Dan Lee
10-14-2007, 12:22 PM
Chúa nhật 28 thường niên C Lc 17, 11-19
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Chúng ta đang ở biên giới giữa hai miền Samari và Galilê trong hành trình lên Giêrusalem của Chúa Giêsu và các môn đệ. Nói đến Samari và Galilê, những người Dothái miền Giuđa thường dè môi khinh bỉ. Lý do là vì Samari vốn được coi là xứ sở của những giống nòi lai căng không chỉ ở chỗ pha trộn các sắc tộc dân ngoại mà còn pha trộn cả về lãnh vực tôn giáo nữa kể từ sau biến cố lưu đày năm 722 BC. Còn Galilê là miền biên giới, cũng là nơi người Dothái và dân ngoại chung sống lẫn lộn. Thế mà chính tại nơi miền đất bị khinh khi và bị loại bỏ ấy, Chúa Giêsu lại ra tay chữa lành cho đám người mắc bệnh phong cùi – một căn bệnh vốn được người Dothái xem là dơ bẩn, đáng xa lánh không chỉ trên bình diện thể lý mà còn trên bình diện tinh thần nữa. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa Lời Chúa hôm nay.
Chuyện xảy ra tại một ngôi làng gần biên giới hai miền Samari và Galilê. Một nhóm gồm 10 người phong cùi khốn khổ đứng từ xa để van nài Chúa rủ lòng thương cứu giúp. Trong Thánh kinh, con số 10 là một con số tượng trưng có ý nghĩa để chỉ con số tối thiểu có thể thành lập một cộng đoàn. Mười bệnh nhân phong củi cũng là con số để tượng trưng cho cả một dân tộc, cho toàn thể nhân loại bị ách tội lỗi thống trị bằng những căn bệnh hiểm nghèo. Mang căn bệnh này trong người, con bệnh phần lớn bị người đời khinh miệt, xa lánh. Đau đớn không chỉ phần xác, con bệnh thời Chúa Giêsu còn bị ràng buộc bởi luật lệ tôn giáo. Thật vậy, luật Dothái quy định rất khắt khe đối với những người chẳng may bị bệnh quái ác này. Khi vị tư tế khám và xác nhận bị bệnh phong cùi, tức thì người bệnh trở thành người ô uế. Có những dấu để phân biệt như ăn mặc rách rưới, xoã tóc, để râu và gặp ai từ xa phải lắc chuông hoặc kêu to “ô uế, ô uế” để mọi người xa tránh. Người bệnh phải sống tách biệt khỏi cộng đoàn và các sinh hoạt cộng đồng cũng như bị loại khỏi đền thờ (x. Lv 13, 45tt).
Trước lời cầu khẩn nài van của những bệnh nhân phong, Chúa Giêsu, như ngôn sứ Êlisê xưa, muốn thử thách lòng tin của họ. Ngày xưa, ngôn sứ Êlisê đã sai môn đệ mình đến với vị tướng chỉ huy quân đội của vua Aram là Naaman và nói với ông nếu muốn hết bệnh cùi, hãy xuống sông Giođan tắm 7 lần thì sẽ khỏi. Ông đã dìm mình xuống dòng sông Giođan và căn bệnh phong cùi khốn khổ của ông được lành. Hôm nay, Chúa Giêsu cũng đáp lại lời nài van của đám người bệnh kia bằng một lời hứa ngầm hiểu thật đơn giản: “Hãy đi trình diện với các tư tế”. Như đã nói, tư tế có quyền kiểm tra, tuyên bố người bị bệnh cũng như có quyền lên tiếng cách chính thức để nhận người ấy trở lại cộng đồng khi xác thực họ đã khỏi bệnh. Những người bệnh này vâng lệnh Chúa ra đi và được sạch. Họ đã được chữa lành do quyền năng của Chúa. Thế nhưng trong số họ, chỉ có duy nhất một người Samari biết trở lại để tri ân Chúa Giêsu- người đã cứu chữa mình.
Như viên tướng Naaman xưa, sau khi nghe lời khuyên của ngôn sứ Êlisê và được khỏi bệnh, ông mang nhiều lễ vật đến tạ ơn ngôn sứ; đồng thời lớn tiếng tôn vinh danh thánh Giavê. Người Samari trong Tin mừng hôm nay cũng vậy. Trong khi cùng với đoàn người kia đi trình diện tư tế, đang khi đi, anh được lành bệnh, anh vội vàng quay trở lại để gặp Đấng vừa chữa lành cho anh để tạ ơn và tôn vinh Người. Cử chỉ anh sấp mình dưới chân Chúa mà tạ ơn là một cử chỉ được cử hành trong phụng vụ dùng để tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa. Anh không biết Chúa Giêsu là ai, nhưng anh biết người chữa lành bệnh cho anh, làm cho anh được sạch và vì thế cử chỉ anh sấp mình xuống dưới chân người chữa lành cho anh như sấp mình dưới chân Giavê Thiên Chúa. Chính vì lòng biết ơn và lòng tin vào người đã cứu mình, người Samari không chỉ lành về phần xác, anh còn lành cả về phần hồn vì được Chúa thương cứu độ.
Còn 9 người Dothái không biết đến hai tiếng “cám ơn” thì sao? Có lẽ những người này chỉ đơn giản nghĩ rằng trước đây họ bị bệnh như những bệnh da liễu thông thường, nay được Chúa chữa khỏi, đi trình diện tư tế theo đúng luật, thế là xong. Họ vui mừng trở về với nếp sống trước đây để ăn chơi, để tận hưởng những thú vui trần gian bù lại những tháng năm bị cách ly khỏi cộng đồng xã hội. Họ nhanh chóng quên đi thân phận khốn khổ bệnh hoạn trước đây của mình, vô ơn bạc nghĩa với Chúa Giêsu- người họ chạy đến van nài nhờ vả xin được chữa lành. Chính thái độ vô ơn này, những người Dothái kia chỉ khỏi căn bệnh thể xác, còn phần trọng yếu để có thể cứu chữa toàn thể con người họ, đáng tiếc, họ lại đánh mất.
Ước gì Lời Chúa hôm nay giúp mỗi người chúng ta tự vấn, suy xét xem đã bao lần chúng ta quên tạ ơn Thiên Chúa, quên cám ơn đồng loại khi đón nhận những hồng ân của Thiên Chúa cũng như sự giúp đỡ từ phía người anh em. Chúng ta biết là trong tương quan với con người, hai tiếng cám ơn – tự bản chất, chả thêm được gì cho người ban ơn, nhưng nó làm tăng giá trị nhân bản của người thụ ơn. Trong tương quan với Thiên Chúa cũng vậy. Việc con người tạ ơn và tán tụng thánh danh Thiên Chúa không làm cho danh thánh Chúa được tôn vinh hay “oai” hơn, nhưng chính nhờ đó, con người được cứu độ. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta ghi khắc điều cốt yếu này để không ngừng chúc tụng, tạ ơn Thiên Chúa hầu mang đến cho chúng ta niềm vui cứu độ.
Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Chúng ta đang ở biên giới giữa hai miền Samari và Galilê trong hành trình lên Giêrusalem của Chúa Giêsu và các môn đệ. Nói đến Samari và Galilê, những người Dothái miền Giuđa thường dè môi khinh bỉ. Lý do là vì Samari vốn được coi là xứ sở của những giống nòi lai căng không chỉ ở chỗ pha trộn các sắc tộc dân ngoại mà còn pha trộn cả về lãnh vực tôn giáo nữa kể từ sau biến cố lưu đày năm 722 BC. Còn Galilê là miền biên giới, cũng là nơi người Dothái và dân ngoại chung sống lẫn lộn. Thế mà chính tại nơi miền đất bị khinh khi và bị loại bỏ ấy, Chúa Giêsu lại ra tay chữa lành cho đám người mắc bệnh phong cùi – một căn bệnh vốn được người Dothái xem là dơ bẩn, đáng xa lánh không chỉ trên bình diện thể lý mà còn trên bình diện tinh thần nữa. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa Lời Chúa hôm nay.
Chuyện xảy ra tại một ngôi làng gần biên giới hai miền Samari và Galilê. Một nhóm gồm 10 người phong cùi khốn khổ đứng từ xa để van nài Chúa rủ lòng thương cứu giúp. Trong Thánh kinh, con số 10 là một con số tượng trưng có ý nghĩa để chỉ con số tối thiểu có thể thành lập một cộng đoàn. Mười bệnh nhân phong củi cũng là con số để tượng trưng cho cả một dân tộc, cho toàn thể nhân loại bị ách tội lỗi thống trị bằng những căn bệnh hiểm nghèo. Mang căn bệnh này trong người, con bệnh phần lớn bị người đời khinh miệt, xa lánh. Đau đớn không chỉ phần xác, con bệnh thời Chúa Giêsu còn bị ràng buộc bởi luật lệ tôn giáo. Thật vậy, luật Dothái quy định rất khắt khe đối với những người chẳng may bị bệnh quái ác này. Khi vị tư tế khám và xác nhận bị bệnh phong cùi, tức thì người bệnh trở thành người ô uế. Có những dấu để phân biệt như ăn mặc rách rưới, xoã tóc, để râu và gặp ai từ xa phải lắc chuông hoặc kêu to “ô uế, ô uế” để mọi người xa tránh. Người bệnh phải sống tách biệt khỏi cộng đoàn và các sinh hoạt cộng đồng cũng như bị loại khỏi đền thờ (x. Lv 13, 45tt).
Trước lời cầu khẩn nài van của những bệnh nhân phong, Chúa Giêsu, như ngôn sứ Êlisê xưa, muốn thử thách lòng tin của họ. Ngày xưa, ngôn sứ Êlisê đã sai môn đệ mình đến với vị tướng chỉ huy quân đội của vua Aram là Naaman và nói với ông nếu muốn hết bệnh cùi, hãy xuống sông Giođan tắm 7 lần thì sẽ khỏi. Ông đã dìm mình xuống dòng sông Giođan và căn bệnh phong cùi khốn khổ của ông được lành. Hôm nay, Chúa Giêsu cũng đáp lại lời nài van của đám người bệnh kia bằng một lời hứa ngầm hiểu thật đơn giản: “Hãy đi trình diện với các tư tế”. Như đã nói, tư tế có quyền kiểm tra, tuyên bố người bị bệnh cũng như có quyền lên tiếng cách chính thức để nhận người ấy trở lại cộng đồng khi xác thực họ đã khỏi bệnh. Những người bệnh này vâng lệnh Chúa ra đi và được sạch. Họ đã được chữa lành do quyền năng của Chúa. Thế nhưng trong số họ, chỉ có duy nhất một người Samari biết trở lại để tri ân Chúa Giêsu- người đã cứu chữa mình.
Như viên tướng Naaman xưa, sau khi nghe lời khuyên của ngôn sứ Êlisê và được khỏi bệnh, ông mang nhiều lễ vật đến tạ ơn ngôn sứ; đồng thời lớn tiếng tôn vinh danh thánh Giavê. Người Samari trong Tin mừng hôm nay cũng vậy. Trong khi cùng với đoàn người kia đi trình diện tư tế, đang khi đi, anh được lành bệnh, anh vội vàng quay trở lại để gặp Đấng vừa chữa lành cho anh để tạ ơn và tôn vinh Người. Cử chỉ anh sấp mình dưới chân Chúa mà tạ ơn là một cử chỉ được cử hành trong phụng vụ dùng để tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa. Anh không biết Chúa Giêsu là ai, nhưng anh biết người chữa lành bệnh cho anh, làm cho anh được sạch và vì thế cử chỉ anh sấp mình xuống dưới chân người chữa lành cho anh như sấp mình dưới chân Giavê Thiên Chúa. Chính vì lòng biết ơn và lòng tin vào người đã cứu mình, người Samari không chỉ lành về phần xác, anh còn lành cả về phần hồn vì được Chúa thương cứu độ.
Còn 9 người Dothái không biết đến hai tiếng “cám ơn” thì sao? Có lẽ những người này chỉ đơn giản nghĩ rằng trước đây họ bị bệnh như những bệnh da liễu thông thường, nay được Chúa chữa khỏi, đi trình diện tư tế theo đúng luật, thế là xong. Họ vui mừng trở về với nếp sống trước đây để ăn chơi, để tận hưởng những thú vui trần gian bù lại những tháng năm bị cách ly khỏi cộng đồng xã hội. Họ nhanh chóng quên đi thân phận khốn khổ bệnh hoạn trước đây của mình, vô ơn bạc nghĩa với Chúa Giêsu- người họ chạy đến van nài nhờ vả xin được chữa lành. Chính thái độ vô ơn này, những người Dothái kia chỉ khỏi căn bệnh thể xác, còn phần trọng yếu để có thể cứu chữa toàn thể con người họ, đáng tiếc, họ lại đánh mất.
Ước gì Lời Chúa hôm nay giúp mỗi người chúng ta tự vấn, suy xét xem đã bao lần chúng ta quên tạ ơn Thiên Chúa, quên cám ơn đồng loại khi đón nhận những hồng ân của Thiên Chúa cũng như sự giúp đỡ từ phía người anh em. Chúng ta biết là trong tương quan với con người, hai tiếng cám ơn – tự bản chất, chả thêm được gì cho người ban ơn, nhưng nó làm tăng giá trị nhân bản của người thụ ơn. Trong tương quan với Thiên Chúa cũng vậy. Việc con người tạ ơn và tán tụng thánh danh Thiên Chúa không làm cho danh thánh Chúa được tôn vinh hay “oai” hơn, nhưng chính nhờ đó, con người được cứu độ. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta ghi khắc điều cốt yếu này để không ngừng chúc tụng, tạ ơn Thiên Chúa hầu mang đến cho chúng ta niềm vui cứu độ.
Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb