Dan Lee
10-14-2007, 11:18 AM
CHÚA NHẬT XXVIII (TN C): Phung cùi hay tội lỗi đều có chỗ trong mái nhà Thiên Chúa
Dẫn nhập đầu lễ : Anh chị em thân mến,
Chúng ta đang được Chúa Kitô Phục sinh qui tụ lại nơi đây để cùng với Ngài dâng lên Chúa Cha Lời Tạ Ơn tuyệt vời nhất là chính Hy Tế Thập Giá của Ngài. Trong Hy Tế Tạ Ơn nầy, chúng ta cảm nhận tình yêu cứu độ của Thiên Chúa dành cho mỗi người, khi Người chữa lành chúng ta khỏi mọi vết nhơ tội lỗi nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô. Vì thế, sống đức tin chính là không ngừng biểu tỏ tâm tình và thái độ tạ ơn Thiên Chúa. Đó cũng chính là trọng tâm sứ điệp Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay.
Giờ đây, chúng ta thành tâm sám hối để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Giảng Lời Chúa :
1. Phung cùi hay tội lỗi đều có chỗ trong mái nhà Thiên Chúa :
Nơi đâu và thời nào cũng có những con người bị xã hội ruồng rẫy, rẽ khinh và vứt bỏ bên lề cuộc sống mà không một chút xót thương. Vào thời Chúa Giê-su, đại biểu cho những nhóm người bạt phận đó chính là những người phung hủi, những người sống mà như đã chết, lang thang quờ quạng trong hoang mạc cách ly, kéo lê cuộc đời trong nỗi cô độc bị gạt bỏ khỏi thế giới loài người. Người nào chạm tới họ lập tức trở thành ô uế, mang tội vào thân.
Mà không phải chỉ vào thời của Chúa Giê-su, những người phong cùi mới bị đối xử như thế. Thời nay, những trường hợp bi đát vẫn xảy ra trên thân phận những người cùi, như câu chuyện sau đây của Raoul Follreau, vị đại ân nhân của người phong cùi trên thế giới :
Trong một thị trấn nhỏ nọ, một người đàn ông lâm bệnh nặng. Sau khi khám nghiệm, các bác sĩ nghi ngờ anh ta đã mắc bệnh phong hủi... Tuy không là một phán quyết dứt khoát, nhưng kể từ đó người ta không còn thấy anh ra khỏi nhà nữa. Gia đình anh mỗi lúc lại càng xác tín hơn về bệnh tình của anh. Thế là để che dấu con người mà họ coi như một sự xấu hổ chung, những người thân của anh đã giam anh trong một cái mùng lớn. Người đàn ông đáng thương chỉ còn sống vất vưởng nhờ lương thực tiếp tế mỗi ngày. Vũ trụ của anh chỉ còn là khung mùng phủ kín bốn chân giường. Ngậm đắng nuốt cay từng giờ từng phút, người đàn ông chỉ còn mỗi một hy vọng: đó là trốn thoát được chính nhà giam của anh... Ngày nọ, anh đã trốn ra khỏi khuôn mùng và gia đình của anh. Nhưng chẳng may, người ta đã chận bắt được anh. Lần nay, người đàn ông khốn khổ dường như không còn một hy vọng nào nữa. Anh chỉ còn muốn tìm sự giải thoát qua cái chết...
Lần thứ hai, anh trốn khỏi vũ trụ tối tăm của anh. Nhưng lang thang mãi mà vẫn không tìm được sự tin tưởng và giúp đỡ của những người khác, anh đã tìm đến cái chết như một lời biện hộ cuối cùng. Người đàn ông đã mua thuốc ngủ và tự vận trước mặt mọi người. Cái chết của anh đã gây chấn động trong dư luận. Người ta yêu cầu cho khám nghiệm tử thi. Kết quả đã làm cho mọi người sửng sốt : anh đã không bao giờ mắc bệnh phong cùi...
Chính trong cái nổi bi đát khốn cùng của kiếp phận sống dỡ chết dỡ đó, mà bệnh phong cùi đã được các Thánh ký dùng làm biểu trưng của “thân phận tội lỗi” của con người. Tội lỗi chính là một thứ “cùi hủi tâm linh”, một tình trạng bi đát khiến con người bị đẩy vào tình trạng xa cách Thiên Chúa và anh em đồng loại. Đặc biệt trong ngữ cảnh của Tin Mừng Luca hôm nay, mười người phung cùi lang thang đi tìm Đấng Cứu Thế với lời van xin tha thiết : “Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương xót chúng tôi”, chúng ta như nghe vọng về những lời nguyện xin của những tâm hồn tội lỗi nài xin lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa :
- Người thu thuế đấm ngực thân thưa : “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là người tội lỗi” (Lc 18,13)
- Người con hoang trở về thưa cha : “Thưa cha, con đã đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa” (Lc 15,21)
- Kẻ trộm bị đóng đinh sám hối : “Ông Giê-su ơi, khi ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi”. (Lc 23,42).
Và Thiên Chúa đã đón đợi từ lâu để “chữa lành” những thân phận con người “phung cùi đáng thương đó. Lịch sử cứu rỗi phải chăng là một thiên tình ca về lòng yêu thương và sự chữa lành của Thiên Chúa dành cho thân phận tội lỗi cùi hủi của loài người. Niềm tin nầy hôm nay Phụng vụ một lần nữa muốn kiên cố lại nơi tâm hồn chúng ta qua lời tuyên tín của ông quan Naaman, một người phung hủi xứ Syria được sứ ngôn Ê-li-sê chữa lành sau khi trầm mình 7 lần dưới dòng sông Gio-đa-nô : “Không có Chúa nào khác trên thế gian nầy ngoài Chúa của Ít-ra-en”. Và Vị Thiên Chúa đó lại là Thiên Chúa của lòng thương xót, Thiên Chúa của khoan dung và tha thứ, Thiên Chúa của tình yêu.
Dòng nước sông Gio-đa-nô đã tẩy sạch bệnh phung cùi cho Na-a-man, phải chăng là hình bóng tiên trưng về dòng nước của bí tích Thánh Tẩy sẽ tẩy sạch chúng ta khỏi mọi vết nhơ tội lỗi. Vì thế, chúng ta sẽ không lấy làm lạ, khi Đức Kitô chữa lành 10 người phung cùi, thì điều đầu tiên Ngài lệnh cho họ là phải đi trình diện với các tư tế. Điều đó muốn nói lên rằng, một khi đã được chữa lành khỏi vết nhơ tội lỗi, con người sẽ được hội nhập vào cộng đoàn dân thánh, sẽ được ngẫng cao đầu đĩnh đạc tiến vào mái nhà của Thiên Chúa mà không sợ ánh mắt nào đố kỵ, rẽ khinh. Quả thật, một khi con người nhận ra và đáp trả tình yêu Thiên Chúa, thì không có con bệnh nan y nào mà không được chữa lành, không có thứ tội lỗi ghê gớm nào mà không được tha thứ, như chính lời khẳng quyết của Thiên Chúa : “Tội các ngươi dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hóa trắng như bông” (Is 1,18). Quả thật, phung cùi hay tội lỗi đều có chỗ trong mái nhà Thiên Chúa.
2. Tri ân – cảm tạ : hành vi cao cả của niềm tin.
Làm sao con người có thể vô tình vô ơn khi lãnh nhận hồng ân cứu độ cao cả như thế ! Chính vì thế, sứ điệp phụng vụ hôm nay còn gọi mời chúng ta phải luôn biết sống tâm tình tri ân cảm tạ vì muôn vạn hồng ân đã nhận được từ bàn tay yêu thương của Thiên Chúa. Đó chính là thái độ của vị quan Naaman thời ngôn sứ Ê-li-sê hay của một trong số mười người phung được Đức Kitô chữa lành đã quay lại để dâng lên tâm tình tri ân cảm tạ đối với Đấng đã thi ân giáng phúc.
Mà xét cho cùng, hành vi cốt lỏi của đức tin con người chính là tâm tình và thái độ tạ ơn. Chính vì thế, từ ngữ “Tạ Ơn” gần như là câu điệp khúc của toàn bộ Sách Thánh : “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 107,1). Như thế, thái độ không biết tạ ơn Thiên Chúa, không cần phải cám ơn Thiên Chúa, chính là thái độ vô thần, vô tôn giáo, vô tín ngưỡng. Đó là thái độ tự mãn, kiêu căng, lấy mình làm đủ, coi mình bằng trời. (Bàn tay ta làm nên tất cả, với sức người sỏi đá cũng thành cơm !...hay Ông trời dẹp lại một bên, để cho nông hội đứng lên làm trời…).
Không ai trong chúng ta lại rơi vào thái độ ngông cuồng đó. Tuy nhiên, thái độ dửng dưng, coi mọi sự là đương nhiên : miếng cơm manh áo là do tiền lương của sức lao động, sức khỏe là do siêng tập thể dục, nhà cửa, xe cộ là do tiết kiệm, tích lũy, học hành thành đạt là do chăm chỉ…V…V…mọi sự đương nhiên là phải như thế, có gì đâu mà phải tạ ơn với cám ơn. Đợi khi nào trúng số độc đắc hay khỏi bệnh ung thư thì mới xin lễ tạ ơn…Có lẽ 9 người phung cùi sau khi được khỏi bệnh cũng lý luận như thế : tình cờ gặp may khỏi bệnh, nào Chúa có can thiệp gì đâu, mắc mớ gì phải trở lại tạ ơn cái anh chàng Giê-su thợ mộc đến từ làng quê Na-da-rét ! Chính với cái não trạng “đương nhiên” đầy tự mãn đó, đã xô đẩy bao con người xa dần mối quan hệ với Thiên Chúa để rồi mất đức tin lúc nào không hay.
Sứ điệp Phụng vụ hôm nay nhắc nhở chúng ta luôn biết khám phá muôn vạn hồng ân Thiên Chúa giăng mắc trên đường đời, để không ngừng dâng lên Ngài những tâm tình và nghĩa cử của lòng tri ân cảm tạ.
Trong tháng Mân Côi nầy, chúng ta có thể dõi mắt nhìn lên Đức Trinh Nữ Maria để tiếp bước theo Ngài trong tâm tình tri ân và cảm tạ đầy khiêm nhu thánh đức phần nào được biểu hiện qua lời kinh Magnificat :
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi….
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
Biết bao điều cao cả
Danh Người thật chí thánh chí tôn !
LM. Giuse Trương Đình Hiền
CHÚA NHẬT XXVIII (TN C): Phung cùi hay tội lỗi đều có chỗ trong mái nhà Thiên Chúa
Dẫn nhập đầu lễ : Anh chị em thân mến,
Chúng ta đang được Chúa Kitô Phục sinh qui tụ lại nơi đây để cùng với Ngài dâng lên Chúa Cha Lời Tạ Ơn tuyệt vời nhất là chính Hy Tế Thập Giá của Ngài. Trong Hy Tế Tạ Ơn nầy, chúng ta cảm nhận tình yêu cứu độ của Thiên Chúa dành cho mỗi người, khi Người chữa lành chúng ta khỏi mọi vết nhơ tội lỗi nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô. Vì thế, sống đức tin chính là không ngừng biểu tỏ tâm tình và thái độ tạ ơn Thiên Chúa. Đó cũng chính là trọng tâm sứ điệp Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay.
Giờ đây, chúng ta thành tâm sám hối để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Giảng Lời Chúa :
1. Phung cùi hay tội lỗi đều có chỗ trong mái nhà Thiên Chúa :
Nơi đâu và thời nào cũng có những con người bị xã hội ruồng rẫy, rẽ khinh và vứt bỏ bên lề cuộc sống mà không một chút xót thương. Vào thời Chúa Giê-su, đại biểu cho những nhóm người bạt phận đó chính là những người phung hủi, những người sống mà như đã chết, lang thang quờ quạng trong hoang mạc cách ly, kéo lê cuộc đời trong nỗi cô độc bị gạt bỏ khỏi thế giới loài người. Người nào chạm tới họ lập tức trở thành ô uế, mang tội vào thân.
Mà không phải chỉ vào thời của Chúa Giê-su, những người phong cùi mới bị đối xử như thế. Thời nay, những trường hợp bi đát vẫn xảy ra trên thân phận những người cùi, như câu chuyện sau đây của Raoul Follreau, vị đại ân nhân của người phong cùi trên thế giới :
Trong một thị trấn nhỏ nọ, một người đàn ông lâm bệnh nặng. Sau khi khám nghiệm, các bác sĩ nghi ngờ anh ta đã mắc bệnh phong hủi... Tuy không là một phán quyết dứt khoát, nhưng kể từ đó người ta không còn thấy anh ra khỏi nhà nữa. Gia đình anh mỗi lúc lại càng xác tín hơn về bệnh tình của anh. Thế là để che dấu con người mà họ coi như một sự xấu hổ chung, những người thân của anh đã giam anh trong một cái mùng lớn. Người đàn ông đáng thương chỉ còn sống vất vưởng nhờ lương thực tiếp tế mỗi ngày. Vũ trụ của anh chỉ còn là khung mùng phủ kín bốn chân giường. Ngậm đắng nuốt cay từng giờ từng phút, người đàn ông chỉ còn mỗi một hy vọng: đó là trốn thoát được chính nhà giam của anh... Ngày nọ, anh đã trốn ra khỏi khuôn mùng và gia đình của anh. Nhưng chẳng may, người ta đã chận bắt được anh. Lần nay, người đàn ông khốn khổ dường như không còn một hy vọng nào nữa. Anh chỉ còn muốn tìm sự giải thoát qua cái chết...
Lần thứ hai, anh trốn khỏi vũ trụ tối tăm của anh. Nhưng lang thang mãi mà vẫn không tìm được sự tin tưởng và giúp đỡ của những người khác, anh đã tìm đến cái chết như một lời biện hộ cuối cùng. Người đàn ông đã mua thuốc ngủ và tự vận trước mặt mọi người. Cái chết của anh đã gây chấn động trong dư luận. Người ta yêu cầu cho khám nghiệm tử thi. Kết quả đã làm cho mọi người sửng sốt : anh đã không bao giờ mắc bệnh phong cùi...
Chính trong cái nổi bi đát khốn cùng của kiếp phận sống dỡ chết dỡ đó, mà bệnh phong cùi đã được các Thánh ký dùng làm biểu trưng của “thân phận tội lỗi” của con người. Tội lỗi chính là một thứ “cùi hủi tâm linh”, một tình trạng bi đát khiến con người bị đẩy vào tình trạng xa cách Thiên Chúa và anh em đồng loại. Đặc biệt trong ngữ cảnh của Tin Mừng Luca hôm nay, mười người phung cùi lang thang đi tìm Đấng Cứu Thế với lời van xin tha thiết : “Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương xót chúng tôi”, chúng ta như nghe vọng về những lời nguyện xin của những tâm hồn tội lỗi nài xin lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa :
- Người thu thuế đấm ngực thân thưa : “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là người tội lỗi” (Lc 18,13)
- Người con hoang trở về thưa cha : “Thưa cha, con đã đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa” (Lc 15,21)
- Kẻ trộm bị đóng đinh sám hối : “Ông Giê-su ơi, khi ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi”. (Lc 23,42).
Và Thiên Chúa đã đón đợi từ lâu để “chữa lành” những thân phận con người “phung cùi đáng thương đó. Lịch sử cứu rỗi phải chăng là một thiên tình ca về lòng yêu thương và sự chữa lành của Thiên Chúa dành cho thân phận tội lỗi cùi hủi của loài người. Niềm tin nầy hôm nay Phụng vụ một lần nữa muốn kiên cố lại nơi tâm hồn chúng ta qua lời tuyên tín của ông quan Naaman, một người phung hủi xứ Syria được sứ ngôn Ê-li-sê chữa lành sau khi trầm mình 7 lần dưới dòng sông Gio-đa-nô : “Không có Chúa nào khác trên thế gian nầy ngoài Chúa của Ít-ra-en”. Và Vị Thiên Chúa đó lại là Thiên Chúa của lòng thương xót, Thiên Chúa của khoan dung và tha thứ, Thiên Chúa của tình yêu.
Dòng nước sông Gio-đa-nô đã tẩy sạch bệnh phung cùi cho Na-a-man, phải chăng là hình bóng tiên trưng về dòng nước của bí tích Thánh Tẩy sẽ tẩy sạch chúng ta khỏi mọi vết nhơ tội lỗi. Vì thế, chúng ta sẽ không lấy làm lạ, khi Đức Kitô chữa lành 10 người phung cùi, thì điều đầu tiên Ngài lệnh cho họ là phải đi trình diện với các tư tế. Điều đó muốn nói lên rằng, một khi đã được chữa lành khỏi vết nhơ tội lỗi, con người sẽ được hội nhập vào cộng đoàn dân thánh, sẽ được ngẫng cao đầu đĩnh đạc tiến vào mái nhà của Thiên Chúa mà không sợ ánh mắt nào đố kỵ, rẽ khinh. Quả thật, một khi con người nhận ra và đáp trả tình yêu Thiên Chúa, thì không có con bệnh nan y nào mà không được chữa lành, không có thứ tội lỗi ghê gớm nào mà không được tha thứ, như chính lời khẳng quyết của Thiên Chúa : “Tội các ngươi dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hóa trắng như bông” (Is 1,18). Quả thật, phung cùi hay tội lỗi đều có chỗ trong mái nhà Thiên Chúa.
2. Tri ân – cảm tạ : hành vi cao cả của niềm tin.
Làm sao con người có thể vô tình vô ơn khi lãnh nhận hồng ân cứu độ cao cả như thế ! Chính vì thế, sứ điệp phụng vụ hôm nay còn gọi mời chúng ta phải luôn biết sống tâm tình tri ân cảm tạ vì muôn vạn hồng ân đã nhận được từ bàn tay yêu thương của Thiên Chúa. Đó chính là thái độ của vị quan Naaman thời ngôn sứ Ê-li-sê hay của một trong số mười người phung được Đức Kitô chữa lành đã quay lại để dâng lên tâm tình tri ân cảm tạ đối với Đấng đã thi ân giáng phúc.
Mà xét cho cùng, hành vi cốt lỏi của đức tin con người chính là tâm tình và thái độ tạ ơn. Chính vì thế, từ ngữ “Tạ Ơn” gần như là câu điệp khúc của toàn bộ Sách Thánh : “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 107,1). Như thế, thái độ không biết tạ ơn Thiên Chúa, không cần phải cám ơn Thiên Chúa, chính là thái độ vô thần, vô tôn giáo, vô tín ngưỡng. Đó là thái độ tự mãn, kiêu căng, lấy mình làm đủ, coi mình bằng trời. (Bàn tay ta làm nên tất cả, với sức người sỏi đá cũng thành cơm !...hay Ông trời dẹp lại một bên, để cho nông hội đứng lên làm trời…).
Không ai trong chúng ta lại rơi vào thái độ ngông cuồng đó. Tuy nhiên, thái độ dửng dưng, coi mọi sự là đương nhiên : miếng cơm manh áo là do tiền lương của sức lao động, sức khỏe là do siêng tập thể dục, nhà cửa, xe cộ là do tiết kiệm, tích lũy, học hành thành đạt là do chăm chỉ…V…V…mọi sự đương nhiên là phải như thế, có gì đâu mà phải tạ ơn với cám ơn. Đợi khi nào trúng số độc đắc hay khỏi bệnh ung thư thì mới xin lễ tạ ơn…Có lẽ 9 người phung cùi sau khi được khỏi bệnh cũng lý luận như thế : tình cờ gặp may khỏi bệnh, nào Chúa có can thiệp gì đâu, mắc mớ gì phải trở lại tạ ơn cái anh chàng Giê-su thợ mộc đến từ làng quê Na-da-rét ! Chính với cái não trạng “đương nhiên” đầy tự mãn đó, đã xô đẩy bao con người xa dần mối quan hệ với Thiên Chúa để rồi mất đức tin lúc nào không hay.
Sứ điệp Phụng vụ hôm nay nhắc nhở chúng ta luôn biết khám phá muôn vạn hồng ân Thiên Chúa giăng mắc trên đường đời, để không ngừng dâng lên Ngài những tâm tình và nghĩa cử của lòng tri ân cảm tạ.
Trong tháng Mân Côi nầy, chúng ta có thể dõi mắt nhìn lên Đức Trinh Nữ Maria để tiếp bước theo Ngài trong tâm tình tri ân và cảm tạ đầy khiêm nhu thánh đức phần nào được biểu hiện qua lời kinh Magnificat :
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi….
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
Biết bao điều cao cả
Danh Người thật chí thánh chí tôn !
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Dẫn nhập đầu lễ : Anh chị em thân mến,
Chúng ta đang được Chúa Kitô Phục sinh qui tụ lại nơi đây để cùng với Ngài dâng lên Chúa Cha Lời Tạ Ơn tuyệt vời nhất là chính Hy Tế Thập Giá của Ngài. Trong Hy Tế Tạ Ơn nầy, chúng ta cảm nhận tình yêu cứu độ của Thiên Chúa dành cho mỗi người, khi Người chữa lành chúng ta khỏi mọi vết nhơ tội lỗi nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô. Vì thế, sống đức tin chính là không ngừng biểu tỏ tâm tình và thái độ tạ ơn Thiên Chúa. Đó cũng chính là trọng tâm sứ điệp Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay.
Giờ đây, chúng ta thành tâm sám hối để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Giảng Lời Chúa :
1. Phung cùi hay tội lỗi đều có chỗ trong mái nhà Thiên Chúa :
Nơi đâu và thời nào cũng có những con người bị xã hội ruồng rẫy, rẽ khinh và vứt bỏ bên lề cuộc sống mà không một chút xót thương. Vào thời Chúa Giê-su, đại biểu cho những nhóm người bạt phận đó chính là những người phung hủi, những người sống mà như đã chết, lang thang quờ quạng trong hoang mạc cách ly, kéo lê cuộc đời trong nỗi cô độc bị gạt bỏ khỏi thế giới loài người. Người nào chạm tới họ lập tức trở thành ô uế, mang tội vào thân.
Mà không phải chỉ vào thời của Chúa Giê-su, những người phong cùi mới bị đối xử như thế. Thời nay, những trường hợp bi đát vẫn xảy ra trên thân phận những người cùi, như câu chuyện sau đây của Raoul Follreau, vị đại ân nhân của người phong cùi trên thế giới :
Trong một thị trấn nhỏ nọ, một người đàn ông lâm bệnh nặng. Sau khi khám nghiệm, các bác sĩ nghi ngờ anh ta đã mắc bệnh phong hủi... Tuy không là một phán quyết dứt khoát, nhưng kể từ đó người ta không còn thấy anh ra khỏi nhà nữa. Gia đình anh mỗi lúc lại càng xác tín hơn về bệnh tình của anh. Thế là để che dấu con người mà họ coi như một sự xấu hổ chung, những người thân của anh đã giam anh trong một cái mùng lớn. Người đàn ông đáng thương chỉ còn sống vất vưởng nhờ lương thực tiếp tế mỗi ngày. Vũ trụ của anh chỉ còn là khung mùng phủ kín bốn chân giường. Ngậm đắng nuốt cay từng giờ từng phút, người đàn ông chỉ còn mỗi một hy vọng: đó là trốn thoát được chính nhà giam của anh... Ngày nọ, anh đã trốn ra khỏi khuôn mùng và gia đình của anh. Nhưng chẳng may, người ta đã chận bắt được anh. Lần nay, người đàn ông khốn khổ dường như không còn một hy vọng nào nữa. Anh chỉ còn muốn tìm sự giải thoát qua cái chết...
Lần thứ hai, anh trốn khỏi vũ trụ tối tăm của anh. Nhưng lang thang mãi mà vẫn không tìm được sự tin tưởng và giúp đỡ của những người khác, anh đã tìm đến cái chết như một lời biện hộ cuối cùng. Người đàn ông đã mua thuốc ngủ và tự vận trước mặt mọi người. Cái chết của anh đã gây chấn động trong dư luận. Người ta yêu cầu cho khám nghiệm tử thi. Kết quả đã làm cho mọi người sửng sốt : anh đã không bao giờ mắc bệnh phong cùi...
Chính trong cái nổi bi đát khốn cùng của kiếp phận sống dỡ chết dỡ đó, mà bệnh phong cùi đã được các Thánh ký dùng làm biểu trưng của “thân phận tội lỗi” của con người. Tội lỗi chính là một thứ “cùi hủi tâm linh”, một tình trạng bi đát khiến con người bị đẩy vào tình trạng xa cách Thiên Chúa và anh em đồng loại. Đặc biệt trong ngữ cảnh của Tin Mừng Luca hôm nay, mười người phung cùi lang thang đi tìm Đấng Cứu Thế với lời van xin tha thiết : “Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương xót chúng tôi”, chúng ta như nghe vọng về những lời nguyện xin của những tâm hồn tội lỗi nài xin lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa :
- Người thu thuế đấm ngực thân thưa : “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là người tội lỗi” (Lc 18,13)
- Người con hoang trở về thưa cha : “Thưa cha, con đã đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa” (Lc 15,21)
- Kẻ trộm bị đóng đinh sám hối : “Ông Giê-su ơi, khi ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi”. (Lc 23,42).
Và Thiên Chúa đã đón đợi từ lâu để “chữa lành” những thân phận con người “phung cùi đáng thương đó. Lịch sử cứu rỗi phải chăng là một thiên tình ca về lòng yêu thương và sự chữa lành của Thiên Chúa dành cho thân phận tội lỗi cùi hủi của loài người. Niềm tin nầy hôm nay Phụng vụ một lần nữa muốn kiên cố lại nơi tâm hồn chúng ta qua lời tuyên tín của ông quan Naaman, một người phung hủi xứ Syria được sứ ngôn Ê-li-sê chữa lành sau khi trầm mình 7 lần dưới dòng sông Gio-đa-nô : “Không có Chúa nào khác trên thế gian nầy ngoài Chúa của Ít-ra-en”. Và Vị Thiên Chúa đó lại là Thiên Chúa của lòng thương xót, Thiên Chúa của khoan dung và tha thứ, Thiên Chúa của tình yêu.
Dòng nước sông Gio-đa-nô đã tẩy sạch bệnh phung cùi cho Na-a-man, phải chăng là hình bóng tiên trưng về dòng nước của bí tích Thánh Tẩy sẽ tẩy sạch chúng ta khỏi mọi vết nhơ tội lỗi. Vì thế, chúng ta sẽ không lấy làm lạ, khi Đức Kitô chữa lành 10 người phung cùi, thì điều đầu tiên Ngài lệnh cho họ là phải đi trình diện với các tư tế. Điều đó muốn nói lên rằng, một khi đã được chữa lành khỏi vết nhơ tội lỗi, con người sẽ được hội nhập vào cộng đoàn dân thánh, sẽ được ngẫng cao đầu đĩnh đạc tiến vào mái nhà của Thiên Chúa mà không sợ ánh mắt nào đố kỵ, rẽ khinh. Quả thật, một khi con người nhận ra và đáp trả tình yêu Thiên Chúa, thì không có con bệnh nan y nào mà không được chữa lành, không có thứ tội lỗi ghê gớm nào mà không được tha thứ, như chính lời khẳng quyết của Thiên Chúa : “Tội các ngươi dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hóa trắng như bông” (Is 1,18). Quả thật, phung cùi hay tội lỗi đều có chỗ trong mái nhà Thiên Chúa.
2. Tri ân – cảm tạ : hành vi cao cả của niềm tin.
Làm sao con người có thể vô tình vô ơn khi lãnh nhận hồng ân cứu độ cao cả như thế ! Chính vì thế, sứ điệp phụng vụ hôm nay còn gọi mời chúng ta phải luôn biết sống tâm tình tri ân cảm tạ vì muôn vạn hồng ân đã nhận được từ bàn tay yêu thương của Thiên Chúa. Đó chính là thái độ của vị quan Naaman thời ngôn sứ Ê-li-sê hay của một trong số mười người phung được Đức Kitô chữa lành đã quay lại để dâng lên tâm tình tri ân cảm tạ đối với Đấng đã thi ân giáng phúc.
Mà xét cho cùng, hành vi cốt lỏi của đức tin con người chính là tâm tình và thái độ tạ ơn. Chính vì thế, từ ngữ “Tạ Ơn” gần như là câu điệp khúc của toàn bộ Sách Thánh : “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 107,1). Như thế, thái độ không biết tạ ơn Thiên Chúa, không cần phải cám ơn Thiên Chúa, chính là thái độ vô thần, vô tôn giáo, vô tín ngưỡng. Đó là thái độ tự mãn, kiêu căng, lấy mình làm đủ, coi mình bằng trời. (Bàn tay ta làm nên tất cả, với sức người sỏi đá cũng thành cơm !...hay Ông trời dẹp lại một bên, để cho nông hội đứng lên làm trời…).
Không ai trong chúng ta lại rơi vào thái độ ngông cuồng đó. Tuy nhiên, thái độ dửng dưng, coi mọi sự là đương nhiên : miếng cơm manh áo là do tiền lương của sức lao động, sức khỏe là do siêng tập thể dục, nhà cửa, xe cộ là do tiết kiệm, tích lũy, học hành thành đạt là do chăm chỉ…V…V…mọi sự đương nhiên là phải như thế, có gì đâu mà phải tạ ơn với cám ơn. Đợi khi nào trúng số độc đắc hay khỏi bệnh ung thư thì mới xin lễ tạ ơn…Có lẽ 9 người phung cùi sau khi được khỏi bệnh cũng lý luận như thế : tình cờ gặp may khỏi bệnh, nào Chúa có can thiệp gì đâu, mắc mớ gì phải trở lại tạ ơn cái anh chàng Giê-su thợ mộc đến từ làng quê Na-da-rét ! Chính với cái não trạng “đương nhiên” đầy tự mãn đó, đã xô đẩy bao con người xa dần mối quan hệ với Thiên Chúa để rồi mất đức tin lúc nào không hay.
Sứ điệp Phụng vụ hôm nay nhắc nhở chúng ta luôn biết khám phá muôn vạn hồng ân Thiên Chúa giăng mắc trên đường đời, để không ngừng dâng lên Ngài những tâm tình và nghĩa cử của lòng tri ân cảm tạ.
Trong tháng Mân Côi nầy, chúng ta có thể dõi mắt nhìn lên Đức Trinh Nữ Maria để tiếp bước theo Ngài trong tâm tình tri ân và cảm tạ đầy khiêm nhu thánh đức phần nào được biểu hiện qua lời kinh Magnificat :
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi….
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
Biết bao điều cao cả
Danh Người thật chí thánh chí tôn !
LM. Giuse Trương Đình Hiền
CHÚA NHẬT XXVIII (TN C): Phung cùi hay tội lỗi đều có chỗ trong mái nhà Thiên Chúa
Dẫn nhập đầu lễ : Anh chị em thân mến,
Chúng ta đang được Chúa Kitô Phục sinh qui tụ lại nơi đây để cùng với Ngài dâng lên Chúa Cha Lời Tạ Ơn tuyệt vời nhất là chính Hy Tế Thập Giá của Ngài. Trong Hy Tế Tạ Ơn nầy, chúng ta cảm nhận tình yêu cứu độ của Thiên Chúa dành cho mỗi người, khi Người chữa lành chúng ta khỏi mọi vết nhơ tội lỗi nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô. Vì thế, sống đức tin chính là không ngừng biểu tỏ tâm tình và thái độ tạ ơn Thiên Chúa. Đó cũng chính là trọng tâm sứ điệp Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay.
Giờ đây, chúng ta thành tâm sám hối để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Giảng Lời Chúa :
1. Phung cùi hay tội lỗi đều có chỗ trong mái nhà Thiên Chúa :
Nơi đâu và thời nào cũng có những con người bị xã hội ruồng rẫy, rẽ khinh và vứt bỏ bên lề cuộc sống mà không một chút xót thương. Vào thời Chúa Giê-su, đại biểu cho những nhóm người bạt phận đó chính là những người phung hủi, những người sống mà như đã chết, lang thang quờ quạng trong hoang mạc cách ly, kéo lê cuộc đời trong nỗi cô độc bị gạt bỏ khỏi thế giới loài người. Người nào chạm tới họ lập tức trở thành ô uế, mang tội vào thân.
Mà không phải chỉ vào thời của Chúa Giê-su, những người phong cùi mới bị đối xử như thế. Thời nay, những trường hợp bi đát vẫn xảy ra trên thân phận những người cùi, như câu chuyện sau đây của Raoul Follreau, vị đại ân nhân của người phong cùi trên thế giới :
Trong một thị trấn nhỏ nọ, một người đàn ông lâm bệnh nặng. Sau khi khám nghiệm, các bác sĩ nghi ngờ anh ta đã mắc bệnh phong hủi... Tuy không là một phán quyết dứt khoát, nhưng kể từ đó người ta không còn thấy anh ra khỏi nhà nữa. Gia đình anh mỗi lúc lại càng xác tín hơn về bệnh tình của anh. Thế là để che dấu con người mà họ coi như một sự xấu hổ chung, những người thân của anh đã giam anh trong một cái mùng lớn. Người đàn ông đáng thương chỉ còn sống vất vưởng nhờ lương thực tiếp tế mỗi ngày. Vũ trụ của anh chỉ còn là khung mùng phủ kín bốn chân giường. Ngậm đắng nuốt cay từng giờ từng phút, người đàn ông chỉ còn mỗi một hy vọng: đó là trốn thoát được chính nhà giam của anh... Ngày nọ, anh đã trốn ra khỏi khuôn mùng và gia đình của anh. Nhưng chẳng may, người ta đã chận bắt được anh. Lần nay, người đàn ông khốn khổ dường như không còn một hy vọng nào nữa. Anh chỉ còn muốn tìm sự giải thoát qua cái chết...
Lần thứ hai, anh trốn khỏi vũ trụ tối tăm của anh. Nhưng lang thang mãi mà vẫn không tìm được sự tin tưởng và giúp đỡ của những người khác, anh đã tìm đến cái chết như một lời biện hộ cuối cùng. Người đàn ông đã mua thuốc ngủ và tự vận trước mặt mọi người. Cái chết của anh đã gây chấn động trong dư luận. Người ta yêu cầu cho khám nghiệm tử thi. Kết quả đã làm cho mọi người sửng sốt : anh đã không bao giờ mắc bệnh phong cùi...
Chính trong cái nổi bi đát khốn cùng của kiếp phận sống dỡ chết dỡ đó, mà bệnh phong cùi đã được các Thánh ký dùng làm biểu trưng của “thân phận tội lỗi” của con người. Tội lỗi chính là một thứ “cùi hủi tâm linh”, một tình trạng bi đát khiến con người bị đẩy vào tình trạng xa cách Thiên Chúa và anh em đồng loại. Đặc biệt trong ngữ cảnh của Tin Mừng Luca hôm nay, mười người phung cùi lang thang đi tìm Đấng Cứu Thế với lời van xin tha thiết : “Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương xót chúng tôi”, chúng ta như nghe vọng về những lời nguyện xin của những tâm hồn tội lỗi nài xin lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa :
- Người thu thuế đấm ngực thân thưa : “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là người tội lỗi” (Lc 18,13)
- Người con hoang trở về thưa cha : “Thưa cha, con đã đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa” (Lc 15,21)
- Kẻ trộm bị đóng đinh sám hối : “Ông Giê-su ơi, khi ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi”. (Lc 23,42).
Và Thiên Chúa đã đón đợi từ lâu để “chữa lành” những thân phận con người “phung cùi đáng thương đó. Lịch sử cứu rỗi phải chăng là một thiên tình ca về lòng yêu thương và sự chữa lành của Thiên Chúa dành cho thân phận tội lỗi cùi hủi của loài người. Niềm tin nầy hôm nay Phụng vụ một lần nữa muốn kiên cố lại nơi tâm hồn chúng ta qua lời tuyên tín của ông quan Naaman, một người phung hủi xứ Syria được sứ ngôn Ê-li-sê chữa lành sau khi trầm mình 7 lần dưới dòng sông Gio-đa-nô : “Không có Chúa nào khác trên thế gian nầy ngoài Chúa của Ít-ra-en”. Và Vị Thiên Chúa đó lại là Thiên Chúa của lòng thương xót, Thiên Chúa của khoan dung và tha thứ, Thiên Chúa của tình yêu.
Dòng nước sông Gio-đa-nô đã tẩy sạch bệnh phung cùi cho Na-a-man, phải chăng là hình bóng tiên trưng về dòng nước của bí tích Thánh Tẩy sẽ tẩy sạch chúng ta khỏi mọi vết nhơ tội lỗi. Vì thế, chúng ta sẽ không lấy làm lạ, khi Đức Kitô chữa lành 10 người phung cùi, thì điều đầu tiên Ngài lệnh cho họ là phải đi trình diện với các tư tế. Điều đó muốn nói lên rằng, một khi đã được chữa lành khỏi vết nhơ tội lỗi, con người sẽ được hội nhập vào cộng đoàn dân thánh, sẽ được ngẫng cao đầu đĩnh đạc tiến vào mái nhà của Thiên Chúa mà không sợ ánh mắt nào đố kỵ, rẽ khinh. Quả thật, một khi con người nhận ra và đáp trả tình yêu Thiên Chúa, thì không có con bệnh nan y nào mà không được chữa lành, không có thứ tội lỗi ghê gớm nào mà không được tha thứ, như chính lời khẳng quyết của Thiên Chúa : “Tội các ngươi dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hóa trắng như bông” (Is 1,18). Quả thật, phung cùi hay tội lỗi đều có chỗ trong mái nhà Thiên Chúa.
2. Tri ân – cảm tạ : hành vi cao cả của niềm tin.
Làm sao con người có thể vô tình vô ơn khi lãnh nhận hồng ân cứu độ cao cả như thế ! Chính vì thế, sứ điệp phụng vụ hôm nay còn gọi mời chúng ta phải luôn biết sống tâm tình tri ân cảm tạ vì muôn vạn hồng ân đã nhận được từ bàn tay yêu thương của Thiên Chúa. Đó chính là thái độ của vị quan Naaman thời ngôn sứ Ê-li-sê hay của một trong số mười người phung được Đức Kitô chữa lành đã quay lại để dâng lên tâm tình tri ân cảm tạ đối với Đấng đã thi ân giáng phúc.
Mà xét cho cùng, hành vi cốt lỏi của đức tin con người chính là tâm tình và thái độ tạ ơn. Chính vì thế, từ ngữ “Tạ Ơn” gần như là câu điệp khúc của toàn bộ Sách Thánh : “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 107,1). Như thế, thái độ không biết tạ ơn Thiên Chúa, không cần phải cám ơn Thiên Chúa, chính là thái độ vô thần, vô tôn giáo, vô tín ngưỡng. Đó là thái độ tự mãn, kiêu căng, lấy mình làm đủ, coi mình bằng trời. (Bàn tay ta làm nên tất cả, với sức người sỏi đá cũng thành cơm !...hay Ông trời dẹp lại một bên, để cho nông hội đứng lên làm trời…).
Không ai trong chúng ta lại rơi vào thái độ ngông cuồng đó. Tuy nhiên, thái độ dửng dưng, coi mọi sự là đương nhiên : miếng cơm manh áo là do tiền lương của sức lao động, sức khỏe là do siêng tập thể dục, nhà cửa, xe cộ là do tiết kiệm, tích lũy, học hành thành đạt là do chăm chỉ…V…V…mọi sự đương nhiên là phải như thế, có gì đâu mà phải tạ ơn với cám ơn. Đợi khi nào trúng số độc đắc hay khỏi bệnh ung thư thì mới xin lễ tạ ơn…Có lẽ 9 người phung cùi sau khi được khỏi bệnh cũng lý luận như thế : tình cờ gặp may khỏi bệnh, nào Chúa có can thiệp gì đâu, mắc mớ gì phải trở lại tạ ơn cái anh chàng Giê-su thợ mộc đến từ làng quê Na-da-rét ! Chính với cái não trạng “đương nhiên” đầy tự mãn đó, đã xô đẩy bao con người xa dần mối quan hệ với Thiên Chúa để rồi mất đức tin lúc nào không hay.
Sứ điệp Phụng vụ hôm nay nhắc nhở chúng ta luôn biết khám phá muôn vạn hồng ân Thiên Chúa giăng mắc trên đường đời, để không ngừng dâng lên Ngài những tâm tình và nghĩa cử của lòng tri ân cảm tạ.
Trong tháng Mân Côi nầy, chúng ta có thể dõi mắt nhìn lên Đức Trinh Nữ Maria để tiếp bước theo Ngài trong tâm tình tri ân và cảm tạ đầy khiêm nhu thánh đức phần nào được biểu hiện qua lời kinh Magnificat :
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi….
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
Biết bao điều cao cả
Danh Người thật chí thánh chí tôn !
LM. Giuse Trương Đình Hiền