Dan Lee
11-09-2007, 07:31 AM
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Chúa nhật 32 thường niên C
Lc 20, 27-38
Trên bước đường truyền giáo, những lời rao giảng của Chúa Giêsu luôn vấp phải những gai nhọn từ phía các nhà lãnh đạo Dothái. Có thể nói mọi hành động của Chúa Giêsu, nhất cử nhất động đều không qua những cặp mắt rình rập của các vị lãnh đạo này cũng như những tay chân của họ. Họ theo sát Chúa Giêsu không chỉ tìm ra những “sơ hở” trong giáo huấn của Người mà nhiều khi chính họ còn đặt ra những cạm bẫy hòng có chứng cớ tố cáo Người. Toàn bộ Tin mừng cho chúng ta biết điều này. Hết các kinh sư và thượng tế hỏi Chúa Giêsu lấy quyền bính nào để giảng dạy (x. Lc 20, 1-7); rồi những tay sai gài bẫy Người về chuyện nộp thuế cho hoàng đế Xêda hay không (x. 20, 20-26); nay lại đến mấy ông thuộc nhóm Xađốc cũng tham gia tấn công Chúa Giêsu bằng một câu chuyện hoang đường do họ bịa ra hòng gièm pha giáo huấn về sự sống lại mà Người hằng rao giảng.
Nói đến nhóm Xađốc, người ta thường nhớ đến đây là một trong bốn nhóm tôn giáo lớn gồm nhiều giáo sỹ cao cấp và các kỳ mục trong Dothái giáo, bên cạnh Pharisêu, Étxênô và Samari. Nhóm mấy ông kẹ này luôn bảo thủ về mặt tôn giáo, không chấp nhận những canh tân, nhưng về mặt chính trị, xem ra họ có vẻ thân với chính quyền Rôma để giữ vững “chiếc ghế” bổng lộc và địa vị của họ. Giáo thuyết của nhóm Xađốc chỉ dựa trên bộ Ngũ Thư trong Cựu ước mà thôi. Họ không công nhận hay đếm xỉa gì đến các sách Ngôn sứ cũng như các sách thánh sau đó. Chính vì thế, chúng ta hiểu vì sao mấy ông Xađốc này lại hăng say chống giáo huấn về sự phục sinh của Chúa Giêsu đến như vậy. Lý do thật đơn giản là vì trong bộ Ngũ thư, không hề có dấu vết nào nói đến sự sống lại cả. Vì thế họ bịa ra câu chuyện về một quả phụ hiếm muộn lần lượt lấy 6 người em chồng (theo đúng luật Lêvi, nhưng đã bị huỷ bỏ) nhưng đều không có con để nhạo báng giáo huấn của Chúa Giêsu và phần nào cũng cho thấy chủ trương về giáo thuyết của họ.
Có thể nói giáo thuyết về sự sống lại không chỉ có Chúa Giêsu rao giảng mà còn có một vài nhóm khác nữa như nhóm Pharisêu chẳng hạn. Thế nhưng chủ trương về sự phục sinh của nhóm Pharisêu quá ư duy vật. Họ cho rằng thân xác sau khi sống lại chẳng khác với nếp sống trước đây ở trần gian là mấy, nghĩa là cũng sinh con đẻ cái, làm nghề này việc nọ để kiếm kế sinh nhai, v.v… Chủ trương này không chỉ Chúa Giêsu lên án mà tất nhiên, có cả mấy ông Xađốc nữa. Giáo huấn về sự sống lại của Chúa Giêsu hoàn toàn không như thế, rất rõ ràng và minh bạch ngay từ trong lý luận.
Chúa Giêsu khẳng định đời sống mai sau hoàn toàn không giống như đời sống mà người Pharisêu chủ trương, bởi nó khác lạ và không giống như bất kỳ một kiểu mẫu nào trên thế gian này. Đó là đời sống hiệp thông hoàn toàn với Thiên Chúa, đời sống của những “con cái Thiên Chúa”, con cái của thế giới mới và sự sống mới. Đó là đời sống của những người công chính, được Thiên Chúa ban thưởng vinh quang để đời sống của họ tựa như những thiên thần, ngày đêm phụng sự và ngợi khen tôn vinh Thiên Chúa.
Còn về sự sống lại. Chúng ta biết, sự sống lại là công việc của Thiên Chúa hằng sống- Đấng có thể làm cho sống lại ngay cả khi con người đang ở bên thế giới của sự chết. Chính vì thế, trong bụi gai, Giavê Thiên Chúa không giới thiệu với Môsê mình là Thiên Chúa của kẻ chết mà là Thiên Chúa của kẻ sống, Thiên Chúa của các tổ phụ là Thiên Chúa hằng sống để điều khiển lịch sử của kẻ sống, tức lịch sử không phải của những tổ phụ đã chết mà mà lịch sử của tổ phụ đang sống, bởi “đối với Thiên Chúa, tất cả đều đang sống”. Đây chính là chứng cớ hùng hồn nhất được trích dẫn từ trong Kinh thánh, nó cho thấy tuy các tổ phụ đã khuất nhưng vẫn là kẻ sống trước mặt Thiên Chúa và Người sẽ cho các ngài chỗi dậy.
“Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Lời kinh Tin kính được lưu truyền như bảo chứng cho niềm tin không hề phai nhạt của chúng ta. Quả thật nếu không có sự sống lại, nếu không có sự sống vĩnh cửu, những người Kytô hữu như chúng ta, mà đặc biệt là các giáo sỹ, tu sỹ nam nữ, những người tận hiến đời mình cho Thiên Chúa là “những kẻ dốt” nhất, và như thế, không chỉ nhóm Xađốc mà còn cả những kẻ khác chê cười nữa. Niềm tin của chúng ta không mù quáng, trái lại nó bắt nguồn từ Thiên Chúa hằng sống. Chính Chúa Giêsu –Đấng từ cõi chết sống lại, là niềm tin cụ thể và sống động nhất của chúng ta.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta khi sống trên đời này biết khao khát hạnh phúc mai sau để có thể thốt lên như thánh Augúttinô xưa: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con, nên hồn con luôn khắc khoải khôn nguôi cho đến khi được an nghỉ trong Chúa”.
Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
Chúa nhật 32 thường niên C
Lc 20, 27-38
Trên bước đường truyền giáo, những lời rao giảng của Chúa Giêsu luôn vấp phải những gai nhọn từ phía các nhà lãnh đạo Dothái. Có thể nói mọi hành động của Chúa Giêsu, nhất cử nhất động đều không qua những cặp mắt rình rập của các vị lãnh đạo này cũng như những tay chân của họ. Họ theo sát Chúa Giêsu không chỉ tìm ra những “sơ hở” trong giáo huấn của Người mà nhiều khi chính họ còn đặt ra những cạm bẫy hòng có chứng cớ tố cáo Người. Toàn bộ Tin mừng cho chúng ta biết điều này. Hết các kinh sư và thượng tế hỏi Chúa Giêsu lấy quyền bính nào để giảng dạy (x. Lc 20, 1-7); rồi những tay sai gài bẫy Người về chuyện nộp thuế cho hoàng đế Xêda hay không (x. 20, 20-26); nay lại đến mấy ông thuộc nhóm Xađốc cũng tham gia tấn công Chúa Giêsu bằng một câu chuyện hoang đường do họ bịa ra hòng gièm pha giáo huấn về sự sống lại mà Người hằng rao giảng.
Nói đến nhóm Xađốc, người ta thường nhớ đến đây là một trong bốn nhóm tôn giáo lớn gồm nhiều giáo sỹ cao cấp và các kỳ mục trong Dothái giáo, bên cạnh Pharisêu, Étxênô và Samari. Nhóm mấy ông kẹ này luôn bảo thủ về mặt tôn giáo, không chấp nhận những canh tân, nhưng về mặt chính trị, xem ra họ có vẻ thân với chính quyền Rôma để giữ vững “chiếc ghế” bổng lộc và địa vị của họ. Giáo thuyết của nhóm Xađốc chỉ dựa trên bộ Ngũ Thư trong Cựu ước mà thôi. Họ không công nhận hay đếm xỉa gì đến các sách Ngôn sứ cũng như các sách thánh sau đó. Chính vì thế, chúng ta hiểu vì sao mấy ông Xađốc này lại hăng say chống giáo huấn về sự phục sinh của Chúa Giêsu đến như vậy. Lý do thật đơn giản là vì trong bộ Ngũ thư, không hề có dấu vết nào nói đến sự sống lại cả. Vì thế họ bịa ra câu chuyện về một quả phụ hiếm muộn lần lượt lấy 6 người em chồng (theo đúng luật Lêvi, nhưng đã bị huỷ bỏ) nhưng đều không có con để nhạo báng giáo huấn của Chúa Giêsu và phần nào cũng cho thấy chủ trương về giáo thuyết của họ.
Có thể nói giáo thuyết về sự sống lại không chỉ có Chúa Giêsu rao giảng mà còn có một vài nhóm khác nữa như nhóm Pharisêu chẳng hạn. Thế nhưng chủ trương về sự phục sinh của nhóm Pharisêu quá ư duy vật. Họ cho rằng thân xác sau khi sống lại chẳng khác với nếp sống trước đây ở trần gian là mấy, nghĩa là cũng sinh con đẻ cái, làm nghề này việc nọ để kiếm kế sinh nhai, v.v… Chủ trương này không chỉ Chúa Giêsu lên án mà tất nhiên, có cả mấy ông Xađốc nữa. Giáo huấn về sự sống lại của Chúa Giêsu hoàn toàn không như thế, rất rõ ràng và minh bạch ngay từ trong lý luận.
Chúa Giêsu khẳng định đời sống mai sau hoàn toàn không giống như đời sống mà người Pharisêu chủ trương, bởi nó khác lạ và không giống như bất kỳ một kiểu mẫu nào trên thế gian này. Đó là đời sống hiệp thông hoàn toàn với Thiên Chúa, đời sống của những “con cái Thiên Chúa”, con cái của thế giới mới và sự sống mới. Đó là đời sống của những người công chính, được Thiên Chúa ban thưởng vinh quang để đời sống của họ tựa như những thiên thần, ngày đêm phụng sự và ngợi khen tôn vinh Thiên Chúa.
Còn về sự sống lại. Chúng ta biết, sự sống lại là công việc của Thiên Chúa hằng sống- Đấng có thể làm cho sống lại ngay cả khi con người đang ở bên thế giới của sự chết. Chính vì thế, trong bụi gai, Giavê Thiên Chúa không giới thiệu với Môsê mình là Thiên Chúa của kẻ chết mà là Thiên Chúa của kẻ sống, Thiên Chúa của các tổ phụ là Thiên Chúa hằng sống để điều khiển lịch sử của kẻ sống, tức lịch sử không phải của những tổ phụ đã chết mà mà lịch sử của tổ phụ đang sống, bởi “đối với Thiên Chúa, tất cả đều đang sống”. Đây chính là chứng cớ hùng hồn nhất được trích dẫn từ trong Kinh thánh, nó cho thấy tuy các tổ phụ đã khuất nhưng vẫn là kẻ sống trước mặt Thiên Chúa và Người sẽ cho các ngài chỗi dậy.
“Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Lời kinh Tin kính được lưu truyền như bảo chứng cho niềm tin không hề phai nhạt của chúng ta. Quả thật nếu không có sự sống lại, nếu không có sự sống vĩnh cửu, những người Kytô hữu như chúng ta, mà đặc biệt là các giáo sỹ, tu sỹ nam nữ, những người tận hiến đời mình cho Thiên Chúa là “những kẻ dốt” nhất, và như thế, không chỉ nhóm Xađốc mà còn cả những kẻ khác chê cười nữa. Niềm tin của chúng ta không mù quáng, trái lại nó bắt nguồn từ Thiên Chúa hằng sống. Chính Chúa Giêsu –Đấng từ cõi chết sống lại, là niềm tin cụ thể và sống động nhất của chúng ta.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta khi sống trên đời này biết khao khát hạnh phúc mai sau để có thể thốt lên như thánh Augúttinô xưa: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con, nên hồn con luôn khắc khoải khôn nguôi cho đến khi được an nghỉ trong Chúa”.
Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb