Dan Lee
11-09-2007, 07:27 AM
Ngày 8 tháng 11: Kính Chân Phước Gioan Duns Scotus
Chân Phước Gioan Duns sinh ở Tô Cách Lan (Scottland), thuộc một gia đình giàu có. Năm 15 tuổi ngài vào tu học tại Dòng Phanxicô và sau đó thì được truyền chức linh mục. Ngài được gởi đi học tại Đại Học Oxford rồi Đại Học Paris. Sau khi tốt nghiệp ngài trở thành giáo sư tại Đại Học Paris và cuối cùng ở Đại Học Cologne. Ngài đã qua đời tại đây vào năm 1308 lúc mới 42 tuổi đời.
Mặc dù tài năng của ngài bị lu mờ vì một thần học gia kinh viện thượng thặng là thánh Thomas Aquinas thuộc Dòng Đa minh, nhưng thần học có vẽ huyền bí của Gioan Duns rất thích hợp với tư tưởng của đấng sáng lập dòng là chú trọng đến tinh thần yêu thương kết hợp giữa vạn vật trong vũ trụ.
Như các triết gia thời bây giờ, Gioan Duns viết những đề tài chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa. Thay vì giải thích và lý luận, Gioan Duns bắt đầu nhận xét sự hiện hữu của sự vật là do một nguyên lý đầu tiên cho sự hiện hữu đó. Rồi từ đó Gioan Duns đưa đến nguyên lý vô thủy vô chung đầu tiên là đấng tự hữu hằng có đời đời. Gioan Duns lý luận khác biệt với các triết gia kinh viện vì họ nhận biết Thiên Chúa bằng lý trí, qua sự mặc khải và bằng đức tin.
Gioan Duns đưa ra hai trạng thái khác biệt giữa sự nhận biết Thiên Chúa bằng lý trí và bằng Tình Yêu. Việc định nghĩa Thiên Chúa là Tình Yêu Vô biên rất quan trọng đối với Gioan Duns. Ngài có khác biệt với thánh Alsem là giải thích việc Chúa Kitô Nhập Thể là cần thiết để đền tội nhân loại, cũng như với thánh Thomas Aquinas là Nhập Thể của Chúa Kitô là ý muốn của Thiên Chúa từ cỏi đời đời vì sự hiện diện của tội lỗi. Đối với Gioan Duns việc Nhập Thể của Chúa Kitô là biểu thị ý chí Tình Yêu vô song của Thiên Chúa từ thủa đời đời và sự ước muốn kết hợp mật thiết với loài thọ tạo.
Dù sự cứu độ của chúng ta được hoàn tất bằng Thánh Gía, là do tội lỗi của thế gian. Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô trên Thánh Gía là một biểu thị Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa chứ không phải của lễ làm nguôi thịnh nộ cũng như một đền bù vì vi phạm đến uy danh của Thiên Chúa. Theo Gioan Duns tin tưởng thì Tình Yêu của Thiên Chúa gợi lên sự đáp trả tình yêu của nhân loại: “Tôi tin tưởng Chúa muốn cứu chuộc chúng ta bằng sự khổ nạn là muốn lôi kéo chúng ta đến Tình Yêu của Chúa.” Tình yêu của chúng ta như một hy lễ, chúng ta liên kết với Chúa Kitô để cùng được kết hợp trong Tình Yêu của Chúa Ba Ngôi Rất Thánh.
Khác biệt với các triết gia thuộc môn phái Plato, Gioan Duns nhận định mỗi sự vật có một cá thể riêng biệt, chiêm ngưỡng Thiên Chúa không chỉ bằng lý trí mà còn bằng những cảm xúc.
Gioan Duns Scotus được Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II phong Chân Phước vào năm 1992.
PhóTế Huỳnh Mai Trác
Chân Phước Gioan Duns sinh ở Tô Cách Lan (Scottland), thuộc một gia đình giàu có. Năm 15 tuổi ngài vào tu học tại Dòng Phanxicô và sau đó thì được truyền chức linh mục. Ngài được gởi đi học tại Đại Học Oxford rồi Đại Học Paris. Sau khi tốt nghiệp ngài trở thành giáo sư tại Đại Học Paris và cuối cùng ở Đại Học Cologne. Ngài đã qua đời tại đây vào năm 1308 lúc mới 42 tuổi đời.
Mặc dù tài năng của ngài bị lu mờ vì một thần học gia kinh viện thượng thặng là thánh Thomas Aquinas thuộc Dòng Đa minh, nhưng thần học có vẽ huyền bí của Gioan Duns rất thích hợp với tư tưởng của đấng sáng lập dòng là chú trọng đến tinh thần yêu thương kết hợp giữa vạn vật trong vũ trụ.
Như các triết gia thời bây giờ, Gioan Duns viết những đề tài chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa. Thay vì giải thích và lý luận, Gioan Duns bắt đầu nhận xét sự hiện hữu của sự vật là do một nguyên lý đầu tiên cho sự hiện hữu đó. Rồi từ đó Gioan Duns đưa đến nguyên lý vô thủy vô chung đầu tiên là đấng tự hữu hằng có đời đời. Gioan Duns lý luận khác biệt với các triết gia kinh viện vì họ nhận biết Thiên Chúa bằng lý trí, qua sự mặc khải và bằng đức tin.
Gioan Duns đưa ra hai trạng thái khác biệt giữa sự nhận biết Thiên Chúa bằng lý trí và bằng Tình Yêu. Việc định nghĩa Thiên Chúa là Tình Yêu Vô biên rất quan trọng đối với Gioan Duns. Ngài có khác biệt với thánh Alsem là giải thích việc Chúa Kitô Nhập Thể là cần thiết để đền tội nhân loại, cũng như với thánh Thomas Aquinas là Nhập Thể của Chúa Kitô là ý muốn của Thiên Chúa từ cỏi đời đời vì sự hiện diện của tội lỗi. Đối với Gioan Duns việc Nhập Thể của Chúa Kitô là biểu thị ý chí Tình Yêu vô song của Thiên Chúa từ thủa đời đời và sự ước muốn kết hợp mật thiết với loài thọ tạo.
Dù sự cứu độ của chúng ta được hoàn tất bằng Thánh Gía, là do tội lỗi của thế gian. Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô trên Thánh Gía là một biểu thị Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa chứ không phải của lễ làm nguôi thịnh nộ cũng như một đền bù vì vi phạm đến uy danh của Thiên Chúa. Theo Gioan Duns tin tưởng thì Tình Yêu của Thiên Chúa gợi lên sự đáp trả tình yêu của nhân loại: “Tôi tin tưởng Chúa muốn cứu chuộc chúng ta bằng sự khổ nạn là muốn lôi kéo chúng ta đến Tình Yêu của Chúa.” Tình yêu của chúng ta như một hy lễ, chúng ta liên kết với Chúa Kitô để cùng được kết hợp trong Tình Yêu của Chúa Ba Ngôi Rất Thánh.
Khác biệt với các triết gia thuộc môn phái Plato, Gioan Duns nhận định mỗi sự vật có một cá thể riêng biệt, chiêm ngưỡng Thiên Chúa không chỉ bằng lý trí mà còn bằng những cảm xúc.
Gioan Duns Scotus được Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II phong Chân Phước vào năm 1992.
PhóTế Huỳnh Mai Trác