Dan Lee
11-29-2007, 11:29 PM
GIÁO LÝ PHÚC ÂM CHÚA NHẬT
Ngày 2 tháng 12, 2007: CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG, NĂM A.
Sách Tiên tri Isaiah 2:1-5; Thư gửi Roma 13:11-14a và Phúc Âm Matthêu 24:37-44
I. Sứ Điệp Phúc Âm
Chúa đến bất ngờ như kẻ trộm nên chúng ta phải sẵn sàng luôn.
II. Câu hỏi giáo lý
Là thời gian một năm, được Giáo Hội xếp đặt cách đặc biệt theo hệ thống các mùa phụng vụ để dân Chúa có dịp cử hành toàn bộ lịch sử cứu độ của Chúa Giêsu, từ mầu nhiệm Nhập Thể, Giáng Sinh, Khổ Nạn, Phục Sinh, lên Trời và Chúa Thánh Thần Hiện xuống. Giáo Hội cũng lồng vào năm Phụng Vụ những lễ tôn kính Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa và lễ các Thánh. Tất cả được trình bày như những mẫu gương đáp trả ơn cứu độ qua đời sống thánh thiện đáng chúng ta noi theo.
Năm Phụng bắt đầu từ Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng cho đến Lễ Chúa Kitô, Vua vũ trụ.
Năm Phụng Vụ được chia làm 5 mùa: Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh và Mùa Quanh Năm.
1. Tại sao gọi là Mùa Vọng?
Nghĩa tiêu cực: vọng đợi Chúa đến như kiểu Hòn Vọng Phu ở Việt Nam, thiếu phụ ngồi mòn mỏi đợi chồng đến hoá đá.
Nghĩa tích cực: Mùa Vọng dịch từ tiếng La tinh “Adventus” có nghĩa “coming”, Chúa đang đến. Adventus cùng nghĩa với “Parousia” trong tiếng Hy Lạp: có nghĩa ngày quang lâm, ngày Chúa đến lấn thứ hai trong vinh quang để phán xét nhân loại. Trong nghĩa nầy, người ta gọi Adventists Church là Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm, chứ không là “Giáo Hội Cơ Đốc Mùa Vọng”. Nên Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị đón Chúa đang đến. Người Do Thái chuẩn bị đón Chúa đến lần thứ I suốt bốn ngàn năm. Còn chúng ta chuẩn bị đón Chúa đến lần thứ hai, không chỉ bốn tuần mà là suốt đời.
Thời Giáo Hội sơ khai, không có Mùa Vọng. Mùa Vọng chỉ có vào cuối thế kỷ thứ tư và mang ý nghĩa chuẩn bị chờ ngày quang lâm, ngày Chúa đến lần thứ hai.
2. Tại sao Chúa lại đến đột ngột như kẻ trộm?
Đột ngột nói lên sự thiếu chuẩn bị để ứng phó với những gì đang đến. Chúa không đến đột ngột. Chúa đang đến, ai cũng biết, không còn gì là đột ngột. Nhưng vì không chuẩn bị, nên việc Chúa đến thành “đột ngột”, thành khó xử cho chúng ta. Cụ thể, ai cũng biết mình sẽ chết, nhưng vì không chuẩn bị, nên cái chết đến lúc ta không ngờ, cái chết thành đột ngột. Lời khuyên “hãy sẵn sàng luôn!” hàm ý chuẩn bị chu đáo cho những gì đang đến, cụ thể là cái chết, là thời điểm chúng ta gặp Chúa.
III. Áp dụng
1. Phụng vụ xử dụng bốn màu chính: trắng, xanh, đỏ và tím. Mùa Vọng dùng màu gì? Tại sao?
2. Đọc đoạn Phúc Âm trong ngày, coi như là kinh tối, trước khi đi ngủ. Quyết tâm: Dù bận, dù mệt cách mấy cũng đừng quên đọc Lời Chúa trước khi ngủ. Cách giúp chúng ta “sẵn sàng!”
3. Cầu nguyện: Xin cho con vững tin vào Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế duy nhất, hôm qua, hôm nay và mãi ngàn sau. Amen
O Lord, strengthen my faith in Jesus Christ, the only one Savior, yesterday, today and forever! Amen.
LM. Trần Thế Tuyên
Ngày 2 tháng 12, 2007: CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG, NĂM A.
Sách Tiên tri Isaiah 2:1-5; Thư gửi Roma 13:11-14a và Phúc Âm Matthêu 24:37-44
I. Sứ Điệp Phúc Âm
Chúa đến bất ngờ như kẻ trộm nên chúng ta phải sẵn sàng luôn.
II. Câu hỏi giáo lý
Là thời gian một năm, được Giáo Hội xếp đặt cách đặc biệt theo hệ thống các mùa phụng vụ để dân Chúa có dịp cử hành toàn bộ lịch sử cứu độ của Chúa Giêsu, từ mầu nhiệm Nhập Thể, Giáng Sinh, Khổ Nạn, Phục Sinh, lên Trời và Chúa Thánh Thần Hiện xuống. Giáo Hội cũng lồng vào năm Phụng Vụ những lễ tôn kính Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa và lễ các Thánh. Tất cả được trình bày như những mẫu gương đáp trả ơn cứu độ qua đời sống thánh thiện đáng chúng ta noi theo.
Năm Phụng bắt đầu từ Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng cho đến Lễ Chúa Kitô, Vua vũ trụ.
Năm Phụng Vụ được chia làm 5 mùa: Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh và Mùa Quanh Năm.
1. Tại sao gọi là Mùa Vọng?
Nghĩa tiêu cực: vọng đợi Chúa đến như kiểu Hòn Vọng Phu ở Việt Nam, thiếu phụ ngồi mòn mỏi đợi chồng đến hoá đá.
Nghĩa tích cực: Mùa Vọng dịch từ tiếng La tinh “Adventus” có nghĩa “coming”, Chúa đang đến. Adventus cùng nghĩa với “Parousia” trong tiếng Hy Lạp: có nghĩa ngày quang lâm, ngày Chúa đến lấn thứ hai trong vinh quang để phán xét nhân loại. Trong nghĩa nầy, người ta gọi Adventists Church là Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm, chứ không là “Giáo Hội Cơ Đốc Mùa Vọng”. Nên Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị đón Chúa đang đến. Người Do Thái chuẩn bị đón Chúa đến lần thứ I suốt bốn ngàn năm. Còn chúng ta chuẩn bị đón Chúa đến lần thứ hai, không chỉ bốn tuần mà là suốt đời.
Thời Giáo Hội sơ khai, không có Mùa Vọng. Mùa Vọng chỉ có vào cuối thế kỷ thứ tư và mang ý nghĩa chuẩn bị chờ ngày quang lâm, ngày Chúa đến lần thứ hai.
2. Tại sao Chúa lại đến đột ngột như kẻ trộm?
Đột ngột nói lên sự thiếu chuẩn bị để ứng phó với những gì đang đến. Chúa không đến đột ngột. Chúa đang đến, ai cũng biết, không còn gì là đột ngột. Nhưng vì không chuẩn bị, nên việc Chúa đến thành “đột ngột”, thành khó xử cho chúng ta. Cụ thể, ai cũng biết mình sẽ chết, nhưng vì không chuẩn bị, nên cái chết đến lúc ta không ngờ, cái chết thành đột ngột. Lời khuyên “hãy sẵn sàng luôn!” hàm ý chuẩn bị chu đáo cho những gì đang đến, cụ thể là cái chết, là thời điểm chúng ta gặp Chúa.
III. Áp dụng
1. Phụng vụ xử dụng bốn màu chính: trắng, xanh, đỏ và tím. Mùa Vọng dùng màu gì? Tại sao?
2. Đọc đoạn Phúc Âm trong ngày, coi như là kinh tối, trước khi đi ngủ. Quyết tâm: Dù bận, dù mệt cách mấy cũng đừng quên đọc Lời Chúa trước khi ngủ. Cách giúp chúng ta “sẵn sàng!”
3. Cầu nguyện: Xin cho con vững tin vào Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế duy nhất, hôm qua, hôm nay và mãi ngàn sau. Amen
O Lord, strengthen my faith in Jesus Christ, the only one Savior, yesterday, today and forever! Amen.
LM. Trần Thế Tuyên