delta
11-19-2007, 10:53 AM
Hòa Thượng Thích Hành Trụ
http://i214.photobucket.com/albums/cc72/delta38_1/21hthanhtru.jpg
(1904 - 1984)
Ðại đức Thích Ðồng Bổn cung soạn
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh (1) đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật. Ngày xuất gia năm 12 tuổi ở chùa làng. Ðến năm 19 tuổi, được Hòa thượng Giải Tường chùa Phước Sơn thế độ làm đệ tử và học tại đây. Năm 22 tuổi Ngài thọ Cụ Túc giới và giữ chức thư ký trong chùa.
Với phong cách đĩnh đạc và say mê học hỏi, Ngài đã trau giồi kinh luật nội điển cùng Quốc Văn ở hầu hết các trường hạ, khóa học được tổ chức bấy giờ ở khắp các đạo tràng chùa Thiên Phước (Thủ Đức) năm 1934; đạo tràng Tổ đình Bát Nhã (Phú Yên) năm 1935... Gặp lúc phong trào chấn hưng Phật giáo đang phát triển, Ngài vào Nam tham học ở Thích Học Đường Lưỡng Xuyên do các Hòa Thượng Khánh Hòa, Khánh Anh, Huệ Quang lãnh đạo.
Năm 1936, Ngài được tiến ở làm Giáo Thọ sau khóa trường Hương do Hội Lưỡng Xuyên Phật Học tổ chức tại chùa Long Phước ở Vĩnh Long. Sau đó, Ngài được cử ra Huế học tại Phật học đường chùa Tường Vân, rồi đến chùa Tây Thiên với học tăng cả ba miền tham dự, do Quốc Sư Phước Huệ làm Pháp Chủ giảng dạy.
Năm 1940, vì bệnh trầm trọng, Ngài phải trở vào Nam điều trị, và ở lại giảng dạy tại Ni trường chùa Kim Sơn ở Phú Nhận.
Năm 1942, Ngài được Tổ Khánh Hòa bổ về Sóc Trăng làm Giáo Thọ giảng dạy ở chùa Hiệp Châu, chi hội Kế Sách của Hội Lưỡng Xuyên Phật Học và chùa Viên Giác tại Vĩnh Long.
Năm 1945, Ngài được Hòa thượng Vạn An đưa về làm Giáo Thọ giảng dạy tại chùa Hội Phước, Nha Mân tỉnh Sa Đéc. Trong thời gian ấy, Ngài làm Đệ nhất Yết Ma trong Đại Giới Ðàn chùa An Phước, Châu Đốc. Sau đó, Ngài về chùa Long An ở Sa Đéc, tại đây đã kết nghĩa pháp đạo huynh đệ cùng ba vị Khánh Phước, Thới An, Thiện Tường và mở Phật Học Ðường. Chư Tăng khắp lục tỉnh hội tụ về tu học rất đông. Xuất thân từ đây có các Hòa Thượng Từ Nhơn, Hòa thượng Huệ Hưng....
Năm 1946, Ngài với ba vị sư đệ kết nghĩa lên Sài Gòn hợp nhau lập chùa Tăng Già, hiện nay là chùa Kim Liên, để tiếp độ chúng Tăng tựu về học. Đây là Phật Học Ðường đầu tiên ở đất Sài Gòn trong phong trào chấn hưng Phật giáo, mở đường cho các Phật học viện sau này phát triển.
Năm 1947, Ngài lại cùng ba vị sư đệ dựng nên ngôi già lam thứ hai là chùa Giác Nguyên để chuyển chư Tăng về đây tu học, chùa Tăng Già biến thành trường Phật học dành cho Ni chúng. Hai đạo tràng này ngày thêm vang tiếng và Tăng Ni khắp nơi về học rất đông, góp sức phần lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại đất Sài Gòn bấy giờ. Ngài đảm nhiệm Giám Ðốc Phật học đường Giác Nguyên và Hóa Chủ Phật học Ni trường Tăng Già.
Năm 1948, Ngài mở Đại Giới Ðàn tại Phật học đường Giác Nguyên để truyền trao giới pháp cho Tăng Ni thọ trì tu học. Sau Ngài được đề cử làm Trưởng Ban Nghi Lễ của Giáo Hội Tăng Già Nam Việt vào năm 1951, làm chứng minh Đạo Sư Hội Phật Học Nam Việt tại chùa Xá Lợi Sài Gòn cho đến cuối đời (1956 - 1984), và làm Trưởng Đoàn Phật Giáo Việt Nam tham dự Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới kỳ 4 tại Nam Vang năm 1957.
Năm 1963, Ngài khai mở Phật học đường Chánh Giác tại chùa Chánh Giác ở Gia Định do Ngài làm giám đốc kiêm trụ trì. Sau đó Ngài về trụ trì thêm chùa Đông Hưng ở Thủ Thiêm và chọn nơi này làm chốn tĩnh tu nhập thất vào những mùa An Cư Kiết Hạ. Năm 1967 - 1969, Ngài làm Giới Sư các Đại Giới Ðàn Hải Đức ở Phật học viện Hải Đức (Nha Trang) và Quảng Đức ở Phật học viện Huệ Nghiêm (Sài Gòn).
Năm 1975, 1977 - 1980, liên tiếp Ngài làm Đàn Ðầu Hòa Thượng các Đại Giới Ðàn tại chùa Ấn Quang do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mở ra để truyền trao giới pháp cho giới tử toàn quốc.
Từ năm 1977 - 1981, Ngài kiêm chức Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Năm 1981, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập, Ngài được cung thỉnh vào làm thành viên Hội Đồng Chứng Minh Trung Ương.
Nhận thấy thời gian đồng hành với lão bệnh, phát sinh nơi thân tứ đại, từ năm 1976 trở đi, Ngài phát nguyện nhập thất an tịnh cho đến khi về cõi Phật. Vào ngày 29 tháng 10 năm Giáp Tý (1984), huyễn thân Ngài nhẹ nhàng chuyển hóa. Ngài trụ thế 80 năm, được 59 hạ lạp, để lại trong tâm tưởng đàn hậu tấn niềm tri ân vô hạn bởi một sự nghiệp vô cùng lớn lao. Ngài có công đức lớn trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo nhiều thế hệ tăng tài, và truyền thừa chính pháp qua việc phiên dịch, ấn hành nhiều kinh luật phổ biến với các tác phẩm để lại :
- Sa Di Luật Giải.
- Qui Sơn Cảnh Sách.
- Tứ Phần Giới Bổn Như Thích.
- Phạm Võng Bồ Tát Giới.
- Kinh A Di Đà Sớ Sao.
- Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên.
- Kinh Hiền Nhân.
- Kinh Trừ Khủng Tai Hoạn.
- Tỳ Kheo Giới Kinh.
- Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn.
- Long Thơ Tịnh Độ.
- Sơ Đẳng Phật Học Giáo Khoa Thư.
- Nghi Thức Lễ Sám.
- Kinh Thi Ca La Việt.
- Sự Tích Phật Giáng Thế.
Hòa Thượng là vị Sư Biểu của hàng Cao Tăng đạo cao đức trọng, uy kính trong Tăng Già. Công hạnh của Ngài mãi còn được sự ngưỡng vọng trong lòng Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.
Chú thích của Ban Biên Tập
Dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh là một trong ba dòng Thiền lớn tại miền Trung Việt Nam. Nguyên ủy, dòng Thiền Lâm Tế Trung Hoa đến đời pháp thứ 21, thiền sư Vạn Phong Thời Ủy ở chùa Thiên Ðồng đã lập ra bài kệ truyền thừa pháp phái như sau:
Tổ đạo giới định tông,
Phương quảng chứng viên thông
Hạnh siêu minh thật tế
Liễu đạt ngộ chân không
Như nhật quang thường chiếu
Phổ châu lợi ích đồng
Tín hương sanh phước huệ
Tương kế chấn từ phong.
Tổ Minh Hải Pháp Bảo (thuộc thế hệ thứ 34 trong bài kệ truyền pháp trên) người tỉnh Phước Kiến Trung Hoa, sang Quảng Nam thời chúa Nguyễn, khai sơn chùa Chúc Thánh và lập ra dòng kệ truyền thừa pháp phái như sau:
Minh thật pháp toàn chương
Ấn chơn như thị đồng
Chúc thánh thọ thiên cữu
Kỳ quốc tộ địa trường
Ðắc chánh luật vi tuyên,
Tổ đạo giải hành thông
Giác hoa Bồ Ðề thọ
Sung mãn nhân thiên trung.
Dòng Thiền truyền thừa của ngài gọi là Lâm Tế Chúc Thánh. Trong dòng Lâm Tế Chúc Thánh, các Tổ dùng bốn câu đầu để đặt pháp danh cho đệ tử và dùng bốn câu kệ sau để đặt pháp tự cho các vị tăng ni. Theo đó, Hòa Thượng Hành Trụ húy (pháp danh) là Thị Thủy nên pháp tự phải bắt đầu bằng chữ tương ứng là chữ Hành. Các vị Tăng đệ tử của Hòa Thượng Hành Trụ tại chùa Ðông Hưng đều có pháp tự bắt đầu bằng chữ Thông (vì pháp danh bắt đầu bằng chữ Ðồng). Thượng Tọa Thông Bửu, Phước Nhơn và Thông Ðức cũng thuộc dòng Thiền này (đời chữ Ðồng).
Từ trước tới nay, bài kệ trên vẫn được dùng để đặt pháp danh trong dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh, nhưng năm 1979, HT Ðỗng Quán tìm được bài kệ truyền dòng khác được ghi trong gia phả của nhà họ Tạ (họ của tổ Nguyên Thiều).
Minh thật pháp toàn chương
Ấn chân như thị đồng
Vạn hữu duy nhất thể
Quán liễu tâm cảnh không
Giới hương thành thánh quả
Giác hải dũng liên hoa
Tín tấn sanh phước huệ
Hạnh trí giải viên thông
Ảnh nguyệt thanh trung thủy
Vân phi nhật khứ lai
Ðạt ngộ vi diệu pháp
Hoằng khai tổ đạo trường.
http://i214.photobucket.com/albums/cc72/delta38_1/21hthanhtru.jpg
(1904 - 1984)
Ðại đức Thích Ðồng Bổn cung soạn
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh (1) đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật. Ngày xuất gia năm 12 tuổi ở chùa làng. Ðến năm 19 tuổi, được Hòa thượng Giải Tường chùa Phước Sơn thế độ làm đệ tử và học tại đây. Năm 22 tuổi Ngài thọ Cụ Túc giới và giữ chức thư ký trong chùa.
Với phong cách đĩnh đạc và say mê học hỏi, Ngài đã trau giồi kinh luật nội điển cùng Quốc Văn ở hầu hết các trường hạ, khóa học được tổ chức bấy giờ ở khắp các đạo tràng chùa Thiên Phước (Thủ Đức) năm 1934; đạo tràng Tổ đình Bát Nhã (Phú Yên) năm 1935... Gặp lúc phong trào chấn hưng Phật giáo đang phát triển, Ngài vào Nam tham học ở Thích Học Đường Lưỡng Xuyên do các Hòa Thượng Khánh Hòa, Khánh Anh, Huệ Quang lãnh đạo.
Năm 1936, Ngài được tiến ở làm Giáo Thọ sau khóa trường Hương do Hội Lưỡng Xuyên Phật Học tổ chức tại chùa Long Phước ở Vĩnh Long. Sau đó, Ngài được cử ra Huế học tại Phật học đường chùa Tường Vân, rồi đến chùa Tây Thiên với học tăng cả ba miền tham dự, do Quốc Sư Phước Huệ làm Pháp Chủ giảng dạy.
Năm 1940, vì bệnh trầm trọng, Ngài phải trở vào Nam điều trị, và ở lại giảng dạy tại Ni trường chùa Kim Sơn ở Phú Nhận.
Năm 1942, Ngài được Tổ Khánh Hòa bổ về Sóc Trăng làm Giáo Thọ giảng dạy ở chùa Hiệp Châu, chi hội Kế Sách của Hội Lưỡng Xuyên Phật Học và chùa Viên Giác tại Vĩnh Long.
Năm 1945, Ngài được Hòa thượng Vạn An đưa về làm Giáo Thọ giảng dạy tại chùa Hội Phước, Nha Mân tỉnh Sa Đéc. Trong thời gian ấy, Ngài làm Đệ nhất Yết Ma trong Đại Giới Ðàn chùa An Phước, Châu Đốc. Sau đó, Ngài về chùa Long An ở Sa Đéc, tại đây đã kết nghĩa pháp đạo huynh đệ cùng ba vị Khánh Phước, Thới An, Thiện Tường và mở Phật Học Ðường. Chư Tăng khắp lục tỉnh hội tụ về tu học rất đông. Xuất thân từ đây có các Hòa Thượng Từ Nhơn, Hòa thượng Huệ Hưng....
Năm 1946, Ngài với ba vị sư đệ kết nghĩa lên Sài Gòn hợp nhau lập chùa Tăng Già, hiện nay là chùa Kim Liên, để tiếp độ chúng Tăng tựu về học. Đây là Phật Học Ðường đầu tiên ở đất Sài Gòn trong phong trào chấn hưng Phật giáo, mở đường cho các Phật học viện sau này phát triển.
Năm 1947, Ngài lại cùng ba vị sư đệ dựng nên ngôi già lam thứ hai là chùa Giác Nguyên để chuyển chư Tăng về đây tu học, chùa Tăng Già biến thành trường Phật học dành cho Ni chúng. Hai đạo tràng này ngày thêm vang tiếng và Tăng Ni khắp nơi về học rất đông, góp sức phần lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại đất Sài Gòn bấy giờ. Ngài đảm nhiệm Giám Ðốc Phật học đường Giác Nguyên và Hóa Chủ Phật học Ni trường Tăng Già.
Năm 1948, Ngài mở Đại Giới Ðàn tại Phật học đường Giác Nguyên để truyền trao giới pháp cho Tăng Ni thọ trì tu học. Sau Ngài được đề cử làm Trưởng Ban Nghi Lễ của Giáo Hội Tăng Già Nam Việt vào năm 1951, làm chứng minh Đạo Sư Hội Phật Học Nam Việt tại chùa Xá Lợi Sài Gòn cho đến cuối đời (1956 - 1984), và làm Trưởng Đoàn Phật Giáo Việt Nam tham dự Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới kỳ 4 tại Nam Vang năm 1957.
Năm 1963, Ngài khai mở Phật học đường Chánh Giác tại chùa Chánh Giác ở Gia Định do Ngài làm giám đốc kiêm trụ trì. Sau đó Ngài về trụ trì thêm chùa Đông Hưng ở Thủ Thiêm và chọn nơi này làm chốn tĩnh tu nhập thất vào những mùa An Cư Kiết Hạ. Năm 1967 - 1969, Ngài làm Giới Sư các Đại Giới Ðàn Hải Đức ở Phật học viện Hải Đức (Nha Trang) và Quảng Đức ở Phật học viện Huệ Nghiêm (Sài Gòn).
Năm 1975, 1977 - 1980, liên tiếp Ngài làm Đàn Ðầu Hòa Thượng các Đại Giới Ðàn tại chùa Ấn Quang do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mở ra để truyền trao giới pháp cho giới tử toàn quốc.
Từ năm 1977 - 1981, Ngài kiêm chức Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Năm 1981, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập, Ngài được cung thỉnh vào làm thành viên Hội Đồng Chứng Minh Trung Ương.
Nhận thấy thời gian đồng hành với lão bệnh, phát sinh nơi thân tứ đại, từ năm 1976 trở đi, Ngài phát nguyện nhập thất an tịnh cho đến khi về cõi Phật. Vào ngày 29 tháng 10 năm Giáp Tý (1984), huyễn thân Ngài nhẹ nhàng chuyển hóa. Ngài trụ thế 80 năm, được 59 hạ lạp, để lại trong tâm tưởng đàn hậu tấn niềm tri ân vô hạn bởi một sự nghiệp vô cùng lớn lao. Ngài có công đức lớn trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo nhiều thế hệ tăng tài, và truyền thừa chính pháp qua việc phiên dịch, ấn hành nhiều kinh luật phổ biến với các tác phẩm để lại :
- Sa Di Luật Giải.
- Qui Sơn Cảnh Sách.
- Tứ Phần Giới Bổn Như Thích.
- Phạm Võng Bồ Tát Giới.
- Kinh A Di Đà Sớ Sao.
- Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên.
- Kinh Hiền Nhân.
- Kinh Trừ Khủng Tai Hoạn.
- Tỳ Kheo Giới Kinh.
- Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn.
- Long Thơ Tịnh Độ.
- Sơ Đẳng Phật Học Giáo Khoa Thư.
- Nghi Thức Lễ Sám.
- Kinh Thi Ca La Việt.
- Sự Tích Phật Giáng Thế.
Hòa Thượng là vị Sư Biểu của hàng Cao Tăng đạo cao đức trọng, uy kính trong Tăng Già. Công hạnh của Ngài mãi còn được sự ngưỡng vọng trong lòng Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.
Chú thích của Ban Biên Tập
Dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh là một trong ba dòng Thiền lớn tại miền Trung Việt Nam. Nguyên ủy, dòng Thiền Lâm Tế Trung Hoa đến đời pháp thứ 21, thiền sư Vạn Phong Thời Ủy ở chùa Thiên Ðồng đã lập ra bài kệ truyền thừa pháp phái như sau:
Tổ đạo giới định tông,
Phương quảng chứng viên thông
Hạnh siêu minh thật tế
Liễu đạt ngộ chân không
Như nhật quang thường chiếu
Phổ châu lợi ích đồng
Tín hương sanh phước huệ
Tương kế chấn từ phong.
Tổ Minh Hải Pháp Bảo (thuộc thế hệ thứ 34 trong bài kệ truyền pháp trên) người tỉnh Phước Kiến Trung Hoa, sang Quảng Nam thời chúa Nguyễn, khai sơn chùa Chúc Thánh và lập ra dòng kệ truyền thừa pháp phái như sau:
Minh thật pháp toàn chương
Ấn chơn như thị đồng
Chúc thánh thọ thiên cữu
Kỳ quốc tộ địa trường
Ðắc chánh luật vi tuyên,
Tổ đạo giải hành thông
Giác hoa Bồ Ðề thọ
Sung mãn nhân thiên trung.
Dòng Thiền truyền thừa của ngài gọi là Lâm Tế Chúc Thánh. Trong dòng Lâm Tế Chúc Thánh, các Tổ dùng bốn câu đầu để đặt pháp danh cho đệ tử và dùng bốn câu kệ sau để đặt pháp tự cho các vị tăng ni. Theo đó, Hòa Thượng Hành Trụ húy (pháp danh) là Thị Thủy nên pháp tự phải bắt đầu bằng chữ tương ứng là chữ Hành. Các vị Tăng đệ tử của Hòa Thượng Hành Trụ tại chùa Ðông Hưng đều có pháp tự bắt đầu bằng chữ Thông (vì pháp danh bắt đầu bằng chữ Ðồng). Thượng Tọa Thông Bửu, Phước Nhơn và Thông Ðức cũng thuộc dòng Thiền này (đời chữ Ðồng).
Từ trước tới nay, bài kệ trên vẫn được dùng để đặt pháp danh trong dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh, nhưng năm 1979, HT Ðỗng Quán tìm được bài kệ truyền dòng khác được ghi trong gia phả của nhà họ Tạ (họ của tổ Nguyên Thiều).
Minh thật pháp toàn chương
Ấn chân như thị đồng
Vạn hữu duy nhất thể
Quán liễu tâm cảnh không
Giới hương thành thánh quả
Giác hải dũng liên hoa
Tín tấn sanh phước huệ
Hạnh trí giải viên thông
Ảnh nguyệt thanh trung thủy
Vân phi nhật khứ lai
Ðạt ngộ vi diệu pháp
Hoằng khai tổ đạo trường.