Dan Lee
11-30-2007, 05:58 PM
CÁI GIẾNG
Có người kể rằng đã bao đời dân chúng cả làng sống nhờ cái giếng. Nó cung cấp nước cho mọi nhà. Già trẻ, trai gái, lớn bé họp nhau kéo nước. Đây cũng là chốn và là cơ hội gặp nhau trao đổi câu chuyện xảy ra trong làng. Nhiều đôi mắt ngó thầm, thương nhớ dẫn đến đám cưới trong làng đều bắt đầu từ miệng giếng.
Kể từ ngày có nhà máy lọc nước, nước được cung cấp tận nhà. Dân chúng ít lai vãng tới nơi xưa. Số người ra giếng kéo nước thưa dần, thưa dần cuối cùng giếng chìm vào quên lãng.
Rồi một hôm cái giếng lại được mọi người chiếu cố, vì hệ thống nước đã bị chiến tranh tàn phá. Người ta lại vây quanh cái giếng để lấy nước. Tiếng hò, tiếng cười vui nhộn lại xảy ra trên miệng giếng.
Nước giếng ngày nay đã mất vị ngọt như xưa, màu trắng thủy tinh của nước cũng biến sang màu vàng nhạt, đầy chất phèn.
Bao nhiêu đề nghị được đưa ra, kẻ cho rằng tát cạn giếng sẽ có nước ngon, người đề nghị đánh phèn nước sẽ tốt, kẻ đưa ý kiến lọc để có nước trong lành.
NƯỚC HẰNG SỐNG
Cái giếng bỏ quên cũng tương tự như tâm hồn nguội lạnh, một tâm hồn không được sưởi ấm bằng các bí tích, hâm nóng bằng lời kinh, tiếng ca làm sao tâm hồn đó nhận được nước hằng sống. Thiếu vắng lời kinh hằng sống, thiếu cầu nguyện chiêm niệm, cửa giếng tâm hồn bị lấp kín bởi bận rộn cuộc đời. Tâm hồn không được nuôi dưỡng bằng thức ăn tinh thần, không được vun trồng, quét dọn chắc chắn tâm hồn đó sẽ khô khan, nguội lạnh, đầy những rác bụi trần thế. Tâm hồn đó sẽ còi cọt, ốm yếu. Vì không quen với câu kinh, nguyện ngắm, tâm hồn đó đâm ra chểnh mảng và cảm thấy ngại ngùng khi đọc kinh, run sợ trong những dịp đại phúc, thống hối, ngáp lên ngáp xuống khi tham dự thánh lễ, thích đi trễ về sớm. Giữ đạo kiểu đó chỉ có tên trong đạo, thiếu hẳn phần hành đạo.
Để có được lòng sốt sắng trong việc phụng thờ Chúa, chúng ta cần tập những thói quen đạo đức, cần luyện tập. Đức tin được ban phát nhưng đức hạnh, đức ái phải dầy công luyện tập mới có được.
LIỀU BẠT MẠNG
Thật là nguy hiểm cho những ai nghĩ rằng một phút ăn năn trước giờ chết cũng đủ được cứu rỗi. Điều đó rất đúng, nhưng động lực nào giúp ta ăn năn, động lực nào giúp ta chỗi dậy để về nhà Cha. Để biết cách đứng dậy nhanh, chúng ta cần tập luyện. Cũng như để biết cách thống hối, chúng ta cần tập cách thống hối và tập đi tập lại nhiều lần, khi hữu sự mới mong đứng dậy trước khi quá trễ.
Chúng ta đang sống trong những ngày cuối cùng của Năm Phụng vụ. Theo truyền thống ông cha, chúng ta sẽ tính sổ đời, để chúng ta bắt đầu một Năm mới, với niềm vui mới, hy vọng mới. Chúng ta cùng cầu xin Chúa giúp chúng ta sốt sắng trong việc đổi mới căn nhà nội tâm, giải thoát ách nô lệ tội lỗi để trở nên con cái Chúa và sẵn sàng đón mừng Chúa Giáng Sinh trong tâm hồn. Chuẩn bị đón Chúa bằng cách đổi mới tâm hồn, làm đẹp cuộc sống nội tâm.
Lm Vũđình Tường
Có người kể rằng đã bao đời dân chúng cả làng sống nhờ cái giếng. Nó cung cấp nước cho mọi nhà. Già trẻ, trai gái, lớn bé họp nhau kéo nước. Đây cũng là chốn và là cơ hội gặp nhau trao đổi câu chuyện xảy ra trong làng. Nhiều đôi mắt ngó thầm, thương nhớ dẫn đến đám cưới trong làng đều bắt đầu từ miệng giếng.
Kể từ ngày có nhà máy lọc nước, nước được cung cấp tận nhà. Dân chúng ít lai vãng tới nơi xưa. Số người ra giếng kéo nước thưa dần, thưa dần cuối cùng giếng chìm vào quên lãng.
Rồi một hôm cái giếng lại được mọi người chiếu cố, vì hệ thống nước đã bị chiến tranh tàn phá. Người ta lại vây quanh cái giếng để lấy nước. Tiếng hò, tiếng cười vui nhộn lại xảy ra trên miệng giếng.
Nước giếng ngày nay đã mất vị ngọt như xưa, màu trắng thủy tinh của nước cũng biến sang màu vàng nhạt, đầy chất phèn.
Bao nhiêu đề nghị được đưa ra, kẻ cho rằng tát cạn giếng sẽ có nước ngon, người đề nghị đánh phèn nước sẽ tốt, kẻ đưa ý kiến lọc để có nước trong lành.
NƯỚC HẰNG SỐNG
Cái giếng bỏ quên cũng tương tự như tâm hồn nguội lạnh, một tâm hồn không được sưởi ấm bằng các bí tích, hâm nóng bằng lời kinh, tiếng ca làm sao tâm hồn đó nhận được nước hằng sống. Thiếu vắng lời kinh hằng sống, thiếu cầu nguyện chiêm niệm, cửa giếng tâm hồn bị lấp kín bởi bận rộn cuộc đời. Tâm hồn không được nuôi dưỡng bằng thức ăn tinh thần, không được vun trồng, quét dọn chắc chắn tâm hồn đó sẽ khô khan, nguội lạnh, đầy những rác bụi trần thế. Tâm hồn đó sẽ còi cọt, ốm yếu. Vì không quen với câu kinh, nguyện ngắm, tâm hồn đó đâm ra chểnh mảng và cảm thấy ngại ngùng khi đọc kinh, run sợ trong những dịp đại phúc, thống hối, ngáp lên ngáp xuống khi tham dự thánh lễ, thích đi trễ về sớm. Giữ đạo kiểu đó chỉ có tên trong đạo, thiếu hẳn phần hành đạo.
Để có được lòng sốt sắng trong việc phụng thờ Chúa, chúng ta cần tập những thói quen đạo đức, cần luyện tập. Đức tin được ban phát nhưng đức hạnh, đức ái phải dầy công luyện tập mới có được.
LIỀU BẠT MẠNG
Thật là nguy hiểm cho những ai nghĩ rằng một phút ăn năn trước giờ chết cũng đủ được cứu rỗi. Điều đó rất đúng, nhưng động lực nào giúp ta ăn năn, động lực nào giúp ta chỗi dậy để về nhà Cha. Để biết cách đứng dậy nhanh, chúng ta cần tập luyện. Cũng như để biết cách thống hối, chúng ta cần tập cách thống hối và tập đi tập lại nhiều lần, khi hữu sự mới mong đứng dậy trước khi quá trễ.
Chúng ta đang sống trong những ngày cuối cùng của Năm Phụng vụ. Theo truyền thống ông cha, chúng ta sẽ tính sổ đời, để chúng ta bắt đầu một Năm mới, với niềm vui mới, hy vọng mới. Chúng ta cùng cầu xin Chúa giúp chúng ta sốt sắng trong việc đổi mới căn nhà nội tâm, giải thoát ách nô lệ tội lỗi để trở nên con cái Chúa và sẵn sàng đón mừng Chúa Giáng Sinh trong tâm hồn. Chuẩn bị đón Chúa bằng cách đổi mới tâm hồn, làm đẹp cuộc sống nội tâm.
Lm Vũđình Tường