Dan Lee
10-26-2007, 10:55 AM
Chúa Nhật XXX, C
Tự công chính hóa chính mình, một thái độ sai lầm
(Lc 18,9-14)
Chắc hẳn dụ ngôn người «Pha-ri-sêu và người thu thuế» - mà bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu – đối với tất cả chúng ta đã quá quen thuộc, và có lẽ vì quá quen thuộc nên chúng ta cũng khó nhận ra được ý nghĩa trọng yếu của câu chuyện nữa.
Vâng, bình thường chúng ta hay tự đồng hóa mình với người thu thuế từ tốn trong dụ ngôn, bởi vì đối với chúng ta hình ảnh người Pha-ri-sêu quá đậm nét kiêu kỳ và tiêu cực. Nhưng nếu chúng ta tự thành thật với chính mình, chúng ta sẽ nhận thấy rằng cả hai hình ảnh đó – người Pha-ri-sêu và người thu thuế - đều ít nhiều có mặt trong chính bản chất con người chúng ta.
Thực ra, những người Pha-ri-sêu thường là những thành phần tốt và đàng hoàng của xã hội lúc bấy giờ, chứ không xấu như người ta ngày nay thường có ấn tượng về họ. Những ý kiến cho rằng tất cả những người Pha-ri-sêu đều là những kẻ giả hình giả bộ, gian trá, tham lam và chỉ chú trọng đến việc sống đạo theo văn tự và theo hình thức bên ngoài, chứ tinh thần và sự xác tín nội tâm thì hoàn toàn thiếu hẳn, là những ý kiến hoàn toàn không phản ảnh đúng với thực tại cụ thể.
Đúng vậy, vào thời Đức Giêsu, những người Pha-ri-sêu nói chung là những người có tâm hồn tôn giáo, luôn rất coi trọng luật Môsê. Sự cầu nguyện và việc cử hành các lễ nghi phụng tự luôn giữ một vai trọng quan trọng trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, quan niệm và cách thức sống đạo của một số lớn trong họ đã trở nên quá khích và lệch lạc, cần phải được sửa sai. Dẫn chứng cụ thể là hình ảnh người Pha-ri-sêu đã được Đức Giêsu nêu lên trong câu chuyện dụ ngôn.
Vâng, người Pha-ri-sêu được nói đến trong câu chuyện dụ ngôn tự cho rằng ông ta có thể tồn tại được trước Thiên Chúa. Trong khi cầu nguyện, ông ta chỉ nêu lên những tội lỗi mà ông ta không hề sa phạm bao giờ. Ông ta cảm tạ Chúa vì ông sống hoàn hảo và tử tế hơn tất cả những người khác. Trong khi cầu nguyện, người Pha-ri-sêu chỉ nói lên lòng cảm tạ biết ơn của mình đối với Thiên Chúa, chứ không hề khẩn cầu kêu xin cùng Người bất cứ điều gì cả. Ông ta cũng nói đến những công trạng của mình. Và thực ra, những điều ông ta đã làm không phải là ít: Mỗi tuần ông ta ăn chay hai lần và dâng cúng một phần mười hoa lợi của mình cho Đền Thờ.
Thử hỏi ai trong chúng ta có thể dám tự coi mình ngang hàng với một người đạo đức như thế? Bởi vì, nhiều người hễ khi nghe nói động đến vấn đề bớt ăn nhịn uống cũng như vấn đề dâng cúng của cải tiền bạc, là tự nhiên mất hết hứng thú, mất hết vui vẻ và tâm tình đạo đức tôn giáo cũng biến đâu mất. Trong khi đó người Pha-ri-sêu này hoàn toàn ngược lại. Vì để tôn vinh Thiên Chúa, ông ta đã ăn chay, đã hy sinh nhịn ăn nhịn uống mỗi tuần đến hai lần và cắt giảm mức sống bình thường của mình lại để dâng cúng cho đền thờ Thiên Chúa. Đối với ông, Thiên Chúa cũng cụ thể như những đồng tiền nằm lẻ kẻng trong túi tiền của ông. Như vậy, chúng ta không có quyền coi mình cao thượng hơn người Pha-ri-sêu này. Trái lại, ông ta có cuộc sống vượt trội hơn chúng ta.
Nhưng sự ngạc nhiên ở đây, trong câu chuyện dụ ngôn này, là theo nhận xét của Đức Giêsu, thì người Pha-ri-sêu này, một người Do-thái có thể được coi là đạo đức kiểu mẫu, sau khi cầu nguyện ở Đền thờ trở về nhà, sẽ không được công chính!
Tại sao lại vậy, khi mà ông ta đã trưng dẫn cho thấy là ông ta đã thực thi được bao điều tích cực, bao việc lành phúc đức?
Vâng, đức Giêsu đã có lý khi đưa ra sự nhận xét như thế. Bởi vì, sự sai lầm và tiêu cực đáng trách nơi người Pha-ri-sêu này là ông đã tự công chính hóa chính mình, đã tự cho mình là đúng và thánh thiện hơn người khác. Nhất là ông đã quá ỷ lại vào chính mình, vào các khả năng và công cán cá nhân của ông ta, chứ không dựa vào Thiên Chúa và ơn trợ giúp của Người. Ông ta đã quên đi rằng, tự bản chất con người nói chúng và bản thân ông ta nói riêng hoàn toàn yếu hèn, bất toàn và khốn cùng trước mặt Thiên Chúa Tạo Hóa, và mọi khả năng, tài lực và của cải ông ta có được đều là hồng ân của Người ban cho.
Do đó, ông ta đã tự vô hiệu hóa các công sức, các việc lành phúc đức của mình, và qua đó ông ta đã vô tình tự hạ mình xuống thấp. Vâng, người Pha-ri-sêu đã đánh giá các việc lành nhân đức của mình bằng các phạm trù, bằng các tiêu chuẩn và cách thế trần gian, khi ông ta muốn dựa vào công sức của mình để khẳng định địa vị và chỗ đứng trước mặt Thiên Chúa. Tiếp đến ông ta ra mặt khinh thường những người mà ông ta cho là còn thấp kém và còn đầy khiếm khuyết hơn ông ta. Cái chuẩn độ mà ông ta đưa ra để đo lường nhân đức và sự thánh thiện hoàn toàn không phải là Thiên Chúa. Vì thế, tất cà những gì ông ta làm, đều mất hết giá trị.
Đức Giêsu đã đưa ra câu chuyện dụ ngôn này là có ý muốn nhắn gửi đến những người đã luôn tự phụ cho mình là công chính thánh thiện và coi khinh những người khác. Người đã thẳng thắn nói cho những người vốn có quan niệm sai lầm như thế rằng Thiên Chúa, Đấng mà Người loan báo, hoàn toàn kết án việc tự công chính hóa chính mình, việc tự cho mình là lành thánh vô tội. Trong khi đó, chỉ có một mình Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể công chính hóa con người và các hành động của họ bằng sự phán quyết tuyệt đối công minh và đúng đắn của Người mà thôi.
Còn những người thu thế vào thời Đức Giêsu không được đại chúng kính trọng, vì nghề thu thuế của họ là một nghề lem nhem đáng khinh, một nghề không hoàn toàn dựa trên pháp lý và sự công bằng. Họ bị dư luận quần chúng cho là những người tội lỗi, bởi vì họ cộng tác với quân ngoại xâm Roma và trong vấn đề thu thuế má họ đã lợi dụng để làm giàu cho chính mình trên sự đau khổ của đồng bào. Dó đó, đời xưa những người thu thuế bị xếp vào hàng ngũ những kẻ trộm cướp. Họ mất hết phẩm giá của một công dân Do-thái và người ta tránh tiếp xúc giao lưu với họ.
Nhưng cũng chính vì lý do đó mà câu chuyện dụ ngôn lại làm cho chúng ta ngạc nhiên một lần thứ hai nữa. Đó là việc Đức Giêsu đã quả quyết rằng người thu thuế, một kẻ đã sai phạm không biết bao nhiêu là tội lỗi và bất công, sẽ rời Đền Thờ ra về trong an bình vui sướng với Thiên Chúa và với chính mình, sẽ trở về nhà như một người công chính!
Tại sao?
Điều tích cực nơi người thu thuế là chính việc anh đã thành tâm đến cầu nguyện cùng Thiên Chúa thực sự. Trước tòa Chúa anh đã nhận ra mình chỉ là một kẻ tội lỗi bất xứng và anh biết rằng với một lương tâm u uẩn, đầy tội lỗi nặng nề như thế, chắc chắn anh sẽ không thể tồn tại được trước mặt Thiên Chúa. Như thế, người thu thuế đã đánh giá cuộc sống và các việc mình làm theo các tiêu chuẩn trên cao, theo luật lệ Thiên Chúa. Vâng, Thiên Chúa là mẫu mực, là mô phạm và là tiêu chuẩn của anh. Do đó, trước mặt Chúa anh đã xưng nhận tội lỗi của mình và chân thành khẩn cầu Người tha thứ cho anh.
Qua đó chúng ta thấy rằng người thu thuế tội lỗi - với một tâm hồn khiêm tốn chân thành - được ở gần kề bên Thiên Chúa hơn là người Pha-ri-sêu đạo đức – với một tâm hồn đầy tự phụ, kiêu căng và khinh người.
Nói tóm lại, người Pha-ri-sêu bị chê trách không phải vì lý do sự công bằng và những việc phúc đức ông đã làm. Điều gì tốt thì luôn luôn vẫn là điều tốt. Nhưng vào giai đoạn kết thúc câu chuyện, người Pha-ri-sêu lại không còn được coi là một người tốt, đó là do ông đã quá tự đề cao mình khi so sánh với những người khác và rồi coi khinh họ.
Trong khi đó người thu thuế được khen ngợi không phải vì những tội lỗi anh đã sa phạm. Điều gì xấu thì vẫn luôn luôn là điều xấu. Nhưng anh ta được khen ngợi, bởi vì:
• anh ta thành tâm đến với Chúa trong tinh thần khiêm tốn;
• anh ta đã can đảm biết nhìn thẳng vào chính đời mình;
• anh ta đã không đâm ra thất vọng, chán nản và buông xuôi trước các tội lỗi của mình;
• anh ta chấp nhận sự yếu đuối và sự bất toàn của mình, v.v…!
Chính sự thành tâm đó là khởi đầu cho công cuộc thay đổi và canh tân cuộc sống.
Vậy, qua dụ ngôn «Người Pha-ri-sêu và người thu thuế», Đức Giêsu muốn nói cho chúng ta biết điều gì thực sự là thánh thiện và hoàn hảo trước mặt Thiên Chúa: Không phải là việc chỉ nhắm giữ đúng các luật lệ và các đòi hỏi luân lý, nhưng là sự xác tín rằng mình hoàn toàn bất toàn trước mặt Thiên Chúa, nên cần đến lòng thương xót của Người và nhất thiết phải canh tân cải thiện cuộc sống của mình.
Lm Nguyễn Hữu Thy
Tự công chính hóa chính mình, một thái độ sai lầm
(Lc 18,9-14)
Chắc hẳn dụ ngôn người «Pha-ri-sêu và người thu thuế» - mà bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu – đối với tất cả chúng ta đã quá quen thuộc, và có lẽ vì quá quen thuộc nên chúng ta cũng khó nhận ra được ý nghĩa trọng yếu của câu chuyện nữa.
Vâng, bình thường chúng ta hay tự đồng hóa mình với người thu thuế từ tốn trong dụ ngôn, bởi vì đối với chúng ta hình ảnh người Pha-ri-sêu quá đậm nét kiêu kỳ và tiêu cực. Nhưng nếu chúng ta tự thành thật với chính mình, chúng ta sẽ nhận thấy rằng cả hai hình ảnh đó – người Pha-ri-sêu và người thu thuế - đều ít nhiều có mặt trong chính bản chất con người chúng ta.
Thực ra, những người Pha-ri-sêu thường là những thành phần tốt và đàng hoàng của xã hội lúc bấy giờ, chứ không xấu như người ta ngày nay thường có ấn tượng về họ. Những ý kiến cho rằng tất cả những người Pha-ri-sêu đều là những kẻ giả hình giả bộ, gian trá, tham lam và chỉ chú trọng đến việc sống đạo theo văn tự và theo hình thức bên ngoài, chứ tinh thần và sự xác tín nội tâm thì hoàn toàn thiếu hẳn, là những ý kiến hoàn toàn không phản ảnh đúng với thực tại cụ thể.
Đúng vậy, vào thời Đức Giêsu, những người Pha-ri-sêu nói chung là những người có tâm hồn tôn giáo, luôn rất coi trọng luật Môsê. Sự cầu nguyện và việc cử hành các lễ nghi phụng tự luôn giữ một vai trọng quan trọng trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, quan niệm và cách thức sống đạo của một số lớn trong họ đã trở nên quá khích và lệch lạc, cần phải được sửa sai. Dẫn chứng cụ thể là hình ảnh người Pha-ri-sêu đã được Đức Giêsu nêu lên trong câu chuyện dụ ngôn.
Vâng, người Pha-ri-sêu được nói đến trong câu chuyện dụ ngôn tự cho rằng ông ta có thể tồn tại được trước Thiên Chúa. Trong khi cầu nguyện, ông ta chỉ nêu lên những tội lỗi mà ông ta không hề sa phạm bao giờ. Ông ta cảm tạ Chúa vì ông sống hoàn hảo và tử tế hơn tất cả những người khác. Trong khi cầu nguyện, người Pha-ri-sêu chỉ nói lên lòng cảm tạ biết ơn của mình đối với Thiên Chúa, chứ không hề khẩn cầu kêu xin cùng Người bất cứ điều gì cả. Ông ta cũng nói đến những công trạng của mình. Và thực ra, những điều ông ta đã làm không phải là ít: Mỗi tuần ông ta ăn chay hai lần và dâng cúng một phần mười hoa lợi của mình cho Đền Thờ.
Thử hỏi ai trong chúng ta có thể dám tự coi mình ngang hàng với một người đạo đức như thế? Bởi vì, nhiều người hễ khi nghe nói động đến vấn đề bớt ăn nhịn uống cũng như vấn đề dâng cúng của cải tiền bạc, là tự nhiên mất hết hứng thú, mất hết vui vẻ và tâm tình đạo đức tôn giáo cũng biến đâu mất. Trong khi đó người Pha-ri-sêu này hoàn toàn ngược lại. Vì để tôn vinh Thiên Chúa, ông ta đã ăn chay, đã hy sinh nhịn ăn nhịn uống mỗi tuần đến hai lần và cắt giảm mức sống bình thường của mình lại để dâng cúng cho đền thờ Thiên Chúa. Đối với ông, Thiên Chúa cũng cụ thể như những đồng tiền nằm lẻ kẻng trong túi tiền của ông. Như vậy, chúng ta không có quyền coi mình cao thượng hơn người Pha-ri-sêu này. Trái lại, ông ta có cuộc sống vượt trội hơn chúng ta.
Nhưng sự ngạc nhiên ở đây, trong câu chuyện dụ ngôn này, là theo nhận xét của Đức Giêsu, thì người Pha-ri-sêu này, một người Do-thái có thể được coi là đạo đức kiểu mẫu, sau khi cầu nguyện ở Đền thờ trở về nhà, sẽ không được công chính!
Tại sao lại vậy, khi mà ông ta đã trưng dẫn cho thấy là ông ta đã thực thi được bao điều tích cực, bao việc lành phúc đức?
Vâng, đức Giêsu đã có lý khi đưa ra sự nhận xét như thế. Bởi vì, sự sai lầm và tiêu cực đáng trách nơi người Pha-ri-sêu này là ông đã tự công chính hóa chính mình, đã tự cho mình là đúng và thánh thiện hơn người khác. Nhất là ông đã quá ỷ lại vào chính mình, vào các khả năng và công cán cá nhân của ông ta, chứ không dựa vào Thiên Chúa và ơn trợ giúp của Người. Ông ta đã quên đi rằng, tự bản chất con người nói chúng và bản thân ông ta nói riêng hoàn toàn yếu hèn, bất toàn và khốn cùng trước mặt Thiên Chúa Tạo Hóa, và mọi khả năng, tài lực và của cải ông ta có được đều là hồng ân của Người ban cho.
Do đó, ông ta đã tự vô hiệu hóa các công sức, các việc lành phúc đức của mình, và qua đó ông ta đã vô tình tự hạ mình xuống thấp. Vâng, người Pha-ri-sêu đã đánh giá các việc lành nhân đức của mình bằng các phạm trù, bằng các tiêu chuẩn và cách thế trần gian, khi ông ta muốn dựa vào công sức của mình để khẳng định địa vị và chỗ đứng trước mặt Thiên Chúa. Tiếp đến ông ta ra mặt khinh thường những người mà ông ta cho là còn thấp kém và còn đầy khiếm khuyết hơn ông ta. Cái chuẩn độ mà ông ta đưa ra để đo lường nhân đức và sự thánh thiện hoàn toàn không phải là Thiên Chúa. Vì thế, tất cà những gì ông ta làm, đều mất hết giá trị.
Đức Giêsu đã đưa ra câu chuyện dụ ngôn này là có ý muốn nhắn gửi đến những người đã luôn tự phụ cho mình là công chính thánh thiện và coi khinh những người khác. Người đã thẳng thắn nói cho những người vốn có quan niệm sai lầm như thế rằng Thiên Chúa, Đấng mà Người loan báo, hoàn toàn kết án việc tự công chính hóa chính mình, việc tự cho mình là lành thánh vô tội. Trong khi đó, chỉ có một mình Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể công chính hóa con người và các hành động của họ bằng sự phán quyết tuyệt đối công minh và đúng đắn của Người mà thôi.
Còn những người thu thế vào thời Đức Giêsu không được đại chúng kính trọng, vì nghề thu thuế của họ là một nghề lem nhem đáng khinh, một nghề không hoàn toàn dựa trên pháp lý và sự công bằng. Họ bị dư luận quần chúng cho là những người tội lỗi, bởi vì họ cộng tác với quân ngoại xâm Roma và trong vấn đề thu thuế má họ đã lợi dụng để làm giàu cho chính mình trên sự đau khổ của đồng bào. Dó đó, đời xưa những người thu thuế bị xếp vào hàng ngũ những kẻ trộm cướp. Họ mất hết phẩm giá của một công dân Do-thái và người ta tránh tiếp xúc giao lưu với họ.
Nhưng cũng chính vì lý do đó mà câu chuyện dụ ngôn lại làm cho chúng ta ngạc nhiên một lần thứ hai nữa. Đó là việc Đức Giêsu đã quả quyết rằng người thu thuế, một kẻ đã sai phạm không biết bao nhiêu là tội lỗi và bất công, sẽ rời Đền Thờ ra về trong an bình vui sướng với Thiên Chúa và với chính mình, sẽ trở về nhà như một người công chính!
Tại sao?
Điều tích cực nơi người thu thuế là chính việc anh đã thành tâm đến cầu nguyện cùng Thiên Chúa thực sự. Trước tòa Chúa anh đã nhận ra mình chỉ là một kẻ tội lỗi bất xứng và anh biết rằng với một lương tâm u uẩn, đầy tội lỗi nặng nề như thế, chắc chắn anh sẽ không thể tồn tại được trước mặt Thiên Chúa. Như thế, người thu thuế đã đánh giá cuộc sống và các việc mình làm theo các tiêu chuẩn trên cao, theo luật lệ Thiên Chúa. Vâng, Thiên Chúa là mẫu mực, là mô phạm và là tiêu chuẩn của anh. Do đó, trước mặt Chúa anh đã xưng nhận tội lỗi của mình và chân thành khẩn cầu Người tha thứ cho anh.
Qua đó chúng ta thấy rằng người thu thuế tội lỗi - với một tâm hồn khiêm tốn chân thành - được ở gần kề bên Thiên Chúa hơn là người Pha-ri-sêu đạo đức – với một tâm hồn đầy tự phụ, kiêu căng và khinh người.
Nói tóm lại, người Pha-ri-sêu bị chê trách không phải vì lý do sự công bằng và những việc phúc đức ông đã làm. Điều gì tốt thì luôn luôn vẫn là điều tốt. Nhưng vào giai đoạn kết thúc câu chuyện, người Pha-ri-sêu lại không còn được coi là một người tốt, đó là do ông đã quá tự đề cao mình khi so sánh với những người khác và rồi coi khinh họ.
Trong khi đó người thu thuế được khen ngợi không phải vì những tội lỗi anh đã sa phạm. Điều gì xấu thì vẫn luôn luôn là điều xấu. Nhưng anh ta được khen ngợi, bởi vì:
• anh ta thành tâm đến với Chúa trong tinh thần khiêm tốn;
• anh ta đã can đảm biết nhìn thẳng vào chính đời mình;
• anh ta đã không đâm ra thất vọng, chán nản và buông xuôi trước các tội lỗi của mình;
• anh ta chấp nhận sự yếu đuối và sự bất toàn của mình, v.v…!
Chính sự thành tâm đó là khởi đầu cho công cuộc thay đổi và canh tân cuộc sống.
Vậy, qua dụ ngôn «Người Pha-ri-sêu và người thu thuế», Đức Giêsu muốn nói cho chúng ta biết điều gì thực sự là thánh thiện và hoàn hảo trước mặt Thiên Chúa: Không phải là việc chỉ nhắm giữ đúng các luật lệ và các đòi hỏi luân lý, nhưng là sự xác tín rằng mình hoàn toàn bất toàn trước mặt Thiên Chúa, nên cần đến lòng thương xót của Người và nhất thiết phải canh tân cải thiện cuộc sống của mình.
Lm Nguyễn Hữu Thy