Dan Lee
10-18-2007, 08:52 AM
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần
(tuần 21-10-2007 đến 27-10-2007)
30. Chỉ cần có một người cũng đủ để chúng ta đi truyền giáo
Đức Giáo Hoàng Piô XII nói với các vị thừa sai sắp lên truyền giáo trên Bắc Cực:
“Nếu trên đó, chỉ có một người cần được rao giảng Phúc Âm, thì cũng đủ để cho các con đi lên đó.”
31. Hãy mở rộng trái tim của mình để cứu các linh hồn
Chị thánh Têrêxa Hài Đồng nói: “Tôi là trái tim của Giáo Hội.”
Không phải chị thánh nầy muốn nói chị là trung tâm điểm của Giáo Hội đâu. Trái tim của Giáo Hội phải là một trái tim luôn luôn khắc khoải tìm đủ cách để đem các linh hồn về cho Chúa, hầu thực hiện lời Chúa truyền: “Hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc.”
Chị thánh Têrêxa nầy ý thức rằng mình thuộc về Giáo Hội thì trái tim mình cũng phải luôn luôn yêu mến các linh hồn, luôn luôn khắc khoải đem Chúa đến cho các linh hồn, đó là khắc khoải truyền giáo. Vì thế, chương trình của vị thánh bốn mạng các xứ truyền giáo nầy, là : “ Trong quả tim của Giáo Hội là Mẹ tôi, tôi sẽ là tình yêu... Lúc đó, tôi sẽ là tất cả !”
32. Truyền giáo bằng điện thoại
Năm 1939, tại Nữu Ước, một tối kia, cha Hall nghe một cú điện thoại. Lạ thay, người đang nói với cha là một người mà cha chưa hề quen biết. Ông nói ông đang có chuyện buồn trong gia đình.
Cho rằng ông nầy đã quay lầm số điện thoại của mình, cha Hall định xin lỗi ông và gác máy.
Bỗng được ơn Chúa soi sáng, cha Hall cầm chặt lấy cây Thánh Giá trên bàn viết và dịu dàng nói tiếp với người đàn ông đang gọi mình: " Xin ông cứ vui lòng nói, tôi lắng nghe ông nói đây”.
Sau một tiếng đồng hồ tâm sự, ông khóc nức nở và cám ơn cha Hall rối rít.
Và từ đó, bắt đầu một cuộc truyền giáo mới: truyền giáo bằng điện thoại. Mỗi tuần, cha Hall được gọi điện thoại đến ba ngàn lần.
Cha Hall được Giáo Quyền cho phép truyền giáo qua điện thoại để đem Lời Chúa đến cho bất kỳ ai cần được an ủi, giải sáng và hướng dẫn bằng phương tiện truyền thông đại chúng nầy.
33. Thanh niên bệnh nhân nầy có ích cho con như hai cha phó.
Trong một giáo xứ ở Ý, sau Tuần Phúc Chuyến thành công rực rỡ, cha sở mời cha giảng Phúc Chuyến đi thăm cha phó của ngài.
- "Cha phó họ nhánh sao?"
- "Không, cha phó trong họ con."
Cha sở và cha giảng Phúc Chuyến đi vào nhà của một thanh niên hai mươi tuổi đang nằm trên giường bệnh, bất toại.
Cha sở hỏi: "Phêrô, con có khỏe không?"
- "Thưa cha, con luôn khỏe theo như ý Chúa muốn."
Cha giảng Phúc Chuyến hỏi: "Con có đau không?"
- "Thưa cha, con không nghĩ đến điều đó. Còn có những kẻ đau hơn con nhiều."
Rổi hướng về cha sở, bệnh nhân hỏi: "Thưa cha, ông đó đã đi xưng tội chưa?"
- " Đi rồi, ông đó làm gương tốt lắm!"
- " Vậy thì con sẽ dâng ba ngày sống của con để cám ơn Chúa Giêsu. Còn Phúc Chuyến có tốt không, thưa cha ? "
- "Tốt lắm! Có cha giảng đây làm chứng: kết quả lạ lùng!"
- "Vậy thì con sẽ dâng những đêm không ngủ trong tuần nầy để cám ơn Chúa quá tốt lành đối với giáo xứ chúng ta. Thưa cha, còn có gì lạ không?"
Cha sở đưa ra một danh sách các ơn cần phải xin cho giáo xứ. Thanh niên bệnh nhân đọc nhỏ và nói: "Đây là công việc của con. Con sẽ cầu nguyện và hy sinh thật nhiều để xin Chúa ban những ơn nầy."
Cha sở hỏi: "Con có cần gì không?"
Bệnh nhân nhắm mắt nói nhỏ: "Thưa cha, không. Xin cha chúc lành cho con".
Trên đường về nhà xứ, cha sở vui vẻ nói với cha giảng Phúc Chuyến: "Thanh niên bệnh nhân nầy có ích cho con như hai cha phó. Anh ta là thu lôi của giáo xứ con".
34. Người ta trở lại một cách không ngờ!
Truyền giáo chẳng qua là nói lên cho mọi người biết họ được Thiên Chúa yêu thương, và biết chứng minh điều nầy trong cuộc sống. Nếu người ngoài công giáo thấy người công giáo thực thi luật yêu thương bác ái thật của Phúc Âm đối với họ, thì thế nào họ cũng có thiện cảm đối với Giáo-Hội, và một ngày kia, thế nào cũng có người xin trở lại. Câu chuyện cảm động sau đây chứng minh điều nầy. Câu chuyện nầy do linh mục Cluny, cha sở giáo xứ Taejou ở Nam-Hàn, kể.
Giáo dân Lôrăng, 26 tuổi, đến nói cho ngài biết anh ta vừa rửa tội được một người ăn mày chết ngoài chợ.
Khi được tin nầy, các bạn thanh niên công giáo trong giáo xứ liền hy sinh góp tiền lại để mua đồ liệm, đóng hòm.
Anh Lôrăng xin cha sở cho phép đem quan tài vào nhà thờ, cầu nguyện một đêm, sáng mai làm lễ an táng và đưa đám. Cha sở rất bằng lòng trước sáng kiến đầy bác ái yêu thương của con chiên mình.
Nghe được tin nầy, nhiều giáo dân đến canh thức tối cầu nguyện.
Sáng mai, nhiều giáo dân trong giáo xứ đi dự lễ an táng và đi đưa đám.
Vài ngày sau, - cha sở nói - khi tôi đến một làng cách xa giáo xứ tôi ba mươi cây số, có hai ông lão đến gặp tôi và nói lên câu làm tôi bỡ ngỡ: "Sự bác ái và kính trọng của người công giáo đối với người chết làm chúng tôi hài lòng. Chúng tôi biết được điều Giáo Hội Công giáo đã làm cách đây mấy ngày đối với người chết nơi chợ. Vì thế, chúng tôi muốn xin trở lại Đạo Công giáo."
Và cha Cluny kết luận: "Thật là tuyệt diệu ! Các thanh niên trong giáo xứ của tôi đã làm cho Giáo Hội được thiện cảm và được hấp dẫn nơi con mắt của những người ngoài Công giáo và ngay cả nơi con mắt của những người Công giáo ".
35. Sức mạnh của giáo dân truyền giáo
Chính Đức Giáo Hoàng Piô XI đã nói lên sức mạnh nầy khi ngài nhận xét về vai trò truyền giáo của giáo dân trong thời kỳ Giáo Hội sơ khai: "Mười hai Tông Đồ sẽ làm được gì trước thế giới mênh mông, nếu các ngài không kêu gọi sự công tác của các giáo dân, đàn ông, đàn bà, già trẻ đủ giới, và nói với họ rằng : "Chúng ta hãy cùng nhau đem hạnh phúc thiên đàng đến cho mọi người. Các bạn hãy tiếp tay với chúng tôi để ban phát Tin Mừng cho họ".
36. Dấu chỉ thứ năm của Giáo Hội là bị bắt bớ
Trong một buổi triều yết chung, Đức Giáo Hoàng Piô IX hỏi một chủng sinh đứng gần:
- “Giáo Hội có mấy dấu chỉ? "
- " Tâu Đức Thánh Cha, Giáo Hội có bốn dấu chỉ: duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền ".
Đức Thánh Cha hỏi tiếp:
- " Giáo Hội còn có dấu chỉ nào nữa không?"
Không ai trả lời được câu hỏi của Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha liền trả lời:
- "Dấu chỉ thứ năm của Giáo-Hội là bị bắt bớ. Các con hãy nhớ lại lời Chúa Giêsu phán: "Như người ta đã bắt bớ Thầy, người ta cũng bắt bớ các con. Các con sẽ bị người ta ghét bỏ vì Danh Thầy".
37. Hai cánh tay của Môisê giơ lên trời cầu nguyện
Khi nhấn mạnh về giá trị và hiệu quả của sự cầu nguyện, Bossuet nói rằng hai cánh tay của Môisê giơ lên trời cầu nguyện đã tiêu diệt được nhiều địch quân hơn những binh sĩ Do Thái đang chiến đấu mgoài mặt trận.
38. Gia đình đọc kinh sáng đã cứu được một Đức Cha
Làm sao cho giáo dân có tinh thần cầu nguyện trong gia đình là điều rất quan trọng để giúp giáo dân giữ vững đức tin.
Kinh nghiệm cho thấy nhiều giáo xứ không có linh mục nhưng đã giữ vững được đức tin suốt nhiều năm nhờ sự đọc kinh cầu ngụyện tối sáng trong gia đình.
Trong thời kỳ Bắt Đạo tại Việt-Nam, Đức Cha Bình (Sohier) chạy trốn ban đêm, và nhờ nghe một gia đình công giáo đọc kinh sáng khi rạng đông mà xin vào núp, nên đã được thoát chết.
39. Cha học hành chưa dủ !
Thánh Salêsiô ví sự thông thái như con mắt của linh mục để thấy đường mà đi và để dẫn đường cho kẻ khác thấy mà đi.
Công Đồng Tôlêđô, đầu thế kỷ VII, khẳng định rằng: "Linh mục phải là kẻ không được ngu dốt”.
Muốn có một nền giáo lý vượt trổi, linh mục nào cũng cần phải hằng ngày học hỏi thêm luôn. Và điều nầy, Đức Giám Mục giáo phận phải hết sức nâng đỡ các linh mục trong giáo phận phận ngài thực hiện cho được, kẻo các linh mục của ngài bị tụt hậu.
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Mercier bắt buộc các linh mục trong giáo phận ngài mỗi ngày phải ngồi vào bàn làm việc trong ít nữa là hai tiếng đồng hồ để học hỏi thêm, để nghiên cứu thêm.
Đức Giám Mục Bossuet tuy rất thông thái, nhưng ngày nào cũng ngồi trong phòng làm việc để học hỏi thêm. Ngài thường nói chơi với bổn đạo: "Cha học hành chưa đủ!". Vì thế, một giáo dân kia thương hại ngài và ao ước: "Chớ gì giáo phận chúng ta có một Đức Cha học hành cho đủ. Đức Cha chúng ta học hành chưa đủ, nên ngày nào, ngài cũng phải học thêm!”.
Linh mục chúng ta hãy lợi dụng thời giờ để học hỏi thêm, tìm tòi thêm, nghiên cứu thêm. Thời giờ rất quý báu. Dầu đã đầu tư rất nhiều vào việc học, linh mục cũng không bao giờ được tự mãn, tự cho những sự hiểu biết của mình là đủ. Linh mục nào cũng hãy tự nhủ: điều tôi biết, thật là quá ít; điều tôi không biết hoặc chưa biết, thật là mênh mông, bao la!
40. Sơ đòi bao nhiêu?
Một du khách Thệ Phản người Mỹ du lịch qua Algérie và đi thăm một nhà thương phung.
Thấy một nữ tu người Mỹ làm việc tại nhà thương nầy, ông nói với người đồng hương:
- “Một vạn đôla mỗi năm làm việc tại đây, tôi cũng không muốn.”
Nữ tu trả lời một cách bí mật:
- “Ông nói có lý. Nhưng đối với tôi, trả cho tôi mười vạn đôla mỗi năm, tôi cũng không chịu.”
- “Thế thì sơ đòi bao nhiêu ? ”
- “Thưa ông, tôi không đòi gì cả.”
- “ Thế thì tại sao sơ lại có mặt giữa những người ghê tởm nầy?”
Vị nữ tu truyền giáo cầm lấy cây Thánh Giá mang nơi mình và nói:
- “Ông thấy Chúa Giêsu chịu đóng đinh không? Tôi làm mọi việc ở đây vì yêu mến Ngài. Trong các vết thương của những người phung hủi đáng thương nầy, tôi đặt những vết thương của Chúa Giêsu trên thánh giá vào đó. Để làm được những công việc nầy ở đây, mỗi ngày tôi cần phải được rước Chúa Giêsu vào lòng; nếu không, tôi không đủ sức chịu đựng cuộc sống ghê tởm ở đây. ”
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
(tuần 21-10-2007 đến 27-10-2007)
30. Chỉ cần có một người cũng đủ để chúng ta đi truyền giáo
Đức Giáo Hoàng Piô XII nói với các vị thừa sai sắp lên truyền giáo trên Bắc Cực:
“Nếu trên đó, chỉ có một người cần được rao giảng Phúc Âm, thì cũng đủ để cho các con đi lên đó.”
31. Hãy mở rộng trái tim của mình để cứu các linh hồn
Chị thánh Têrêxa Hài Đồng nói: “Tôi là trái tim của Giáo Hội.”
Không phải chị thánh nầy muốn nói chị là trung tâm điểm của Giáo Hội đâu. Trái tim của Giáo Hội phải là một trái tim luôn luôn khắc khoải tìm đủ cách để đem các linh hồn về cho Chúa, hầu thực hiện lời Chúa truyền: “Hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc.”
Chị thánh Têrêxa nầy ý thức rằng mình thuộc về Giáo Hội thì trái tim mình cũng phải luôn luôn yêu mến các linh hồn, luôn luôn khắc khoải đem Chúa đến cho các linh hồn, đó là khắc khoải truyền giáo. Vì thế, chương trình của vị thánh bốn mạng các xứ truyền giáo nầy, là : “ Trong quả tim của Giáo Hội là Mẹ tôi, tôi sẽ là tình yêu... Lúc đó, tôi sẽ là tất cả !”
32. Truyền giáo bằng điện thoại
Năm 1939, tại Nữu Ước, một tối kia, cha Hall nghe một cú điện thoại. Lạ thay, người đang nói với cha là một người mà cha chưa hề quen biết. Ông nói ông đang có chuyện buồn trong gia đình.
Cho rằng ông nầy đã quay lầm số điện thoại của mình, cha Hall định xin lỗi ông và gác máy.
Bỗng được ơn Chúa soi sáng, cha Hall cầm chặt lấy cây Thánh Giá trên bàn viết và dịu dàng nói tiếp với người đàn ông đang gọi mình: " Xin ông cứ vui lòng nói, tôi lắng nghe ông nói đây”.
Sau một tiếng đồng hồ tâm sự, ông khóc nức nở và cám ơn cha Hall rối rít.
Và từ đó, bắt đầu một cuộc truyền giáo mới: truyền giáo bằng điện thoại. Mỗi tuần, cha Hall được gọi điện thoại đến ba ngàn lần.
Cha Hall được Giáo Quyền cho phép truyền giáo qua điện thoại để đem Lời Chúa đến cho bất kỳ ai cần được an ủi, giải sáng và hướng dẫn bằng phương tiện truyền thông đại chúng nầy.
33. Thanh niên bệnh nhân nầy có ích cho con như hai cha phó.
Trong một giáo xứ ở Ý, sau Tuần Phúc Chuyến thành công rực rỡ, cha sở mời cha giảng Phúc Chuyến đi thăm cha phó của ngài.
- "Cha phó họ nhánh sao?"
- "Không, cha phó trong họ con."
Cha sở và cha giảng Phúc Chuyến đi vào nhà của một thanh niên hai mươi tuổi đang nằm trên giường bệnh, bất toại.
Cha sở hỏi: "Phêrô, con có khỏe không?"
- "Thưa cha, con luôn khỏe theo như ý Chúa muốn."
Cha giảng Phúc Chuyến hỏi: "Con có đau không?"
- "Thưa cha, con không nghĩ đến điều đó. Còn có những kẻ đau hơn con nhiều."
Rổi hướng về cha sở, bệnh nhân hỏi: "Thưa cha, ông đó đã đi xưng tội chưa?"
- " Đi rồi, ông đó làm gương tốt lắm!"
- " Vậy thì con sẽ dâng ba ngày sống của con để cám ơn Chúa Giêsu. Còn Phúc Chuyến có tốt không, thưa cha ? "
- "Tốt lắm! Có cha giảng đây làm chứng: kết quả lạ lùng!"
- "Vậy thì con sẽ dâng những đêm không ngủ trong tuần nầy để cám ơn Chúa quá tốt lành đối với giáo xứ chúng ta. Thưa cha, còn có gì lạ không?"
Cha sở đưa ra một danh sách các ơn cần phải xin cho giáo xứ. Thanh niên bệnh nhân đọc nhỏ và nói: "Đây là công việc của con. Con sẽ cầu nguyện và hy sinh thật nhiều để xin Chúa ban những ơn nầy."
Cha sở hỏi: "Con có cần gì không?"
Bệnh nhân nhắm mắt nói nhỏ: "Thưa cha, không. Xin cha chúc lành cho con".
Trên đường về nhà xứ, cha sở vui vẻ nói với cha giảng Phúc Chuyến: "Thanh niên bệnh nhân nầy có ích cho con như hai cha phó. Anh ta là thu lôi của giáo xứ con".
34. Người ta trở lại một cách không ngờ!
Truyền giáo chẳng qua là nói lên cho mọi người biết họ được Thiên Chúa yêu thương, và biết chứng minh điều nầy trong cuộc sống. Nếu người ngoài công giáo thấy người công giáo thực thi luật yêu thương bác ái thật của Phúc Âm đối với họ, thì thế nào họ cũng có thiện cảm đối với Giáo-Hội, và một ngày kia, thế nào cũng có người xin trở lại. Câu chuyện cảm động sau đây chứng minh điều nầy. Câu chuyện nầy do linh mục Cluny, cha sở giáo xứ Taejou ở Nam-Hàn, kể.
Giáo dân Lôrăng, 26 tuổi, đến nói cho ngài biết anh ta vừa rửa tội được một người ăn mày chết ngoài chợ.
Khi được tin nầy, các bạn thanh niên công giáo trong giáo xứ liền hy sinh góp tiền lại để mua đồ liệm, đóng hòm.
Anh Lôrăng xin cha sở cho phép đem quan tài vào nhà thờ, cầu nguyện một đêm, sáng mai làm lễ an táng và đưa đám. Cha sở rất bằng lòng trước sáng kiến đầy bác ái yêu thương của con chiên mình.
Nghe được tin nầy, nhiều giáo dân đến canh thức tối cầu nguyện.
Sáng mai, nhiều giáo dân trong giáo xứ đi dự lễ an táng và đi đưa đám.
Vài ngày sau, - cha sở nói - khi tôi đến một làng cách xa giáo xứ tôi ba mươi cây số, có hai ông lão đến gặp tôi và nói lên câu làm tôi bỡ ngỡ: "Sự bác ái và kính trọng của người công giáo đối với người chết làm chúng tôi hài lòng. Chúng tôi biết được điều Giáo Hội Công giáo đã làm cách đây mấy ngày đối với người chết nơi chợ. Vì thế, chúng tôi muốn xin trở lại Đạo Công giáo."
Và cha Cluny kết luận: "Thật là tuyệt diệu ! Các thanh niên trong giáo xứ của tôi đã làm cho Giáo Hội được thiện cảm và được hấp dẫn nơi con mắt của những người ngoài Công giáo và ngay cả nơi con mắt của những người Công giáo ".
35. Sức mạnh của giáo dân truyền giáo
Chính Đức Giáo Hoàng Piô XI đã nói lên sức mạnh nầy khi ngài nhận xét về vai trò truyền giáo của giáo dân trong thời kỳ Giáo Hội sơ khai: "Mười hai Tông Đồ sẽ làm được gì trước thế giới mênh mông, nếu các ngài không kêu gọi sự công tác của các giáo dân, đàn ông, đàn bà, già trẻ đủ giới, và nói với họ rằng : "Chúng ta hãy cùng nhau đem hạnh phúc thiên đàng đến cho mọi người. Các bạn hãy tiếp tay với chúng tôi để ban phát Tin Mừng cho họ".
36. Dấu chỉ thứ năm của Giáo Hội là bị bắt bớ
Trong một buổi triều yết chung, Đức Giáo Hoàng Piô IX hỏi một chủng sinh đứng gần:
- “Giáo Hội có mấy dấu chỉ? "
- " Tâu Đức Thánh Cha, Giáo Hội có bốn dấu chỉ: duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền ".
Đức Thánh Cha hỏi tiếp:
- " Giáo Hội còn có dấu chỉ nào nữa không?"
Không ai trả lời được câu hỏi của Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha liền trả lời:
- "Dấu chỉ thứ năm của Giáo-Hội là bị bắt bớ. Các con hãy nhớ lại lời Chúa Giêsu phán: "Như người ta đã bắt bớ Thầy, người ta cũng bắt bớ các con. Các con sẽ bị người ta ghét bỏ vì Danh Thầy".
37. Hai cánh tay của Môisê giơ lên trời cầu nguyện
Khi nhấn mạnh về giá trị và hiệu quả của sự cầu nguyện, Bossuet nói rằng hai cánh tay của Môisê giơ lên trời cầu nguyện đã tiêu diệt được nhiều địch quân hơn những binh sĩ Do Thái đang chiến đấu mgoài mặt trận.
38. Gia đình đọc kinh sáng đã cứu được một Đức Cha
Làm sao cho giáo dân có tinh thần cầu nguyện trong gia đình là điều rất quan trọng để giúp giáo dân giữ vững đức tin.
Kinh nghiệm cho thấy nhiều giáo xứ không có linh mục nhưng đã giữ vững được đức tin suốt nhiều năm nhờ sự đọc kinh cầu ngụyện tối sáng trong gia đình.
Trong thời kỳ Bắt Đạo tại Việt-Nam, Đức Cha Bình (Sohier) chạy trốn ban đêm, và nhờ nghe một gia đình công giáo đọc kinh sáng khi rạng đông mà xin vào núp, nên đã được thoát chết.
39. Cha học hành chưa dủ !
Thánh Salêsiô ví sự thông thái như con mắt của linh mục để thấy đường mà đi và để dẫn đường cho kẻ khác thấy mà đi.
Công Đồng Tôlêđô, đầu thế kỷ VII, khẳng định rằng: "Linh mục phải là kẻ không được ngu dốt”.
Muốn có một nền giáo lý vượt trổi, linh mục nào cũng cần phải hằng ngày học hỏi thêm luôn. Và điều nầy, Đức Giám Mục giáo phận phải hết sức nâng đỡ các linh mục trong giáo phận phận ngài thực hiện cho được, kẻo các linh mục của ngài bị tụt hậu.
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Mercier bắt buộc các linh mục trong giáo phận ngài mỗi ngày phải ngồi vào bàn làm việc trong ít nữa là hai tiếng đồng hồ để học hỏi thêm, để nghiên cứu thêm.
Đức Giám Mục Bossuet tuy rất thông thái, nhưng ngày nào cũng ngồi trong phòng làm việc để học hỏi thêm. Ngài thường nói chơi với bổn đạo: "Cha học hành chưa đủ!". Vì thế, một giáo dân kia thương hại ngài và ao ước: "Chớ gì giáo phận chúng ta có một Đức Cha học hành cho đủ. Đức Cha chúng ta học hành chưa đủ, nên ngày nào, ngài cũng phải học thêm!”.
Linh mục chúng ta hãy lợi dụng thời giờ để học hỏi thêm, tìm tòi thêm, nghiên cứu thêm. Thời giờ rất quý báu. Dầu đã đầu tư rất nhiều vào việc học, linh mục cũng không bao giờ được tự mãn, tự cho những sự hiểu biết của mình là đủ. Linh mục nào cũng hãy tự nhủ: điều tôi biết, thật là quá ít; điều tôi không biết hoặc chưa biết, thật là mênh mông, bao la!
40. Sơ đòi bao nhiêu?
Một du khách Thệ Phản người Mỹ du lịch qua Algérie và đi thăm một nhà thương phung.
Thấy một nữ tu người Mỹ làm việc tại nhà thương nầy, ông nói với người đồng hương:
- “Một vạn đôla mỗi năm làm việc tại đây, tôi cũng không muốn.”
Nữ tu trả lời một cách bí mật:
- “Ông nói có lý. Nhưng đối với tôi, trả cho tôi mười vạn đôla mỗi năm, tôi cũng không chịu.”
- “Thế thì sơ đòi bao nhiêu ? ”
- “Thưa ông, tôi không đòi gì cả.”
- “ Thế thì tại sao sơ lại có mặt giữa những người ghê tởm nầy?”
Vị nữ tu truyền giáo cầm lấy cây Thánh Giá mang nơi mình và nói:
- “Ông thấy Chúa Giêsu chịu đóng đinh không? Tôi làm mọi việc ở đây vì yêu mến Ngài. Trong các vết thương của những người phung hủi đáng thương nầy, tôi đặt những vết thương của Chúa Giêsu trên thánh giá vào đó. Để làm được những công việc nầy ở đây, mỗi ngày tôi cần phải được rước Chúa Giêsu vào lòng; nếu không, tôi không đủ sức chịu đựng cuộc sống ghê tởm ở đây. ”
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang