PDA

View Full Version : Sự sống - Sự chết



Dan Lee
11-22-2007, 07:59 PM
Sinh viên Phát Diệm suy niệm :SỰ SỐNG - SỰ CHẾT

Trong trình thuật sáng tạo, sách Sáng thế ký đã miêu tả việc Thiên Chúa dựng nên vườn Địa Đàng và đặt một cây sự sống ở giữa vườn (St 2,9). Điều này cho thấy sự sống là ý nghĩa trung tâm và là quan trọng nhất trên mặt đất này. Thế nhưng từ khi con rắn là tượng trưng cho thế lực cám dỗ tiến lại gần cây sự sống, thì lập tức có sự chết xuất hiện trên trái đất.(St 3, 1-19) Ngược lại khi Đức Giêsu Kitô, Đấng tự xưng là sự sống (Jo 11,25) bị treo lên cây Thập giá, cây được coi là cây sự chết, thì sự sống lại xuất hiện. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, ta đều thấy có sự can thiệp của con người. Nếu Eva không nghe lời con rắn thì thế lực cám dỗ đã chẳng làm được gì. Ngược lại, nếu Đức Giêsu Kitô, là Thiên Chúa, nhưng cũng là một con người thật, không chấp nhận hy tế trên Thánh giá, thì Thập giá vẫn mãi chỉ là cây thập ác, một nỗi hổ nhục, một án tử hình đối với tội nhân mà thôi.

Như vậy, chứng tỏ con người là tác nhân đã dùng sự tự do của mình để can thiệp vào cán cân công lý. Họ có thể nghiêng về cám dỗ để quyền lực sự dữ thắng thế, hoặc ngược lại, họ chỉ phụng thờ một “Thiên Chúa duy nhất, chân thật” (Ga 17,3) Sự tự do ấy là sở hữu quý báu mà Chúa còn gìn giữ riêng cho con người, khi mà lẽ ra họ đã bị tước mất cùng với những ơn ngoại nhiên mà nguyên tổ đã đánh mất vì tội bất phục tùng. Rắn phải lãnh án bò đi bằng bụng, một biểu hiện mất tự do cách hổ nhục, còn dòng giống người nữ sẽ đạp đầu con rắn (x. St 3, 14-15) Với tư thế đứng thẳng ấy, con người còn được trao quyền tự do để bước đi nghiêng về đường phải hay đường trái. Sự tự do trở nên quan trọng khi con người phải lựa chọn giữa sự sống và sự chết.

Hiển nhiên là lựa chọn sự sống, nhưng cái khó là trong sự sống có tiềm ẩn sự chết và trong sự chết có ẩn tàng sự sống. Sự chết tiềm ẩn trong sự sống của thân xác này, khi nó mang trong mình mầm mống của các thứ bệnh, nhất là ung thư, được coi như nanh vuốt của sự chết. Còn sự sống tàng ẩn như phôi mầm của hạt lúa, khi hạt rơi xuống đất chết đi lại nẩy sinh sự sống mới. (Ga 12, 24)

Sự chết tiềm ẩn trong sự sống là quy luật tự nhiên, còn sự sống ẩn tàng trong sự chết là ân huệ bởi trời. Bởi lẽ, nếu sự sống lại chỉ là phục hồi sự sống đời này, ta hãy thử tưởng tượng quang cảnh thế giới sẽ thế nào:

Trước hết là những vụ án mạng tiếp tục thanh trừng, toà án tối cao phải xét lại nhiều vụ án nghiêm trọng. Toà án hôn nhân lúng túng điều chỉnh nhiều trường hợp giống như vấn nạn một vợ bẩy chồng mà bè phái Saduceo đã đặt ra cho Chúa Giêsu xem người nào sẽ là chồng chính thức của người vợ kia sau khi họ đều sống lại (Lc 20, 27-33). Nhiều quốc gia yêu cầu điều chỉnh lại biên giới trên bản đồ thế giới và các cuộc chiến tranh tiếp tục bùng nổ. Gia đình cũng như nổ tung vì nhiều bố mẹ chết khi còn trẻ, nay trở thành ông bà tổ của nhiều thế hệ lão làng. Những hài nhi chết yểu lại trở thành trưởng tộc những dòng họ lớn. Đã vậy, việc tìm nhận họ hàng cũng không đơn giản, đài truyền hình dành 24h/24 để nhắn tin tìm người thân mà cũng không kịp nhắn hết tin. Số người đi học lái xe đạp, xe máy nhiều hơn học sinh phổ thông. Không ai biết rõ tuổi nhau, vì trẻ em răng sữa tính theo năm sinh đến nay có thể cũng đã nghìn tuổi rồi !

Đúng là đảo lộn trật tự thế giới phải không các bạn? thế hệ đã qua không còn là thế hệ hôm nay. Chỉ có mình “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay và như vậy mãi đến muôn đời”(Dt 13,8). Chỉ mình Đức Giêsu Kitô mang trái tim bị đâm thủng nhưng vẫn sống và giơ tay - còn bị đâm thủng do lỗ đinh - ban phép lành cho các Tông đồ.

Đúng là hai sự sống khác nhau nhưng cùng trong một thân xác. Sự sống đời này và sự sống đời sau cách nhau một ranh giới sự chết.

Với những mường tượng trên, sinh viên Công giáo chúng ta có sự tự do để lựa chọn sự sống đích thực. Chẳng ai dại khờ muốn “Bò đi bằng bụng và ăn bụi đất mọi ngày” (St 3, 14), nhưng người ta có lý khi nói rằng: “Con đường dài nhất là con đường đi từ khối óc tới đôi bàn tay” nghĩa là từ nhận thức tới thực hành. Chính vì thế, nhận xét của thánh Phaolô về thời đại của Ngài sống cũng vẫn còn là thời sự nóng hổi cho thời đại chúng ta: “Vì, nhö toâi ñaõ noùi vôùi anh em nhieàu laàn, vaø baây giôø toâi phaûi khoùc maø noùi laïi, coù nhieàu ngöôøi soáng ñoái nghòch vôùi Thaäp giaù Ñöùc Ki-toâ : chung cuïc laø hoï seõ phaûi hö vong. Chuùa hoï thôø laø caùi buïng, vaø caùi hoï laáy laøm vinh quang laïi laø caùi ñaùng hoå theïn. Hoï laø nhöõng ngöôøi chæ nghó ñeán nhöõng söï theá gian. Coøn chuùng ta, queâ höông chuùng ta ôû treân trôøi, vaø chuùng ta noùng loøng mong ñôïi Ñöùc Gieâ-su Ki-toâ töø trôøi ñeán cöùu chuùng ta. (Pl 3,18-20) Bạn và tôi nghĩ sao? …

Hồng Cẩm