PDA

View Full Version : Giải thích Tin Mừng Chúa Nhật: dụ ngôn của Chúa Kitô về sự cần thiết cầu nguyện luôn.



Dan Lee
10-23-2007, 09:42 AM
Giải thích Tin Mừng Chúa Nhật: dụ ngôn của Chúa Kitô về sự cần thiết cầu nguyện luôn.

ROME (Zenit.org).-Bài giải thích của cha Giảng Phủ Giáo Hoàng, Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, về các bài đọc từ phụng vụ Chúa Nhật tuần này, Chúa Nhật 29 Thường Niên.

Các bài đọc cho Chúa Nhật này là Xuất Hành 17:8-13a; 2 Timôthêô 3: 14-4; Luca 18: 1-8.

Bài Tin Mừng Chúa Nhật bắt đầu như vầy: “Chúa Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí.” Dụ ngôn nói về một bà goá gây phiền hà. Để trả lời cho câu hỏi “Chúng ta phải cầu nguyện bao lâu?” Chúa Giêsu trả lời, “Luôn luôn!”

Sự cầu nguyện, như tình yêu, không chịu sư tính toán. Một người mẹ có đâu hỏi bà phải thường yêu con mình bao lâu, hay là một người bạn có đâu hỏi mình phải yêu một người bạn bao lâu? Có thể có những mức độ khác nhau trong sự cân nhắc đối với tình yêu, nhưng không có những khoảng cách nhiều hay ít điều hòa hơn trong sự yêu đương. Với sự cầu nguyện cũng vậy.

Lý tưởng của sự cầu nguyện kiên trì này được thực hiện trong nhiều hình thức bên phương Đông và phương Tây. Kitô giáo phương Đông thực hành điều ấy với “Kinh cầu ngưyện Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin thương xót con!”

Phương Tây diễn đạt nguyên tắc của sự cầu nguyện kiên trì trong một cách uyển chuyển hơn nên nó cũng có thể được đề nghị cho những kẻ không sống một đời sống đan sĩ. Thánh Augustine dạy rằng bản chất của sự cầu ngưyện là sự ước muốn. Nếu sự ước muốn đối với Thiên Chúa là kiên trì, thì sự cầu nguyện cũng vậy, nhưng nếu không có sự ước muốn nội tâm, bấy giờ bạn có thể la hét nhiều như bạn muốn--với Thiên Chúa bạn lặng thinh.

Bây giờ, sự ước muốn bí mật đối với Chúa, một công việc của trí nhớ, của nhu cầu đối với sự vô cùng, của sự tưởng nhớ đến Chúa, có thể vẫn sống động, cả khi người ta có những sự khác phải làm: “Cầu nguyện lâu giờ cũng không là một sự như quì gối hay chấp tay lâu giờ. Cầu nguyện đúng hơn hệ tại sự đánh thức một sự thúc đẩy kiên trì và thành kính tâm hồn đối với Đấng chúng ta cầu khẩn.”

Chính Chúa Giêsu cho chúng ta gương cầu nguyện không ngừng. Về Người, có nói Người đã cầu nguyện ban ngày, ban chiều, sớm ban mai, và thỉnh thoảng Người thức suốt đêm cầu nguyện. Sự cầu nguyện là sợi giây liên kết của toàn diện sự sống của Người.

Nhưng gương Chúa Giêsu nói với chúng ta một cái gì quan trọng khác. Chúng ta tự phỉnh gạt mình nếu chúng ta tưởng rằng chúng ta có thể cầu nguyện luôn, biến sự cầu nguyện thành một thứ hơi thở của linh hồn giữa sinh hoạt hằng ngày, nếu chúng ta không trí ra những thời gian ấn định cho sự cầu nguyện, khi chúng ta rãnh khỏi mọi sự bận việc khác.

Chính Chúa Giêsu Đấng chúng ta thấy cầu nguyện luôn, cũng là Đấng, như mọi người Do thái khác thời đại Người, dừng lại và quay mặt về đền thờ tại Jerusalem ba lần một ngày, lúc bình minh, lúc chiều tà đang khi dâng lễ trong đền thớ, và lúc mặt trời lặn, và đọc những kinh nghi thức, giữa những kinh đó có kinh “Shema Yisrael!”—Hãy nghe đây, hỡi Israel!” Trong ngày Sabbath Người cũng tham gia, với các môn đệ Người, trong sự thờ phượng tại hội đường; nhiều pha cảnh khác nhau trong những sách Tin Mừng xảy ra chính xác trong bối cảnh này.

Giáo Hội—chúng ta có thể nói, từ lúc mới phát sinh—cũng đã dành một ngày riêng cho sự thờ phưng và cầu nguyện: ngày Chúa Nhật. Tất cả chúng ta đều biết, vô phúc thay, điều gì đã xảy ra cho ngày Chúa Nhật trong xã hội chúng ta: những môn Thể thao, từ là một cái gì để giải trí và nghỉ xả hơi, đã thường trở nên một cái gì đầu độc ngày Chúa Nhật… Chúng ta phải làm bất cứ điều gì chúng ta có thể cho ngày này có thể trở lại thành, như Chúa đã có ý định khi ra lệnh nghĩ lễ, một ngày của niềm vui thanh thỏa tăng cường sự hiệp thông của chúng ta với Chúa và với nhau, trong gia đình và trong xã hội.

Chúng ta những Kitô hữu đương thời phải múc sự linh hứng của chúng ta từ những lời mà, trong năm 305, Thánh Saturnius và các bạn tử đạo của ngài nói với quan xét Roman, kẻ đã cho bắt các ngài vì tham gia trong nghi thức Chúa Nhật: “Người Kitô hữu không thể sống mà không có Thánh Thể Chúa Nhật. Quan không biết rằng người kitô hữu hiện hữu cho Thánh Thể và Thánh Thể cho người Kitô hữu, hay sao?”
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách