Dan Lee
11-26-2007, 07:24 AM
Chúa Nhật 34 C (Lc. 23:35-43)
CHÚA GIÊSU KITÔ VUA
Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu Kitô Vua. Giáo hội Công Giáo cũng như mọi giáo phái Thiên Chúa Giáo tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là vua. Bất cứ ai tin theo những lời giảng dạy của Chúa Giêsu, tin theo Phúc Âm, đều xưng tụng Chúa Giêsu là vua của lòng mình bởi những lời giảng dạy của Ngài chỉ cho chúng ta con đường tâm linh nên theo để nhận biết Thiên Chúa, cội nguồn cũng như sự hiện diện của Ngài nơi tạo vật. Ngài nói lên Sự Thật giúp chúng ta nhận chân thực thể con người cũng như cuộc đời của mình đối với Thiên Chúa thế nào. Những lời giảng dạy của Ngài dẫn dắt chúng ta trên hành trình tâm linh, minh chứng sự sống vĩnh cửu của linh hồn và đó là sự hợp nhất tuyệt đối của con người với Thiên Chúa. Nói cách khác, qua lời giảng dạy của Ngài, qua Phúc Âm, Chúa Giêsu chỉ rõ cho chúng ta biết cuộc đời con người là phương tiện hay cơ hội học những bài học cần phải học để trở về với bản thể tuyệt đối hợp nhất nơi Thiên Chúa.
Ngài chỉ cho chúng ta con đường hẹp. Muốn nhận thức về Thiên Chúa, con người cần hồi tâm suy tưởng những sự việc diễn tiến nơi cuộc đời của mình, mở rộng lòng nhận chân và chấp nhận mình thế nào không bào chữa, không tránh né, và từ đó nhận biết sự huyền nhiệm cả thể đã và đang dẫn dắt cuộc đời của mình. Do lòng chân thành đối diện với chính mình, con người sẽ nhận biết chính những sai lầm, những trường hợp áp dụng không đúng đắn sự thánh thiện của Thiên Chúa nơi cuộc đời, đã là phương tiện hay cơ hội dẫn dắt con người tới lòng thống hối chân chính hầu sống “Qua Ngài, với Ngài, và trong Ngài” thể hiện cũng như ca tụng, tôn vinh Thiên Chúa đang hằng hiện diện, và hoạt động nơi cuộc đời của mình.
Nơi bài Phúc Âm, qua khổ hình thế tục, người gian phi đã hồi tâm nhận ra sự thể cuộc đời, “Mày không kính sợ Thiên Chúa sao, ngay lúc mày cũng mắc đồng một án? Phần ta, thực là phải lẽ, ta chuốc lấy đáng tội đã làm; nhưng ông này, ông không hề làm điều gì trái! Và hắn nói: “Lạy Đức Giêsu, xin nhớ đến tôi khi Ngài đến trong Nước của Ngài!” (Lc. 23:40-42). Chúa Giêsu không đòi buộc bất cứ điều kiện gì, không răn đe chuyện chi đối với người gian phi biết hồi tâm nhận chân và chấp nhận sự thể xảy đến nơi cuộc đời. Ngài đơn thuần trả lời, “Quả thật, Ta bảo ngươi: hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng làm một với Ta!” (Lc. 23:43).
Cuộc đời của mỗi người biến chuyển, thay đổi tùy thuộc nhiều điều kiện nơi cuộc sống như thể lý, hoàn cảnh v. v…, và chúng ta luôn luôn phải phấn đấu. Nhiều khi hoàn cảnh xảy đến khiến một người cảm thấy bị dồn vô góc tường, không biết cách nào xoay xở. Tuy nhiên, nếu hồi tâm chân thành suy tưởng và mở rộng lòng chấp nhận những sự thể cũng như phản ứng của mình nơi những trường hợp đã qua, con người sẽ cảm nghiệm được sự huyền nhiệm đã đang xảy đến với mình.
Có câu cách ngôn, “Kẻ thù độc hại nhất của tôi là chính tôi.” Thường thì không mấy ai dám hồi tâm đối diện với chính lòng mình bởi không dám chấp nhận mình đã lầm lỗi như thế nào. Ngược lại, nếu để tâm suy tư, những lầm lỗi của mình chính là cơ may, nói cách khác, cơ hội hay phương tiện giúp mình nhận thực con người của mình ra sao. Chúng ta học bài học lễ độ cuộc đời qua những sai lầm, thiếu sót bởi, “Ai nên khôn không khốn một lần.” Nếu ai đó dám hồi tâm sẽ nghiệm thực được lời cầu nguyện, “Lạy Chúa, Ngài đã dựng nên con từ bùn đất nên xin Ngài chớ ngạc nhiên khi thấy con vương bùn bẩn thỉu.” Tội lỗi chính là sử dụng sai lầm sự thánh thiện của Thiên Chúa đang hoạt động nơi mình. Bởi đó, một khi nhận thực được cuộc đời của mình chính là diễn tiến của sự thánh thiện nơi Thiên Chúa, có thể nói, dẫu muốn phạm tội cũng không thể vì nơi tâm tình này, không ai dám cả gan biến sự thánh thiện thành lỗi lầm; không ai muốn ngâm sự thánh thiện cả sáng của Thiên Chúa nơi mình xuống bùn đen dơ bẩn.
Đã là người tất nhiên luôn luôn sai lầm. Có thể đây là lý do Phúc Âm được viết về lời cầu nguyện cuối cùng của Chúa Giêsu, “Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc. 23:34). Thử hỏi, Thiên Chúa chấp tội chúng ta phỏng được ơn ích gì hoặc có chứng tỏ quyền năng cao sang cả thể của Ngài chút nào không? Thiên Chúa chỉ có một sự lựa chọn độc nhất đó là yêu thương con người vì con người là hiện thể của Ngài nơi tạo vật.
Nếu ai thực tâm tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Vua của mình sẽ bình tâm nghiệm chứng Phúc Âm, những lời giảng dạy của Ngài để áp dụng nơi cuộc đời hầu vinh danh Thiên Chúa bằng chính cuộc đời của mình.
Lã Mộng Thường
CHÚA GIÊSU KITÔ VUA
Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu Kitô Vua. Giáo hội Công Giáo cũng như mọi giáo phái Thiên Chúa Giáo tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là vua. Bất cứ ai tin theo những lời giảng dạy của Chúa Giêsu, tin theo Phúc Âm, đều xưng tụng Chúa Giêsu là vua của lòng mình bởi những lời giảng dạy của Ngài chỉ cho chúng ta con đường tâm linh nên theo để nhận biết Thiên Chúa, cội nguồn cũng như sự hiện diện của Ngài nơi tạo vật. Ngài nói lên Sự Thật giúp chúng ta nhận chân thực thể con người cũng như cuộc đời của mình đối với Thiên Chúa thế nào. Những lời giảng dạy của Ngài dẫn dắt chúng ta trên hành trình tâm linh, minh chứng sự sống vĩnh cửu của linh hồn và đó là sự hợp nhất tuyệt đối của con người với Thiên Chúa. Nói cách khác, qua lời giảng dạy của Ngài, qua Phúc Âm, Chúa Giêsu chỉ rõ cho chúng ta biết cuộc đời con người là phương tiện hay cơ hội học những bài học cần phải học để trở về với bản thể tuyệt đối hợp nhất nơi Thiên Chúa.
Ngài chỉ cho chúng ta con đường hẹp. Muốn nhận thức về Thiên Chúa, con người cần hồi tâm suy tưởng những sự việc diễn tiến nơi cuộc đời của mình, mở rộng lòng nhận chân và chấp nhận mình thế nào không bào chữa, không tránh né, và từ đó nhận biết sự huyền nhiệm cả thể đã và đang dẫn dắt cuộc đời của mình. Do lòng chân thành đối diện với chính mình, con người sẽ nhận biết chính những sai lầm, những trường hợp áp dụng không đúng đắn sự thánh thiện của Thiên Chúa nơi cuộc đời, đã là phương tiện hay cơ hội dẫn dắt con người tới lòng thống hối chân chính hầu sống “Qua Ngài, với Ngài, và trong Ngài” thể hiện cũng như ca tụng, tôn vinh Thiên Chúa đang hằng hiện diện, và hoạt động nơi cuộc đời của mình.
Nơi bài Phúc Âm, qua khổ hình thế tục, người gian phi đã hồi tâm nhận ra sự thể cuộc đời, “Mày không kính sợ Thiên Chúa sao, ngay lúc mày cũng mắc đồng một án? Phần ta, thực là phải lẽ, ta chuốc lấy đáng tội đã làm; nhưng ông này, ông không hề làm điều gì trái! Và hắn nói: “Lạy Đức Giêsu, xin nhớ đến tôi khi Ngài đến trong Nước của Ngài!” (Lc. 23:40-42). Chúa Giêsu không đòi buộc bất cứ điều kiện gì, không răn đe chuyện chi đối với người gian phi biết hồi tâm nhận chân và chấp nhận sự thể xảy đến nơi cuộc đời. Ngài đơn thuần trả lời, “Quả thật, Ta bảo ngươi: hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng làm một với Ta!” (Lc. 23:43).
Cuộc đời của mỗi người biến chuyển, thay đổi tùy thuộc nhiều điều kiện nơi cuộc sống như thể lý, hoàn cảnh v. v…, và chúng ta luôn luôn phải phấn đấu. Nhiều khi hoàn cảnh xảy đến khiến một người cảm thấy bị dồn vô góc tường, không biết cách nào xoay xở. Tuy nhiên, nếu hồi tâm chân thành suy tưởng và mở rộng lòng chấp nhận những sự thể cũng như phản ứng của mình nơi những trường hợp đã qua, con người sẽ cảm nghiệm được sự huyền nhiệm đã đang xảy đến với mình.
Có câu cách ngôn, “Kẻ thù độc hại nhất của tôi là chính tôi.” Thường thì không mấy ai dám hồi tâm đối diện với chính lòng mình bởi không dám chấp nhận mình đã lầm lỗi như thế nào. Ngược lại, nếu để tâm suy tư, những lầm lỗi của mình chính là cơ may, nói cách khác, cơ hội hay phương tiện giúp mình nhận thực con người của mình ra sao. Chúng ta học bài học lễ độ cuộc đời qua những sai lầm, thiếu sót bởi, “Ai nên khôn không khốn một lần.” Nếu ai đó dám hồi tâm sẽ nghiệm thực được lời cầu nguyện, “Lạy Chúa, Ngài đã dựng nên con từ bùn đất nên xin Ngài chớ ngạc nhiên khi thấy con vương bùn bẩn thỉu.” Tội lỗi chính là sử dụng sai lầm sự thánh thiện của Thiên Chúa đang hoạt động nơi mình. Bởi đó, một khi nhận thực được cuộc đời của mình chính là diễn tiến của sự thánh thiện nơi Thiên Chúa, có thể nói, dẫu muốn phạm tội cũng không thể vì nơi tâm tình này, không ai dám cả gan biến sự thánh thiện thành lỗi lầm; không ai muốn ngâm sự thánh thiện cả sáng của Thiên Chúa nơi mình xuống bùn đen dơ bẩn.
Đã là người tất nhiên luôn luôn sai lầm. Có thể đây là lý do Phúc Âm được viết về lời cầu nguyện cuối cùng của Chúa Giêsu, “Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc. 23:34). Thử hỏi, Thiên Chúa chấp tội chúng ta phỏng được ơn ích gì hoặc có chứng tỏ quyền năng cao sang cả thể của Ngài chút nào không? Thiên Chúa chỉ có một sự lựa chọn độc nhất đó là yêu thương con người vì con người là hiện thể của Ngài nơi tạo vật.
Nếu ai thực tâm tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Vua của mình sẽ bình tâm nghiệm chứng Phúc Âm, những lời giảng dạy của Ngài để áp dụng nơi cuộc đời hầu vinh danh Thiên Chúa bằng chính cuộc đời của mình.
Lã Mộng Thường