Dan Lee
10-18-2007, 10:50 AM
NGƯỜI PHỤ NỮ QUÊN THỐNG KHỔ
http://vietcatholic.net/pics/Fighter_2.gif
Có một bà cụ chết mất đứa con một, bà ta rất đau lòng, bèn đến thỉnh giáo một vị đại sư: “Ngài có cách gì để đứa con của tôi sống lại không ?”
Đại sư nói: “Tôi có phương pháp, nhưng trước hết bà phải đi tìm cho tôi một ly nước. Nhưng ly nước này phải là một ly nước của một gia đình chưa hề bị đau khổ, có ly nước này rồi, thì tôi có thể cứu sống con trai của bà.”
Bà cụ nghe xong thì rất phấn khởi, lập tức đi tìm ly nước ấy, nhưng bất luận bà ta đi đến nhà tranh hay Hoa Hạ, hương thôn hay thành thị, thì bà ta phát hiện bất kỳ gia đình nào cũng có sự đau khổ của gia đình ấy.
Cuối cùng, bà ta vì bận an ủi những người đau khổ khác mà vô tình quên mất chuyện tìm ly nước. Vậy đó, trong khi bà ta đem nhiệt tâm ra, thì chuyện đau thương mất con cũng lặng lẽ rời khỏi tâm hồn của bà.
(Diệu ngữ của tâm linh)
Suy tư:
Đã làm người thì ai cũng có đau khổ, sự đau khổ này được biểu hiện khi mới sinh ra là đã lớn tiếng khóc oe oe, cho nên, đau khổ thì nhất định là phải có, nhưng làm thế nào để chấp nhận đau khổ mới là chuyện đáng nói.
- Có người không chấp nhận đau khổ nên cứ oán trời trách người, thế là họ vẫn cứ khổ luôn.
- Có người đem cái khổ của mình đi so sánh với cái khổ của người khác, nên nói rằng ông trời bất công.
- Có người thấy mình khổ quá nên buông thả mọi việc.
- Có người nói rằng mình là người đau khổ nhất trên thế gian, nên không chấp nhận lời an ủi và cảm thông của người khác...
Người Ki-tô hữu cũng có những đau khổ như những người khác, nhưng họ có mẫu mẫu gương để noi theo, đó là Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá, Ngài là Đấng vô tội đã chịu đau khổ vì tội lỗi của họ, thế là họ -vì yêu Chúa Giê-su và vì đền tội mình- đã hy sinh phục vụ những người đau khổ hơn họ trong các bệnh viện, trong các trại mồ côi, trong các trung tâm cai nghiện.v.v...
Bởi vì khi phục vụ như thế, thì họ thấy đau khổ của mình vẫn là hạnh phúc hơn những người bất khác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://vietcatholic.net/pics/Fighter_2.gif
Có một bà cụ chết mất đứa con một, bà ta rất đau lòng, bèn đến thỉnh giáo một vị đại sư: “Ngài có cách gì để đứa con của tôi sống lại không ?”
Đại sư nói: “Tôi có phương pháp, nhưng trước hết bà phải đi tìm cho tôi một ly nước. Nhưng ly nước này phải là một ly nước của một gia đình chưa hề bị đau khổ, có ly nước này rồi, thì tôi có thể cứu sống con trai của bà.”
Bà cụ nghe xong thì rất phấn khởi, lập tức đi tìm ly nước ấy, nhưng bất luận bà ta đi đến nhà tranh hay Hoa Hạ, hương thôn hay thành thị, thì bà ta phát hiện bất kỳ gia đình nào cũng có sự đau khổ của gia đình ấy.
Cuối cùng, bà ta vì bận an ủi những người đau khổ khác mà vô tình quên mất chuyện tìm ly nước. Vậy đó, trong khi bà ta đem nhiệt tâm ra, thì chuyện đau thương mất con cũng lặng lẽ rời khỏi tâm hồn của bà.
(Diệu ngữ của tâm linh)
Suy tư:
Đã làm người thì ai cũng có đau khổ, sự đau khổ này được biểu hiện khi mới sinh ra là đã lớn tiếng khóc oe oe, cho nên, đau khổ thì nhất định là phải có, nhưng làm thế nào để chấp nhận đau khổ mới là chuyện đáng nói.
- Có người không chấp nhận đau khổ nên cứ oán trời trách người, thế là họ vẫn cứ khổ luôn.
- Có người đem cái khổ của mình đi so sánh với cái khổ của người khác, nên nói rằng ông trời bất công.
- Có người thấy mình khổ quá nên buông thả mọi việc.
- Có người nói rằng mình là người đau khổ nhất trên thế gian, nên không chấp nhận lời an ủi và cảm thông của người khác...
Người Ki-tô hữu cũng có những đau khổ như những người khác, nhưng họ có mẫu mẫu gương để noi theo, đó là Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá, Ngài là Đấng vô tội đã chịu đau khổ vì tội lỗi của họ, thế là họ -vì yêu Chúa Giê-su và vì đền tội mình- đã hy sinh phục vụ những người đau khổ hơn họ trong các bệnh viện, trong các trại mồ côi, trong các trung tâm cai nghiện.v.v...
Bởi vì khi phục vụ như thế, thì họ thấy đau khổ của mình vẫn là hạnh phúc hơn những người bất khác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.