Dan Lee
11-05-2007, 11:46 AM
Đức Giêsu không lên án sự giàu sang, nhưng lên án việc sử dụng giàu sang cách sai lạc.
Bài chú giải Tin mừng Chúa nhật 04.11.2007
của Linh mục Raniero Cantalamessa OFM Cap., Giảng sư Phủ Giáo hoàng.
Xin đọc Luc 19, 1-10
Này Giakêu, hãy xuống mau đi !
Bài Phúc âm hôm nay trình bày cho chúng ta câu chuyện tuyệt vời của Giakêu. Đức Giêsu đến Giêricô. Đây không phải là lần đầu tiên Chúa đến đó, và lần này, trên đường đi, Chúa đã chữa lành một người mù (x. Lc. 18, 35tt) – điều này giải thích vì sao có đám đông luôn bao quanh Ngài. Giakêu là “ xếp trưởng bọn thu thuế, và …bọn nhà giàu”, ông trèo lên cây cao dọc đường có đoàn rước đi qua để nhìn thấy Chúa cho rõ (ngày nay, ở cổng vào thành Giêricô, người ta còn thấy một cây “dâu tằm già” tục truyền là cây của Giakêu !). Đến nơi, Chúa Giêsu nhìn lên và gọi ông : “Giakêu, xuống mau đi : hôm nay Ta cần phải trú ngụ tại nhà ông.”. Nhanh chóng trụt xuống cây, Giakêu mừng rỡ đón rước Đức Giêsu. Thấy vậy, mọi người phàn nàn phản đối : “ Người lại đến ở lại trong nhà một người tội lỗi”.
Một lần nữa, chi tiết này nhấn mạnh sự ân cần của Đức Giêsu dành cho những người bé mọn, những kẻ bị bỏ rơi hay khinh miệt. Những người đồng hương của Giakêu khinh ghét ông vì ông thỏa hiệp với tiền bạc và chính quyền, cũng có thể vì ông là người lùn nữa; đối với họ, Giakêu chỉ là một “tên tội lỗi” (“con người vốn quen thói làm ăn mờ ám này làm gì hoán cải được?” – Bernard et Louis Hurault- ND). Ngược lại, Đức Giêsu lại gặp gỡ ông ta ngay tại nhà ông; Ngài rời bỏ đám đông những kẻ kính phục Ngài, những kẻ đã đón tiếp Ngài tại Giêricô – và đi đến nhà của chỉ một mình Giakêu. Ngài đã làm như người mục tử nhân lành : bỏ lại 99 con chiên để đi tìm con chiên thứ 100 bị lạc mất.
Hành vi và lời lẽ của Giakêu cũng chứa đựng một bài học cho chúng ta. Những hành vi và lời nói này liên quan đến thái độ của ông đối với sự giàu sang và đối với người nghèo. Từ cái nhìn này, câu chuyện Giakêu phải được đọc trong bối cảnh của 2 đoạn Phúc âm trước đó : đoạn Phúc âm nói về người phú hộ chủ tiệc và chuyện người thanh niên giàu có. Người phú hộ chủ tiệc từ chối cho người nghèo ngay đến những miếng nhỏ thức ăn rơi xuống từ bàn ăn; ông Giakêu lại cho người nghèo “phân nửa tài sản” mình; người này thì kiếm lời từ của cải mình hoặc hưởng lợi từ các bạn hữu giàu có khác theo chừng mực những gì họ trả lại cho mình sau khi đã cho họ; người kia lại làm cho người nghèo được lợi từ của cải của chính mình. Và như ta thấy, điều đáng chú ý là cách sử dụng mà con người phải có đối với của cải. Của cải sẽ bất chính khi người ta vơ vét chiếm đoạt chúng bằng cách bòn rút của kẻ yếu, bất chính khi người ta dùng nó để một mình sống trong sự sang trọng phóng túng; của cải sẽ không trở thành bất chính khi chúng là kết quả của công việc ta làm và được dùng để phục vụ tha nhân cùng cộng đồng.
Đối chiếu chuyện Giakêu với chuyện người thanh niên giàu có cũng mang tính giáo dục. Đức Giêsu bảo người thanh niên giàu có bán đi những gì anh sỡ hữu và đem cho người nghèo (x. Lc 18, 22); với Giakêu, Chúa bằng lòng với lời hứa phân phát một nửa tài sản của ông cho người nghèo. Mà, cuối cùng, Giakêu vẫn còn giàu !. Cái nghề mà Giakêu đang làm chắc cũng khiến ông ta cứ vẫn giàu sau khi đã từ bỏ phân nửa gia sản của mình (ông là xếp trưởng các nhân viên hải quan của thành Giêricô, nơi độc quyền một vài sản phẩm được ưa chuộng vào thời ấy, ngay cả Nữ hoàng Cléopâtre của Ai Cập cũng phải mua !).
Điều này cho phép sửa lại cho đúng một cảm giác sai lầm chúng ta thường có khi đọc một vài đoạn Phúc âm. Đó là Đức Giêsu không lên án sự giàu sang, Ngài lên án cách sử dụng bất công sự giàu sang này. Ơn Cứu rỗi cũng dành cho cả người giàu nữa ! Giakêu là một minh chứng cụ thể cho điều này. Thiên Chúa có thể hoàn thành phép lạ cải hoán và cứu chuộc một người giàu sang mà không cần thiết buộc họ phải trở về trạng thái nghèo hèn. Niềm hy vọng mà Đức Giêsu luôn tin chắc, và không ngừng góp phần gìn giữ, khiến Ngài – dù là người rất nghèo – không xem thường việc lui tới với người giàu, với những thủ lãnh quân sự.
Chắc chắn rằng Đức Giêsu không nịnh người giàu và cũng không bao giờ giảm nhẹ những đòi hỏi của Phúc âm khi Ngài đồng hành với họ. Ngược lại thì có ! Trước khi được nghe Chúa nói : “Hôm nay, ơn Cứu độ đã đến trong nhà này.”, Giakêu đã phải có một quyết định dũng cảm : cho người nghèo phân nửa tiền bạc và của cải tích góp được của mình, sửa chữa việc ăn hối lộ trong việc mình làm bằng cách đền lại gấp bốn lần số tiền chiếm đoạt. Như thế, câu chuyện Giakêu như là tấm gương soi tỏ cho thấy việc hoán cải có tính phúc âm luôn và đồng thời là trở lại với Thiên Chúa cùng trở lại với anh em.
Trương Văn Tiến
Bài chú giải Tin mừng Chúa nhật 04.11.2007
của Linh mục Raniero Cantalamessa OFM Cap., Giảng sư Phủ Giáo hoàng.
Xin đọc Luc 19, 1-10
Này Giakêu, hãy xuống mau đi !
Bài Phúc âm hôm nay trình bày cho chúng ta câu chuyện tuyệt vời của Giakêu. Đức Giêsu đến Giêricô. Đây không phải là lần đầu tiên Chúa đến đó, và lần này, trên đường đi, Chúa đã chữa lành một người mù (x. Lc. 18, 35tt) – điều này giải thích vì sao có đám đông luôn bao quanh Ngài. Giakêu là “ xếp trưởng bọn thu thuế, và …bọn nhà giàu”, ông trèo lên cây cao dọc đường có đoàn rước đi qua để nhìn thấy Chúa cho rõ (ngày nay, ở cổng vào thành Giêricô, người ta còn thấy một cây “dâu tằm già” tục truyền là cây của Giakêu !). Đến nơi, Chúa Giêsu nhìn lên và gọi ông : “Giakêu, xuống mau đi : hôm nay Ta cần phải trú ngụ tại nhà ông.”. Nhanh chóng trụt xuống cây, Giakêu mừng rỡ đón rước Đức Giêsu. Thấy vậy, mọi người phàn nàn phản đối : “ Người lại đến ở lại trong nhà một người tội lỗi”.
Một lần nữa, chi tiết này nhấn mạnh sự ân cần của Đức Giêsu dành cho những người bé mọn, những kẻ bị bỏ rơi hay khinh miệt. Những người đồng hương của Giakêu khinh ghét ông vì ông thỏa hiệp với tiền bạc và chính quyền, cũng có thể vì ông là người lùn nữa; đối với họ, Giakêu chỉ là một “tên tội lỗi” (“con người vốn quen thói làm ăn mờ ám này làm gì hoán cải được?” – Bernard et Louis Hurault- ND). Ngược lại, Đức Giêsu lại gặp gỡ ông ta ngay tại nhà ông; Ngài rời bỏ đám đông những kẻ kính phục Ngài, những kẻ đã đón tiếp Ngài tại Giêricô – và đi đến nhà của chỉ một mình Giakêu. Ngài đã làm như người mục tử nhân lành : bỏ lại 99 con chiên để đi tìm con chiên thứ 100 bị lạc mất.
Hành vi và lời lẽ của Giakêu cũng chứa đựng một bài học cho chúng ta. Những hành vi và lời nói này liên quan đến thái độ của ông đối với sự giàu sang và đối với người nghèo. Từ cái nhìn này, câu chuyện Giakêu phải được đọc trong bối cảnh của 2 đoạn Phúc âm trước đó : đoạn Phúc âm nói về người phú hộ chủ tiệc và chuyện người thanh niên giàu có. Người phú hộ chủ tiệc từ chối cho người nghèo ngay đến những miếng nhỏ thức ăn rơi xuống từ bàn ăn; ông Giakêu lại cho người nghèo “phân nửa tài sản” mình; người này thì kiếm lời từ của cải mình hoặc hưởng lợi từ các bạn hữu giàu có khác theo chừng mực những gì họ trả lại cho mình sau khi đã cho họ; người kia lại làm cho người nghèo được lợi từ của cải của chính mình. Và như ta thấy, điều đáng chú ý là cách sử dụng mà con người phải có đối với của cải. Của cải sẽ bất chính khi người ta vơ vét chiếm đoạt chúng bằng cách bòn rút của kẻ yếu, bất chính khi người ta dùng nó để một mình sống trong sự sang trọng phóng túng; của cải sẽ không trở thành bất chính khi chúng là kết quả của công việc ta làm và được dùng để phục vụ tha nhân cùng cộng đồng.
Đối chiếu chuyện Giakêu với chuyện người thanh niên giàu có cũng mang tính giáo dục. Đức Giêsu bảo người thanh niên giàu có bán đi những gì anh sỡ hữu và đem cho người nghèo (x. Lc 18, 22); với Giakêu, Chúa bằng lòng với lời hứa phân phát một nửa tài sản của ông cho người nghèo. Mà, cuối cùng, Giakêu vẫn còn giàu !. Cái nghề mà Giakêu đang làm chắc cũng khiến ông ta cứ vẫn giàu sau khi đã từ bỏ phân nửa gia sản của mình (ông là xếp trưởng các nhân viên hải quan của thành Giêricô, nơi độc quyền một vài sản phẩm được ưa chuộng vào thời ấy, ngay cả Nữ hoàng Cléopâtre của Ai Cập cũng phải mua !).
Điều này cho phép sửa lại cho đúng một cảm giác sai lầm chúng ta thường có khi đọc một vài đoạn Phúc âm. Đó là Đức Giêsu không lên án sự giàu sang, Ngài lên án cách sử dụng bất công sự giàu sang này. Ơn Cứu rỗi cũng dành cho cả người giàu nữa ! Giakêu là một minh chứng cụ thể cho điều này. Thiên Chúa có thể hoàn thành phép lạ cải hoán và cứu chuộc một người giàu sang mà không cần thiết buộc họ phải trở về trạng thái nghèo hèn. Niềm hy vọng mà Đức Giêsu luôn tin chắc, và không ngừng góp phần gìn giữ, khiến Ngài – dù là người rất nghèo – không xem thường việc lui tới với người giàu, với những thủ lãnh quân sự.
Chắc chắn rằng Đức Giêsu không nịnh người giàu và cũng không bao giờ giảm nhẹ những đòi hỏi của Phúc âm khi Ngài đồng hành với họ. Ngược lại thì có ! Trước khi được nghe Chúa nói : “Hôm nay, ơn Cứu độ đã đến trong nhà này.”, Giakêu đã phải có một quyết định dũng cảm : cho người nghèo phân nửa tiền bạc và của cải tích góp được của mình, sửa chữa việc ăn hối lộ trong việc mình làm bằng cách đền lại gấp bốn lần số tiền chiếm đoạt. Như thế, câu chuyện Giakêu như là tấm gương soi tỏ cho thấy việc hoán cải có tính phúc âm luôn và đồng thời là trở lại với Thiên Chúa cùng trở lại với anh em.
Trương Văn Tiến