Dan Lee
11-15-2007, 03:20 PM
Chúa Nhật XXXIII, C
Thái độ cần phải có trong khi chờ đợi thời sau hết
(Lc 21,5-19)
Khi nghe đọc bài Tin Mừng hôm nay và hồi nhớ lại những gì đã cập nhật được qua các phương tiện truyền thông hằng ngày, người ta phải tự hỏi: Phải chăng chúng ta đang sống trong chính thời gian mà những loan báo của Đức Giêsu về những điều khủng khiếp đã quá rõ ràng cụ thể trước mắt: Chiến tranh, bom mìn, nạn khủng bố, các tai ương, dịch tễ - ở Áp-ga-nít-tan, ở Pa-kít-tan, ở Pa-lét-ti-na, ở I-rắc, v.v…?
Dĩ nhiên người ta có thể nhắm mắt làm ngơ trước tất cả những biến cố đó, và tiếp tục sống như không có gì xảy ra cả. Tuy vậy, nhiều khi chúng ta cũng cảm thấy rùng mình sợ hãi, nhất là khi những điều bất hạnh khủng khiếp đó xảy ra sát kề bên cạnh chúng ta.
Những gì thực sự đã xảy đến cho thế giới? Phải chăng chúng ta đang phải chứng kiến cảnh tượng thế giới lao mình vào chốn diệt vong? Hay: Thế giới nhân loại đang đứng trước sự chấm tận của mình với bao sự kiện khủng khiếp?
Nhiều khi vào mỗi buổi sáng, khi tôi thức dậy và thấy mình vẫn còn sống, bỗng nhiên nẩy sinh ra trong tôi tư tưởng: Thế là trong đêm nay đã chưa có gì xảy ra cho tôi cả, tôi vẫn còn sống, và tôi lại có được một ngày mới tươi đẹp.
Nhưng liệu điều may mắn đó còn kéo dài được bao lâu nữa? Và một câu hỏi khác cũng được đặt ra: Phải chăng những điều đang xảy ra chung quanh chúng ta, lại chính là những điều Đức Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay, tức chiến tranh, sự xung đột, bất ổn, động đất và các tai ương dịch tễ? Và phải chăng điều đó muốn nói lên rằng thời sau hết đã điểm?
Một điều đã quá rõ ràng chắc chắn là: Những gì Đức Giêsu đề cập đến trong bài Tin Mừng hôm nay, đều có liên quan đến biến cố ngày thế mạt. Vâng, đó là sự thật. Và Đức Giêsu làm điều đó ngay trước đền thờ Giê-ru-sa-lem của dân Do-thái. Điều này mang một ý nghĩa tượng trưng rất quan trọng. Vì theo lẽ thường, những người Do-thái mỗi khi nhắc đến đền thờ Giê-ru-sa-lem, họ đều nói về vẻ huy hoàng tráng lệ, về những khối đá tuyệt đẹp, về những quà cáp quý hiếm trong ngày thánh hiến đền thờ, v.v…! Tất cả những gì người ta mang đến dâng hiến cho Thiên Chúa cũng như tất cả những gì người ta thực hiện trong đền thờ Giê-ru-sa-lem để tôn vinh Thiên Chúa, quả là vô cùng quý giá và tuyệt tác, thử hỏi còn nơi nào trên thế giới lại có thể tìm thấy hay thực hiện hơn được?
Thế nhưng, Đức Giêsu đã công khai tuyên bố rằng rồi đây tất cả những huy hoàng đó sẽ bị phá huỷ hoàn toàn, đến nỗi không một hòn đá nào chồng trên hòn đá nào nữa. Vâng, người ta cứ tưởng rằng những gì họ đã thực hiện cho Thiên Chúa đều hoàn toàn tuyệt vời, nhưng rồi đây chẳng còn sót lại gì nữa cả.
Lời tiên báo này có ý nghĩa gì?
Nếu người ta thực sự muốn hiểu được những lời nói về thời sau cùng đó, thì người ta cần phải biết rằng: Bản Phúc Âm này đã được viết vào lúc đền thờ Giê-ru-sa-lem đã bị phá hủy. Nghĩa là thánh sử Luca đã đích thân kiểm chứng được rằng những gì Đức Giêsu tiên báo về Giê-ru-sa-lem đã được ứng nghiệm. Không còn thành thánh nữa. Không còn nơi thánh cho Chúa ngự nữa. Tất cả mọi sự đã bị tiêu tan. Xưa kia các Môn đệ đã hỏi Chúa là khi nào thì các điều đó xảy ra, khi nào thì thời sau hết sẽ đến? Người ta có thể dựa vào dấu hiệu nào để có thể nhận ra được ngày giờ đó? Và theo thánh sử Luca, các Môn đệ đã cho rằng một khi những điều đó xảy ra, một khi đền thờ bị phá hủy, thì thế giới cũng bị chấm tận. Nhưng rồi thế giới vẫn còn đó. Nhân loại vẫn tiếp tục tồn tại.
