Dan Lee
10-10-2007, 11:14 AM
CHIA SẺ VỚI EM VỀ KINH MÂN CÔI
Em thân mến,
Có lần em hỏi anh là khi mình làm linh mục hay làm tu sĩ thì mỗi ngày đều có tham dự thánh lễ, rước lễ thì lần chuổi Mân Côi có quan trọng lắm không, bởi vì theo em biết: chỉ có thánh lễ mới là việc thờ phượng Thiên Chúa cách cao quý, đích thực và công khai của người Ki-tô hữu mà thôi, còn tất cả những việc khác chỉ là việc phụ, có cũng được mà không thì cũng chẳng sao.
Vâng, em nói rất đúng, chỉ có thánh lễ là đỉnh cao duy nhất mà Giáo Hội thay mặt nhân loại tế lễ Thiên Chúa mà thôi, bởi vì trong thánh lễ chính Chúa Giê-su hiện diện thực sự, và Ngài vừa là chủ tế vừa là hiến tế dâng lên Chúa Cha của lễ là chính Ngài để tha tội và cứu chuộc nhân loại.
Vậy thì kinh Mân Côi mà Đức Mẹ Maria dạy Giáo Hội phải truyền bá cho con cái (giáo hữu) phải đọc và suy niệm thì phải như thế nào ? Anh đưa ra mấy ví dụ thật cụ thể để em biết tại sao phải đọc thêm kinh Mân Côi, hoặc đọc thêm những kinh nguyện khác để được Chúa xót thương:
1. Trong gia đình, khi em có lỗi với bố thì việc đầu tiên là em đến với mẹ để nhờ mẹ mà bố tha lỗi cho em. Mẹ em sẽ nói với em: con hãy đi pha trà mời bố uống và xin lỗi bố. Và khi em pha trà mời bố và xin lỗi bố, thì bố của em biết đây chính là cách chỉ dạy của mẹ em, thế là bố vui lòng bỏ qua lỗi cho em, không phải vì em pha trà ngon, nhưng là vì đó là vì em làm theo lời mẹ chỉ bảo.
Đức Mẹ Maria dạy chúng ta đọc kinh Mân Côi không phải để thay thế cho thánh lễ, nhưng nhờ kinh Mân Côi mà chúng ta hiểu rõ và yêu mến thánh lễ hơn.
2. Em có đọc những truyện kiếm hiệp Tàu của Kim Dung thì chắc em biết, các nhân vật cự phách của võ lâm thường có tính khí cổ quái, không muốn tiếp khách, không muốn chữa bệnh cho ai cả, dù người đó sắp chết, nhưng hể có tín vật của người thân hoặc của người mà họ tôn trọng cách đặc biệt, thì họ mới tiếp kiến hoặc chữa bệnh cho, bởi vì khi thấy tín vật thì họ hiểu rằng, người chủ của tín vật này muốn mình chữa bệnh cho người cầm tín vật này. Như vậy, không phải vì người bệnh tài giỏi, nhưng vì cái tin vật của người mà vị quái nhân võ lâm ấy tôn trọng.
Đức Mẹ Maria dạy chúng ta đọc kinh Mân Côi, không phải vì kinh Mân Côi cao trọng hơn thánh lễ, nhưng vì đọc kinh Mân Côi thì làm đẹp lòng Mẹ, nên Thiên Chúa cũng qua kinh Mân Côi mà tha tội và ban ơn cho chúng ta.
Nói như thế không phải Thiên Chúa có tính cổ quái lạnh lùng, nhưng đây chỉ là một hai vì dụ để em thấy, con người tội lỗi chúng ta sẽ không là gì trước mặt Thiên Chúa, càng không đáng để được Thiên Chúa tha tội, nhưng nhờ sự chết và sống lại của Chúa Giê-su mà chúng ta được cứu độ, và cũng nhờ công nghiệp hiệp thông của Đức Mẹ Maria với con của mình là Chúa Giê-su mà chúng ta được nhận lấy lòng xót thương của Ngài.
A. KINH MÂN CÔI LÀ LỜI TÂM TÌNH CỦA MẸ.
Khi hiện ra với ba trẻ em ở Fatima, Đức Mẹ Maria đã bày tỏ nổi lòng yêu mến nhân loại và đau khổ trước những tội lỗi mà nhân loại đang xúc phạm đến Thiên Chúa. Và chính Mẹ -chứ không ai khác- hiểu rất rõ sự công bằng của Thiên Chúa, sự công bằng này luôn nghiêng về phía yêu thương nhân loại mà Con Một của Ngài là Chúa Giê-su phải xuống thế làm người, chịu chết và sống lại để cứu độ loài người, thế nhưng Thiên Chúa yêu thương càng nhiều, thì nhân loại càng gạt Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của họ. Vì vậy. Đức Mẹ Maria chính là nơi để chúng ta –nhân loại tội lỗi- trú ẩn trước cơn thịnh nộ bởi sự công bằng của Thiên Chúa.
Nỗi lòng của Đức Mẹ Maria đã trãi ra khi nói với em bé Lucia: “Các con hãy cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt Mân Côi và hãy tôn sùng trái tim Mẹ”.
Chính những lời nói phát xuất từ miệng của người mẹ cao cả này mà Giáo Hội tin tưởng rằng: sự kiên nhẫn đợi chờ của Thiên Chúa không còn bao lâu nữa, nên ngày càng thôi thúc chúng ta hãy thực hiện gấp ba mệnh lệnh và cũng là ba lời tâm tình của Đức Mẹ Maria:
Lời tâm tình thứ nhất: Hãy cải thiện đời sống.
Không một người mẹ nào hãnh diện với hàng xóm khi có đứa con đi bụi đời, thành tích bất hảo đếm không nổi; không có người mẹ nào nở được nụ cười khi con cái mình ngày càng hư đốn không nghe lời dạy bảo.
Đức Mẹ Maria là mẹ của chúng ta, Mẹ không thể nào nhắm mắt làm ngơ khi sự kiên nhẫn của Thiên Chúa sắp hết, mà nhân loại vẫn cứ ngày càng sống trong đêm tối của tội lỗi; Mẹ cũng không thể một mình giúp nhân loại nếu nhân chúng ta không cộng tác với Mẹ, bởi vì nhân loại ngày càng lợi dụng tình yêu của Thiên Chúa ban cho để phủ nhận Ngài, lợi dụng sự tự do để làm tất cả những gì mà tính ích kỷ của con người đòi hỏi, kể cả những công việc mà ngay chính lương tâm của họ cũng lên án như giết người, phá thai và bốc lột người nghèo.v.v...
Mẹ, như người mẹ đau khổ vì những đứa con là nhân loại tội lỗi, Mẹ đang nhờ những đứa con nhỏ bé đơn sơ để nhắc nhở nhân loại: hãy cải thiện đời sống.
Cải thiện đời sống tức là thay đổi cuộc sống của mình từ xấu qua tốt, từ gian ác qua thánh thiện, từ gian dối qua thật thà, từ ghen ghét qua yêu thương, từ ích kỷ qua quảng đại, tắt một lời là thay đổi cách sống của mình để ngày càng trở nên giống Chúa Giê-su hơn, đó chính là điều mà Mẹ muốn mỗi người trong chúng ta phải thực hiện trước khi cơn thịnh nộ vì sự công bằng của Thiên Chúa đến.
Lời tâm tình yêu thương chứa đựng sự van nài của Đức Mẹ Maria đến nay vẫn còn vang dội trên khắp thế giới. Chỉ có thay đổi cuộc sống của mình thì hòa bình sẽ đến, và chỉ có thay đổi cuộc sống của mình thì mới có thể kéo dài sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, và như thế cũng có nghĩa là Nước Trời thật sự đang hiện diện ở trần gian này.
Lời tâm tình thứ hai: Yêu mến Trái Tim Mẹ.
Chúa Giê-su khi còn là bào thai trong cung lòng Mẹ Maria, thì mỗi nhịp đập tim của Mẹ là một nhịp sống của Ngài, mỗi một hơi thở của Mẹ là một động lực thúc đẩy Ngài từng giây phút lớn lên. Mẹ đã chia sẻ phần máu thịt của mình để làm nên hình hài của Chúa Giê-su, và hơn ai hết, Chúa Giê-su hiểu rất rõ, cảm nghiệm sâu sắc tình mẫu tử của Đức Mẹ Maria đối với Ngài và với nhân loại. Tình mẫu tử này đã được thể hiện trên đồi Can-vê trước giờ hấp hối, Phúc Âm của thánh Gioan thuật lại rằng:”Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh. Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà”. Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh”(Ga 19, 26-27).
Yêu mến Mẫu Tâm Mẹ Maria là chúng ta yêu mến Thánh Tâm Chúa Giê-su, cả hai trái tim này đều vì nhân loại mà chịu đau khổ.
Trái tim Chúa Giê-su bị lưỡi đòng đâm thâu để giọt máu yêu thương nhân loại cuối cùng trong tim chảy ra cho hết, để nước nơi cạnh sườn Ngài chảy ra rửa sạch tội lỗi nhân loại. Một trái tim của Mẹ Maria bị bảy lưỡi dao sắc đâm thâu (1), khiến mẹ trở nên người mẹ đồng công cứu chuộc nhân loại với con của mình là Chúa Giê-su, hai trái tim đồng nhịp yêu thương vì nhân loại tội lỗi bất trung.
Yêu mến Trái Tim Mẹ là bởi vì trái tim ấy rất yêu mến loài người, đã hy sinh tất cả vì loài người, hy sinh ngay cả người con độc nhất để cứu chuộc loài người. Yêu mến Trái Tim Mẹ là để xoa dịu nổi đau khổ của Thiên Chúa và của Mẹ vẫn còn đang chịu hằng ngày vì tội lỗi của loài người. Yêu mến Trái Tim Mẹ là để chúng ta biết yêu mến Chúa Giê-su hơn khi hiệp thông với những đau khổ của Ngài phải chịu vì chúng ta.
Một người mẹ chịu quá nhiều đau khổ thì không than trách với ai cả, mà chỉ thầm thỉ với những đứa con nhỏ bé đơn sơ của mình mà thôi. Mẹ Maria như người mẹ hiền đau khổ vì những đứa con ngỗ nghịch đã bày tỏ tâm tình với ba trẻ ở Fatima, bằng cách cho ba em biết những bí mật mà Giáo Hội mà vị đại diện Chúa Giê-su ở trần gian là Đức Giáo Hoàng phải chịu đau khổ, và nhân loại phải chịu vì những tai ươn do chính tội lỗi của mình mang đến: chiến tranh, ôn dịch, đói khát.v.v...
Yêu mến Trái Tim Mẹ, không phải chỉ là đọc kinh sáng tối, hay là đọc kinh Mân Côi cho thật nhiều mà không muốn thực hành lời Mẹ dạy là ăn ăn năn sám hối và cải thiện đời sống, nhưng yêu mến Trái Tim Mẹ chính là đem con tim của mình đi yêu thương và chia sẻ những đau khổ của Chúa Giê-su và Mẹ Maria nơi những người khác, để đền bù tội lỗi của mình và để kéo dài sự kiên nhẫn của Thiên Chúa đối với nhân loại.
Lời tâm tình thứ ba: Siêng năng lần hạt Mân Côi.
Không có vị thánh nào mà không yêu mến chuỗi Mân Côi, cũng có nghĩa là nói: không có vị thánh nào mà không yêu mến Đức Mẹ Maria, chính lòng yêu mến Đức Mẹ mà các thánh siêng năng lần hạt Mân Côi, bởi vì các ngài biết rằng, chuổi Mân Côi là phương thế hữu hiệu mà đơn sơ nhất để được đến gần với Thiên Chúa, bởi vì nơi kinh Mân Côi các ngài nhận ra được tình yêu mà Thiên Chúa đã ban cho các ngài không những nhờ công nghiệp của Chúa Giê-su, mà còn nhờ sự vui lòng cộng tác vào ơn cứu độ ấy của Đức Mẹ Maria.
Chuổi Mân Côi, như các nhà thần học nói, chính là sách Phúc Âm rút gọn lại những mốc chính của cuộc đời Chúa Giê-su khi ở trần gian này, mà Giáo Hội –qua mọi thời đại- đã suy tư chiêm ngắm và chia làm hai mươi “mốc” quan trọng: từ khi sứ thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ, cho đến khi Đức Mẹ được đem về trời cả hồn lẫn xác. Hai mươi mốc lịch sử này, chúng ta gọi là hai mươi mầu nhiệm kinh Mân Côi, và như là hai mươi đóa hoa hồng mà Giáo Hội dâng tặng cho Đức Mẹ Maria, để rồi qua kinh Mân Côi này, mà Thiên Chúa ban xuống cho chúng ta rất nhiều ơn trọng qua sự chuyển cầu của Đức Mẹ.
Lý do mà Đức Mẹ Maria dạy chúng ta siêng năng lần hạt Mân Côi, không gì khác hơn là Mẹ muốn con cái của Mẹ suy niệm đến tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi dành cho nhân loại. Bởi vì, qua kinh Mân Côi này, mà người quyền quý cũng như người bình dân, người có học thức cũng như người không có học thức, đều có thể suy tư và cảm nghiệm, rồi từ đó mà diễn tả lại cuộc sống của Chúa Giê-su qua cuộc sống của mình.
Có rất nhiều người được ơn trở lại là nhờ siêng năng đọc kinh Mân Côi, có rất nhiều người được ơn chết lành là nhờ đọc và suy ngắm kinh Mân Côi, và nhờ kinh Mân Côi mà các linh mục cũng như các tu sĩ nam nữ được ơn bền đỗ trong ơn gọi của mình.
Đức Mẹ Maria đã đem hết tình mẫu tử để dạy và khuyên bảo chúng ta cách cầu nguyện bằng kinh Mân Côi, không phải vì Mẹ muốn “chơi nổi” qua mặt Chúa như có người lầm tưởng, nhưng chính nơi chuổi Mân Côi này, Mẹ dạy chúng ta biết ca ngợi Thiên Chúa bằng kinh Sáng Danh; biết dùng kinh Lạy Cha để cầu nguyện với Cha trên trời, biết ngợi khen hồng phúc của Mẹ và kêu cầu Mẹ cứu giúp trong giờ lâm tử bằng kinh Kính Mừng, và nhất là biết suy ngắm các mầu nhiệm cứu chuộc loài người của Chúa Giê-su.
(còn tiếp)
-----------------------
1) Bảy dao nhọn (là Bảy sự thương khó) đâm thâu là: 1- Lúc nghe lời tiên tri Simêon, khi dâng Chúa Giêsu trong đền thánh.2- Lúc ẵm bế Chúa Hài Ðồng trốn sang Ai Cập.3- Lúc lạc mất Chúa tại Giêrusalem. 4- Lúc gặp Chúa vác thánh giá.5- Lúc Chúa chịu đóng đinh.6- Lúc hạ xác Chúa xuống khỏi thập giá.7- Lúc táng xác Chúa.
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Em thân mến,
Có lần em hỏi anh là khi mình làm linh mục hay làm tu sĩ thì mỗi ngày đều có tham dự thánh lễ, rước lễ thì lần chuổi Mân Côi có quan trọng lắm không, bởi vì theo em biết: chỉ có thánh lễ mới là việc thờ phượng Thiên Chúa cách cao quý, đích thực và công khai của người Ki-tô hữu mà thôi, còn tất cả những việc khác chỉ là việc phụ, có cũng được mà không thì cũng chẳng sao.
Vâng, em nói rất đúng, chỉ có thánh lễ là đỉnh cao duy nhất mà Giáo Hội thay mặt nhân loại tế lễ Thiên Chúa mà thôi, bởi vì trong thánh lễ chính Chúa Giê-su hiện diện thực sự, và Ngài vừa là chủ tế vừa là hiến tế dâng lên Chúa Cha của lễ là chính Ngài để tha tội và cứu chuộc nhân loại.
Vậy thì kinh Mân Côi mà Đức Mẹ Maria dạy Giáo Hội phải truyền bá cho con cái (giáo hữu) phải đọc và suy niệm thì phải như thế nào ? Anh đưa ra mấy ví dụ thật cụ thể để em biết tại sao phải đọc thêm kinh Mân Côi, hoặc đọc thêm những kinh nguyện khác để được Chúa xót thương:
1. Trong gia đình, khi em có lỗi với bố thì việc đầu tiên là em đến với mẹ để nhờ mẹ mà bố tha lỗi cho em. Mẹ em sẽ nói với em: con hãy đi pha trà mời bố uống và xin lỗi bố. Và khi em pha trà mời bố và xin lỗi bố, thì bố của em biết đây chính là cách chỉ dạy của mẹ em, thế là bố vui lòng bỏ qua lỗi cho em, không phải vì em pha trà ngon, nhưng là vì đó là vì em làm theo lời mẹ chỉ bảo.
Đức Mẹ Maria dạy chúng ta đọc kinh Mân Côi không phải để thay thế cho thánh lễ, nhưng nhờ kinh Mân Côi mà chúng ta hiểu rõ và yêu mến thánh lễ hơn.
2. Em có đọc những truyện kiếm hiệp Tàu của Kim Dung thì chắc em biết, các nhân vật cự phách của võ lâm thường có tính khí cổ quái, không muốn tiếp khách, không muốn chữa bệnh cho ai cả, dù người đó sắp chết, nhưng hể có tín vật của người thân hoặc của người mà họ tôn trọng cách đặc biệt, thì họ mới tiếp kiến hoặc chữa bệnh cho, bởi vì khi thấy tín vật thì họ hiểu rằng, người chủ của tín vật này muốn mình chữa bệnh cho người cầm tín vật này. Như vậy, không phải vì người bệnh tài giỏi, nhưng vì cái tin vật của người mà vị quái nhân võ lâm ấy tôn trọng.
Đức Mẹ Maria dạy chúng ta đọc kinh Mân Côi, không phải vì kinh Mân Côi cao trọng hơn thánh lễ, nhưng vì đọc kinh Mân Côi thì làm đẹp lòng Mẹ, nên Thiên Chúa cũng qua kinh Mân Côi mà tha tội và ban ơn cho chúng ta.
Nói như thế không phải Thiên Chúa có tính cổ quái lạnh lùng, nhưng đây chỉ là một hai vì dụ để em thấy, con người tội lỗi chúng ta sẽ không là gì trước mặt Thiên Chúa, càng không đáng để được Thiên Chúa tha tội, nhưng nhờ sự chết và sống lại của Chúa Giê-su mà chúng ta được cứu độ, và cũng nhờ công nghiệp hiệp thông của Đức Mẹ Maria với con của mình là Chúa Giê-su mà chúng ta được nhận lấy lòng xót thương của Ngài.
A. KINH MÂN CÔI LÀ LỜI TÂM TÌNH CỦA MẸ.
Khi hiện ra với ba trẻ em ở Fatima, Đức Mẹ Maria đã bày tỏ nổi lòng yêu mến nhân loại và đau khổ trước những tội lỗi mà nhân loại đang xúc phạm đến Thiên Chúa. Và chính Mẹ -chứ không ai khác- hiểu rất rõ sự công bằng của Thiên Chúa, sự công bằng này luôn nghiêng về phía yêu thương nhân loại mà Con Một của Ngài là Chúa Giê-su phải xuống thế làm người, chịu chết và sống lại để cứu độ loài người, thế nhưng Thiên Chúa yêu thương càng nhiều, thì nhân loại càng gạt Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của họ. Vì vậy. Đức Mẹ Maria chính là nơi để chúng ta –nhân loại tội lỗi- trú ẩn trước cơn thịnh nộ bởi sự công bằng của Thiên Chúa.
Nỗi lòng của Đức Mẹ Maria đã trãi ra khi nói với em bé Lucia: “Các con hãy cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt Mân Côi và hãy tôn sùng trái tim Mẹ”.
Chính những lời nói phát xuất từ miệng của người mẹ cao cả này mà Giáo Hội tin tưởng rằng: sự kiên nhẫn đợi chờ của Thiên Chúa không còn bao lâu nữa, nên ngày càng thôi thúc chúng ta hãy thực hiện gấp ba mệnh lệnh và cũng là ba lời tâm tình của Đức Mẹ Maria:
Lời tâm tình thứ nhất: Hãy cải thiện đời sống.
Không một người mẹ nào hãnh diện với hàng xóm khi có đứa con đi bụi đời, thành tích bất hảo đếm không nổi; không có người mẹ nào nở được nụ cười khi con cái mình ngày càng hư đốn không nghe lời dạy bảo.
Đức Mẹ Maria là mẹ của chúng ta, Mẹ không thể nào nhắm mắt làm ngơ khi sự kiên nhẫn của Thiên Chúa sắp hết, mà nhân loại vẫn cứ ngày càng sống trong đêm tối của tội lỗi; Mẹ cũng không thể một mình giúp nhân loại nếu nhân chúng ta không cộng tác với Mẹ, bởi vì nhân loại ngày càng lợi dụng tình yêu của Thiên Chúa ban cho để phủ nhận Ngài, lợi dụng sự tự do để làm tất cả những gì mà tính ích kỷ của con người đòi hỏi, kể cả những công việc mà ngay chính lương tâm của họ cũng lên án như giết người, phá thai và bốc lột người nghèo.v.v...
Mẹ, như người mẹ đau khổ vì những đứa con là nhân loại tội lỗi, Mẹ đang nhờ những đứa con nhỏ bé đơn sơ để nhắc nhở nhân loại: hãy cải thiện đời sống.
Cải thiện đời sống tức là thay đổi cuộc sống của mình từ xấu qua tốt, từ gian ác qua thánh thiện, từ gian dối qua thật thà, từ ghen ghét qua yêu thương, từ ích kỷ qua quảng đại, tắt một lời là thay đổi cách sống của mình để ngày càng trở nên giống Chúa Giê-su hơn, đó chính là điều mà Mẹ muốn mỗi người trong chúng ta phải thực hiện trước khi cơn thịnh nộ vì sự công bằng của Thiên Chúa đến.
Lời tâm tình yêu thương chứa đựng sự van nài của Đức Mẹ Maria đến nay vẫn còn vang dội trên khắp thế giới. Chỉ có thay đổi cuộc sống của mình thì hòa bình sẽ đến, và chỉ có thay đổi cuộc sống của mình thì mới có thể kéo dài sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, và như thế cũng có nghĩa là Nước Trời thật sự đang hiện diện ở trần gian này.
Lời tâm tình thứ hai: Yêu mến Trái Tim Mẹ.
Chúa Giê-su khi còn là bào thai trong cung lòng Mẹ Maria, thì mỗi nhịp đập tim của Mẹ là một nhịp sống của Ngài, mỗi một hơi thở của Mẹ là một động lực thúc đẩy Ngài từng giây phút lớn lên. Mẹ đã chia sẻ phần máu thịt của mình để làm nên hình hài của Chúa Giê-su, và hơn ai hết, Chúa Giê-su hiểu rất rõ, cảm nghiệm sâu sắc tình mẫu tử của Đức Mẹ Maria đối với Ngài và với nhân loại. Tình mẫu tử này đã được thể hiện trên đồi Can-vê trước giờ hấp hối, Phúc Âm của thánh Gioan thuật lại rằng:”Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh. Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà”. Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh”(Ga 19, 26-27).
Yêu mến Mẫu Tâm Mẹ Maria là chúng ta yêu mến Thánh Tâm Chúa Giê-su, cả hai trái tim này đều vì nhân loại mà chịu đau khổ.
Trái tim Chúa Giê-su bị lưỡi đòng đâm thâu để giọt máu yêu thương nhân loại cuối cùng trong tim chảy ra cho hết, để nước nơi cạnh sườn Ngài chảy ra rửa sạch tội lỗi nhân loại. Một trái tim của Mẹ Maria bị bảy lưỡi dao sắc đâm thâu (1), khiến mẹ trở nên người mẹ đồng công cứu chuộc nhân loại với con của mình là Chúa Giê-su, hai trái tim đồng nhịp yêu thương vì nhân loại tội lỗi bất trung.
Yêu mến Trái Tim Mẹ là bởi vì trái tim ấy rất yêu mến loài người, đã hy sinh tất cả vì loài người, hy sinh ngay cả người con độc nhất để cứu chuộc loài người. Yêu mến Trái Tim Mẹ là để xoa dịu nổi đau khổ của Thiên Chúa và của Mẹ vẫn còn đang chịu hằng ngày vì tội lỗi của loài người. Yêu mến Trái Tim Mẹ là để chúng ta biết yêu mến Chúa Giê-su hơn khi hiệp thông với những đau khổ của Ngài phải chịu vì chúng ta.
Một người mẹ chịu quá nhiều đau khổ thì không than trách với ai cả, mà chỉ thầm thỉ với những đứa con nhỏ bé đơn sơ của mình mà thôi. Mẹ Maria như người mẹ hiền đau khổ vì những đứa con ngỗ nghịch đã bày tỏ tâm tình với ba trẻ ở Fatima, bằng cách cho ba em biết những bí mật mà Giáo Hội mà vị đại diện Chúa Giê-su ở trần gian là Đức Giáo Hoàng phải chịu đau khổ, và nhân loại phải chịu vì những tai ươn do chính tội lỗi của mình mang đến: chiến tranh, ôn dịch, đói khát.v.v...
Yêu mến Trái Tim Mẹ, không phải chỉ là đọc kinh sáng tối, hay là đọc kinh Mân Côi cho thật nhiều mà không muốn thực hành lời Mẹ dạy là ăn ăn năn sám hối và cải thiện đời sống, nhưng yêu mến Trái Tim Mẹ chính là đem con tim của mình đi yêu thương và chia sẻ những đau khổ của Chúa Giê-su và Mẹ Maria nơi những người khác, để đền bù tội lỗi của mình và để kéo dài sự kiên nhẫn của Thiên Chúa đối với nhân loại.
Lời tâm tình thứ ba: Siêng năng lần hạt Mân Côi.
Không có vị thánh nào mà không yêu mến chuỗi Mân Côi, cũng có nghĩa là nói: không có vị thánh nào mà không yêu mến Đức Mẹ Maria, chính lòng yêu mến Đức Mẹ mà các thánh siêng năng lần hạt Mân Côi, bởi vì các ngài biết rằng, chuổi Mân Côi là phương thế hữu hiệu mà đơn sơ nhất để được đến gần với Thiên Chúa, bởi vì nơi kinh Mân Côi các ngài nhận ra được tình yêu mà Thiên Chúa đã ban cho các ngài không những nhờ công nghiệp của Chúa Giê-su, mà còn nhờ sự vui lòng cộng tác vào ơn cứu độ ấy của Đức Mẹ Maria.
Chuổi Mân Côi, như các nhà thần học nói, chính là sách Phúc Âm rút gọn lại những mốc chính của cuộc đời Chúa Giê-su khi ở trần gian này, mà Giáo Hội –qua mọi thời đại- đã suy tư chiêm ngắm và chia làm hai mươi “mốc” quan trọng: từ khi sứ thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ, cho đến khi Đức Mẹ được đem về trời cả hồn lẫn xác. Hai mươi mốc lịch sử này, chúng ta gọi là hai mươi mầu nhiệm kinh Mân Côi, và như là hai mươi đóa hoa hồng mà Giáo Hội dâng tặng cho Đức Mẹ Maria, để rồi qua kinh Mân Côi này, mà Thiên Chúa ban xuống cho chúng ta rất nhiều ơn trọng qua sự chuyển cầu của Đức Mẹ.
Lý do mà Đức Mẹ Maria dạy chúng ta siêng năng lần hạt Mân Côi, không gì khác hơn là Mẹ muốn con cái của Mẹ suy niệm đến tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi dành cho nhân loại. Bởi vì, qua kinh Mân Côi này, mà người quyền quý cũng như người bình dân, người có học thức cũng như người không có học thức, đều có thể suy tư và cảm nghiệm, rồi từ đó mà diễn tả lại cuộc sống của Chúa Giê-su qua cuộc sống của mình.
Có rất nhiều người được ơn trở lại là nhờ siêng năng đọc kinh Mân Côi, có rất nhiều người được ơn chết lành là nhờ đọc và suy ngắm kinh Mân Côi, và nhờ kinh Mân Côi mà các linh mục cũng như các tu sĩ nam nữ được ơn bền đỗ trong ơn gọi của mình.
Đức Mẹ Maria đã đem hết tình mẫu tử để dạy và khuyên bảo chúng ta cách cầu nguyện bằng kinh Mân Côi, không phải vì Mẹ muốn “chơi nổi” qua mặt Chúa như có người lầm tưởng, nhưng chính nơi chuổi Mân Côi này, Mẹ dạy chúng ta biết ca ngợi Thiên Chúa bằng kinh Sáng Danh; biết dùng kinh Lạy Cha để cầu nguyện với Cha trên trời, biết ngợi khen hồng phúc của Mẹ và kêu cầu Mẹ cứu giúp trong giờ lâm tử bằng kinh Kính Mừng, và nhất là biết suy ngắm các mầu nhiệm cứu chuộc loài người của Chúa Giê-su.
(còn tiếp)
-----------------------
1) Bảy dao nhọn (là Bảy sự thương khó) đâm thâu là: 1- Lúc nghe lời tiên tri Simêon, khi dâng Chúa Giêsu trong đền thánh.2- Lúc ẵm bế Chúa Hài Ðồng trốn sang Ai Cập.3- Lúc lạc mất Chúa tại Giêrusalem. 4- Lúc gặp Chúa vác thánh giá.5- Lúc Chúa chịu đóng đinh.6- Lúc hạ xác Chúa xuống khỏi thập giá.7- Lúc táng xác Chúa.
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.