Dan Lee
10-24-2007, 08:50 AM
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần (5)
(tuần 28-10-2007 đến 03-11-2007)
41. Thánh khiêm nhượng, mới là thánh thật
Đức Trinh Nữ Maria, khi được thiên sứ từ trời xuống báo cho biết là sẽ làm Mẹ của Con Đức Chúa Trời, thì ngay chính lúc cao sang có một không hai nầy, lại hạ mình, quỳ xuống, cúi đầu và xác tín nói rằng: “Nầy tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời.”
Thánh Gioan Tiền Hô, được Đấng Cứu Thế khen là vị tiên tri cao cả nhất, là người nam thánh thiện nhất trên trần gian nầy, xác tín nói về mình rằng: “Tôi không xứng đáng cởi giây giày cho Người”.
Thánh Phêrô, vị Thủ Lãnh Các Tông Đồ, vị Đại diện của Chúa Giêsu trên trần gian nầy, nói: “Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con vì con là người tội lỗi.”
Thánh Phaolô, vị Tông Đồ lo việc loan báo Tin Mừng không kể ngày đêm, vẫn tự xưng mình là kẻ rốt nhất trong số các Tông Đồ.
42. Ta không giống ngươi!
Lần kia, ma quỷ hiện ra nói với thánh Macariô: “Ta không khác gì ngươi. Ngươi ăn chay hãm mình, ta cũng không ăn uống gì… Ta chỉ khác ngươi một điều, là ngươi thì khiêm nhượng, còn ta thì kiêu ngạo.”
43. Uy tín của vị lãnh đạo thật lạ lùng là dường nào!
Tháng chín năm 1862, trong cuộc nội chiến Nam Bắc của Hoa Kỳ, quân đội phương Bắc bại trận và rút lui. Các nhà cầm đầu quân đội phương Bắc lúc bấy giờ, đứng trước sự kiện nầy, vô cùng lo âu. Họ thấy trước chắc chắn một cuộc thất bại rất nặng nề. Và họ bất lực, không tìm ra được một giải pháp nào để chuyển bại thành thắng
Bỗng tổng thống Lincoln nhớ đến một người: đó là vị tướng đã hồi hưu, Mc Clellan. Vị tướng nầy đã từng huấn luyện binh sĩ phương Bắc chiến đấu. Binh sĩ quý mến ông, khâm phục ông. Tổng thống Lincoln muốn cho tướng Mc Clellan nầy đi gặp các binh sĩ bại trận của mình đang rút lui, và truyền cho họ sự nhiệt tình, sức mạnh và niềm hy vọng. Mc Clellan chấp nhận sứ mệnh nầy. Ông xuống ngay tiểu bang Virginia để chỉ huy đám binh phương Bắc bại trận, đang rút lui, rã rời tơi tả.
Leo lên con ô mã to lớn, Mc Clellan một mình phóng ngựa xuống những nẻo đường cát bụi ở vùng Virginia. Gặp đoàn quân bại trận đang thất thểu rút lui, Mc Clellan giơ nón lên cao vẫy tay chào họ một cách vui vẻ. Ông nói to lên những lời can đảm để động viên họ. Và ông chỉ tay thẳng về phía trước mặt ông, giục họ quay lui chiến đấu.
Và phép lạ đã xảy ra: đoàn quân đang lê bước nặng nề một cách thê thảm trong cuộc rút lui nhục nhã nầy, bỗng bắt đầu được hồi sinh. Thấy vị chỉ huy mà mình yêu mến và khâm phục, họ la hét ầm ỹ. ném tung mũ nón và túi vải lên trên không. Họ hăng hái quay lui chiến đấu cùng với vị chỉ huy của mình. Và đoàn quân nầy, trước đây đã thảm bại, thì nay đánh đâu, thắng đó.
Uy tín của vị lãnh đạo thật lạ lùng là dường nào!
44. Cầu nguyện là sức mạnh lớn nhất giúp chúng ta giải quyết những vấn đề
Một người kia thành công trong công việc làm ăn của mình. Khi mới mở tiệm, ông chỉ có một chỗ rất nhỏ và chỉ có một người làm công. Nay, ông có nhiều tiệm buôn mới, có nhiều người giúp việc. Ông chân thành thổ lộ:
- "Làm việc chăm chỉ, tư tưởng tích cực, xử sự với khách hàng một cách tốt đẹp, bán giá phải chăng, cầu nguyện thức tỉnh,.... đó là những yếu tố luôn giúp tôi thành công".
Nhờ xác tín rằng việc cầu nguyện phải là trước tiên và phải là điều cần thiết số một, ông nầy đã giữ được đầu óc sáng suốt để gỡ rối mọi vấn đề và ông có đủ sức manh để lướt thắng mọi khó khăn trở ngại.
Thật như kinh nghiệm của thánh Tôma tiến sĩ: ngài nói ngài tìm được những giải đáp cho những vấn đề rắc rối khó khăn không phải trong sách vỡ, không phải nơi những người cố vấn, nhưng trong khi quỳ cầu nguyện trước Nhà Chầu Thánh Thể.
45. Bổn phận dạy giáo lý của linh mục quản xứ
Dạy giáo lý là bổn phận của linh mục quản xứ phải làm hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, hằng năm. Và bổn phận dạy giáo lý nầy, linh mục quản xứ phải làm đối với mọi thành phần giáo dân trong giáo xứ của mình, không trừ một thành phần nào.
Khi đến giáo xứ Ars, thấy giáo dân không biết giáo lý, cha sở Vianê liền bắt tay ngay vào việc dạy giáo lý, đặc biệt là ngài dạy giáo lý cho toàn thể giáo xứ lúc 13giờ mỗi ngày Chúa nhựt. Ngài đã luôn trung thành với việc dạy giáo lý hằng tuần nầy trong suốt 27 năm.
46. Giáo Hội thật quá lạ lùng !
Nơi lâu đài mà ngày xưa hoàng đế Maximianô ra lệnh giết Đạo một cách ghê gớm, thì sau đó, là nơi xây Đền Thờ Latêranô.
Trên nơi chôn cất bạo chúa khét tiếng Nêron, là Đền Thờ của Đức Mẹ Toàn Dân (Santa Maria del Popolo ).
Trên mộ của kẻ nghèo hèn, bị đóng đinh chổng chân lên trời là thánh Thánh Phêrô, là Đền Thờ Thánh Phêrô hiện nay tại Rôma, thủ đô nước Italia.
47. Thánh Lễ và Thánh Thể làm cho giáo xứ sống động !
Thánh Lễ và Thánh Thể là lẽ sống của người tín hữu công giáo, là sức mạnh nâng đỡ linh mục quản xứ và đoàn chiên của ngài. Giáo xứ sống động là giáo xứ trong đó linh mục quản xứ và giáo dân yêu thích Thánh Lễ và Thánh Thể.
Các tín hữu đầu tiên trong Giáo Hội sơ khai bị bắt bớ vì đã họp nhau dâng Thánh Lễ trong ngày Chúa nhựt. Trong một bản báo cáo đệ trình lên hoàng đế Tragianô, tỉnh trưởng Plinô viết: "Các người Kitô-hữu đang bị giam, quả quyết rằng tất cả lỗi của họ là ở chỗ họ họp nhau vào ngày nhứt định trước lúc hừng đông để cùng nhau ca hát tôn vinh Đức Kitô là Chúa ”.
48. Dự Thánh Lễ từ xa, điều nầy đã có từ lâu rồi trong Giáo Hội!
Năm 1793, Giáo Hội Pháp bị bách hại. Các linh mục quản xứ bị bắt và bị đuổi ra khỏi giáo xứ của mình.
Tại giáo xứ Morlaix ở Finistère, mặc dầu linh mục quản xứ đã bị bắt, nhưng sáng Chúa nhựt hôm đó vẫn có tiếng chuông vang lên, báo hiệu có Thánh Lễ.
Quân lính nghịch đạo đổ xô ngay đến nhà thờ nầy, quyết bắt cho được linh mục nào cả gan đến làm lễ vì họ đã đuổi linh mục quản xứ ra khỏi giáo xứ rồi.
Khi đến nơi, quân lính an tâm vì thấy nhà thờ vẫn bị đóng cửa như họ đã niêm phong. Nhưng họ ngạc nhiên vì nghe tiếng đọc kinh ở ngoài Đất Thánh, bên cạnh nhà thờ. Họ thấy các bổn đạo đang quỳ gối sốt sắng đọc kinh cầu nguyện tại Đất Thánh. Họ mĩm cười chế nhạo và nói một cách đắc thắng:
- "Nhà thờ đã bị niêm phong, cha sở đã bị trục xuất, các ngươi làm gì ở đây?”
Các giáo dân Morlaix hiên ngang trả lời:
- "Chúng tôi đang dự Thánh lễ ngày Chúa nhựt.”
- "Ủa! có lễ đâu mà dự ? ”
- "Có chứ ! Trước khi cha sở chúng tôi bị trục xuất, ngài có dặn chúng tôi rằng: ngày Chúa nhựt nào, lúc 08 giờ sáng, ngài cũng tìm cách dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho giáo xứ chúng tôi. Vì thế, hôm nay là ngày Chúa nhựt, chúng tôi đến đây để tham dự Thánh Lễ lúc 08 giờ.”
- " Các ngươi điên sao ! Dự lễ từ xa như thế, làm sao được?”
Và các giáo dân Morlaix xác tín trả lời:
- "Không có xa gì! Lời cầu nguyện chúng tôi nối trời lại với đất. Lời cầu nguyện chúng tôi đi từ đất lên trời. Thánh Lễ là lời cầu nguyện trên hết của chúng tôi. Bất kỳ ở đâu, chúng tôi cũng vẫn thông hiệp được với nhau trong Thánh Lễ.”
49. Lẽ nào lại giao cho Chính Quyền bảo trợ?
Tại Tôrinô, một thành phía Bắc nước Italia, linh mục Cottolengo sáng lập một cơ sở bác ái từ thiện một cách động trời: ai đau bệnh gì, vào cơ sở nầy, đều được săn sóc một cách hết sức chu đáo và tân tậm, đặc biệt là những bệnh nan y, những bệnh lạ đời, những con người quái thai. Ngài gọi cơ sở nầy là Nhà Nhỏ của Chúa Quan Phòng (Piccola Casa della Providenza).
Ngày kia, vua Charles Albert nói với linh mục Cottolengo:
- “Theo trẩm thì linh mục nên đặt công việc của mình dưới sự bảo trợ của Chính Quyền.”
Linh mục Cottolengo khiêm tốn trả lời một cách siêu nhiên:
- “Tâu bệ hạ, thần không thể làm điều nầy được vì nhà nhỏ nầy (Piccola Casa) đã được đặt dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ và của Chúa Quan Phòng. Làm thế nào mà thần lấy lại để trao cho Chính quyền bảo trợ?”
50. Tuân phục đem lại an bình!
Đức Hồng Y Barôniô (+1607) là nhà nghiên cứu danh tiếng về lịch sử Giáo Hội Công giáo. Ngài nghiên cứu lịch sử Giáo Hội trong bốn mươi năm và đã viết ra Những Cuốn Niên Sử Giáo Hội. Trong đời mình, ngài đã gặp nhiều trường hợp tuân phục khó khăn, nhưng ngài đã lướt thắng được tất cả.
Lúc về già, Đức Hồng Y Barôniô thường đến viếng Đền Thờ Thánh Phêrô tại Rôma, quỳ cầu nguyện sốt sắng trước mộ Thánh Tông Đồ Phêrô. Và mỗi khi ra về, ngài đến nơi Tượng đồng Thánh Phêrô đặt gần cửa Đền Thờ, cung kính hôn chân Thánh Phêrô và thầm thì nói câu La Tinh: “Obedientia et Pax” (Tuân Phục đem lại An Bình).
LM. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
(tuần 28-10-2007 đến 03-11-2007)
41. Thánh khiêm nhượng, mới là thánh thật
Đức Trinh Nữ Maria, khi được thiên sứ từ trời xuống báo cho biết là sẽ làm Mẹ của Con Đức Chúa Trời, thì ngay chính lúc cao sang có một không hai nầy, lại hạ mình, quỳ xuống, cúi đầu và xác tín nói rằng: “Nầy tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời.”
Thánh Gioan Tiền Hô, được Đấng Cứu Thế khen là vị tiên tri cao cả nhất, là người nam thánh thiện nhất trên trần gian nầy, xác tín nói về mình rằng: “Tôi không xứng đáng cởi giây giày cho Người”.
Thánh Phêrô, vị Thủ Lãnh Các Tông Đồ, vị Đại diện của Chúa Giêsu trên trần gian nầy, nói: “Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con vì con là người tội lỗi.”
Thánh Phaolô, vị Tông Đồ lo việc loan báo Tin Mừng không kể ngày đêm, vẫn tự xưng mình là kẻ rốt nhất trong số các Tông Đồ.
42. Ta không giống ngươi!
Lần kia, ma quỷ hiện ra nói với thánh Macariô: “Ta không khác gì ngươi. Ngươi ăn chay hãm mình, ta cũng không ăn uống gì… Ta chỉ khác ngươi một điều, là ngươi thì khiêm nhượng, còn ta thì kiêu ngạo.”
43. Uy tín của vị lãnh đạo thật lạ lùng là dường nào!
Tháng chín năm 1862, trong cuộc nội chiến Nam Bắc của Hoa Kỳ, quân đội phương Bắc bại trận và rút lui. Các nhà cầm đầu quân đội phương Bắc lúc bấy giờ, đứng trước sự kiện nầy, vô cùng lo âu. Họ thấy trước chắc chắn một cuộc thất bại rất nặng nề. Và họ bất lực, không tìm ra được một giải pháp nào để chuyển bại thành thắng
Bỗng tổng thống Lincoln nhớ đến một người: đó là vị tướng đã hồi hưu, Mc Clellan. Vị tướng nầy đã từng huấn luyện binh sĩ phương Bắc chiến đấu. Binh sĩ quý mến ông, khâm phục ông. Tổng thống Lincoln muốn cho tướng Mc Clellan nầy đi gặp các binh sĩ bại trận của mình đang rút lui, và truyền cho họ sự nhiệt tình, sức mạnh và niềm hy vọng. Mc Clellan chấp nhận sứ mệnh nầy. Ông xuống ngay tiểu bang Virginia để chỉ huy đám binh phương Bắc bại trận, đang rút lui, rã rời tơi tả.
Leo lên con ô mã to lớn, Mc Clellan một mình phóng ngựa xuống những nẻo đường cát bụi ở vùng Virginia. Gặp đoàn quân bại trận đang thất thểu rút lui, Mc Clellan giơ nón lên cao vẫy tay chào họ một cách vui vẻ. Ông nói to lên những lời can đảm để động viên họ. Và ông chỉ tay thẳng về phía trước mặt ông, giục họ quay lui chiến đấu.
Và phép lạ đã xảy ra: đoàn quân đang lê bước nặng nề một cách thê thảm trong cuộc rút lui nhục nhã nầy, bỗng bắt đầu được hồi sinh. Thấy vị chỉ huy mà mình yêu mến và khâm phục, họ la hét ầm ỹ. ném tung mũ nón và túi vải lên trên không. Họ hăng hái quay lui chiến đấu cùng với vị chỉ huy của mình. Và đoàn quân nầy, trước đây đã thảm bại, thì nay đánh đâu, thắng đó.
Uy tín của vị lãnh đạo thật lạ lùng là dường nào!
44. Cầu nguyện là sức mạnh lớn nhất giúp chúng ta giải quyết những vấn đề
Một người kia thành công trong công việc làm ăn của mình. Khi mới mở tiệm, ông chỉ có một chỗ rất nhỏ và chỉ có một người làm công. Nay, ông có nhiều tiệm buôn mới, có nhiều người giúp việc. Ông chân thành thổ lộ:
- "Làm việc chăm chỉ, tư tưởng tích cực, xử sự với khách hàng một cách tốt đẹp, bán giá phải chăng, cầu nguyện thức tỉnh,.... đó là những yếu tố luôn giúp tôi thành công".
Nhờ xác tín rằng việc cầu nguyện phải là trước tiên và phải là điều cần thiết số một, ông nầy đã giữ được đầu óc sáng suốt để gỡ rối mọi vấn đề và ông có đủ sức manh để lướt thắng mọi khó khăn trở ngại.
Thật như kinh nghiệm của thánh Tôma tiến sĩ: ngài nói ngài tìm được những giải đáp cho những vấn đề rắc rối khó khăn không phải trong sách vỡ, không phải nơi những người cố vấn, nhưng trong khi quỳ cầu nguyện trước Nhà Chầu Thánh Thể.
45. Bổn phận dạy giáo lý của linh mục quản xứ
Dạy giáo lý là bổn phận của linh mục quản xứ phải làm hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, hằng năm. Và bổn phận dạy giáo lý nầy, linh mục quản xứ phải làm đối với mọi thành phần giáo dân trong giáo xứ của mình, không trừ một thành phần nào.
Khi đến giáo xứ Ars, thấy giáo dân không biết giáo lý, cha sở Vianê liền bắt tay ngay vào việc dạy giáo lý, đặc biệt là ngài dạy giáo lý cho toàn thể giáo xứ lúc 13giờ mỗi ngày Chúa nhựt. Ngài đã luôn trung thành với việc dạy giáo lý hằng tuần nầy trong suốt 27 năm.
46. Giáo Hội thật quá lạ lùng !
Nơi lâu đài mà ngày xưa hoàng đế Maximianô ra lệnh giết Đạo một cách ghê gớm, thì sau đó, là nơi xây Đền Thờ Latêranô.
Trên nơi chôn cất bạo chúa khét tiếng Nêron, là Đền Thờ của Đức Mẹ Toàn Dân (Santa Maria del Popolo ).
Trên mộ của kẻ nghèo hèn, bị đóng đinh chổng chân lên trời là thánh Thánh Phêrô, là Đền Thờ Thánh Phêrô hiện nay tại Rôma, thủ đô nước Italia.
47. Thánh Lễ và Thánh Thể làm cho giáo xứ sống động !
Thánh Lễ và Thánh Thể là lẽ sống của người tín hữu công giáo, là sức mạnh nâng đỡ linh mục quản xứ và đoàn chiên của ngài. Giáo xứ sống động là giáo xứ trong đó linh mục quản xứ và giáo dân yêu thích Thánh Lễ và Thánh Thể.
Các tín hữu đầu tiên trong Giáo Hội sơ khai bị bắt bớ vì đã họp nhau dâng Thánh Lễ trong ngày Chúa nhựt. Trong một bản báo cáo đệ trình lên hoàng đế Tragianô, tỉnh trưởng Plinô viết: "Các người Kitô-hữu đang bị giam, quả quyết rằng tất cả lỗi của họ là ở chỗ họ họp nhau vào ngày nhứt định trước lúc hừng đông để cùng nhau ca hát tôn vinh Đức Kitô là Chúa ”.
48. Dự Thánh Lễ từ xa, điều nầy đã có từ lâu rồi trong Giáo Hội!
Năm 1793, Giáo Hội Pháp bị bách hại. Các linh mục quản xứ bị bắt và bị đuổi ra khỏi giáo xứ của mình.
Tại giáo xứ Morlaix ở Finistère, mặc dầu linh mục quản xứ đã bị bắt, nhưng sáng Chúa nhựt hôm đó vẫn có tiếng chuông vang lên, báo hiệu có Thánh Lễ.
Quân lính nghịch đạo đổ xô ngay đến nhà thờ nầy, quyết bắt cho được linh mục nào cả gan đến làm lễ vì họ đã đuổi linh mục quản xứ ra khỏi giáo xứ rồi.
Khi đến nơi, quân lính an tâm vì thấy nhà thờ vẫn bị đóng cửa như họ đã niêm phong. Nhưng họ ngạc nhiên vì nghe tiếng đọc kinh ở ngoài Đất Thánh, bên cạnh nhà thờ. Họ thấy các bổn đạo đang quỳ gối sốt sắng đọc kinh cầu nguyện tại Đất Thánh. Họ mĩm cười chế nhạo và nói một cách đắc thắng:
- "Nhà thờ đã bị niêm phong, cha sở đã bị trục xuất, các ngươi làm gì ở đây?”
Các giáo dân Morlaix hiên ngang trả lời:
- "Chúng tôi đang dự Thánh lễ ngày Chúa nhựt.”
- "Ủa! có lễ đâu mà dự ? ”
- "Có chứ ! Trước khi cha sở chúng tôi bị trục xuất, ngài có dặn chúng tôi rằng: ngày Chúa nhựt nào, lúc 08 giờ sáng, ngài cũng tìm cách dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho giáo xứ chúng tôi. Vì thế, hôm nay là ngày Chúa nhựt, chúng tôi đến đây để tham dự Thánh Lễ lúc 08 giờ.”
- " Các ngươi điên sao ! Dự lễ từ xa như thế, làm sao được?”
Và các giáo dân Morlaix xác tín trả lời:
- "Không có xa gì! Lời cầu nguyện chúng tôi nối trời lại với đất. Lời cầu nguyện chúng tôi đi từ đất lên trời. Thánh Lễ là lời cầu nguyện trên hết của chúng tôi. Bất kỳ ở đâu, chúng tôi cũng vẫn thông hiệp được với nhau trong Thánh Lễ.”
49. Lẽ nào lại giao cho Chính Quyền bảo trợ?
Tại Tôrinô, một thành phía Bắc nước Italia, linh mục Cottolengo sáng lập một cơ sở bác ái từ thiện một cách động trời: ai đau bệnh gì, vào cơ sở nầy, đều được săn sóc một cách hết sức chu đáo và tân tậm, đặc biệt là những bệnh nan y, những bệnh lạ đời, những con người quái thai. Ngài gọi cơ sở nầy là Nhà Nhỏ của Chúa Quan Phòng (Piccola Casa della Providenza).
Ngày kia, vua Charles Albert nói với linh mục Cottolengo:
- “Theo trẩm thì linh mục nên đặt công việc của mình dưới sự bảo trợ của Chính Quyền.”
Linh mục Cottolengo khiêm tốn trả lời một cách siêu nhiên:
- “Tâu bệ hạ, thần không thể làm điều nầy được vì nhà nhỏ nầy (Piccola Casa) đã được đặt dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ và của Chúa Quan Phòng. Làm thế nào mà thần lấy lại để trao cho Chính quyền bảo trợ?”
50. Tuân phục đem lại an bình!
Đức Hồng Y Barôniô (+1607) là nhà nghiên cứu danh tiếng về lịch sử Giáo Hội Công giáo. Ngài nghiên cứu lịch sử Giáo Hội trong bốn mươi năm và đã viết ra Những Cuốn Niên Sử Giáo Hội. Trong đời mình, ngài đã gặp nhiều trường hợp tuân phục khó khăn, nhưng ngài đã lướt thắng được tất cả.
Lúc về già, Đức Hồng Y Barôniô thường đến viếng Đền Thờ Thánh Phêrô tại Rôma, quỳ cầu nguyện sốt sắng trước mộ Thánh Tông Đồ Phêrô. Và mỗi khi ra về, ngài đến nơi Tượng đồng Thánh Phêrô đặt gần cửa Đền Thờ, cung kính hôn chân Thánh Phêrô và thầm thì nói câu La Tinh: “Obedientia et Pax” (Tuân Phục đem lại An Bình).
LM. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang