Dan Lee
11-02-2007, 09:35 AM
VƯỢT THẮNG KHÓ KHĂN ĐỂ GIÚP TRẺ EM NGHÈO
Một ngày mùa xuân năm 1975, vừa bước ra khỏi nhà để đi làm việc, Chị Geraldine MacNamara - nữ tu 37 tuổi - chạm trán với hai thiếu niên thổ dân tuổi độ 15, bị xỉu vì hít phải khí độc. Không do dự, Chị kéo ngay hai thiếu niên vào nhà để chăm sóc. Chị sực nhớ mình phải đến sở làm việc. Tuy nhiên, giữa việc làm nơi bàn giấy và việc cấp cứu hai thiếu niên bất hạnh, Chị Geraldine quyết định ở lại nhà làm việc thiện.
Đó là hai thiếu niên sau cùng Chị giúp đỡ. Vì vào mùa đông cùng năm 1975, Chị thành lập ”Rossbrook House”, trung tâm tiếp đón thanh thiếu niên nghèo khổ, lang thang đầu đường xó chợ, bị gia đình và xã hội ruồng bỏ.
Chị Geraldine MacNamara sinh năm 1938 tại Toronto, nhưng lớn lên tại Winnipeg, thủ phủ của bang Manitoba, miền Trung Canada. Năm 24 tuổi, Géraldine vào tu dòng ”Danh Thánh GIÊSU và MARIA”, hội dòng chuyên nghề giáo dục. Sau khi khấn dòng và đi dạy, Chị cảm thấy được kêu mời lăn xả vào đời để cứu giúp giới trẻ nghèo nàn, kém may mắn, bị bỏ rơi và sống nhan nhản trong thành phố Winnipeg.
Năm 1971, cùng với hai nữ tu khác, Chị Géraldine thuê căn nhà nằm ở khu phố cũ và nghèo nhất Winnipeg. Ban đầu các Chị giúp phân phát bữa ăn miễn phí và quần áo cho các gia đình nghèo thật nghèo. Nhưng Chị Géraldine thấy thế chưa đủ. Chị tự nhủ phải làm một cái gì hơn thế nữa. Chị ghi tên theo học ngành luật. Bốn năm sau, tốt nghiệp đại học, Chị nắm đủ một số kiến thức về luật học. Giờ đây Chị có thể giúp đỡ đồng hương nghèo cách hữu hiệu hơn.
Chị bắt tay vào việc. Chủ đích của Chị là tạo các trò chơi giải trí lành mạnh cho các trẻ em nghèo trong khu phố, suốt ngày lang thang ngoài đường, rồi rơi vào các tệ nạn: cướp phá, uống rượu. Chị thuê căn nhà khác rộng hơn. Chị biến tầng trệt của căn nhà thành phòng chơi bi-da. Các trẻ nghèo kéo đến chơi mỗi ngày một đông, từ sáng sớm đến tối khuya.
Thấy thế, Chị Géraldine thuyết phục hội đồng thành phố cho Chị thuê ngôi nhà thờ bỏ trống gần đó với giá tượng trưng một mỹ kim một năm. Và Chị bắt đầu cho ra đời trung tâm tiếp đón giới trẻ với tên gọi ”Rossbrook House”.
Ngày khai mạc trung tâm, 20-1-1976, Chị Géraldine không có một đồng xu để trả tiền sưởi, vật dụng và nhân viên. Nhưng Chị không nao núng. Từ từ Chị liên lạc với các tổ chức xã hội và bác ái từ thiện khác. Chị xin họ bàn ghế, vật dụng thể thao và một chiếc xe ca nhỏ để chở các trẻ đi dạo chơi. Sau cùng, Chị nhận được tiền trợ cấp chính thức cho trung tâm, từ hội đồng thành phố, hội đồng tỉnh và ngân quỹ Winnipeg.
Chị Géraldine cũng dạy cho các bạn trẻ biết bảo vệ quyền lợi của mình. Một hôm, nhóm trẻ Rossbrook House bị nhân viên cảnh sát hạch hỏi cách thô bạo ngoài đường phố. Các bạn trẻ về thuật lại cho Chị Géraldine nghe, và không quên chỉ rõ số xe của nhân viên cảnh sát. Ngày hôm sau, Chị gọi điện thoại cho vị cảnh sát trưởng và nói:
- Nhân viên của ông phá rầy mấy đứa con của tôi!
Nghe vậy, vị trưởng ty cảnh sát kêu trời:
- Chị gọi mấy đứa côn đồ đó bằng con sao? Quả là Chị thật táo bạo, Chị Géraldine ơi!
Một năm, vào dịp lễ Giáng Sinh, một thiếu niên mang tội giết người, trốn khỏi nhà giam. Cậu ta bị thương nơi tay vì đấm đá với bạn tù. Trốn khỏi nhà tù, cậu thiếu niên tìm nương ẩn nơi trung tâm giới trẻ của Chị Géraldine. Sau khi chăm sóc vết thương, Chị thuyết phục cậu trở lại nhà giam. Để tránh mọi phiền phức, Chị dấu cậu trong thùng xe, rồi ban đêm, kín đáo chở cậu đến nhà giam. Cho đến khi nhắm mắt lìa đời, hàng tuần Chị vẫn đến viếng thăm cậu thiếu niên này.
Trung tâm Rossbrook House mỗi ngày một tăng nhân số. Gần 10 năm sau ngày thành lập, từ con số ít ỏi ban đầu, mỗi ngày trung tâm có thể tiếp đón đến 200 thiếu niên. Chị Géraldine cũng làm việc nhiều hơn. Có ngày Chị làm đến 20 tiếng đồng hồ.
Tháng 10 năm 1981, Chị biết mình mắc bệnh ung thư. Các bác sĩ cho hay có lẽ Chị chỉ sống được vài năm nữa mà thôi. Chị Géraldine bình tĩnh chấp nhận tin không lành này. Chị vừa dốc toàn lực còn lại để làm việc cho trung tâm, vừa cẩn thận chuẩn bị những người có đủ khả năng điều khiển trung tâm.
Ngày 20-2-1984, Chị êm ái trút hơi thở cuối cùng, hưởng dương 46 tuổi, trước sự thương tiếc của toàn dân thành phố Winnipeg. Người ta nói về Chị:
- Chị Géraldine MacNamara là lương tâm của khu phố. Chị là biểu tượng của công bằng xã hội. Chị vượt xa chúng tôi bằng sự xả thân vô bờ của Chị. Nhờ có THIÊN CHÚA làm Thầy và làm Chủ, Chị không hề sợ bất cứ người nào khác nơi trần gian này.
Ngày tang lễ, trước quan tài Chị, Cha Sam Argenziano cảm động nói:
- Bây giờ Chị đang ở trên Trời! Tôi chắc chắn Chị đang thu xếp trật tự trên đó!
... ”Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi. Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được. . Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Côrintô 13,1-8+13).
(”Sélection du Reader's Digest”, Avril/1985, trang 68-72)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Một ngày mùa xuân năm 1975, vừa bước ra khỏi nhà để đi làm việc, Chị Geraldine MacNamara - nữ tu 37 tuổi - chạm trán với hai thiếu niên thổ dân tuổi độ 15, bị xỉu vì hít phải khí độc. Không do dự, Chị kéo ngay hai thiếu niên vào nhà để chăm sóc. Chị sực nhớ mình phải đến sở làm việc. Tuy nhiên, giữa việc làm nơi bàn giấy và việc cấp cứu hai thiếu niên bất hạnh, Chị Geraldine quyết định ở lại nhà làm việc thiện.
Đó là hai thiếu niên sau cùng Chị giúp đỡ. Vì vào mùa đông cùng năm 1975, Chị thành lập ”Rossbrook House”, trung tâm tiếp đón thanh thiếu niên nghèo khổ, lang thang đầu đường xó chợ, bị gia đình và xã hội ruồng bỏ.
Chị Geraldine MacNamara sinh năm 1938 tại Toronto, nhưng lớn lên tại Winnipeg, thủ phủ của bang Manitoba, miền Trung Canada. Năm 24 tuổi, Géraldine vào tu dòng ”Danh Thánh GIÊSU và MARIA”, hội dòng chuyên nghề giáo dục. Sau khi khấn dòng và đi dạy, Chị cảm thấy được kêu mời lăn xả vào đời để cứu giúp giới trẻ nghèo nàn, kém may mắn, bị bỏ rơi và sống nhan nhản trong thành phố Winnipeg.
Năm 1971, cùng với hai nữ tu khác, Chị Géraldine thuê căn nhà nằm ở khu phố cũ và nghèo nhất Winnipeg. Ban đầu các Chị giúp phân phát bữa ăn miễn phí và quần áo cho các gia đình nghèo thật nghèo. Nhưng Chị Géraldine thấy thế chưa đủ. Chị tự nhủ phải làm một cái gì hơn thế nữa. Chị ghi tên theo học ngành luật. Bốn năm sau, tốt nghiệp đại học, Chị nắm đủ một số kiến thức về luật học. Giờ đây Chị có thể giúp đỡ đồng hương nghèo cách hữu hiệu hơn.
