự chảy. Tôi nhắm mắt, nghe trong tiếng gió l?i dòng sông đã chết cất l?i kể: Ngày xửa ngày xưa...