Dan Lee
11-23-2007, 09:55 AM
Vị Vua sống gần gũi cùng đồng hành với chúng ta
Trong đời sống, những lời phê bình chỉ trích thường mang đến hiệu qủa tiêu cực gây khó chịu. Nó khó được nghe, khó được chấp nhận.
Lẽ tất nhiên những ý kiến phê bình chân thành hợp theo lý trí lẽ phải, hợp đạo đức tình người cũng cần thiết. Nó xây dựng giúp tìm ra hướng đi tốt.
Nhưng những lời khen ngợi, lời an ủi phấn chấn cũng luôn cần thiết cùng hợp với tâm lý con người. Những lời đó có sức giúp vực dậy gây niềm tự tin cùng phấn khởi vươn lên, nhất là lúc tinh thần xuống dốc, gặp khó khăn khủng hoảng.
Dĩ nhiên không phải lời khen ngợi nào cũng đem lại cho tinh thần điều lợi ích tích cực, nhất là khi nó chỉ là những lời sáo ngữ, nịnh bợ, không đúng lúc cùng nhu cầu.
Con người với nhau
Một em bé còn đang trong thời kỳ sơ sinh mới mở mắt chào đời, tầm nhìn con mắt của em chưa vượt qúa khỏi gang tấc. Em cố gắng qua cái nhìn khám phá thế giới mới chung quanh. Thế giới đầu tiên với em lúc này là cha mẹ em. Em thường hướng tầm nhìn về gương mặt của cha mẹ em. Gương mặt của cha mẹ em lúc này là cả bầu trời chiếu tỏa tình yêu thương nói với em: Con an tâm. Có mẹ, có cha ở bên con!
Nhờ thế, em bé lớn lên trong niềm vui hạnh phúc
Khi em bé lớn dần, chu vi tầm nhìn cùng với cảm gíac đã rộng ra xa hơn. Em nhận ra cùng cảm thấy bị thương tổn, khi bị chế diễu. Những lúc này không gì tốt đẹp gây lòng tin cho em hơn là lời an ủi phấn chấn của một người nào đó trao cho em: Con đừng sợ. Có mẹ, có cha, có ông, có bà ở bên con!
Ở trường học, một học sinh, vì sức khoẻ yếu kém hay vì khả năng bẩm sinh không có thành tích tốt về thể thao, về âm nhạc hát xướng. Em hầu như cảm thấy là người chạy theo, như bị trật đường rầy ra bên lề sinh hoạt cộng đồng bạn bè. Nhưng bất chợt có một bạn học đến nói vào tai em: Đừng ngại. Tôi giúp bạn cùng nhập cuộc!
Những lời này khác nào như một giải đáp thần linh diệu kỳ cho em học sinh đó.
Một người gặp phải bước đường thất bại khó khăn trong cuộc sống, tinh thần, có khi cả sức khoẻ thể xác cũng xuống dốc. Họ sống trong vòng lo âu có khi thành luẩn quẩn. Nhưng khi có ai đó nói với lời tâm tình: Đừng sợ. Sông có khúc, người có lúc. Còn có những người khác sẵn sàng giúp bạn!
Những lời này vào lúc này qủa là phương thuốc thần thánh cho tinh thần cuộc sống người đó biết mấy! Nhờ đó, họ tỉnh thức vươn lên được.
Khi ông bà cha mẹ đến tuổi gìa sức yếu, lúc gặp bệnh họan, hay phải sống trong cô đơn. Họ cảm thấy như thừa thãi, như gánh nặng cho con cháu, cho người khác. Họ sống trong buồn phiền thất vọng. Nhưng khi con cháu hay ai đó nói với họ: Xin đừng lo! Còn có chúng con đây! Chúng con không quên ơn ông bà cha mẹ đâu!
Những lời này mang đến cho họ làn gío tươi mát phấn khởi. Nó giúp họ sống tuổi gìa trong bình an hạnh phúc.
Vua Giêsu với con người
Trong Phúc âm thuật lại Chúa Giêsu là một người sống gần gũi con người. Sự gần gũi của Ngài đem đến sức chữa lành cho con người.
Chúa Giêsu xuống trần gian làm người là Vua cho sự chân thật ( Ga 18,37), đồng thời ngài là hiện thân hình ảnh của một Thiên Chúa vô hình ( Col. 1, 15) không có một sợ hãi và luôn đem đến cho người khác lời an ủi phấn chấn vực dậy trong đời sống.
Những người gặp hoàn cảnh khốn khó thiếu thốn, những người tội lỗi bị xã hội chê khinh không muốn tới gần họ, Ngài là người gần gũi họ, thông cảm với số phận cuộc sống của họ.
Những người bị bệnh phong cùi phải sống biệt lập cách ly, Ngài đến gần cầm tay nói chuyện với họ.
Những người bị câm điếc, mù lòa, Ngài đặt tay xức nước miếng chữa cho lành mạnh trở lại. Ngài không ngần ngại cúi xuống rửa chân cho các môn đệ học trò của mình.
Ladarô đã chết chôn trong mồ sâu, Ngài đến gần gọi anh ta sống trở lại.
Những người bị đẩy ra bên lề xã hội cuộc sống hay những người gặp thất bại trong đời sống, Ngài tin tưởng họ cùng hứa ban ơn cứu độ trên nước Thiên Chúa như cho người trộm tội phạm cùng bị kết án đóng đinh.
Sự gần gũi của Ngài xem ra là sứ vụ, là chương trình đời sống của Ngài: Thầy không để anh em một mình với số phận đời sống. Thầy cùng chia sẻ, không rẽ lối đi riêng ra ngả khác một mình, nhưng Thầy luôn gần gũi cùng đi với. Thầy có mặt giữa anh em mọi ngày cho đến ngày sau cùng ( Mt 28,20)
Một Thiên Chúa là vua, nhưng lại sống gần guĩ mang đến sức mạnh chữa lành niềm an ủi cho con người.
Con người cũng có thể mang đến cho nhau sức chữa lành niềm an ủi qua sự gần gũi quan tâm đến nhu cầu trong đời sống của nhau.
Sự gần gũi chân thành quan tâm đến nhau là chúc lành từ trời cao mang đến bình an hạnh phúc cho tâm hồn cuộc sống.
LM. Nguyễn Ngọc Long
Trong đời sống, những lời phê bình chỉ trích thường mang đến hiệu qủa tiêu cực gây khó chịu. Nó khó được nghe, khó được chấp nhận.
Lẽ tất nhiên những ý kiến phê bình chân thành hợp theo lý trí lẽ phải, hợp đạo đức tình người cũng cần thiết. Nó xây dựng giúp tìm ra hướng đi tốt.
Nhưng những lời khen ngợi, lời an ủi phấn chấn cũng luôn cần thiết cùng hợp với tâm lý con người. Những lời đó có sức giúp vực dậy gây niềm tự tin cùng phấn khởi vươn lên, nhất là lúc tinh thần xuống dốc, gặp khó khăn khủng hoảng.
Dĩ nhiên không phải lời khen ngợi nào cũng đem lại cho tinh thần điều lợi ích tích cực, nhất là khi nó chỉ là những lời sáo ngữ, nịnh bợ, không đúng lúc cùng nhu cầu.
Con người với nhau
Một em bé còn đang trong thời kỳ sơ sinh mới mở mắt chào đời, tầm nhìn con mắt của em chưa vượt qúa khỏi gang tấc. Em cố gắng qua cái nhìn khám phá thế giới mới chung quanh. Thế giới đầu tiên với em lúc này là cha mẹ em. Em thường hướng tầm nhìn về gương mặt của cha mẹ em. Gương mặt của cha mẹ em lúc này là cả bầu trời chiếu tỏa tình yêu thương nói với em: Con an tâm. Có mẹ, có cha ở bên con!
Nhờ thế, em bé lớn lên trong niềm vui hạnh phúc
Khi em bé lớn dần, chu vi tầm nhìn cùng với cảm gíac đã rộng ra xa hơn. Em nhận ra cùng cảm thấy bị thương tổn, khi bị chế diễu. Những lúc này không gì tốt đẹp gây lòng tin cho em hơn là lời an ủi phấn chấn của một người nào đó trao cho em: Con đừng sợ. Có mẹ, có cha, có ông, có bà ở bên con!
Ở trường học, một học sinh, vì sức khoẻ yếu kém hay vì khả năng bẩm sinh không có thành tích tốt về thể thao, về âm nhạc hát xướng. Em hầu như cảm thấy là người chạy theo, như bị trật đường rầy ra bên lề sinh hoạt cộng đồng bạn bè. Nhưng bất chợt có một bạn học đến nói vào tai em: Đừng ngại. Tôi giúp bạn cùng nhập cuộc!
Những lời này khác nào như một giải đáp thần linh diệu kỳ cho em học sinh đó.
Một người gặp phải bước đường thất bại khó khăn trong cuộc sống, tinh thần, có khi cả sức khoẻ thể xác cũng xuống dốc. Họ sống trong vòng lo âu có khi thành luẩn quẩn. Nhưng khi có ai đó nói với lời tâm tình: Đừng sợ. Sông có khúc, người có lúc. Còn có những người khác sẵn sàng giúp bạn!
Những lời này vào lúc này qủa là phương thuốc thần thánh cho tinh thần cuộc sống người đó biết mấy! Nhờ đó, họ tỉnh thức vươn lên được.
Khi ông bà cha mẹ đến tuổi gìa sức yếu, lúc gặp bệnh họan, hay phải sống trong cô đơn. Họ cảm thấy như thừa thãi, như gánh nặng cho con cháu, cho người khác. Họ sống trong buồn phiền thất vọng. Nhưng khi con cháu hay ai đó nói với họ: Xin đừng lo! Còn có chúng con đây! Chúng con không quên ơn ông bà cha mẹ đâu!
Những lời này mang đến cho họ làn gío tươi mát phấn khởi. Nó giúp họ sống tuổi gìa trong bình an hạnh phúc.
Vua Giêsu với con người
Trong Phúc âm thuật lại Chúa Giêsu là một người sống gần gũi con người. Sự gần gũi của Ngài đem đến sức chữa lành cho con người.
Chúa Giêsu xuống trần gian làm người là Vua cho sự chân thật ( Ga 18,37), đồng thời ngài là hiện thân hình ảnh của một Thiên Chúa vô hình ( Col. 1, 15) không có một sợ hãi và luôn đem đến cho người khác lời an ủi phấn chấn vực dậy trong đời sống.
Những người gặp hoàn cảnh khốn khó thiếu thốn, những người tội lỗi bị xã hội chê khinh không muốn tới gần họ, Ngài là người gần gũi họ, thông cảm với số phận cuộc sống của họ.
Những người bị bệnh phong cùi phải sống biệt lập cách ly, Ngài đến gần cầm tay nói chuyện với họ.
Những người bị câm điếc, mù lòa, Ngài đặt tay xức nước miếng chữa cho lành mạnh trở lại. Ngài không ngần ngại cúi xuống rửa chân cho các môn đệ học trò của mình.
Ladarô đã chết chôn trong mồ sâu, Ngài đến gần gọi anh ta sống trở lại.
Những người bị đẩy ra bên lề xã hội cuộc sống hay những người gặp thất bại trong đời sống, Ngài tin tưởng họ cùng hứa ban ơn cứu độ trên nước Thiên Chúa như cho người trộm tội phạm cùng bị kết án đóng đinh.
Sự gần gũi của Ngài xem ra là sứ vụ, là chương trình đời sống của Ngài: Thầy không để anh em một mình với số phận đời sống. Thầy cùng chia sẻ, không rẽ lối đi riêng ra ngả khác một mình, nhưng Thầy luôn gần gũi cùng đi với. Thầy có mặt giữa anh em mọi ngày cho đến ngày sau cùng ( Mt 28,20)
Một Thiên Chúa là vua, nhưng lại sống gần guĩ mang đến sức mạnh chữa lành niềm an ủi cho con người.
Con người cũng có thể mang đến cho nhau sức chữa lành niềm an ủi qua sự gần gũi quan tâm đến nhu cầu trong đời sống của nhau.
Sự gần gũi chân thành quan tâm đến nhau là chúc lành từ trời cao mang đến bình an hạnh phúc cho tâm hồn cuộc sống.
LM. Nguyễn Ngọc Long