Dan Lee
10-30-2007, 09:18 PM
NHỚ ÐẾN CÁC LINH HỒN MỒ CÔI
Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, Năm C
2 Mcb 12:43-45; Kh 21:11-5a, 6b-7; Ga 11:17-27
Tại những quốc gia bị ảnh hưởng bởi văn hoá kị việc biểu lộ cảm xúc nơi công cộng, thì người ta cũng canh chừng việc tỏ bày xúc cảm công khai trước những khổ đau chẳng hạn như do cái chết mang lại. Khi một người nằm xuống vĩnh viễn, thì thân nhân khoán trắng cho nhà quàn đảm trách hầu như mọi dịch vụ. Nhân viên nhà quàn đến lấy xác đi, làm việc nhập quan cách âm thầm kín đáo. Ðến giờ được ấn định, người nhà quàn đem quan tài ra phòng ngoài cho gia đình, thân nhân và bạn hữu đến viếng xác, đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố và yên ủi người sống kéo dài chừng mấy giờ. Hết giờ, nhà quàn lại cất quan tài vào nhà xác. Hôm sau nhà quàn lại đem quan tài đến nhà thờ để được dâng lễ an táng. Thường người ta không muốn chụp hình người quá cố cũng như đám tang vì người ta không muốn lưu trữ những hình ảnh buồn sầu đau khổ.
Khi đến nhà thờ dâng lễ an táng, người ta cũng không thấy người đi dự lễ mở miệng thưa kinh nguyện đối đáp với chủ tế để cầu nguyện cho người quá cố. Họ cũng không bầy tỏ những tác động phụng vụ mặc dầu họ là người công giáo, như lúc nào cần đứng, ngồi hay qùi khiến linh mục chủ tế cứ phải nhắc: xin mời đứng, xin mời ngồi, xin mời qùi gối. Tại họ mắc cở với người không công giáo hiện diện trong thánh lễ hay sao, hoặc không dám biểu lộ đức tin bằng những tác động phụng vụ?
Có lẽ vì muốn xoa dịu những nỗi đau buồn của người nhà hiếu mà trong những bài điếu văn, người ta có thể nghe những lời an ủi để xoa dịu. Người ta có thể đã nghe có những điếu văn cho rằng người quá cố đã được lên thiên đàng. Nếu không cẩn thận, thì những lời an ủi như vậy cũng có thể được thốt ra từ miệng những viên chức có địa vị trong Giáo hội, có trách nhiệm giảng dạy giáo lí và hướng dẫn tư tưởng đạo đức cho người ta sống theo. Lấy gì làm bảo đảm mà có thể nói như vậy? Nói như vậy khiến cho thân nhân của người quá cố được yên ủi. Tuy nhiên lời nói như vậy có thể làm thiệt hại về phương diện thiêng liêng cho người quá cố nói riêng và cho các linh hồn đã qua đời nói chung. Vì nếu nói người quá cố đã được lên thiên đàng rồi, thì đâu còn cần xin lễ và cầu nguyện cho linh hồn người quá cố nữa. Mẹ Têrêsa đạo hạnh và khiêm tốn phục vụ trẻ nghèo bên Ấn độ như thế mà sau khi qua đời, Giáo hội vẫn đợi cho qua những thủ tục trước khi phong thánh. Mỗi người tín hữu phải luôn tâm niệm rằng chỉ khi nào mình nhận mình là yếu hèn và tội lỗi, thì mới được Chúa xót thương tha thứ.
Nếu không canh chừng, người ta có thể nuôi quan niệm hoặc truyền bá quan niệm chẳng hạn như cho rằng: Thiên Chúa dễ dãi ấy mà. Quan niệm niệm như vậy khiến người ta lơ là trong việc giữ đạo, rồi buông thả dần cho tới lúc nào đó, người ta xuống giốc không phanh, và không còn nghị lực để vươn lên. Ðọc Thánh kinh Cựu ước cũng như Tân ước, người ta thấy Thiên Chúa không phải là chúa ba phải. Thiên Chúa là Ðấng hay xót thương và tha thứ, nhưng Thiên Chúa cũng là Ðấng phán xét công minh trong sự thưởng phạt. Ngay từ thời Cựu ước, người ta đã tin có sự sống lại như sách Macabê có ghi: Ông Giuđa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền và gửi về Giêrusalem. .. để dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi (2 Mcb 12:43,46).
Sau Công Ðồng Vaticanô II người ta ít nghe nói về hoả ngục và luyện ngục thì đây chính Công đồng cũng xác quyết lại những gì mà Giáo hội đã dạy về việc cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục: Thánh Công Ðồng kính cẩn đón nhận niềm tin cao trọng của tiền nhân chúng ta trong việc hiệp thông sống động với các anh em được hiển vinh trên trời hay còn phải tinh luyện sau khi chết dựa theo các sắc lệnh của các Công Ðồng Nicea II, Firenze và Triđentinô (GH # 51). Ðiều mà các Công đồng trước bàn đến trong Tín điều Các Thánh cùng thông công thì Công Ðồng Vaticanô II gọi là Hiệp thông sống động.
Ngoài ra sách Giáo Lí của Giáo Hội Công Giáo cũng đề cập về tình trạng những người chết mà chưa được thanh tẩy trọn vẹn (# 1030), về việc thanh luyện các linh hồn nơi luyện ngục (# 1031) và về việc cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục để họ được giải thoát khỏi tội lỗi: Ngay từ những thời gian đầu, Giáo hội đã tôn kính việc tưởng niệm những người đã qua đời và dâng kinh nguyện để cầu cho họ, nhất là dâng Thánh lễ, để họ được thanh tẩy và tiến vào nơi chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Giáo hội cũng khuyên làm việc bố thí, hưởng các ân xá và thi hành những việc đền tạ để giúp những người đã qua đời (# 1032). Nhấn mạnh đến việc cần thiết để cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục, Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói: Hình thức bác ái trước hết và cao hơn hết đối với anh chị em là ước muốn nhiệt thành cho phần rỗi đời đời của họ... Tình yêu Kitô giáo không có giới hạn, nhưng vượt qua không gian và thời gian, giúp ta yêu thương những người đã rời bỏ thế gian (Huấn dụ 17 tháng 9/2002).
Do đó, việc cầu nguyện cho người quá cố, người tín hữu vẫn cần cầu nguyện. Còn khi nào Thiên Chúa đưa linh hồn người quá cố lên thiên đàng là do quyết định của Ðấng tối cao. Nếu người quá cố được lên thiên đàng rồi mà ta vẫn cầu nguyện, thì theo Tín điều các Thánh Cùng Thông công (Hiệp thông sống động), những ơn ích của lời cầu nguyện đó sẽ được chuyển cho những linh hồn khác nơi luyện ngục, để họ cũng được sống lại như lời Chúa Giêsu phán với Mác-ta trong Phúc âm hôm nay (Ga 11:25).
Trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, có người phụ nữ đến gặp linh mục sở tại để xin lễ cầu nguyện cho bố chị mới qua đời. Hôm sau khi bắt đầu lễ, linh mục chủ tế loan báo thánh lễ được dâng để cầu nguyện cho linh hồn. . (tên thánh người nam rồi tên người nam được đọc lên) và linh hồn.. (tên thánh người nữ rồi tên người nữ được đọc). Sau lễ chị ta xin gặp linh mục để khiếu nại, nói: Sao cha lại ghép bố con với một bà nào ấy vậy, làm con dự lễ bị chia trí. Chị ta cho việc cử hành thánh lễ không thành. Cha sở giải thích cho chị ý nghĩa thần học về thánh lễ thế nào đi nữa, chị ta vẫn hồ nghi. Ðể chiều ý chị ta, cha sở phải nhờ một linh mục mới lãnh chức, hôm sau dâng lễ cầu nguyện riêng cho linh hồn bố của chị, chị mới yên tâm. Kể ra thì chị ta cũng giầu tưởng tượng và khó tính thiệt?
Trong chiều hướng đó thì hôm nay và trong cả tháng các linh hồn, người tín hữu được nhắc nhở cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục, gồm các linh hồn mồ côi - các linh hồn khi chết không ai khóc thương, không ai chôn cất, hay không còn ai nhớ đến cầu nguyện cho. Các linh mục sau khi qua đời cũng rất dễ trở thành những linh hồn mồ côi. Linh mục là người tế lễ hằng ngày để thờ phượng Chúa và xin ơn tha tội cho người tội lỗi. Tuy nhiên thường không mấy ai nghĩ rằng linh mục cũng cần lời cầu nguyện vì người ta cho rằng linh mục phải thánh thiện hơn giáo dân. Rồi khi một linh mục nằm xuống vĩnh viễn thì thường ông bà cố thân sinh cũng như các anh chị đã ra đi trước, không còn mấy ai để nhắc nhở cho các cháu chắt cầu nguyện cho nữa. Như vậy phải chăng linh mục khi chết rồi, có thể trở thành những linh hồn mồ côi chăng? Trong một tổ chức thân hữu linh mục, linh mục đại diện trong buổi họp mặt nhắc anh em linh mục dâng lễ cầu nguyện cho người anh em linh mục trong tổ chức mới qua đời. Việc đó khiến một linh mục hiện diện thắc mắc. Linh mục đại diện trả lời: thì nay người mai ta. Câu trả lời đó khiến mọi người thinh lặng, nếu hiểu thinh lặng là đồng ý với câu trả lời.
Hôm nay vì lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em, bà con, bạn hữu và tình bác ái đối với những người quá cố, ta đến nhà thờ dâng thánh lễ cầu cho các linh hồn nơi nguyện ngục, nhất là các linh hồn mồ côi, xin Chúa vì lòng nhân từ tha thứ những lỗi lầm cho các linh hồn còn đang phải thanh luyện, mà ban cho các linh hồn được hưởng ơn nghĩa trong nước Chúa hằng sống. Theo truyền thống trong Giáo hội, hôm nay người tín hữu được khuyến khích ra viếng nghĩa địa để cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời, đặc biệt cho các linh hồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thân nhân họ hàng. Và trong cả tháng các Linh hồn ta cũng được nhắc nhở để dâng lễ cầu nguyện theo những ý chỉ trên.
Lời cầu nguyện xin cho các linh hồn mồ côi:
Lạy Chúa, Chúa là vinh quang của các thánh
và là hi vọng của người tín hữu.
Xin Chúa rủ lòng thương xót tha thứ tội lỗi
cho các linh hồn, nhất là các linh hồn mồ côi:
những linh hồn đã chết vì chiến tranh bạo động,
mà không ai khóc thương, không ai chôn cất.
Xin đem họ về hưởng phúc trường sinh.
Và xin dạy con biết sống mỗi ngày
như là ngày cuối hết của cuộc đời
để con được sống trong ơn nghĩa với Chúa. Amen.
Lm Trần Bình Trọng
Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, Năm C
2 Mcb 12:43-45; Kh 21:11-5a, 6b-7; Ga 11:17-27
Tại những quốc gia bị ảnh hưởng bởi văn hoá kị việc biểu lộ cảm xúc nơi công cộng, thì người ta cũng canh chừng việc tỏ bày xúc cảm công khai trước những khổ đau chẳng hạn như do cái chết mang lại. Khi một người nằm xuống vĩnh viễn, thì thân nhân khoán trắng cho nhà quàn đảm trách hầu như mọi dịch vụ. Nhân viên nhà quàn đến lấy xác đi, làm việc nhập quan cách âm thầm kín đáo. Ðến giờ được ấn định, người nhà quàn đem quan tài ra phòng ngoài cho gia đình, thân nhân và bạn hữu đến viếng xác, đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố và yên ủi người sống kéo dài chừng mấy giờ. Hết giờ, nhà quàn lại cất quan tài vào nhà xác. Hôm sau nhà quàn lại đem quan tài đến nhà thờ để được dâng lễ an táng. Thường người ta không muốn chụp hình người quá cố cũng như đám tang vì người ta không muốn lưu trữ những hình ảnh buồn sầu đau khổ.
Khi đến nhà thờ dâng lễ an táng, người ta cũng không thấy người đi dự lễ mở miệng thưa kinh nguyện đối đáp với chủ tế để cầu nguyện cho người quá cố. Họ cũng không bầy tỏ những tác động phụng vụ mặc dầu họ là người công giáo, như lúc nào cần đứng, ngồi hay qùi khiến linh mục chủ tế cứ phải nhắc: xin mời đứng, xin mời ngồi, xin mời qùi gối. Tại họ mắc cở với người không công giáo hiện diện trong thánh lễ hay sao, hoặc không dám biểu lộ đức tin bằng những tác động phụng vụ?
Có lẽ vì muốn xoa dịu những nỗi đau buồn của người nhà hiếu mà trong những bài điếu văn, người ta có thể nghe những lời an ủi để xoa dịu. Người ta có thể đã nghe có những điếu văn cho rằng người quá cố đã được lên thiên đàng. Nếu không cẩn thận, thì những lời an ủi như vậy cũng có thể được thốt ra từ miệng những viên chức có địa vị trong Giáo hội, có trách nhiệm giảng dạy giáo lí và hướng dẫn tư tưởng đạo đức cho người ta sống theo. Lấy gì làm bảo đảm mà có thể nói như vậy? Nói như vậy khiến cho thân nhân của người quá cố được yên ủi. Tuy nhiên lời nói như vậy có thể làm thiệt hại về phương diện thiêng liêng cho người quá cố nói riêng và cho các linh hồn đã qua đời nói chung. Vì nếu nói người quá cố đã được lên thiên đàng rồi, thì đâu còn cần xin lễ và cầu nguyện cho linh hồn người quá cố nữa. Mẹ Têrêsa đạo hạnh và khiêm tốn phục vụ trẻ nghèo bên Ấn độ như thế mà sau khi qua đời, Giáo hội vẫn đợi cho qua những thủ tục trước khi phong thánh. Mỗi người tín hữu phải luôn tâm niệm rằng chỉ khi nào mình nhận mình là yếu hèn và tội lỗi, thì mới được Chúa xót thương tha thứ.
Nếu không canh chừng, người ta có thể nuôi quan niệm hoặc truyền bá quan niệm chẳng hạn như cho rằng: Thiên Chúa dễ dãi ấy mà. Quan niệm niệm như vậy khiến người ta lơ là trong việc giữ đạo, rồi buông thả dần cho tới lúc nào đó, người ta xuống giốc không phanh, và không còn nghị lực để vươn lên. Ðọc Thánh kinh Cựu ước cũng như Tân ước, người ta thấy Thiên Chúa không phải là chúa ba phải. Thiên Chúa là Ðấng hay xót thương và tha thứ, nhưng Thiên Chúa cũng là Ðấng phán xét công minh trong sự thưởng phạt. Ngay từ thời Cựu ước, người ta đã tin có sự sống lại như sách Macabê có ghi: Ông Giuđa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền và gửi về Giêrusalem. .. để dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi (2 Mcb 12:43,46).
Sau Công Ðồng Vaticanô II người ta ít nghe nói về hoả ngục và luyện ngục thì đây chính Công đồng cũng xác quyết lại những gì mà Giáo hội đã dạy về việc cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục: Thánh Công Ðồng kính cẩn đón nhận niềm tin cao trọng của tiền nhân chúng ta trong việc hiệp thông sống động với các anh em được hiển vinh trên trời hay còn phải tinh luyện sau khi chết dựa theo các sắc lệnh của các Công Ðồng Nicea II, Firenze và Triđentinô (GH # 51). Ðiều mà các Công đồng trước bàn đến trong Tín điều Các Thánh cùng thông công thì Công Ðồng Vaticanô II gọi là Hiệp thông sống động.
Ngoài ra sách Giáo Lí của Giáo Hội Công Giáo cũng đề cập về tình trạng những người chết mà chưa được thanh tẩy trọn vẹn (# 1030), về việc thanh luyện các linh hồn nơi luyện ngục (# 1031) và về việc cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục để họ được giải thoát khỏi tội lỗi: Ngay từ những thời gian đầu, Giáo hội đã tôn kính việc tưởng niệm những người đã qua đời và dâng kinh nguyện để cầu cho họ, nhất là dâng Thánh lễ, để họ được thanh tẩy và tiến vào nơi chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Giáo hội cũng khuyên làm việc bố thí, hưởng các ân xá và thi hành những việc đền tạ để giúp những người đã qua đời (# 1032). Nhấn mạnh đến việc cần thiết để cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục, Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói: Hình thức bác ái trước hết và cao hơn hết đối với anh chị em là ước muốn nhiệt thành cho phần rỗi đời đời của họ... Tình yêu Kitô giáo không có giới hạn, nhưng vượt qua không gian và thời gian, giúp ta yêu thương những người đã rời bỏ thế gian (Huấn dụ 17 tháng 9/2002).
Do đó, việc cầu nguyện cho người quá cố, người tín hữu vẫn cần cầu nguyện. Còn khi nào Thiên Chúa đưa linh hồn người quá cố lên thiên đàng là do quyết định của Ðấng tối cao. Nếu người quá cố được lên thiên đàng rồi mà ta vẫn cầu nguyện, thì theo Tín điều các Thánh Cùng Thông công (Hiệp thông sống động), những ơn ích của lời cầu nguyện đó sẽ được chuyển cho những linh hồn khác nơi luyện ngục, để họ cũng được sống lại như lời Chúa Giêsu phán với Mác-ta trong Phúc âm hôm nay (Ga 11:25).
Trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, có người phụ nữ đến gặp linh mục sở tại để xin lễ cầu nguyện cho bố chị mới qua đời. Hôm sau khi bắt đầu lễ, linh mục chủ tế loan báo thánh lễ được dâng để cầu nguyện cho linh hồn. . (tên thánh người nam rồi tên người nam được đọc lên) và linh hồn.. (tên thánh người nữ rồi tên người nữ được đọc). Sau lễ chị ta xin gặp linh mục để khiếu nại, nói: Sao cha lại ghép bố con với một bà nào ấy vậy, làm con dự lễ bị chia trí. Chị ta cho việc cử hành thánh lễ không thành. Cha sở giải thích cho chị ý nghĩa thần học về thánh lễ thế nào đi nữa, chị ta vẫn hồ nghi. Ðể chiều ý chị ta, cha sở phải nhờ một linh mục mới lãnh chức, hôm sau dâng lễ cầu nguyện riêng cho linh hồn bố của chị, chị mới yên tâm. Kể ra thì chị ta cũng giầu tưởng tượng và khó tính thiệt?
Trong chiều hướng đó thì hôm nay và trong cả tháng các linh hồn, người tín hữu được nhắc nhở cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục, gồm các linh hồn mồ côi - các linh hồn khi chết không ai khóc thương, không ai chôn cất, hay không còn ai nhớ đến cầu nguyện cho. Các linh mục sau khi qua đời cũng rất dễ trở thành những linh hồn mồ côi. Linh mục là người tế lễ hằng ngày để thờ phượng Chúa và xin ơn tha tội cho người tội lỗi. Tuy nhiên thường không mấy ai nghĩ rằng linh mục cũng cần lời cầu nguyện vì người ta cho rằng linh mục phải thánh thiện hơn giáo dân. Rồi khi một linh mục nằm xuống vĩnh viễn thì thường ông bà cố thân sinh cũng như các anh chị đã ra đi trước, không còn mấy ai để nhắc nhở cho các cháu chắt cầu nguyện cho nữa. Như vậy phải chăng linh mục khi chết rồi, có thể trở thành những linh hồn mồ côi chăng? Trong một tổ chức thân hữu linh mục, linh mục đại diện trong buổi họp mặt nhắc anh em linh mục dâng lễ cầu nguyện cho người anh em linh mục trong tổ chức mới qua đời. Việc đó khiến một linh mục hiện diện thắc mắc. Linh mục đại diện trả lời: thì nay người mai ta. Câu trả lời đó khiến mọi người thinh lặng, nếu hiểu thinh lặng là đồng ý với câu trả lời.
Hôm nay vì lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em, bà con, bạn hữu và tình bác ái đối với những người quá cố, ta đến nhà thờ dâng thánh lễ cầu cho các linh hồn nơi nguyện ngục, nhất là các linh hồn mồ côi, xin Chúa vì lòng nhân từ tha thứ những lỗi lầm cho các linh hồn còn đang phải thanh luyện, mà ban cho các linh hồn được hưởng ơn nghĩa trong nước Chúa hằng sống. Theo truyền thống trong Giáo hội, hôm nay người tín hữu được khuyến khích ra viếng nghĩa địa để cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời, đặc biệt cho các linh hồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thân nhân họ hàng. Và trong cả tháng các Linh hồn ta cũng được nhắc nhở để dâng lễ cầu nguyện theo những ý chỉ trên.
Lời cầu nguyện xin cho các linh hồn mồ côi:
Lạy Chúa, Chúa là vinh quang của các thánh
và là hi vọng của người tín hữu.
Xin Chúa rủ lòng thương xót tha thứ tội lỗi
cho các linh hồn, nhất là các linh hồn mồ côi:
những linh hồn đã chết vì chiến tranh bạo động,
mà không ai khóc thương, không ai chôn cất.
Xin đem họ về hưởng phúc trường sinh.
Và xin dạy con biết sống mỗi ngày
như là ngày cuối hết của cuộc đời
để con được sống trong ơn nghĩa với Chúa. Amen.
Lm Trần Bình Trọng