Dan Lee
10-05-2007, 01:30 PM
LÀM THẾ NÀO ĐỐI VỚI NHỮNG THÓI XẤU CỦA CON TRẺ? (phần 2 )
Nói láo hoặc ăn cắp vặt: một đứa trẻ nói láo hoặc ăn cắp vặt thường là muốn cố gắng để thực hiện một cái gì. Nếu đứa trẻ cố ý làm một công việc khác thường để chúng ta khám phá ra sự phá luật của nó, chúng ta có thể bảo đảm rằng mục đích của nó là muốn sự chú ý của chúng ta. Tuy nhiên, nếu nó chối từ điều đó, chúng ta có quyền kết luận rằng nó muốn tỏ uy quyền của nó. Đứa trẻ có thể cảm thấy rằng nó có quyền lấy bất cứ cái gì nó muốn bất kể phương cách nào. Hoặc nó có thể cảm thấy một sự thích thú lớn lao trong việc lấy một cái gì mà không bị bắt. Hành động nói láo hoặc ăn cắp là triệu chứng của sự muốn nổi loạn sâu xa bên trong. Dĩ nhiên, những món đồ ăn cắp cần phải được trả lại. Nhưng chúng ta phải coi nhẹ những sự việc đó và đừng để bị gây ấn tượng. Điều đó có lẽ khó cho bố mẹ là những người hay nghĩ rằng họ có bổn phận phải dạy dỗ con cái không được làm như thế. Nhưng tất cả những việc rầy la, mắng chười, hay hình phạt thường không mang lại kết quả. Trái lạ, chúng còn làm tăng thêm sự ước muốn làm ngược lại để tìm quyền lực và để đánh bại bố mẹ. Vì thế, chúng ta không cần phải nói nhiều vì đứa trẻ biết rất rõ ràng rằng nói láo và ăn cắp là sai, nhưng nó vẫn thích làm vì điều đó sinh kết quả cho nó.
Cô bé Hương Lan 5 tuổi, chơi với đứa trẻ bên cạnh nhà đang cỡi xe đạp. Nó nài nĩ bố mẹ mua cho nó một cái xe như vậy, nhưng bố mẹ cắt nghĩa cho nó rằng họ không thể cung cấp cho nó ngay bây giờ. Một ngày kia, bà mẹ khám phá ra chiếc xe của đứa trẻ kia được dấu đằng sau lò sưởi. Bà mẹ rất là thông minh. Bà nghĩ: tốt, mình chờ xem một hai ngày nữa để xem cái gì sẽ xảy ra? Bà nhận thấy cô bé có cái gì bất ổn. Chiếc xe vẫn còn ở đó và bà mẹ không muốn nghĩ ngợi gì. Ngày thứ hai, buổi chiều bà hỏi cô bé: “Tại sao con không lấy chiếc xe của bạn con ra và cỡi đi”. Ngạc nhiên, cô bé trả lời: “Vì nó sẽ thấy và con phải trả lại cho nó. Bấy giờ, ăn cắp thì xem ra không tốt”, nói thế rồi cô bé bộc phát khóc. “Tại sao con không trả lại cho nó. Ít ra cả hai đứa có thể cỡi được cả”. Bà mẹ đã nói chuyện đó với bà mẹ của bạn nó và đã thuyết phục được sự cộng tác của bà kia để vấn đề được giải quyết một cách tốt đẹp. Từ đó, cô bé đã học được bài học của nó.
Vấn đề thật nằm trong sự kiện nầy là cô bé cảm thấy nó có quyền có bất cứ cái gì nó muốn. Nhưng bà mẹ đã giúp nó biết khám phá ra rằng ăn cắp thì không tốt.
Trẻ con có những thói tật xấu như thế cần sự giúp đỡ và cần sự cảm thông. Đó là một triệu chứng hơn là một căn bệnh. Chúng ta không thể làm gì được bằng phương cách tấn công. Hãy tìm hiểu nguyên nhân chính nằm ở đằng sau đó là cái gì? Nhiều lúc chúng ta có thể tìm ra được những nguyên nhân đó qua những cuộc nói chuyện thân tình và không chính thức. Đó có thể là vào lúc trước khi đi ngủ, bà mẹ và đứa con trong bầu khí thân tình và hạnh phúc, bà mẹ có thể bày ra một trò chơi nho nhỏ và hỏi: “Cái gì con không thích?” Ở đây, bà có thể khám phá ra đứa trẻ đang hậm hực cái gì? Từ đó, bà biết được một số những tin tức và tâm trạng của đứa bé để rồi bà có thể dùng nó làm nền cho hành động của bà chứ không phải cho lời nói. Bà không cần phê bình, cũng không cần cắt nghĩa cái mà nó không thích. Nhưng bà có thể hỏi nó: “Con cảm thấy cái gì có thể làm được cho vấn đề đó?” Đây là một cơ hội để lắng nghe. Nếu đứa trẻ không có gì để nói, bà mẹ có thể tiếp tục trò chơi bằng cách nói ra cái bà không thích, nhưng chỉ nói những thứ không có liên quan gì đến đứa trẻ. Nếu không, nó sẽ làm ngưng cuộc chơi và sẽ trở thành chỉ trích.
Chúng ta phải cẩn thận, không được tra xét vì nó sẽ làm cho đứa trẻ càng chui vào ốc vỏ, đóng cữa lại đối với những cố gắng muốn tìm hiểu. Trò chơi có thể được lập đi lập lại nhiều lần và trở thành phương tiện của sự đối thoại giao tiếp.
Chúng ta không thể mong đợi con trẻ hoàn toàn không có một tật xấu nào. Đây cũng là câu trả lời cho chúng ta nếu chúng ta cảm thấy chán nản vì sau những cố gắng sửa đổi về phía chúng ta, chúng ta vẫn thấy đứa trẻ vẫn tiếp tục như thế. Bấy giờ, chúng ta cũng như đứa trẻ có vẻ như tin rằng nó sẽ không bao giờ chấm dứt được cái thói xấu đó. Nhưng, hãy thử suy nghĩ lại: thật ra, bây giờ nó có còn mút ngón tay hay đái dầm ở vào tuổi học sinh trung học không? Dĩ nhiên là không! Tuy nhiên, sự lạc quan của chúng ta không có gì bảo đảm. Dẫu thế, chúng ta vẫn biết rằng một ngày kia nó sẽ chấm dứt. Đây là một chương trình dài hạn cần được khích lệ bỡi những hoạt động tăng cường cho những khía cạnh tích cực. Chúng ta có thể nói được rằng cuối cùng đứa trẻ cũng sẽ đáp lại. Một khi chúng ta giải thoát chúng ta khỏi sự chán nản, chính niềm tin của chúng ta vào đứa trẻ có thể cung cấp thêm động lực cho con trẻ chúng ta. Nếu chúng ta không quan tâm quá nhiều, nếu chúng ta bình tĩnh hơn một chút, và nếu chúng ta để một ít sự việc trôi đi tốt đẹp, chúng ta sẽ thấy rằng sự căng thẳng không còn và thói xấu trở thành một cái gì không còn quan trọng mấy cho con trẻ cũng như cho cả chúng ta. (Hết)
lêvănquảng, taiwan.
Nói láo hoặc ăn cắp vặt: một đứa trẻ nói láo hoặc ăn cắp vặt thường là muốn cố gắng để thực hiện một cái gì. Nếu đứa trẻ cố ý làm một công việc khác thường để chúng ta khám phá ra sự phá luật của nó, chúng ta có thể bảo đảm rằng mục đích của nó là muốn sự chú ý của chúng ta. Tuy nhiên, nếu nó chối từ điều đó, chúng ta có quyền kết luận rằng nó muốn tỏ uy quyền của nó. Đứa trẻ có thể cảm thấy rằng nó có quyền lấy bất cứ cái gì nó muốn bất kể phương cách nào. Hoặc nó có thể cảm thấy một sự thích thú lớn lao trong việc lấy một cái gì mà không bị bắt. Hành động nói láo hoặc ăn cắp là triệu chứng của sự muốn nổi loạn sâu xa bên trong. Dĩ nhiên, những món đồ ăn cắp cần phải được trả lại. Nhưng chúng ta phải coi nhẹ những sự việc đó và đừng để bị gây ấn tượng. Điều đó có lẽ khó cho bố mẹ là những người hay nghĩ rằng họ có bổn phận phải dạy dỗ con cái không được làm như thế. Nhưng tất cả những việc rầy la, mắng chười, hay hình phạt thường không mang lại kết quả. Trái lạ, chúng còn làm tăng thêm sự ước muốn làm ngược lại để tìm quyền lực và để đánh bại bố mẹ. Vì thế, chúng ta không cần phải nói nhiều vì đứa trẻ biết rất rõ ràng rằng nói láo và ăn cắp là sai, nhưng nó vẫn thích làm vì điều đó sinh kết quả cho nó.
Cô bé Hương Lan 5 tuổi, chơi với đứa trẻ bên cạnh nhà đang cỡi xe đạp. Nó nài nĩ bố mẹ mua cho nó một cái xe như vậy, nhưng bố mẹ cắt nghĩa cho nó rằng họ không thể cung cấp cho nó ngay bây giờ. Một ngày kia, bà mẹ khám phá ra chiếc xe của đứa trẻ kia được dấu đằng sau lò sưởi. Bà mẹ rất là thông minh. Bà nghĩ: tốt, mình chờ xem một hai ngày nữa để xem cái gì sẽ xảy ra? Bà nhận thấy cô bé có cái gì bất ổn. Chiếc xe vẫn còn ở đó và bà mẹ không muốn nghĩ ngợi gì. Ngày thứ hai, buổi chiều bà hỏi cô bé: “Tại sao con không lấy chiếc xe của bạn con ra và cỡi đi”. Ngạc nhiên, cô bé trả lời: “Vì nó sẽ thấy và con phải trả lại cho nó. Bấy giờ, ăn cắp thì xem ra không tốt”, nói thế rồi cô bé bộc phát khóc. “Tại sao con không trả lại cho nó. Ít ra cả hai đứa có thể cỡi được cả”. Bà mẹ đã nói chuyện đó với bà mẹ của bạn nó và đã thuyết phục được sự cộng tác của bà kia để vấn đề được giải quyết một cách tốt đẹp. Từ đó, cô bé đã học được bài học của nó.
Vấn đề thật nằm trong sự kiện nầy là cô bé cảm thấy nó có quyền có bất cứ cái gì nó muốn. Nhưng bà mẹ đã giúp nó biết khám phá ra rằng ăn cắp thì không tốt.
Trẻ con có những thói tật xấu như thế cần sự giúp đỡ và cần sự cảm thông. Đó là một triệu chứng hơn là một căn bệnh. Chúng ta không thể làm gì được bằng phương cách tấn công. Hãy tìm hiểu nguyên nhân chính nằm ở đằng sau đó là cái gì? Nhiều lúc chúng ta có thể tìm ra được những nguyên nhân đó qua những cuộc nói chuyện thân tình và không chính thức. Đó có thể là vào lúc trước khi đi ngủ, bà mẹ và đứa con trong bầu khí thân tình và hạnh phúc, bà mẹ có thể bày ra một trò chơi nho nhỏ và hỏi: “Cái gì con không thích?” Ở đây, bà có thể khám phá ra đứa trẻ đang hậm hực cái gì? Từ đó, bà biết được một số những tin tức và tâm trạng của đứa bé để rồi bà có thể dùng nó làm nền cho hành động của bà chứ không phải cho lời nói. Bà không cần phê bình, cũng không cần cắt nghĩa cái mà nó không thích. Nhưng bà có thể hỏi nó: “Con cảm thấy cái gì có thể làm được cho vấn đề đó?” Đây là một cơ hội để lắng nghe. Nếu đứa trẻ không có gì để nói, bà mẹ có thể tiếp tục trò chơi bằng cách nói ra cái bà không thích, nhưng chỉ nói những thứ không có liên quan gì đến đứa trẻ. Nếu không, nó sẽ làm ngưng cuộc chơi và sẽ trở thành chỉ trích.
Chúng ta phải cẩn thận, không được tra xét vì nó sẽ làm cho đứa trẻ càng chui vào ốc vỏ, đóng cữa lại đối với những cố gắng muốn tìm hiểu. Trò chơi có thể được lập đi lập lại nhiều lần và trở thành phương tiện của sự đối thoại giao tiếp.
Chúng ta không thể mong đợi con trẻ hoàn toàn không có một tật xấu nào. Đây cũng là câu trả lời cho chúng ta nếu chúng ta cảm thấy chán nản vì sau những cố gắng sửa đổi về phía chúng ta, chúng ta vẫn thấy đứa trẻ vẫn tiếp tục như thế. Bấy giờ, chúng ta cũng như đứa trẻ có vẻ như tin rằng nó sẽ không bao giờ chấm dứt được cái thói xấu đó. Nhưng, hãy thử suy nghĩ lại: thật ra, bây giờ nó có còn mút ngón tay hay đái dầm ở vào tuổi học sinh trung học không? Dĩ nhiên là không! Tuy nhiên, sự lạc quan của chúng ta không có gì bảo đảm. Dẫu thế, chúng ta vẫn biết rằng một ngày kia nó sẽ chấm dứt. Đây là một chương trình dài hạn cần được khích lệ bỡi những hoạt động tăng cường cho những khía cạnh tích cực. Chúng ta có thể nói được rằng cuối cùng đứa trẻ cũng sẽ đáp lại. Một khi chúng ta giải thoát chúng ta khỏi sự chán nản, chính niềm tin của chúng ta vào đứa trẻ có thể cung cấp thêm động lực cho con trẻ chúng ta. Nếu chúng ta không quan tâm quá nhiều, nếu chúng ta bình tĩnh hơn một chút, và nếu chúng ta để một ít sự việc trôi đi tốt đẹp, chúng ta sẽ thấy rằng sự căng thẳng không còn và thói xấu trở thành một cái gì không còn quan trọng mấy cho con trẻ cũng như cho cả chúng ta. (Hết)
lêvănquảng, taiwan.