Chị bắt tay vào việc. Chủ đích của Chị là tạo các trò chơi giải trí lành mạnh cho các trẻ em nghèo trong khu phố, suốt ngày lang thang ngoài đường, rồi rơi vào các tệ nạn: cướp phá, uống rượu. Chị thuê căn nhà khác rộng hơn. Chị biến tầng trệt của căn nhà thành phòng chơi bi-da. Các trẻ nghèo kéo đến chơi mỗi ngày một đông, từ sáng sớm đến tối khuya.
Thấy thế, Chị Géraldine thuyết phục hội đồng thành phố cho Chị thuê ngôi nhà thờ bỏ trống gần đó với giá tượng trưng một mỹ kim một năm. Và Chị bắt đầu cho ra đời trung tâm tiếp đón giới trẻ với tên gọi ”Rossbrook House”.
Ngày khai mạc trung tâm, 20-1-1976, Chị Géraldine không có một đồng xu để trả tiền sưởi, vật dụng và nhân viên. Nhưng Chị không nao núng. Từ từ Chị liên lạc với các tổ chức xã hội và bác ái từ thiện khác. Chị xin họ bàn ghế, vật dụng thể thao và một chiếc xe ca nhỏ để chở các trẻ đi dạo chơi. Sau cùng, Chị nhận được tiền trợ cấp chính thức cho trung tâm, từ hội đồng thành phố, hội đồng tỉnh và ngân quỹ Winnipeg.
Chị Géraldine cũng dạy cho các bạn trẻ biết bảo vệ quyền lợi của mình. Một hôm, nhóm trẻ Rossbrook House bị nhân viên cảnh sát hạch hỏi cách thô bạo ngoài đường phố. Các bạn trẻ về thuật lại cho Chị Géraldine nghe, và không quên chỉ rõ số xe của nhân viên cảnh sát. Ngày hôm sau, Chị gọi điện thoại cho vị cảnh sát trưởng và nói:
- Nhân viên của ông phá rầy mấy đứa con của tôi!
Nghe vậy, vị trưởng ty cảnh sát kêu trời:
- Chị gọi mấy đứa côn đồ đó bằng con sao? Quả là Chị thật táo bạo, Chị Géraldine ơi!
Một năm, vào dịp lễ Giáng Sinh, một thiếu niên mang tội giết người, trốn khỏi nhà giam. Cậu ta bị thương nơi tay vì đấm đá với bạn tù. Trốn khỏi nhà tù, cậu thiếu niên tìm nương ẩn nơi trung tâm giới trẻ của Chị Géraldine. Sau khi chăm sóc vết thương, Chị thuyết phục cậu trở lại nhà giam. Để tránh mọi phiền phức, Chị dấu cậu trong thùng xe, rồi ban đêm, kín đáo chở cậu đến nhà giam. Cho đến khi nhắm mắt lìa đời, hàng tuần Chị vẫn đến viếng thăm cậu thiếu niên này.
Trung tâm Rossbrook House mỗi ngày một tăng nhân số. Gần 10 năm sau ngày thành lập, từ con số ít ỏi ban đầu, mỗi ngày trung tâm có thể tiếp đón đến 200 thiếu niên. Chị Géraldine cũng làm việc nhiều hơn. Có ngày Chị làm đến 20 tiếng đồng hồ.
Tháng 10 năm 1981, Chị biết mình mắc bệnh ung thư. Các bác sĩ cho hay có lẽ Chị chỉ sống được vài năm nữa mà thôi. Chị Géraldine bình tĩnh chấp nhận tin không lành này. Chị vừa dốc toàn lực còn lại để làm việc cho trung tâm, vừa cẩn thận chuẩn bị những người có đủ khả năng điều khiển trung tâm.
Ngày 20-2-1984, Chị êm ái trút hơi thở cuối cùng, hưởng dương 46 tuổi, trước sự thương tiếc của toàn dân thành phố Winnipeg. Người ta nói về Chị:
- Chị Géraldine MacNamara là lương tâm của khu phố. Chị là biểu tượng của công bằng xã hội. Chị vượt xa chúng tôi bằng sự xả thân vô bờ của Chị. Nhờ có THIÊN CHÚA làm Thầy và làm Chủ, Chị không hề sợ bất cứ người nào khác nơi trần gian này.
Ngày tang lễ, trước quan tài Chị, Cha Sam Argenziano cảm động nói:
- Bây giờ Chị đang ở trên Trời! Tôi chắc chắn Chị đang thu xếp trật tự trên đó!
... ”Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi. Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được. . Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Côrintô 13,1-8+13).
(”Sélection du Reader's Digest”, Avril/1985, trang 68-72)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt