Dan Lee
11-26-2007, 07:32 AM
CỨU SỐNG NHỜ ĐỨC TIN VÀ LÒNG QUẢNG ĐẠI
Chúa Nhật 11-9-1988, trời mùa hè thật đẹp. Ông Kirby Kinnon - 40 tuổi - người Canada, quyết định ra đi leo núi. Nơi ông ở, cách xa hồ Joffre 160 cây số về hướng Bắc Vancouver. Hồ nằm trong thung lũng của núi Slalok cao 2650 mét, thuộc vùng Colombie-Britannique. Khung cảnh núi non hùng vĩ có tuyết phủ trắng xóa thường lôi cuốn các lực sĩ yêu chuộng môn thể thao leo núi.
Ông Kirby Kinnon là nhân viên cảnh sát hoàng gia Anh tại Canada. Ông lập gia đình, có hai đứa con tuổi 13 và 16. Theo chương trình, ông thực hiện cuộc leo núi cùng với một người bạn. Nhưng vào phút chót, người bạn bị ngăn trở không đi được. Vì quá bị lôi cuốn bởi trời mùa hè nắng đẹp, ông quyết định thực hiện cuộc leo núi một mình. Trước khi đi, ông nói với Barbara, vợ ông:
- Em đừng lo lắng gì. Anh sẽ về kịp tham dự trận túc cầu vào thứ sáu tới!
Ngoài môn leo núi, ông Kirby còn ưa thích môn túc cầu nữa.
Sau chặng đường ba ngày chiêm ngắm nét đẹp hồ Joffre, ông Kirby đến chân núi Slalok vào sáng thứ tư. Lòng đầy hớn hở, ông bắt đầu ngay cuộc leo núi. Vừa leo ông vừa thưởng thức phong cảnh tuyệt đẹp chung quanh. Nhưng cuộc leo càng lúc càng khó, nhất là khi gần đến đỉnh núi, cao 2650 mét.
Đang khó nhọc leo, ông Kirby bỗng nhìn xuống phía dưới và kinh hoàng nhận ra: cái móc sắt kết vào đôi giày dùng để bám vào các tảng đá băng, bị rơi ra và đang treo lủng lẳng, không còn sử dụng được nữa. Đang suy nghĩ phải làm gì trong hoàn cảnh tương tự, ông bị mất thăng bằng và rơi xuống trên các tảng đá nằm dọc theo sườn núi. Ông Kirby không còn hay biết gì nữa.
Khi ông Kirby dần dần hồi tỉnh, mặt trời vẫn còn chiếu sáng. Ông định hướng xem đang ở nơi nào và thấy mình nằm mất hút trong thung lũng giữa các tảng băng đá, trên đỉnh núi cao. Ông nằm úp mặt bất động giữa các vũng máu đã đông cứng, không biết trong thời gian bao lâu. Ông chỉ biết rằng, từ từ mặt trời biến mất và nhiệt độ mỗi lúc càng xuống thấp, khiến khí trời thật lạnh.
Nhiều lần ông Kirby muốn cử động, rồi tìm cách di chuyển khỏi nơi khác, để báo động về tình trạng bị thương trầm trọng của mình. Nhưng ông bất lực, vì những vết thương khá nặng, khiến ông không thể nào di động được. Ông Kirby thất vọng thầm nghĩ:
- Nếu có ai tìm đến cứu mình, thì cuộc tìm kiếm sẽ chỉ diễn ra, sau ngày thứ sáu (ngày ông phải trở về theo chương trình dự định)!
Trong cơn khốn cùng, ông Kirby bắt đầu nghĩ đến vợ và hai con. Vợ ông và ông, cả hai người đều mồ côi hoặc cha hoặc mẹ vào lúc tuổi còn thơ. Giờ đây ông không muốn đến lượt hai đứa con ông phải sớm mồ côi cha. Suốt ngày thứ năm sang đến ngày thứ sáu, ông Kirby không làm được gì khác ngoài việc đọc kinh liên tục. Ông đọc tất cả những kinh mà ông thuộc, hết kinh này sang kinh khác. Đọc xong, ông tự nhủ:
- Ngày hôm nay đây, người ta sẽ đến cứu mình!
Nghĩ thế rồi, ông tự an ủi và cảm thấy còn chút sức mạnh để phấn đấu đến cùng, hầu mong gặp lại vợ hiền và hai đứa con yêu dấu.
Trong khi đó vợ ông ở nhà - bà Barbara - không thấy chồng trở về như đã hứa, liền bắt đầu bồn chồn lo lắng. Sau cùng, bà quyết định báo tin cho gia đình anh chồng và người bạn thân biết. Bà cũng báo cho sở cảnh sát trong vùng. Sáng thứ bảy, cuộc tìm kiếm chính thức bắt đầu với trực thăng.
Núi Slalok có nhiều ngóc ngách thật hiểm trở. Làm sao tìm kiếm nạn nhân đây? Với nhẫn nhục, kiên trì và sau nhiều lần bay lượn tìm kiếm, người ta mới trông thấy thân hình bất động của ông Kirby Kinnon, nằm dưới một sườn núi chật hẹp, nhờ cuộn dây màu sặc sỡ quấn nơi ống chân. Tuy nhiên, tìm chỗ cho trực thăng đậu và có thể khiêng nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn thì thật khó khăn và nguy hiểm. . Công cuộc cấp cứu kéo dài trong vòng 4 tiếng đồng hồ, mới đưa ông Kirby Kinnon ra khỏi núi Slalok.
Trong vòng 3 ngày đầu sau khi xảy ra tai nạn, ông Kirby dở sống, dở chết. Nhưng nhờ sự chăm sóc tận tâm của các bác sĩ và của vợ hiền, ông Kirby dần dần bình phục.
Tháng 12 năm 1991, Thống Đốc Toàn Quyền Canada gắn huy chương tưởng thưởng cho hai người trong đoàn cấp cứu, vì lòng can đảm và sự kiên trì trong công cuộc tìm kiếm ông Kirby.
Riêng ông Kirby Kinnon, ông được cứu sống, trước tiên là nhờ ông tin tưởng vững chắc nơi sự trợ giúp của THIÊN CHÚA. Tiếp đến là nhờ ý chí tranh đấu cho sự sống còn của ông. Sau cùng, nhờ lòng quảng đại anh hùng của đoàn người cấp cứu.
... ”Lạy Chúa, xin nghe lời con cầu khẩn, tiếng con kêu, mong được thấu tới Ngài. Buổi con gặp gian truân, xin Ngài đừng ẩn mặt, trong ngày con cầu cứu, xin Ngài lắng tai nghe và mau mau đáp lời” (Thánh Vịnh 102, 2-3).
(”Reader's Digest Sélection”, Aout/1993, trang 54-59)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Chúa Nhật 11-9-1988, trời mùa hè thật đẹp. Ông Kirby Kinnon - 40 tuổi - người Canada, quyết định ra đi leo núi. Nơi ông ở, cách xa hồ Joffre 160 cây số về hướng Bắc Vancouver. Hồ nằm trong thung lũng của núi Slalok cao 2650 mét, thuộc vùng Colombie-Britannique. Khung cảnh núi non hùng vĩ có tuyết phủ trắng xóa thường lôi cuốn các lực sĩ yêu chuộng môn thể thao leo núi.
Ông Kirby Kinnon là nhân viên cảnh sát hoàng gia Anh tại Canada. Ông lập gia đình, có hai đứa con tuổi 13 và 16. Theo chương trình, ông thực hiện cuộc leo núi cùng với một người bạn. Nhưng vào phút chót, người bạn bị ngăn trở không đi được. Vì quá bị lôi cuốn bởi trời mùa hè nắng đẹp, ông quyết định thực hiện cuộc leo núi một mình. Trước khi đi, ông nói với Barbara, vợ ông:
- Em đừng lo lắng gì. Anh sẽ về kịp tham dự trận túc cầu vào thứ sáu tới!
Ngoài môn leo núi, ông Kirby còn ưa thích môn túc cầu nữa.
Sau chặng đường ba ngày chiêm ngắm nét đẹp hồ Joffre, ông Kirby đến chân núi Slalok vào sáng thứ tư. Lòng đầy hớn hở, ông bắt đầu ngay cuộc leo núi. Vừa leo ông vừa thưởng thức phong cảnh tuyệt đẹp chung quanh. Nhưng cuộc leo càng lúc càng khó, nhất là khi gần đến đỉnh núi, cao 2650 mét.
Đang khó nhọc leo, ông Kirby bỗng nhìn xuống phía dưới và kinh hoàng nhận ra: cái móc sắt kết vào đôi giày dùng để bám vào các tảng đá băng, bị rơi ra và đang treo lủng lẳng, không còn sử dụng được nữa. Đang suy nghĩ phải làm gì trong hoàn cảnh tương tự, ông bị mất thăng bằng và rơi xuống trên các tảng đá nằm dọc theo sườn núi. Ông Kirby không còn hay biết gì nữa.
Khi ông Kirby dần dần hồi tỉnh, mặt trời vẫn còn chiếu sáng. Ông định hướng xem đang ở nơi nào và thấy mình nằm mất hút trong thung lũng giữa các tảng băng đá, trên đỉnh núi cao. Ông nằm úp mặt bất động giữa các vũng máu đã đông cứng, không biết trong thời gian bao lâu. Ông chỉ biết rằng, từ từ mặt trời biến mất và nhiệt độ mỗi lúc càng xuống thấp, khiến khí trời thật lạnh.
Nhiều lần ông Kirby muốn cử động, rồi tìm cách di chuyển khỏi nơi khác, để báo động về tình trạng bị thương trầm trọng của mình. Nhưng ông bất lực, vì những vết thương khá nặng, khiến ông không thể nào di động được. Ông Kirby thất vọng thầm nghĩ:
- Nếu có ai tìm đến cứu mình, thì cuộc tìm kiếm sẽ chỉ diễn ra, sau ngày thứ sáu (ngày ông phải trở về theo chương trình dự định)!
Trong cơn khốn cùng, ông Kirby bắt đầu nghĩ đến vợ và hai con. Vợ ông và ông, cả hai người đều mồ côi hoặc cha hoặc mẹ vào lúc tuổi còn thơ. Giờ đây ông không muốn đến lượt hai đứa con ông phải sớm mồ côi cha. Suốt ngày thứ năm sang đến ngày thứ sáu, ông Kirby không làm được gì khác ngoài việc đọc kinh liên tục. Ông đọc tất cả những kinh mà ông thuộc, hết kinh này sang kinh khác. Đọc xong, ông tự nhủ:
- Ngày hôm nay đây, người ta sẽ đến cứu mình!
Nghĩ thế rồi, ông tự an ủi và cảm thấy còn chút sức mạnh để phấn đấu đến cùng, hầu mong gặp lại vợ hiền và hai đứa con yêu dấu.
Trong khi đó vợ ông ở nhà - bà Barbara - không thấy chồng trở về như đã hứa, liền bắt đầu bồn chồn lo lắng. Sau cùng, bà quyết định báo tin cho gia đình anh chồng và người bạn thân biết. Bà cũng báo cho sở cảnh sát trong vùng. Sáng thứ bảy, cuộc tìm kiếm chính thức bắt đầu với trực thăng.
Núi Slalok có nhiều ngóc ngách thật hiểm trở. Làm sao tìm kiếm nạn nhân đây? Với nhẫn nhục, kiên trì và sau nhiều lần bay lượn tìm kiếm, người ta mới trông thấy thân hình bất động của ông Kirby Kinnon, nằm dưới một sườn núi chật hẹp, nhờ cuộn dây màu sặc sỡ quấn nơi ống chân. Tuy nhiên, tìm chỗ cho trực thăng đậu và có thể khiêng nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn thì thật khó khăn và nguy hiểm. . Công cuộc cấp cứu kéo dài trong vòng 4 tiếng đồng hồ, mới đưa ông Kirby Kinnon ra khỏi núi Slalok.
Trong vòng 3 ngày đầu sau khi xảy ra tai nạn, ông Kirby dở sống, dở chết. Nhưng nhờ sự chăm sóc tận tâm của các bác sĩ và của vợ hiền, ông Kirby dần dần bình phục.
Tháng 12 năm 1991, Thống Đốc Toàn Quyền Canada gắn huy chương tưởng thưởng cho hai người trong đoàn cấp cứu, vì lòng can đảm và sự kiên trì trong công cuộc tìm kiếm ông Kirby.
Riêng ông Kirby Kinnon, ông được cứu sống, trước tiên là nhờ ông tin tưởng vững chắc nơi sự trợ giúp của THIÊN CHÚA. Tiếp đến là nhờ ý chí tranh đấu cho sự sống còn của ông. Sau cùng, nhờ lòng quảng đại anh hùng của đoàn người cấp cứu.
... ”Lạy Chúa, xin nghe lời con cầu khẩn, tiếng con kêu, mong được thấu tới Ngài. Buổi con gặp gian truân, xin Ngài đừng ẩn mặt, trong ngày con cầu cứu, xin Ngài lắng tai nghe và mau mau đáp lời” (Thánh Vịnh 102, 2-3).
(”Reader's Digest Sélection”, Aout/1993, trang 54-59)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt