Dan Lee
11-15-2007, 07:42 AM
Các Thánh là ai?
Bài giải thích của cha Giảng Phủ Giáo Hoàng, Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin
Roma (Zenit.oeg).-Lâu nay, các nhà khoa học đã gởi những tín hiệu vào trong vũ trụ, hy vọng một sự trả lời từ một hữu thể có trí khôn nào đó trên một hành tinh bị lạc mất. Giáo Hội đã luôn luôn duy trì một cuộc đối thoại với những người của thế giới bên kia—các thánh. Đó là điều chúng ta công bố khi chúng ta nói, “Tôi tin có Hội thánh thông công.” Nếu cư dân bên ngoài hệ thống mặt tời đã hiện hữu, sự truyền thông với họ là không thể, bởi vì giữa câu hỏi và sự trả lời, phải qua hàng triệu năm. Ở đây, tuy nhiên, có ngay sự trả lời bởi vì có một trung tâm chung truyền thông và gặp gở, và trung tâm ấy là Chúa kitô phục sinh.
Có lẽ phần nào do thời gian của năm trong đó cử hành ngày lễ Các Thánh, ngày lễ này có một cái gì đặc biệt giải thích tính bình dân của nó và nhiều truyền thống liên kết với nó trong một số khu vực KiTô Giáo. Động cơ là điều Gioan nói trong bài đọc thứ hai. Trong sự sống này, “chúng ta là con Thiên Chúa; điều gì chúng ta sẽ là chưa dược mạc khải.” Chúng ta như phôi thai trong bụng một người mẹ mong mỏi sinh ra. Các thánh đã “sinh ra” (phụng vụ qui chiếu về ngày chết như “ngày sinh,” “dies natalis.”) Chiêm ngắm các thánh tức là chiêm ngắm vận mạng chúng ta.
Tất cả xung quanh chúng ta, tạo vật tự lột trần và lá rụng, nhưng đồng thời, ngày lễ các thánh mời chúng ta nhìn lên cao; ngày lễ này nhắc chúng ta rằng chúng ta không bị úa héo trên trái đất này mãi, như lá cây.
Bài đọc Tin Mừng là các mối phúc. Một mối phúc cách đặc biệt linh hứng sự chọn lựa đoạn này: “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.” Các thánh là những người đói và khát sự công chính, nghĩa là, theo ngôn ngữ kinh thánh, sự thánh thiện. Các ngài không bằng lòng với sự kém cỏi; các ngài không bằng lòng với những biện pháp nửa vời.
Bài đọc thứ nhất của ngày lễ Các Thánh giúp chúng ta hiểu các thánh là ai. Các ngài là “ những kẻ đã giặt áo mình trong máu Con Chiên.” Sự thánh thiện được lãnh nhận từ Chúa Kitô; đó không phải là sự sản xuất của chúng ta. Trong Cựu Ước, làm thánh có nghĩ là “cách ly” tất cả những gì ô uế; trong sự hiểu biết Kitô hữu, đó là, đúng hơn, sự đối nghịch, tức là “kết hợp” với Chúa Kitô.
Các thánh, tức là, những kẻ được cứu, không những là những kẻ được nhắc tên trong lịch hay trong sách tên các thánh mà thôi. Cũng có những “thánh vô danh”: những kẻ đã liều mạng cho anh em mình, những kẻ chứng nhân của sự công chính và sự tự do, hay là nhiệm vụ, những “thánh giáo dân,” như có kẻ gọi các ngài. Tuy không biết điều ấy, áo các ngài đã được rửa trong máu Con Chiên, nếu các ngài đã sống theo lương tâm các ngài và nếu các ngài quan tâm đến thiện ích của anh em các ngài.
Một câu hỏi tự nhiên nổi lên: Các thánh làm gì trên thiên đàng? Câu trả lời này cũng ở trong bài đọc thứ nhất: Những kẻ được thờ lạy, sấp mình trước ngai, tung hô “ Lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn…” Ơn gọi nhân bản thật sự được hoàn thành trong các ngài, ơn gọi làm “sự ca ngợi vinh quang Thiên Chúa” (Eph.1:14). Ca đoàn các ngài được Đức Mẹ Maria hướng dẫn, Mẹ tiếp tục thánh thi ca ngợi của Mẹ trên trời, “ Linh hồn tôi công bố sự cao cả của Chúa.” Chính trong sự ca ngợi này mà các thánh gặp được hạnh phúc và niềm vui của các ngài. “Thần trí tôi hơn hở vui mừng trong Chúa.” Một con người là kẻ yêu và là kẻ ngọi khen. Yêu và ngợi khen Chúa, chúng ta đồng hóa mình với Chúa, tham gia trong vinh quang của Người và trong hạnh phúc của Người.
Một ngày kia, một vị thánh, Thánh Symeon Thần học Gia Mới, có một kinh nghiệm huyền bí về Thiên Chúa rất mãnh liệt nên ngài kêu lên với chính mình, “Nếu thiên đàng không hơn sự này, điều đó đủ cho tôi.” Nhưng tiếng Chúa kitô nói với ngài, “ Con rất nghèo nàn nếu con bằng lòng với sự này. Niêm vui mà con đã kinh nghiệm sánh với thiên đàng cũng như trời vẻ trong giấy sánh với trời thật.”
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
Bài giải thích của cha Giảng Phủ Giáo Hoàng, Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin
Roma (Zenit.oeg).-Lâu nay, các nhà khoa học đã gởi những tín hiệu vào trong vũ trụ, hy vọng một sự trả lời từ một hữu thể có trí khôn nào đó trên một hành tinh bị lạc mất. Giáo Hội đã luôn luôn duy trì một cuộc đối thoại với những người của thế giới bên kia—các thánh. Đó là điều chúng ta công bố khi chúng ta nói, “Tôi tin có Hội thánh thông công.” Nếu cư dân bên ngoài hệ thống mặt tời đã hiện hữu, sự truyền thông với họ là không thể, bởi vì giữa câu hỏi và sự trả lời, phải qua hàng triệu năm. Ở đây, tuy nhiên, có ngay sự trả lời bởi vì có một trung tâm chung truyền thông và gặp gở, và trung tâm ấy là Chúa kitô phục sinh.
Có lẽ phần nào do thời gian của năm trong đó cử hành ngày lễ Các Thánh, ngày lễ này có một cái gì đặc biệt giải thích tính bình dân của nó và nhiều truyền thống liên kết với nó trong một số khu vực KiTô Giáo. Động cơ là điều Gioan nói trong bài đọc thứ hai. Trong sự sống này, “chúng ta là con Thiên Chúa; điều gì chúng ta sẽ là chưa dược mạc khải.” Chúng ta như phôi thai trong bụng một người mẹ mong mỏi sinh ra. Các thánh đã “sinh ra” (phụng vụ qui chiếu về ngày chết như “ngày sinh,” “dies natalis.”) Chiêm ngắm các thánh tức là chiêm ngắm vận mạng chúng ta.
Tất cả xung quanh chúng ta, tạo vật tự lột trần và lá rụng, nhưng đồng thời, ngày lễ các thánh mời chúng ta nhìn lên cao; ngày lễ này nhắc chúng ta rằng chúng ta không bị úa héo trên trái đất này mãi, như lá cây.
Bài đọc Tin Mừng là các mối phúc. Một mối phúc cách đặc biệt linh hứng sự chọn lựa đoạn này: “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.” Các thánh là những người đói và khát sự công chính, nghĩa là, theo ngôn ngữ kinh thánh, sự thánh thiện. Các ngài không bằng lòng với sự kém cỏi; các ngài không bằng lòng với những biện pháp nửa vời.
Bài đọc thứ nhất của ngày lễ Các Thánh giúp chúng ta hiểu các thánh là ai. Các ngài là “ những kẻ đã giặt áo mình trong máu Con Chiên.” Sự thánh thiện được lãnh nhận từ Chúa Kitô; đó không phải là sự sản xuất của chúng ta. Trong Cựu Ước, làm thánh có nghĩ là “cách ly” tất cả những gì ô uế; trong sự hiểu biết Kitô hữu, đó là, đúng hơn, sự đối nghịch, tức là “kết hợp” với Chúa Kitô.
Các thánh, tức là, những kẻ được cứu, không những là những kẻ được nhắc tên trong lịch hay trong sách tên các thánh mà thôi. Cũng có những “thánh vô danh”: những kẻ đã liều mạng cho anh em mình, những kẻ chứng nhân của sự công chính và sự tự do, hay là nhiệm vụ, những “thánh giáo dân,” như có kẻ gọi các ngài. Tuy không biết điều ấy, áo các ngài đã được rửa trong máu Con Chiên, nếu các ngài đã sống theo lương tâm các ngài và nếu các ngài quan tâm đến thiện ích của anh em các ngài.
Một câu hỏi tự nhiên nổi lên: Các thánh làm gì trên thiên đàng? Câu trả lời này cũng ở trong bài đọc thứ nhất: Những kẻ được thờ lạy, sấp mình trước ngai, tung hô “ Lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn…” Ơn gọi nhân bản thật sự được hoàn thành trong các ngài, ơn gọi làm “sự ca ngợi vinh quang Thiên Chúa” (Eph.1:14). Ca đoàn các ngài được Đức Mẹ Maria hướng dẫn, Mẹ tiếp tục thánh thi ca ngợi của Mẹ trên trời, “ Linh hồn tôi công bố sự cao cả của Chúa.” Chính trong sự ca ngợi này mà các thánh gặp được hạnh phúc và niềm vui của các ngài. “Thần trí tôi hơn hở vui mừng trong Chúa.” Một con người là kẻ yêu và là kẻ ngọi khen. Yêu và ngợi khen Chúa, chúng ta đồng hóa mình với Chúa, tham gia trong vinh quang của Người và trong hạnh phúc của Người.
Một ngày kia, một vị thánh, Thánh Symeon Thần học Gia Mới, có một kinh nghiệm huyền bí về Thiên Chúa rất mãnh liệt nên ngài kêu lên với chính mình, “Nếu thiên đàng không hơn sự này, điều đó đủ cho tôi.” Nhưng tiếng Chúa kitô nói với ngài, “ Con rất nghèo nàn nếu con bằng lòng với sự này. Niêm vui mà con đã kinh nghiệm sánh với thiên đàng cũng như trời vẻ trong giấy sánh với trời thật.”
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách