PDA

View Full Version : Tạ ơn Chúa đã chữa con nên sạch



Dan Lee
10-11-2007, 10:34 AM
CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN C

TẠ ƠN CHÚA ĐÃ CHỮA CON NÊN SẠCH

(Mt 17, 11-19)

Thưa quý vị,

Đọc Phúc Âm hôm nay khiến tôi nhớ đến chuyện gia đình sáu năm về trước. Thời ấy vào mùa Giáng Sinh tôi về thăm, cha tôi 95 tuổi đau nặng. Khi tôi có mặt ở nhà, ông mắc sốt rét. Chúng tôi giúp đỡ ông ăn vận sạch sẽ và đưa đến bệnh viện bằng xe lăn. Khi bác sĩ khám bệnh, ông bỗng nhiên hỏi tôi: “Ta sẽ mạnh lại chứ?”. Tôi cam đoan sẽ mạnh giỏi. Tôi sực nhớ tôi cũng hỏi cha tôi như vậy khi còn bé, và cha tôi trả lời đúng câu của tôi. Hoàn cảnh tương tự, chỉ khác người hỏi và đáp. Cha tôi và tôi đổi vị trí cho nhau. Khi còn bé, tôi hỏi cha và người âu yếm trả lời, lúc này người hỏi và tôi trả lời đầy thương yêu và kính trọng.

Về nhà, bà Mẹ đưa tôi xem tấm hình chụp cha tôi nhiều năm về trước. Lúc ấy ông khoảng ba mươi tuổi, làm nghề đưa thư ở vùng Brooklyn, cha tôi có nụ cười tươi, rộng, bước đi tự tin với cái túi đựng thơ trên vai. Trong túi đủ mọi thứ hàng hoá thuộc nghề nghiệp của ông: tạp chí, nhật trình, thơ từ, bưu phẩm, nặng cả bên vai. Tôi chăm chú nhìn vào tấm hình và nhớ lại lần đi bệnh viện vừa qua và câu ông hỏi tôi từ chiếc ghế xe lăn: “Liệu Cha khoẻ lại được không?”. Người đưa thơ đã trải qua một hành trình dài trong cuộc đời.

Người ta thường mô tả cuộc đời là một hành trình. Đúng vậy khi còn trẻ chúng ta đi học, chơi thể thao, kết bạn bè, lập gia đình và lên kế hoạch cho tương lai. Có những thành công và thất bại, hò hẹn, yêu đương, nghề nghiệp, con cái, lao động cực nhọc, trung thành, phản bội. Rồi đến thời kỳ già yếu, hưu trí, chắu chắt, bệnh hoạn và qua đời. Mỗi giai đoạn đều có đặc tính riêng, không thay thế được. Có những vui buồn sướng khổ, hỉ nộ, ái ố không giống nhau. Chẳng giai đoạn nào tốt hơn giai đoạn nào xét về tình cảm và công nghiệp, niềm vui và thách đố, cơ hội và ý nghĩa.

Dĩ nhiên dọc theo dòng chảy của cuộc sống, chúng ta để lại các dấu chân và khi nhìn lại sẽ thấy chúng khác nhau tuỳ vào từng giai đoạn. Có những lúc nhẹ nhàng và đầy tự tin giống như cha tôi với túi thơ trên vai. Nhưng cũng có lúc nặng nề và sâu đậm khi gặp khó khăn thử thách. Hơn nữa còn dấu vết của vấp ngãm trỗi dậy hoặc lê gối trên mặt cát. Một vài dấu lạc hướng hoặc sai đường mà nhìn lại chỉ thấy ân hận: “Tại sao tôi đã hành động như vậy? Tôi đã nghĩ chi vào lúa ấy? Nếu nhận ra tôi chẳng hề làm như vậy …”. Lúc này trước Thánh Thể chúng ta hỏi lương tâm như vậy.

Vậy hành trình của chúng ta không luôn tốt đẹp và thuận lợi. Nó thay đổi tuỳ vào hoàn cảnh và thời gian. Nhưng nó tỏ bày bản chất của mình. Bản chất luôn trôi nổi nếu không có bàn tay Thiên Chúa dẫn dắt. Phúc Am hôm nay có điều chi nói với chúng ta về chuyện này? Đức Giêsu cũng đang làm cuộc hành trình và hành trình về Giêrusalem. Ngài luôn biết rõ mình ở đâu và đi đâu. Đó là cuộc hành trình đầy khó khăn. Người trông thấy trước những gì đang chờ mình. Vậy mà không thối chí quay lại, trì hoãn. Người nhất quyết đi lên Giêrusalem vì nhân loại: “Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu vượt qua biên giới Galilea và Samaria. Lúc vào một làng kia thì có mười người phong cùi gặp Người. Họ dừng lại đàng xa và kêu lớn tiếng: “Lạy Thày Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi”. Phúc Am kể có đám đông cùng đi với Người. Một số là môn đệ, số khác vì tò mò. Vậy theo Chúa không nhất thiết biến người ta thành môn đệ Chúa. Riêng những người phong cùi thì không biết mình đi đâu, ngoài việc chạy đến với Đức Giêsu để kêu xin Ngài. Nếu không, hành trình của họ là vô định và tuyệt vọng. Và chúng ta thì sao? Cứ nhìn vào cách sống của chúng ta khắc rõ, không cần bình luận.

Những kẻ phong hủi này đi đâu? Bất cứ nơi đâu họ cũng bị coi là nhơ uế và bẩn thỉu. Chẳng ai tiếp đón họ, chẳng ai mong muốn họ. Họ không được về gia đình, cũng không được phép trú ngụ ở thành thánh, hoặc cầu nguyện ở đền thờ. Người ta xua đuổi họ. Số phận họ thật đau xót và bi thảm. Tôi được nghe một nhà truyền giáo dòng Maryknoll ở Triều Tiên kể về số phận của các người cùi tại nước ấy. Linh mục truyền giáo cho họ tới 40 năm. Họ bắt buộc phải sống cô đơn, biệt lập khỏi các khu dân cư. Mỗi năm gia đình đến thăm một lần. Trước ngày thăm, người ta sửa soạn cho họ một cánh đồng, có dây chăng cách xa chừng 50 mét. Gia đình đứng ở ngoài gọi to tên thân nhân của mình. Các bệnh nhân cũng nói chuyện với họ hàng như vậy. Đó là cuộc gặp gỡ hàng năm.

Nhìn vào những người phong cùi hôm nay, chúng ta thấy họ không đồng chủng, có người Do Thái và có người Samaritanô, hai giống người vốn thù ghét nhau, nay họp thành một nhóm. Bệnh tật và đau khổ đã nối kết họ nên một. Một vài triết gia đã nhận xét: “Dù cấp bậc xã hội thế nào đi nữa, thì người ta cũng đổ nước mắt giống nhau”. Khi bạn ở nấc thang cuối cùng của xã hội, như những người phong cùi hôm nay, thì tôn giáo, học thức, giàu sang, dòng giống còn có ý nghĩa chi? Nếu chúng ta đồng hoá mình với các kẻ phong cùi trước mặt Thiên Chúa, chúng ta có thể phân biệt đối xử với nhau không? Sở dĩ chúng ta phân cấp là vì chúng ta coi mình thanh sạch, ông nọ bà kia, mà thực chất không phải như vậy. Chúng ta còn hơn cả phong cùi vì còn kiêu căng quá đáng.

Cho nên Phúc Âm hôm nay dạy chúng ta bài học sâu sắc, nhất là biết cầu nguyện ra sao. Tâm hồn tín hữu luôn cảm nghiệm nhu cầu về Đấng Tối Cao trợ giúp, và chỉ mình Ngài thoả mãn được điều này. Tất cả mọi người đều bước những bước sai lầm, đều cảm thấy ân hận và tách mình khỏi người khác. Vậy trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc sống, chúng ta phải kêu lên cùng Chúa Giêsu: “Lạy Thày, xin thương xót chúng con”. Ngày nay vì kiêu ngạo, từ thương xót xem ra chói tai. Chúng ta không muốn nhờ lòng thương hại của ai. Đấy là điều chúng ta phải học từ những người phong cùi, Họ là những người không có gì để tự phu5, Họ gặp ai có thể giúp họ được là họ kêu đến người đó. Nên khi họ trông thấy Đức Giêsu trước mặt là giãi bày nhu cầu của mình Nhưng họ không được lành sạch ngay tức thời. Họ phải đi trình diện với các tư tế.

Thánh Luca kể: “Đang khi di đường, thì họ thấy mình được thanh sạch”. Họ được Đức Giêsu hoàn lại nhân phẩm và địa vị trong xã hội. Không còn bị phân biệt đối xử và loại trừ. Một cuộc sống mới khởi sự. Họ tiếp tục cuộc hành trình mà không còn tự ty, họ có thể quên đi những dấu chân quá khứ. Tôi tưởng tượng họ bước đi trên đường, tới gặp các tư tế. Trước hết là nặng nề chậm chạp, những dấu lê bước chứng tỏ cuộc đời không mục tiêu, rồi dần dần nhanh nhẹn, đều đặn hơn, cuối cùng vững vàng và tự tin. Chỉ có mỗi mình người Samaritanô thấy mình được sạch, ngỡ ngàng và quay lại tạ ơn thày Giêsu. Tuy chẳng đạo đức gì hơn các đồng bạn cùi mà lại là người ngoại, nhưng anh đã nhận ra nguồn mạch chữa mình là Đức Giêsu. Chúng ta hãy bắt chước anh ta. Chúng ta là những người cùng đi chung với nhau trên một quảng đường đời. Nhiều lần chúng ta đã vấp ngã cần được chữa trị và cứu giúp; nhờ Chúa Giêsu chúng ta mới được hoàn toàn lành mạnh ngay cả khi gần lìa đời chúng ta lại càng cân Chúa giúp đỡ nhiều hơn và cũng như những người cùi chúng ta cân được chữa trị khi :

Có người anh em nhắc nhở chúng ta tự vấn lương tâm về cuộc sống chưa tốt hiện tại.

Chúng ta sắp thực hiện một hành vi quan trọng đối với tha nhân trong quan hệ xã hội.

Cha mẹ dạy chúng ta cách quên mình phục vụ tha nhân trong những trường hợp đầy gian nan trắc trở, mồ hôi và nước mắt.

Chúng ta bị “lực bất tòng tâm” cân lời khuyên bảo, an ủi để tìm đến hy vọng tương lai.

Chúng ta sa ngã cần được nâng đỡ trợ giúp.

Bị buồn phiền vì có người thân hay bạn bè thân thiết qua đời.

Chúng ta được chữa lành, được thêm sức, được can đãm trong hy vọng một cách đặc biệt nhờ đó chúng ta sẽ mừng rở hân hoan. Hãy nhớ đến người cùi Samaritanô; anh ta đang đi trên đường bổng thấy mình được lành bệnh và biết ngay là Chúa Giêsu đã chữa cho anh. Có thể vì là dân ngoại, nên Anh khâm phục và kính trọng quyền năng của Đức Chúa Trời, anh không có đền thờ nào khác để dâng lễ vật, nên bắt buộc phải trở lại tạ ơn vị ân nhân của mình. Phúc Am kể: “Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn”. Đó là thái độ tôn thờ. Chính Đức Giêsu tuyên bố: “Lòng tin của con đã cứu chữa con”. Đức tin giúp chúng ta nhận ra Chúa Giêsu đã chửa bệnh cho chúng ta. Đức tin giúp chúng ta nhớ là chúng ta không sống cô độc trong những gian nan của cuộc sống vì có Chúa luôn ở bên cạnh chúng ta, Ngài đang nâng đở và phụ giúp chúng ta đương đầu với nghịch cảnh cho tới khi chúng ta được bình an và thanh sạch tội lỗi

Người Samaritanô thực sự nhận ra quyền phép của Đức Giêsu và quay trở lại tạ ơn Người. Chúng ta nên khiêm tốn noi gương ông. Đừng tự cao tự đại cho rằng mình là bổn đạo gốc, quá quen thuộc với ân huệ Thiên Chúa. Các tín hữu cũng sẽ được cảm nghiệm niềm vui ấy, nếu thực sự nhận ra mình cùi hủi trước mặt Thiên Chúa và kêu xin Ngài cứu chữa. Amen.

Lm Jude Siciliano OP