Và Thánh Thần Đức Kitô đã soi sáng cho tất cả họ hiểu được trọn vẹn sự thật. Vâng, Thánh sử và các Kitô hữu thuộc Giáo đoàn của ngài đã hiểu ra rằng lời tiên báo của Đức Giêsu không có ý nói là một khi đền thờ Giê-ru-sa-lem bị tàn phá và chiến tranh bùng nổ thì lập tức sau đó là ngày tận thế. Điều đó cũng muốn khẳng định rằng - đúng như chính Đức Giêsu đã từng nói – người ta không thể đưa ra được những xác định cụ thể và rõ ràng về ngày thế mạt. Người ta chỉ có thể coi những biến cố xảy ra như dấu hiệu và như những bằng chứng giúp chúng ta phải lưu tâm sửa soạn mà thôi.
Thật vậy, Đức Giêsu đã không hề quả quyết rằng một khi các điều đó xảy ra thì tất nhiên ngày tận thế sẽ tới. Trái lại, trong bài Tin Mừng hôm nay, Người đã rõ ràng muốn báo trước cho chúng ta hay rằng: Giữa tình cảnh hỗn mang đó, sẽ có những vị tiên tri và những vị cứu tinh giả xuất hiện. Vâng, sẽ có những người tự đứng ra và quả quyết rằng ngày tận thế đã đến. Nhưng Đức Giêsu đã nói: «Các con đừng lo lắng sợ hãi!» Tiếp đến, Người còn căn dặn: «Các con hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt», «nếu họ nói là thời kỳ đã đến gần, các con chớ nghe theo họ!»
Chiến tranh, các xung đột và và bất an, các ôn dịch và tai ương hoạn nạn, sự đau khổ và chết chóc, v.v… Tất cả cũng đã xảy ra vào thời Đức Giêsu cũng như đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra trong suốt bao thế kỷ nay của lịch sử thế giới, mãi cho tới trong thời đại ngày nay của chúng ta; nhưng tất cả chỉ có tính cách như dấu hiệu mà thôi.
Vậy, điều đó có ý nghĩa gì khi chỉ có tính cách dấu hiệu mà thôi?
Mãi cho tới nay tôi vẫn chưa quên, vào năm 1975 khi chiếc xe tăng của bộ đội cộng sản Bắc Việt lần đầu tiên chạy vào Saigon và ngạo nghễ cán sập cổng dinh Độc Lập một cách không cần thiết, như muốn khẳng định sự chiến thắng cuối củng của mình trên 25 tiêu đồng bào Miền Nam, mặc dù trước đó quân đội Mỹ đã rút khỏi Miền Nam từ lâu rồi và nhất là ông Dương Văn Minh, Tổng thống Miền Nam lúc bấy giờ, đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiên và toàn thể quân đội Miền Nam đã buông súng, tự giải tán hàng ngũ, chứ không còn tham chiến chống cự nữa.
Cũng chính ngay lúc đó tôi đang cầm trong tay cuốn Sách Khải Huyền của thánh Gioan, và tôi đã đọc thấy đoạn sách kể: Một người cưỡi con ngựa lửa phóng ra và y đã gây nên chiến tranh. Và Sách Khải Huyền còn viết về người cưỡi con ngựa lửa: «Người đó được ban cho một thanh kiếm lớn.» (Kh 6,4). Bấy giờ tôi liền nhận ra rằng đó cũng chính là lời Đức Giêsu đã khẳng định với Phông-xi-ô Phi-la-tô, viên Toàn quyền Roma rằng: «Ông chẳng có quyền hành gì trên tôi cả, nếu như Trời chẳng ban cho ông quyền đó» (Ga 19,11). Qua đó, tôi cũng liền hiểu được rằng cuộc nội chiến giữa hai miền Nam-Bắc Việt Nam – mà tôi từng chứng kiến và từng cho là vô lý – lại thực sự nằm trong kế hoạch an bài của Thiên Chúa. Trước kia, tôi đã coi chiến tranh, người cưỡi con ngựa lửa trong sách Khải Huyền, là một dấu chỉ. Nhưng kể từ lúc ấy, tôi mới hiểu được rằng lời Đức Giêsu và tất cả những gì được đề cập tới trong bài Tin Mừng hôm nay, đều thuộc về dấu chỉ đó. Tất cả chúng đều chỉ cho chúng ta thấy một điều gì đó. Trong mọi thời đại, chúng luôn luôn chỉ cho chúng ta thấy cùng một điều: Đó chính là sự tiệm tiến bất khả cản ngăn của thế giới hướng về ngày sau cùng, hướng về sự kết thúc của mình. Và tất cả những điều này cần xảy tới, vì Đức Kitô, Quan Án chí công của toàn thể vũ trụ muốn giáng lâm để xét xử muôn dân.
Còn tất cả những gì xảy ra chung quanh chúng ta đều là dấu chỉ. Nhưng dĩ nhiên, những dấu chỉ đó sẽ không tiếp tục xảy ra một cách vô tận, như chúng ta hiện đang chứng kiến. Chúng sẽ chấm dứt không xảy ra nữa khi ngày sau cùng tới. Đức Kitô sẽ ngự tới và Người sẽ tỏ mình ra qua các dấu chỉ mà Người luôn luôn cho xảy ra, không chỉ hôm nay mà thôi, hầu người ta không thể lạm dụng để xác định được thời kỳ sau hết được. Dĩ nhiên, khi những dấu chỉ đó xuất hiện thì người ta có thể bàn tán và lý giải này nọ. Đó chính là điều người ta đã từng làm trong năm 1000, và rồi cũng chính là điều người ta lại tái làm trong năm 2000, tức ai nấy đều đinh ninh rằng có lẽ ngày tận thế sắp tới nay mai, đặc biệt vào lúc có lại xảy ra các cuộc xung đột, các cuộc động đất và các tai biến trên khắp thế giới. Nhưng rồi mọi sư vẫn thế, chứ không có gì thay đổi cả.
Điều đó muốn khẳng định cho chúng ta rằng: Không một ai có thể biết trước hay xác định trước được một cách rõ ràng ngày và giờ của thời sau hết. Nhưng bao lâu thế giới còn tồn tại, con người cũng cần phải ý thức rõ điều này là: Đừng bao giờ thiết kế cuộc sống trần gian này của mình một cách tuyệt đối; hay nói đúng hơn, đừng quá bám bíu vào cuộc sống đời này như mục đích sau cùng, vì nó chỉ là quán trọ tạm thời và tất cả chúng ta – dù muốn hay không - cũng chỉ là lữ khách mà thôi. Thế giới vật chất này một ngày nào đó sẽ qua đi. Tất cả chỉ có tính cách tạm thời mà thôi. Trái lại, con người cần soạn sửa đón nhận một cuộc sống mới trong một thế giới mới mà Thiên Chúa sẽ ban cho, bằng những tính chất nhân bản đối với đồng loại và bằng sự hoán cải trở về cùng Thiên Chúa ngay trong cuộc sống hiện tại.
Nói tóm lại, các bài Tin Mừng trong hai ngày Chúa Nhật cuối niên lịch Phụng vụ của Giáo Hội muốn cống hiến cho chúng ta những suy tư hợp lý cần thiết, chứ không phải cố ý làm cho chúng ta sợ hãi. Vâng, Phúc Âm luôn luôn nhắc đi nhắc lại lời Đức Giêsu hằng nhắn nhủ chúng ta: «Các con đừng lo lắng sợ hãi!» vì «đến cả tóc trên đầu của các con cũng đã được đếm cả rồi!»
Quả vậy, bài Tin Mừng luôn chỉ muốn mang đến cho chúng ta sự an tâm tin tưởng. Nhưng đồng thời cũng muốn cho chúng cần phải quan tâm lưu ý là đừng bao giờ khinh suất bỏ qua các dấu chỉ cần thiết.
Anh em hãy tin tưởng vào Đức Kitô và đừng để mình bị mắc lừa bởi các tiên tri giả hay bởi những lợi ích chóng qua đời này. Hãy chờ đợi Đức Kitô và đừng quá gắn bó ôm đồm với thế gian. Hãy trung thành bền đỗ và anh em sẽ chiếm đạt được sự sống chân thật, anh em sẽ chiếm đạt được sự cứu rỗi cho linh hồn mình!
Lm Nguyễn Hữu Thy
Thái độ cần phải có trong khi chờ đợi thời sau hết
(Lc 21,5-19)
Khi nghe đọc bài Tin Mừng hôm nay và hồi nhớ lại những gì đã cập nhật được qua các phương tiện truyền thông hằng ngày, người ta phải tự hỏi: Phải chăng chúng ta đang sống trong chính thời gian mà những loan báo của Đức Giêsu về những điều khủng khiếp đã quá rõ ràng cụ thể trước mắt: Chiến tranh, bom mìn, nạn khủng bố, các tai ương, dịch tễ - ở Áp-ga-nít-tan, ở Pa-kít-tan, ở Pa-lét-ti-na, ở I-rắc, v.v…?
Dĩ nhiên người ta có thể nhắm mắt làm ngơ trước tất cả những biến cố đó, và tiếp tục sống như không có gì xảy ra cả. Tuy vậy, nhiều khi chúng ta cũng cảm thấy rùng mình sợ hãi, nhất là khi những điều bất hạnh khủng khiếp đó xảy ra sát kề bên cạnh chúng ta.
Những gì thực sự đã xảy đến cho thế giới? Phải chăng chúng ta đang phải chứng kiến cảnh tượng thế giới lao mình vào chốn diệt vong? Hay: Thế giới nhân loại đang đứng trước sự chấm tận của mình với bao sự kiện khủng khiếp?
Nhiều khi vào mỗi buổi sáng, khi tôi thức dậy và thấy mình vẫn còn sống, bỗng nhiên nẩy sinh ra trong tôi tư tưởng: Thế là trong đêm nay đã chưa có gì xảy ra cho tôi cả, tôi vẫn còn sống, và tôi lại có được một ngày mới tươi đẹp.
Nhưng liệu điều may mắn đó còn kéo dài được bao lâu nữa? Và một câu hỏi khác cũng được đặt ra: Phải chăng những điều đang xảy ra chung quanh chúng ta, lại chính là những điều Đức Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay, tức chiến tranh, sự xung đột, bất ổn, động đất và các tai ương dịch tễ? Và phải chăng điều đó muốn nói lên rằng thời sau hết đã điểm?
Một điều đã quá rõ ràng chắc chắn là: Những gì Đức Giêsu đề cập đến trong bài Tin Mừng hôm nay, đều có liên quan đến biến cố ngày thế mạt. Vâng, đó là sự thật. Và Đức Giêsu làm điều đó ngay trước đền thờ Giê-ru-sa-lem của dân Do-thái. Điều này mang một ý nghĩa tượng trưng rất quan trọng. Vì theo lẽ thường, những người Do-thái mỗi khi nhắc đến đền thờ Giê-ru-sa-lem, họ đều nói về vẻ huy hoàng tráng lệ, về những khối đá tuyệt đẹp, về những quà cáp quý hiếm trong ngày thánh hiến đền thờ, v.v…! Tất cả những gì người ta mang đến dâng hiến cho Thiên Chúa cũng như tất cả những gì người ta thực hiện trong đền thờ Giê-ru-sa-lem để tôn vinh Thiên Chúa, quả là vô cùng quý giá và tuyệt tác, thử hỏi còn nơi nào trên thế giới lại có thể tìm thấy hay thực hiện hơn được?
Thế nhưng, Đức Giêsu đã công khai tuyên bố rằng rồi đây tất cả những huy hoàng đó sẽ bị phá huỷ hoàn toàn, đến nỗi không một hòn đá nào chồng trên hòn đá nào nữa. Vâng, người ta cứ tưởng rằng những gì họ đã thực hiện cho Thiên Chúa đều hoàn toàn tuyệt vời, nhưng rồi đây chẳng còn sót lại gì nữa cả.
Lời tiên báo này có ý nghĩa gì?
Nếu người ta thực sự muốn hiểu được những lời nói về thời sau cùng đó, thì người ta cần phải biết rằng: Bản Phúc Âm này đã được viết vào lúc đền thờ Giê-ru-sa-lem đã bị phá hủy. Nghĩa là thánh sử Luca đã đích thân kiểm chứng được rằng những gì Đức Giêsu tiên báo về Giê-ru-sa-lem đã được ứng nghiệm. Không còn thành thánh nữa. Không còn nơi thánh cho Chúa ngự nữa. Tất cả mọi sự đã bị tiêu tan. Xưa kia các Môn đệ đã hỏi Chúa là khi nào thì các điều đó xảy ra, khi nào thì thời sau hết sẽ đến? Người ta có thể dựa vào dấu hiệu nào để có thể nhận ra được ngày giờ đó? Và theo thánh sử Luca, các Môn đệ đã cho rằng một khi những điều đó xảy ra, một khi đền thờ bị phá hủy, thì thế giới cũng bị chấm tận. Nhưng rồi thế giới vẫn còn đó. Nhân loại vẫn tiếp tục tồn tại.
Và Thánh Thần Đức Kitô đã soi sáng cho tất cả họ hiểu được trọn vẹn sự thật. Vâng, Thánh sử và các Kitô hữu thuộc Giáo đoàn của ngài đã hiểu ra rằng lời tiên báo của Đức Giêsu không có ý nói là một khi đền thờ Giê-ru-sa-lem bị tàn phá và chiến tranh bùng nổ thì lập tức sau đó là ngày tận thế. Điều đó cũng muốn khẳng định rằng - đúng như chính Đức Giêsu đã từng nói – người ta không thể đưa ra được những xác định cụ thể và rõ ràng về ngày thế mạt. Người ta chỉ có thể coi những biến cố xảy ra như dấu hiệu và như những bằng chứng giúp chúng ta phải lưu tâm sửa soạn mà thôi.
Thật vậy, Đức Giêsu đã không hề quả quyết rằng một khi các điều đó xảy ra thì tất nhiên ngày tận thế sẽ tới. Trái lại, trong bài Tin Mừng hôm nay, Người đã rõ ràng muốn báo trước cho chúng ta hay rằng: Giữa tình cảnh hỗn mang đó, sẽ có những vị tiên tri và những vị cứu tinh giả xuất hiện. Vâng, sẽ có những người tự đứng ra và quả quyết rằng ngày tận thế đã đến. Nhưng Đức Giêsu đã nói: «Các con đừng lo lắng sợ hãi!» Tiếp đến, Người còn căn dặn: «Các con hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt», «nếu họ nói là thời kỳ đã đến gần, các con chớ nghe theo họ!»
Chiến tranh, các xung đột và và bất an, các ôn dịch và tai ương hoạn nạn, sự đau khổ và chết chóc, v.v… Tất cả cũng đã xảy ra vào thời Đức Giêsu cũng như đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra trong suốt bao thế kỷ nay của lịch sử thế giới, mãi cho tới trong thời đại ngày nay của chúng ta; nhưng tất cả chỉ có tính cách như dấu hiệu mà thôi.
Vậy, điều đó có ý nghĩa gì khi chỉ có tính cách dấu hiệu mà thôi?
Mãi cho tới nay tôi vẫn chưa quên, vào năm 1975 khi chiếc xe tăng của bộ đội cộng sản Bắc Việt lần đầu tiên chạy vào Saigon và ngạo nghễ cán sập cổng dinh Độc Lập một cách không cần thiết, như muốn khẳng định sự chiến thắng cuối củng của mình trên 25 tiêu đồng bào Miền Nam, mặc dù trước đó quân đội Mỹ đã rút khỏi Miền Nam từ lâu rồi và nhất là ông Dương Văn Minh, Tổng thống Miền Nam lúc bấy giờ, đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiên và toàn thể quân đội Miền Nam đã buông súng, tự giải tán hàng ngũ, chứ không còn tham chiến chống cự nữa.
Cũng chính ngay lúc đó tôi đang cầm trong tay cuốn Sách Khải Huyền của thánh Gioan, và tôi đã đọc thấy đoạn sách kể: Một người cưỡi con ngựa lửa phóng ra và y đã gây nên chiến tranh. Và Sách Khải Huyền còn viết về người cưỡi con ngựa lửa: «Người đó được ban cho một thanh kiếm lớn.» (Kh 6,4). Bấy giờ tôi liền nhận ra rằng đó cũng chính là lời Đức Giêsu đã khẳng định với Phông-xi-ô Phi-la-tô, viên Toàn quyền Roma rằng: «Ông chẳng có quyền hành gì trên tôi cả, nếu như Trời chẳng ban cho ông quyền đó» (Ga 19,11). Qua đó, tôi cũng liền hiểu được rằng cuộc nội chiến giữa hai miền Nam-Bắc Việt Nam – mà tôi từng chứng kiến và từng cho là vô lý – lại thực sự nằm trong kế hoạch an bài của Thiên Chúa. Trước kia, tôi đã coi chiến tranh, người cưỡi con ngựa lửa trong sách Khải Huyền, là một dấu chỉ. Nhưng kể từ lúc ấy, tôi mới hiểu được rằng lời Đức Giêsu và tất cả những gì được đề cập tới trong bài Tin Mừng hôm nay, đều thuộc về dấu chỉ đó. Tất cả chúng đều chỉ cho chúng ta thấy một điều gì đó. Trong mọi thời đại, chúng luôn luôn chỉ cho chúng ta thấy cùng một điều: Đó chính là sự tiệm tiến bất khả cản ngăn của thế giới hướng về ngày sau cùng, hướng về sự kết thúc của mình. Và tất cả những điều này cần xảy tới, vì Đức Kitô, Quan Án chí công của toàn thể vũ trụ muốn giáng lâm để xét xử muôn dân.
Còn tất cả những gì xảy ra chung quanh chúng ta đều là dấu chỉ. Nhưng dĩ nhiên, những dấu chỉ đó sẽ không tiếp tục xảy ra một cách vô tận, như chúng ta hiện đang chứng kiến. Chúng sẽ chấm dứt không xảy ra nữa khi ngày sau cùng tới. Đức Kitô sẽ ngự tới và Người sẽ tỏ mình ra qua các dấu chỉ mà Người luôn luôn cho xảy ra, không chỉ hôm nay mà thôi, hầu người ta không thể lạm dụng để xác định được thời kỳ sau hết được. Dĩ nhiên, khi những dấu chỉ đó xuất hiện thì người ta có thể bàn tán và lý giải này nọ. Đó chính là điều người ta đã từng làm trong năm 1000, và rồi cũng chính là điều người ta lại tái làm trong năm 2000, tức ai nấy đều đinh ninh rằng có lẽ ngày tận thế sắp tới nay mai, đặc biệt vào lúc có lại xảy ra các cuộc xung đột, các cuộc động đất và các tai biến trên khắp thế giới. Nhưng rồi mọi sư vẫn thế, chứ không có gì thay đổi cả.
Điều đó muốn khẳng định cho chúng ta rằng: Không một ai có thể biết trước hay xác định trước được một cách rõ ràng ngày và giờ của thời sau hết. Nhưng bao lâu thế giới còn tồn tại, con người cũng cần phải ý thức rõ điều này là: Đừng bao giờ thiết kế cuộc sống trần gian này của mình một cách tuyệt đối; hay nói đúng hơn, đừng quá bám bíu vào cuộc sống đời này như mục đích sau cùng, vì nó chỉ là quán trọ tạm thời và tất cả chúng ta – dù muốn hay không - cũng chỉ là lữ khách mà thôi. Thế giới vật chất này một ngày nào đó sẽ qua đi. Tất cả chỉ có tính cách tạm thời mà thôi. Trái lại, con người cần soạn sửa đón nhận một cuộc sống mới trong một thế giới mới mà Thiên Chúa sẽ ban cho, bằng những tính chất nhân bản đối với đồng loại và bằng sự hoán cải trở về cùng Thiên Chúa ngay trong cuộc sống hiện tại.
Nói tóm lại, các bài Tin Mừng trong hai ngày Chúa Nhật cuối niên lịch Phụng vụ của Giáo Hội muốn cống hiến cho chúng ta những suy tư hợp lý cần thiết, chứ không phải cố ý làm cho chúng ta sợ hãi. Vâng, Phúc Âm luôn luôn nhắc đi nhắc lại lời Đức Giêsu hằng nhắn nhủ chúng ta: «Các con đừng lo lắng sợ hãi!» vì «đến cả tóc trên đầu của các con cũng đã được đếm cả rồi!»
Quả vậy, bài Tin Mừng luôn chỉ muốn mang đến cho chúng ta sự an tâm tin tưởng. Nhưng đồng thời cũng muốn cho chúng cần phải quan tâm lưu ý là đừng bao giờ khinh suất bỏ qua các dấu chỉ cần thiết.
Anh em hãy tin tưởng vào Đức Kitô và đừng để mình bị mắc lừa bởi các tiên tri giả hay bởi những lợi ích chóng qua đời này. Hãy chờ đợi Đức Kitô và đừng quá gắn bó ôm đồm với thế gian. Hãy trung thành bền đỗ và anh em sẽ chiếm đạt được sự sống chân thật, anh em sẽ chiếm đạt được sự cứu rỗi cho linh hồn mình!
Lm Nguyễn Hữu Thy