Dan Lee
11-15-2007, 06:21 AM
TÌNH YÊU CHÂN THẬT VƯỢT THỬ THÁCH
Vào một buổi sáng giá lạnh tháng 12 năm 1992, chuông cửa tiệm điện Ken Rosenblat reo vang. Đây là tiệm điện nhỏ của thành phố Brooklyn, thuộc bang New York, Hoa Kỳ. Anh Ken và thân phụ là ông Herman đang chuẩn bị tiền lương trả cho thợ vào ngày cuối tuần. Ông Herman nhìn đồng hồ thấy kim chỉ 7 giờ 40, ông lẩm bẩm:
- Sao hôm nay có ai đến sớm thế!
Anh Ken nói với Cha:
- Để con ra mở cửa.
Với thân hình vạm vỡ ở lứa tuổi 32, trông anh Ken thật lực lưỡng. Vừa mở cửa, anh trông thấy một thanh niên lạ mặt. Nhìn thái độ khả nghi, anh hiểu ngay chuyện không lành. Anh vội đóng sập cửa lại. Nhưng quá muộn. Chàng thanh niên đã lách mình vào trong và chìa ngay khẩu súng lục vào thái dương anh Ken. Chàng ta hét lớn:
- Tiền để ở đâu?
Anh Ken phản công tức khắc. Nhưng kẻ cướp nhanh tay hơn. Hắn kéo anh về phía bàn giấy. Nghe tiếng động, ông Herman ngước nhìn qua cửa kính và thấy con trai đang bị kẻ lạ mặt đe dọa. Ông tiến về phía kẻ lạ và nói:
- Chúng tôi không giữ tiền ở đây. Xin để chúng tôi yên!
Nghe thế, tên cướp tức giận, hắn nổ súng bắn vào hai cha con và tẩu thoát.
Trước khi ngã gục bất tỉnh trên vũng máu, anh Ken nghĩ đến vợ hiền và đứa con trai 6 tháng. Anh thầm thì:
- Joanie và Michael rồi đây sẽ ra sao?
Ông Herman cũng bị thương, nhưng ông kinh hoàng khi thấy thân xác to lớn của con trai nằm sóng soài trên nền nhà. Ông tự nhủ:
- Mình trải qua không biết bao nhiêu khổ nhục và sống sót đến ngày nay. Không lẽ giờ đây cuộc đời mình và con mình kết thúc một cách ”lãng nhách” như thế này sao?
Nơi nhà thương, trước khi được đưa vào phòng mổ, ông Herman bỗng ôn lại dĩ vãng.
Ông chào đời trong một gia đình Do Thái Giáo nơi miền đất Ba Lan xa xôi. Năm lên 13 tuổi - 1942 - Herman mồ côi Cha. Cùng năm ấy, Herman và 3 anh em trai bị quân đức quốc xã đưa vào trại lao động khổ sai Piotrkow. Mẹ cậu bị đưa vào trại tập trung Treblinka. Từ đó, Herman không bao giờ thấy lại khuôn mặt Mẹ hiền. Năm 1944, Herman bị đưa tới trại tập trung Schlieben, cách thủ đô Berlin 100 cây số về hướng nam. Nơi đây, định mệnh cho cậu gặp cô bé Ba Lan. Thay vì nhạo báng sự rách nát đói khổ của cậu, cô bé lại tỏ ra dịu dàng thương xót. Cô ném qua hàng rào kẽm gai một trái táo và khúc bánh mì nóng hổi. . Cứ thế trong vòng 7 tháng trời, cô bé Ba Lan nuôi sống cậu thiếu niên đói khổ cũng người Ba Lan, trên nước Đức. Sau đó, Herman bị đưa đi một trại tập trung khác ở Tiệp Khắc. .
13 năm sau - 1957 - định mệnh an bài, Herman gặp lại cô bé Ba Lan năm xưa nơi đất khách quê người ở thành phố New York, Hoa Kỳ. Cả hai giờ đây bước vào tuổi trưởng thành. Sau khi nhận ra nhau, Roma - tên cô gái Ba Lan - hiểu rằng mình được trời xe duyên kết nghĩa với chàng trai tên Herman.
Cuộc hôn nhân diệu kỳ thành hình và đôi vợ chồng cho ra chào đời đứa con trai duy nhất tên Ken. . Khi thảm trạng xảy ra vào tháng 12 năm 1992, anh Ken đã lập gia đình và có một bé trai 6 tháng. Hai ông bà Herman và Roma sống hạnh phúc với nhau từ 32 năm qua. .
Nằm trên băng ca trước khi được đưa vào phòng mổ nỗi âu lo duy nhất của ông Herman là tình trạng của Ken, con trai mình, không biết nguy ngập ra sao..
3 ngày sau khi tai nạn xảy ra, bà Roma chăm sóc bên ông Herman và Joanie - vợ của anh Ken - có mặt bên giường chồng. Joanie biết rõ Ken bị bắn trọng thương từ nửa thân người trở xuống. Từ đây Ken sẽ mãi mãi dùng xe lăn. Tương lai sáng lạn của đôi vợ chồng trẻ bỗng trong phút chốc tan ra mây khói, kể cả ước vọng có được đàn con đông đúc. Bà mẹ chồng Roma cũng hiểu rõ thảm trạng này và bà nghi ngờ rằng, chắc hẳn con dâu trẻ sẽ bỏ rơi con trai mình trong cảnh tàn tật. .
Nhưng bà Roma lầm to. . Sau khi chăm sóc chồng, bà Roma sang phòng Ken. Chính lúc này bà chứng kiến tận mắt cảnh tượng cảm động.
Joanie đang cúi xuống bên chồng, như người mẹ chăm sóc đứa con đau bệnh. Trong khi đó anh Ken hoàn toàn phó thác tin tưởng trong vòng tay vợ hiền. Khi trông thấy bà Roma bước vào phòng và như đoán biết nỗi nghi ngờ lo âu của mẹ chồng, Joanie nghiêm trang nói với bà:
- Con muốn mẹ hiểu rằng, con không chấp nhận làm vợ Ken vì đôi chân của chàng. Con chấp nhận làm vợ chàng vì chàng, thế thôi. Con yêu chàng và con sẽ chăm sóc chàng mãi mãi. .
Bà Roma cảm động nhắm đôi mắt dàn dụa nước và ngã vào vòng tay con dâu. Từ mấy ngày qua bà khẩn thiết van xin THIÊN CHÚA cứu sống con trai bà. Nhưng giờ đây bà mới biết và hiểu rằng, chính tình yêu chân thật và trung tín của Joanie đã cứu sống con trai bà trước bà. Giờ đây bà hết lòng tạ ơn THIÊN CHÚA cho con trai bà gặp được người vợ hiền đức, như đã cho bà gặp được ông Herman, một người chồng dũng cảm.
... ”Kẻ tuân hành mệnh lệnh sẽ không gặp phải việc chẳng lành, và lòng người khôn ngoan biết được thời được buổi, biết được THIÊN CHÚA sẽ xét xử. Vì bất cứ chuyện gì, cũng đều có thời có buổi, và đều bị THIÊN CHÚA xét xử. Nhưng có một nỗi khổ đè nặng trên con người là không sao biết được điều gì sẽ xảy ra, và điều sẽ xảy ra, nào có ai báo trước? Chẳng ai làm chủ được sinh khí của mình để mà cầm giữ lại; và chẳng ai làm chủ được ngày chết! Chẳng ai được miễn cuộc chiến đấu này, và tội ác không cứu nổi ác nhân” (Sách Giảng Viên 8,5-8).
(”Reader's Digest SÉLECTION”, Avril/1996, trang 22-30)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Vào một buổi sáng giá lạnh tháng 12 năm 1992, chuông cửa tiệm điện Ken Rosenblat reo vang. Đây là tiệm điện nhỏ của thành phố Brooklyn, thuộc bang New York, Hoa Kỳ. Anh Ken và thân phụ là ông Herman đang chuẩn bị tiền lương trả cho thợ vào ngày cuối tuần. Ông Herman nhìn đồng hồ thấy kim chỉ 7 giờ 40, ông lẩm bẩm:
- Sao hôm nay có ai đến sớm thế!
Anh Ken nói với Cha:
- Để con ra mở cửa.
Với thân hình vạm vỡ ở lứa tuổi 32, trông anh Ken thật lực lưỡng. Vừa mở cửa, anh trông thấy một thanh niên lạ mặt. Nhìn thái độ khả nghi, anh hiểu ngay chuyện không lành. Anh vội đóng sập cửa lại. Nhưng quá muộn. Chàng thanh niên đã lách mình vào trong và chìa ngay khẩu súng lục vào thái dương anh Ken. Chàng ta hét lớn:
- Tiền để ở đâu?
Anh Ken phản công tức khắc. Nhưng kẻ cướp nhanh tay hơn. Hắn kéo anh về phía bàn giấy. Nghe tiếng động, ông Herman ngước nhìn qua cửa kính và thấy con trai đang bị kẻ lạ mặt đe dọa. Ông tiến về phía kẻ lạ và nói:
- Chúng tôi không giữ tiền ở đây. Xin để chúng tôi yên!
Nghe thế, tên cướp tức giận, hắn nổ súng bắn vào hai cha con và tẩu thoát.
Trước khi ngã gục bất tỉnh trên vũng máu, anh Ken nghĩ đến vợ hiền và đứa con trai 6 tháng. Anh thầm thì:
- Joanie và Michael rồi đây sẽ ra sao?
Ông Herman cũng bị thương, nhưng ông kinh hoàng khi thấy thân xác to lớn của con trai nằm sóng soài trên nền nhà. Ông tự nhủ:
- Mình trải qua không biết bao nhiêu khổ nhục và sống sót đến ngày nay. Không lẽ giờ đây cuộc đời mình và con mình kết thúc một cách ”lãng nhách” như thế này sao?
Nơi nhà thương, trước khi được đưa vào phòng mổ, ông Herman bỗng ôn lại dĩ vãng.
Ông chào đời trong một gia đình Do Thái Giáo nơi miền đất Ba Lan xa xôi. Năm lên 13 tuổi - 1942 - Herman mồ côi Cha. Cùng năm ấy, Herman và 3 anh em trai bị quân đức quốc xã đưa vào trại lao động khổ sai Piotrkow. Mẹ cậu bị đưa vào trại tập trung Treblinka. Từ đó, Herman không bao giờ thấy lại khuôn mặt Mẹ hiền. Năm 1944, Herman bị đưa tới trại tập trung Schlieben, cách thủ đô Berlin 100 cây số về hướng nam. Nơi đây, định mệnh cho cậu gặp cô bé Ba Lan. Thay vì nhạo báng sự rách nát đói khổ của cậu, cô bé lại tỏ ra dịu dàng thương xót. Cô ném qua hàng rào kẽm gai một trái táo và khúc bánh mì nóng hổi. . Cứ thế trong vòng 7 tháng trời, cô bé Ba Lan nuôi sống cậu thiếu niên đói khổ cũng người Ba Lan, trên nước Đức. Sau đó, Herman bị đưa đi một trại tập trung khác ở Tiệp Khắc. .
13 năm sau - 1957 - định mệnh an bài, Herman gặp lại cô bé Ba Lan năm xưa nơi đất khách quê người ở thành phố New York, Hoa Kỳ. Cả hai giờ đây bước vào tuổi trưởng thành. Sau khi nhận ra nhau, Roma - tên cô gái Ba Lan - hiểu rằng mình được trời xe duyên kết nghĩa với chàng trai tên Herman.
Cuộc hôn nhân diệu kỳ thành hình và đôi vợ chồng cho ra chào đời đứa con trai duy nhất tên Ken. . Khi thảm trạng xảy ra vào tháng 12 năm 1992, anh Ken đã lập gia đình và có một bé trai 6 tháng. Hai ông bà Herman và Roma sống hạnh phúc với nhau từ 32 năm qua. .
Nằm trên băng ca trước khi được đưa vào phòng mổ nỗi âu lo duy nhất của ông Herman là tình trạng của Ken, con trai mình, không biết nguy ngập ra sao..
3 ngày sau khi tai nạn xảy ra, bà Roma chăm sóc bên ông Herman và Joanie - vợ của anh Ken - có mặt bên giường chồng. Joanie biết rõ Ken bị bắn trọng thương từ nửa thân người trở xuống. Từ đây Ken sẽ mãi mãi dùng xe lăn. Tương lai sáng lạn của đôi vợ chồng trẻ bỗng trong phút chốc tan ra mây khói, kể cả ước vọng có được đàn con đông đúc. Bà mẹ chồng Roma cũng hiểu rõ thảm trạng này và bà nghi ngờ rằng, chắc hẳn con dâu trẻ sẽ bỏ rơi con trai mình trong cảnh tàn tật. .
Nhưng bà Roma lầm to. . Sau khi chăm sóc chồng, bà Roma sang phòng Ken. Chính lúc này bà chứng kiến tận mắt cảnh tượng cảm động.
Joanie đang cúi xuống bên chồng, như người mẹ chăm sóc đứa con đau bệnh. Trong khi đó anh Ken hoàn toàn phó thác tin tưởng trong vòng tay vợ hiền. Khi trông thấy bà Roma bước vào phòng và như đoán biết nỗi nghi ngờ lo âu của mẹ chồng, Joanie nghiêm trang nói với bà:
- Con muốn mẹ hiểu rằng, con không chấp nhận làm vợ Ken vì đôi chân của chàng. Con chấp nhận làm vợ chàng vì chàng, thế thôi. Con yêu chàng và con sẽ chăm sóc chàng mãi mãi. .
Bà Roma cảm động nhắm đôi mắt dàn dụa nước và ngã vào vòng tay con dâu. Từ mấy ngày qua bà khẩn thiết van xin THIÊN CHÚA cứu sống con trai bà. Nhưng giờ đây bà mới biết và hiểu rằng, chính tình yêu chân thật và trung tín của Joanie đã cứu sống con trai bà trước bà. Giờ đây bà hết lòng tạ ơn THIÊN CHÚA cho con trai bà gặp được người vợ hiền đức, như đã cho bà gặp được ông Herman, một người chồng dũng cảm.
... ”Kẻ tuân hành mệnh lệnh sẽ không gặp phải việc chẳng lành, và lòng người khôn ngoan biết được thời được buổi, biết được THIÊN CHÚA sẽ xét xử. Vì bất cứ chuyện gì, cũng đều có thời có buổi, và đều bị THIÊN CHÚA xét xử. Nhưng có một nỗi khổ đè nặng trên con người là không sao biết được điều gì sẽ xảy ra, và điều sẽ xảy ra, nào có ai báo trước? Chẳng ai làm chủ được sinh khí của mình để mà cầm giữ lại; và chẳng ai làm chủ được ngày chết! Chẳng ai được miễn cuộc chiến đấu này, và tội ác không cứu nổi ác nhân” (Sách Giảng Viên 8,5-8).
(”Reader's Digest SÉLECTION”, Avril/1996, trang 22-30)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt