Dan Lee
11-09-2007, 07:33 AM
GIÁO LÝ PHÚC ÂM CHÚA NHẬT
Ngày 11 tháng 11, 2007: CHÚA NHẬT 32 QUANH NĂM C
Sách Macabêô quyển II: 7:1-2.9:14; II Tessalonica 2:16-3:5 và Phúc Âm Luca 20:27-38
I. Sứ Điệp Phúc Âm.
Thiên Chúa hằng sống. Chúng ta là con Chúa. Chúng ta sẽ thừa hưởng sự sống vĩnh cửu.
II. Câu hỏi giáo lý
1. Phái Sa-đốc là ai?
Đó là một nhóm người thuộc dòng dõi tư tế quí tộc xuất hiện vào thế kỷ thứ II trước Chúa Giáng Sinh Họ hoạt động tạo ảnh hưởng kinh tế và chính trị. Họ chối bỏ truyền thống, sự sống đời sau và sự hiện nữu của thiên thần. Họ chỉ tin kinh Torah, tức bộ sách luật và bộ Ngũ Kinh (năm quyển sách đầu trong bộ Kinh Thánh: Sáng Thế, Xuất Hành, Lêvi, Dân số và Đệ Nhị Luật).
2. Luật “lấy vợ của anh hay em mình chết không con và sinh con cho người chết” gọi là gì?
Luật Levirate marriage (Sách Đệ Nhị Luật 25:5-10). Levirate trong tiếng Latin “levir” có nghĩa là “anh hay em của chồng”. Chúng ta có thể dịch là “tục lấy vợ goá của anh hay em mình”. Theo tục nầy, đứa con đầu sẽ được mang tên người anh hay em mình đã chết.
3. Tại sao trên thiên đàng lại không dựng vợ gã chồng?
Người nam và người nữ được phối hợp trong hôn nhân để yêu thương nhau, nâng đỡ nhau, mang hạnh phúc cho nhau, cũng như để sinh sản và giáo dục con cái.
Thiên đàng được diễn tả là Nước Chúa, con người được “hưởng mặt Chúa hay hưởng nhan thánh Chúa” Chúa là tất cả, là hạnh phúc viên mãn tràn đầy. Nên người ta không cần phải tìm hạnh phúc trong đời sống vợ chồng.
III. Áp dụng:
1.Cầu nguyện:
Xin cho con một đức tin như hạt cải.
Vươn cao rợp bóng Chúa tình yêu.
Xin cho con một đức tin vững chãi
Vui tươi, hy vọng sẽ sống mãi đời sau.
2. Người khờ nhất: Người giàu có kia, biết mình sắp chết. Ông cho gọi từng người giúp việc đến để ban cho mỗi người một món quà lưu niệm. Vừa thấy người hầu bàn cho Ông ta đến, Ông bảo “Mi là người khờ khạo nhất trong đám gia nhân của ta! Có bao nhiêu tiền của không lo dành dụm xây dựng tương lai, đem mang cho người nghèo! Ta có nhiều của cải. Tiền của cho ta cuộc sống sang trọng, muốn gì được nấy. Nhưng bây giờ ta sắp chết. Chết là hết và tiền của không cho ta cái ta muốn bây giờ là được sống lâu, tiêu pha cho hết của cải. Ta thương ngươi và cho ngươi cây gậy bằng vàng nầy với một điều kiện: không cho người nghèo, nhưng cho người nào khờ hơn ngươi!”
Anh đầy tớ khờ nhận món quà, đầy suy nghĩ không biết sẽ làm gì với cây gậy vàng nầy? Anh muốn đem bán lấy tiền cho người nghèo, nhưng sợ làm phật ý ông chủ. Sau hai ngày, ông chủ vẫn còn sống và anh đầy tớ mang cây gậy vàng trao tặng cho ông chủ và nói: “Tôi xin trao tặng ông cây gậy vàng!”
Ông chủ nói “Ta không cần, ta sắp chết, ngươi có thể cho người nào khờ hơn ngươi!”
Anh đầy tớ điềm tỉnh trả lời: “ Dạ đúng! tôi đã tìm ra ông là người khờ hơn tôi và xin trao tặng cây gậy vàng! Ông chủ khờ hơn tôi, vì ông không biết rằng: chết không phải là hết và ông cũng đã không biết dùng của cải dư dật hiện tại để chuẩn bị cho cuộc sống hạnh phúc sau khi chết! Đâu có ai khờ hơn người không biết mình sống để làm gì và chết rồi sẽ ra sao!”
LM Phêrô Trần Thế Tuyên
Ngày 11 tháng 11, 2007: CHÚA NHẬT 32 QUANH NĂM C
Sách Macabêô quyển II: 7:1-2.9:14; II Tessalonica 2:16-3:5 và Phúc Âm Luca 20:27-38
I. Sứ Điệp Phúc Âm.
Thiên Chúa hằng sống. Chúng ta là con Chúa. Chúng ta sẽ thừa hưởng sự sống vĩnh cửu.
II. Câu hỏi giáo lý
1. Phái Sa-đốc là ai?
Đó là một nhóm người thuộc dòng dõi tư tế quí tộc xuất hiện vào thế kỷ thứ II trước Chúa Giáng Sinh Họ hoạt động tạo ảnh hưởng kinh tế và chính trị. Họ chối bỏ truyền thống, sự sống đời sau và sự hiện nữu của thiên thần. Họ chỉ tin kinh Torah, tức bộ sách luật và bộ Ngũ Kinh (năm quyển sách đầu trong bộ Kinh Thánh: Sáng Thế, Xuất Hành, Lêvi, Dân số và Đệ Nhị Luật).
2. Luật “lấy vợ của anh hay em mình chết không con và sinh con cho người chết” gọi là gì?
Luật Levirate marriage (Sách Đệ Nhị Luật 25:5-10). Levirate trong tiếng Latin “levir” có nghĩa là “anh hay em của chồng”. Chúng ta có thể dịch là “tục lấy vợ goá của anh hay em mình”. Theo tục nầy, đứa con đầu sẽ được mang tên người anh hay em mình đã chết.
3. Tại sao trên thiên đàng lại không dựng vợ gã chồng?
Người nam và người nữ được phối hợp trong hôn nhân để yêu thương nhau, nâng đỡ nhau, mang hạnh phúc cho nhau, cũng như để sinh sản và giáo dục con cái.
Thiên đàng được diễn tả là Nước Chúa, con người được “hưởng mặt Chúa hay hưởng nhan thánh Chúa” Chúa là tất cả, là hạnh phúc viên mãn tràn đầy. Nên người ta không cần phải tìm hạnh phúc trong đời sống vợ chồng.
III. Áp dụng:
1.Cầu nguyện:
Xin cho con một đức tin như hạt cải.
Vươn cao rợp bóng Chúa tình yêu.
Xin cho con một đức tin vững chãi
Vui tươi, hy vọng sẽ sống mãi đời sau.
2. Người khờ nhất: Người giàu có kia, biết mình sắp chết. Ông cho gọi từng người giúp việc đến để ban cho mỗi người một món quà lưu niệm. Vừa thấy người hầu bàn cho Ông ta đến, Ông bảo “Mi là người khờ khạo nhất trong đám gia nhân của ta! Có bao nhiêu tiền của không lo dành dụm xây dựng tương lai, đem mang cho người nghèo! Ta có nhiều của cải. Tiền của cho ta cuộc sống sang trọng, muốn gì được nấy. Nhưng bây giờ ta sắp chết. Chết là hết và tiền của không cho ta cái ta muốn bây giờ là được sống lâu, tiêu pha cho hết của cải. Ta thương ngươi và cho ngươi cây gậy bằng vàng nầy với một điều kiện: không cho người nghèo, nhưng cho người nào khờ hơn ngươi!”
Anh đầy tớ khờ nhận món quà, đầy suy nghĩ không biết sẽ làm gì với cây gậy vàng nầy? Anh muốn đem bán lấy tiền cho người nghèo, nhưng sợ làm phật ý ông chủ. Sau hai ngày, ông chủ vẫn còn sống và anh đầy tớ mang cây gậy vàng trao tặng cho ông chủ và nói: “Tôi xin trao tặng ông cây gậy vàng!”
Ông chủ nói “Ta không cần, ta sắp chết, ngươi có thể cho người nào khờ hơn ngươi!”
Anh đầy tớ điềm tỉnh trả lời: “ Dạ đúng! tôi đã tìm ra ông là người khờ hơn tôi và xin trao tặng cây gậy vàng! Ông chủ khờ hơn tôi, vì ông không biết rằng: chết không phải là hết và ông cũng đã không biết dùng của cải dư dật hiện tại để chuẩn bị cho cuộc sống hạnh phúc sau khi chết! Đâu có ai khờ hơn người không biết mình sống để làm gì và chết rồi sẽ ra sao!”
LM Phêrô Trần Thế Tuyên