PDA

View Full Version : Siêu Đại sứ quán.



phu ong
10-14-2007, 08:35 AM
Đó là Đại sứ quán Mỹ ở Iraq, hoành tráng, kỳ lạ và tốn kém nhất trong lịch sử Bộ Ngoại giao Mỹ. Dự kiến khánh thành vào tháng 9 vừa qua, nay sự kiện được chờ đợi này đã bị hoãn đến năm sau nhưng chưa biết tháng mấy. Tệ hơn nữa, Quốc hội Mỹ đang tìm hiểu vì sao, cũng giống như cuộc chiến Iraq, nó cứ đòi rót thêm tiền mà vẫn chưa xong và bị chỉ trích liên tục

Bên bờ Tây sông Tigris chảy ngang qua Baghdad, thủ đô Iraq, toạ lạc Vùng Xanh – nơi làm việc của tổng hành dinh liên quân Mỹ - đồng minh và Chính phủ Iraq - được bảo vệ nghiêm ngặt đến mức, trên nguyên tắc, một con kiến cũng khó lọt vào. Cũng tại đây, từ giữa năm 2005, người ta bắt đầu xây một công trình kỷ niệm tầm cỡ thế kỷ: Tòa đại sứ Mỹ lớn nhất thế giới, một siêu sứ quán như người Iraq thường gọi.

http://img84.imageshack.us/img84/5236/iraqet8.jpg

Thành phố trong thành phố

Gọi là siêu không có gì quá đáng bởi khuôn viên đại sứ quán rộng tới 41,6 mẫu, tức tương đương thành phố Vatican. Nó to gấp 6 lần khuôn viên trụ sở Liên Hiệp Quốc. Với diện tích này, người ta có thể xây 80 sân bóng đá. Riêng tư dinh ông đại sứ rộng tới 4.876 m2!

Nó cũng hao tài tốn của nhất bởi cho đến nay người ta đã đổ vào công trình này gần 750 triệu USD, so với ngân sách thông qua tại quốc hội là 592 triệu USD, mà vẫn chưa xong. Số tiền này còn nhiều hơn tiền xây dựng 11 trường đại học mà chính quyền bang Florida định xây năm 2008.

Khi hoàn thành, tòa đại sứ sẽ có 1.000 nhân viên biên chế, 3.000 nhân viên hợp đồng có thời hạn, trong đó phân nửa là nhân viên an ninh tư nhân. Ngần này người sẽ ở trong 6 tòa nhà riêng, mỗi tòa có 619 phòng một giường và làm việc trong 1.000 phòng của hai “cao ốc ngoại giao”.

Vùng Xanh gần đây thường bị quân nổi dậy Iraq bắn rốc-kết quậy phá. Nhưng nhân viên tòa đại sứ sẽ không phải lo lắng nhiều vì tường nhà một số cao ốc dày ít nhất 4,5 m còn các ngôi nhà khác có tường dày gấp 2,5 tiêu chuẩn an ninh thông thường! Cuộc sống của nhân viên cũng sẽ được bảo đảm phong phú, đa dạng vì có siêu thị, trường học, thẩm mỹ viện, tiệm cắt tóc, nhà tập thể dục, rạp chiếu bóng, hồ bơi (bảo đảm thuộc loại lớn nhất ở Iraq), sân quần vợt v.v...

Trong khi dân chúng Iraq ở Baghdad thiếu điện và nước thường xuyên thì tòa đại sứ có nhà máy điện, nhà máy nước và nhà máy xử lý nước thải riêng. Ngoài ra, còn có trại lính thủy quân lục chiến, kho bãi dân sự và quân sự. Tóm lại, tòa đại sứ mới sẽ có tất cả 21 công trình lớn nhỏ trang bị công nghệ cao, 5 cửa vào được canh gác hết sức nghiêm ngặt và một cửa ra - vào khẩn cấp. Một thành phố nhỏ độc lập hoàn toàn trong thành phố lớn Baghdad.

Giải thích lý do Bộ Ngoại giao Mỹ phải xây một công trình hoành tráng và sang trọng như vậy, báo cáo của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cho biết, càng ngày bộ càng khó thuyết phục nhân viên đến công tác ở Iraq vì chiến trường Iraq quá ác liệt. Hơn nữa, theo nhật báo Anh The Telegraph, tình trạng ăn ở và làm việc hiện nay của nhân viên tòa đại sứ Mỹ ở Iraq quá bệ rạc. Do tòa đại sứ mới xây chưa xong, 3.000 nhân viên phải ngủ trong xe rơ-moóc rất dễ ăn đạn của quân nổi dậy và làm việc trong những căn phòng tạm bợ đôi khi thiếu cả ghế ngồi.

Quốc hội Mỹ sốt ruột

Trong bối cảnh một Iraq bất an như vậy, công trình xây dựng đại sứ quán Mỹ tất nhiên được bảo mật tối đa. Theo tờ The Telegragh, nó bí mật đến nỗi cách đây mấy tuần người dân Iraq mới biết công trường xây dựng bên bờ sông Tigris là tòa đại sứ mới của Mỹ mặc dù lâu nay hằng ngày họ thấy một rừng cần cẩu hoạt động khẩn trương nhưng không hề biết người Mỹ đang xây cái gì. Bài báo đầu tiên nói về công trình này chỉ xuất hiện trên một tờ báo địa phương hồi cuối tháng rồi.

Báo chí Mỹ chỉ biết được những chi tiết kể trên sau khi Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ gần đây công bố báo cáo tình hình xây dựng đại sứ quán Mỹ ở Iraq và những vấn đề của nó. Toàn là những vấn đề gây đau đầu cho quốc hội.

Chỉ trích được nhắc đi nhắc lại nhiều nhất là tòa đại sứ mới này là một bằng chứng cho thấy Mỹ muốn thống trị Iraq lâu dài. Nhà sử học Jane Loeffler viết trên tạp chí Chính sách ngoại giao: “Mặc dù lúc nào cũng tuyên bố tin tưởng ở người Iraq và tương lai dân chủ của Iraq, Chính phủ Mỹ lại thiết kế một tòa đại sứ mang ý nghĩa trái ngược hoàn toàn. Với pháo đài này, Mỹ có thể duy trì sự hiện diện đông đảo và dài hạn của mình (ở Iraq) trong thế luôn luôn đối mặt với bạo lực kéo dài”.

Tòa đại sứ Mỹ mới do một nhà thầu Kuwait - Công ty First Kuwait Trading & Contracting (FKTC) - xây dựng phần “ngon cơm” nhất, trong khi 6 nhà thầu khác, hầu hết là Mỹ, lãnh phần “xương xẩu”, cũng là một câu chuyện lạ gây tranh cãi. Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra gian lận trong đấu thầu. Có tin nhà thầu này bị tố giác đã đút lót 200.000 USD. Nhưng, đối với quốc hội Mỹ, chính sách tuyển dụng của nhà thầu này xâm phạm nghiêm trọng nhân quyền và luật lao động mới là chuyện rắc rối cho Mỹ.

Công nhân của FKTC - hầu hết là người châu Á - phải làm việc 12 giờ/ngày, thường là 7 ngày/tuần, ở trong những căn nhà chật chội, ăn thức ăn vừa thiếu vừa kém vệ sinh, không có quần áo bảo hộ lao động và không có bảo hiểm y tế... Vậy mà lương cao nhất chỉ có 500 USD/tháng.

Theo Báo NLDO